Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

vnckien

Active Member
Kính chào các bác thành viên HDvietnam!

Hiện nay, nhà nước ta đang khởi động chương trình số hóa truyền hình. Với đề án số hóa truyền hình, Nhà nước ta chủ trương bỏ dần việc phát sóng analog, chuyển hẳn sang công nghệ truyền hình kỹ thuật số chuẩn DVB-T2/MPEG-4 do Châu Âu phát triển. Chúng ta không quá kỳ vọng nhiều vào đề án này ở mức 3D, 4k, 8k. Nhưng đây là nền tảng đầu tiên cho một thị trường truyền hình lành mạnh, giúp cho người dân Việt Nam được hưởng những dịch vụ tốt nhất (trong điều kiện cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính của Việt Nam). Trong đề án này, Chính phủ giao cho cơ quan chức năng một nhiệm vụ "xây dựng hành lang pháp lý" để cho thị trường dịch vụ truyền hình nói chung, dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng phát triển lành mạnh.

Nhưng, có một số nghịch lý là:
1. Đối với các nhà làm chính sách, họ có thể giỏi cả về kỹ thuật chuyên sâu, nhưng họ không giỏi về khía cạnh thị trường. Điều này tác động trực tiếp đến chúng ta, gia đình ta, người thân và cộng đồng người dùng.

Xin nêu một ví dụ: Việc một hãng paytv A (hãng A) tìm mọi biện pháp ngăn cản người dùng thu các kênh truyền hình vệ tinh miễn phí phát trên Vinasat là vi phạm "Luật bảo vệ người tiêu dùng". Bởi vì người dùng chúng ta đã phải mua 2 gói: gói 1 là chi phí cho cái đầu thu; gói 2 là chi phí cho giá trị gia tăng của các kênh do hãng A sản xuất hoặc truyền dẫn phát sóng. Hai loại chi phí này hoàn toàn tách biệt. Trong khi đó, bản chất của cái đầu thu là thu sóng truyền hình, và "giá trị cốt lõi" của nó (có thể gia tăng được) là thu tất cả các kênh sóng mở khóa. Ây vậy nhưng những nhà làm chính sách không rõ.
Chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của chúng ta. Chúng ta đề nghị cơ quan quản lý đưa ra một thông tư mới "quy định về các loại đầu thu - KTSMĐ, KTSVT" mà ở đó, các kênh Free phải được đưa vào một vùng riêng trên list kênh của đầu thu.

Có như vậy, khi chúng ta không muốn dùng gói trả phí, cái đầu thu cũng vẫn có thể thu được (đàng hoàng) các kênh miễn phí mà Nhà nước khuyến khích (Thông tư số 09/2012/TT-BTTTT ngày 6 tháng 7 năm 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông). Khi đó, nếu không muốn dùng cái đầu thu nữa, chúng ta có thể bán/ tặng người thân..vv.

2. Bản thân họ và các nhà đài có các kênh miễn phí cũng đã lo ngại các vấn đề khóa đầu thu như dẫn chứng ở trên đây, nhưng họ vẫn là số ít, tiếng nói của họ chưa nhiều, nên chưa tác động được đến các nhà làm chính sách.

Hiện nay, cục Tần số phát sóng bộ 4T đã thiết lập Forum nhằm trao đổi, thảo luận các vấn đề kỹ thuật trong nội bộ, đồng thời quảng bá ra công chúng (về đề án số hóa TH) tai địa chỉ: http://www.rfd.gov.vn:81/forum/forumdisplay.php?8-Số-hóa-truyền-hình.

Anh em có thể đăng ký thành viên để cùng đưa những kiến nghị chính đáng của chúng ta đến các nhà làm chính sách. Hoặc anh em có thể cho ý kiến của mình để tôi chuyển tải cũng tốt. Ý kiến của anh em đề nghị ở mục này.

Tôi hy vọng, tiếng nói mạnh mẽ của chúng ta sẽ đạt được mục tiêu trên.

Trân trọng cảm ơn anh/ chị em HDvietnam.
Kính chúc anh/ chị em và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt và luôn luôn yêu quý HDvietnam.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

minhhuub

Active Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Dạo K+ ko PR nhưng vẫn nổi quá :))
 

nhtruong

Well-Known Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Quá vĩ mô, không với tới

Dạo K+ ko PR nhưng vẫn nổi quá :))
Bác có cái invite nào của HD-torrents không cho em xin cái, em chuyên chơi bên Torrent của HDVN. Nếu có thanks bác nhá
 

mabuV

Well-Known Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Trong cuộc mà bọn nó còn thối thì pác chủ hy vọng gì ở đây?? K+ nó là bố tướng rồi ... ;))
 

minhhuub

Active Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Quá vĩ mô, không với tới
Bác có cái invite nào của HD-torrents không cho em xin cái, em chuyên chơi bên Torrent của HDVN. Nếu có thanks bác nhá

Rất tiếc là đã cho hết rồi :D
 

BTDBRVT

New Member
Kính chào các bác thành viên HDvietnam!

Hiện nay, nhà nước ta đang khởi động chương trình số hóa truyền hình. Với đề án số hóa truyền hình, Nhà nước ta chủ trương bỏ dần việc phát sóng analog, chuyển hẳn sang công nghệ truyền hình kỹ thuật số chuẩn DVB-T2/MPEG-4 do Châu Âu phát triển. Chúng ta không quá kỳ vọng nhiều vào đề án này ở mức 3D, 4k, 8k. Nhưng đây là nền tảng đầu tiên cho một thị trường truyền hình lành mạnh, giúp cho người dân Việt Nam được hưởng những dịch vụ tốt nhất (trong điều kiện cơ sở vật chất và tiềm lực tài chính của Việt Nam). Trong đề án này, Chính phủ giao cho cơ quan chức năng một nhiệm vụ "xây dựng hành lang pháp lý" để cho thị trường dịch vụ truyền hình nói chung, dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng phát triển lành mạnh.

Nhưng, có một số nghịch lý là:
1. Đối với các nhà làm chính sách, họ có thể giỏi cả về kỹ thuật chuyên sâu, nhưng họ không giỏi về khía cạnh thị trường. Điều này tác động trực tiếp đến chúng ta, gia đình ta, người thân và cộng đồng người dùng.

Xin nêu một ví dụ: Việc K+ tìm mọi biện pháp ngăn cản người dùng thu các kênh truyền hình vệ tinh miễn phí phát trên Vinasat là vi phạm "Luật bảo vệ người tiêu dùng". Bởi vì người dùng chúng ta đã phải mua 2 gói: gói 1 là chi phí cho cái đầu thu; gói 2 là chi phí cho giá trị gia tăng của các kênh do K+ sản xuất hoặc truyền dẫn phát sóng. Hai loại chi phí này hoàn toàn tách biệt. Trong khi đó, bản chất của cái đầu thu K+ là thu sóng truyền hình, và "giá trị cốt lõi" của nó (có thể gia tăng được) là thu tất cả các kênh sóng mở khóa. Ây vậy nhưng những nhà làm chính sách không rõ.
Xin lỗi bác nhé.Phát biểu mà không tìm hiểu kỹ trước khi nói.
Các đầu thu sử dụng dịch vụ DTH K+ đều thêm được kênh nếu kênh đó phù hợp với định dạng của đầu thu. Cũng như đầu CD không thể đọc đĩa VCD, DVD hay đầu VCD không đọc được DVD. Truyền hình vệ tinh cũng thế. Đầu DVB S1 không thể xem được các kênh chuẩn S2. Đầu SD chuẩn DVB S2 không thể xem được các kênh HD.
Đầu K+HD có hẳn 1 topic v/v add thêm kênh.
Đầu K+SD(Opentel ODS4000, NA1400) không xem được các kênh VTC, HTV vì nó là chuẩn DVB S1, giải nén hình MPEG2. Trong khi đó VTC phát chuẩn DVB S2, HTV phát DVB S1, hình MPEG4 nên chỉ thu được tiếng HTV.
Thực chất đầu SD của K+ cũng giống như MIC K49, chỉ hơn chức năng giải mã Via và Narga.
Đầu AVG mới chính là đầu ngăn chặn không cho thu thêm kênh không phải do nó phát.
 

vnckien

Active Member
Ðề: Re: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Xin lỗi bác nhé.Phát biểu mà không tìm hiểu kỹ trước khi nói.
Các đầu thu sử dụng dịch vụ DTH K+ đều thêm được kênh nếu kênh đó phù hợp với định dạng của đầu thu. Cũng như đầu CD không thể đọc đĩa VCD, DVD hay đầu VCD không đọc được DVD. Truyền hình vệ tinh cũng thế. Đầu DVB S1 không thể xem được các kênh chuẩn S2. Đầu SD chuẩn DVB S2 không thể xem được các kênh HD.
Đầu K+HD có hẳn 1 topic v/v add thêm kênh.
Đầu K+SD(Opentel ODS4000, NA1400) không xem được các kênh VTC, HTV vì nó là chuẩn DVB S1, giải nén hình MPEG2. Trong khi đó VTC phát chuẩn DVB S2, HTV phát DVB S1, hình MPEG4 nên chỉ thu được tiếng HTV.
Thực chất đầu SD của K+ cũng giống như MIC K49, chỉ hơn chức năng giải mã Via và Narga.
Đầu AVG mới chính là đầu ngăn chặn không cho thu thêm kênh không phải do nó phát.

Cảm ơn bác.

Về vụ K+ thì đúng như bác nói. Tuy nhiên, chỉ một hành vi "ngăn cản" khách hàng hay "giấu bớt" tính năng sản phẩm, thì K+ cũng đã vi phạm quyền lợi người tiêu dùng rồi. Bản chất vấn đề là khách hàng phải MUA đầu thu. Sau khi MUA, đầu thu hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Hành vi "cản trở" hay "gây khó khăn" cho người dùng của K+ đã rất đáng lên án.

Còn vụ Anviên, cái đầu thu là do Anviên "cho khách hàng mượn". Cơ cấu giá thành của Anviên ban đầu thiết lập dịch vụ là: Phí hòa mạng = cước phí 6 tháng + công lắp đặt. Anviên không đưa ra giá thành cho cái đầu thu, nên khó bắt lỗi hơn K+ bác à.

Vì vậy, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của K+ rõ ràng hơn, dễ chứng minh hơn.

Trân trọng.
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Bác nào mở cái topic này tôi thấy chả có tác dụng gì vì kiến nghị của các bác ai sẽ là người tiếp thu?Ai sẽ chỉ đạo vụ này?Còn tôi thì chỉ mong các đầu thu đều thiết kế giống nhau chỉ khác nhau giữa các đài là cái thẻ thôi thế mới gọi là cạnh tranh lành mạnh
 

vnckien

Active Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Bác nào mở cái topic này tôi thấy chả có tác dụng gì vì kiến nghị của các bác ai sẽ là người tiếp thu?Ai sẽ chỉ đạo vụ này?Còn tôi thì chỉ mong các đầu thu đều thiết kế giống nhau chỉ khác nhau giữa các đài là cái thẻ thôi thế mới gọi là cạnh tranh lành mạnh

Đúng rôi, vấn đề là mong muốn của bác đấy. Mong muốn của bác là mong muốn của nhiều người, hợp lý hợp tình, hợp Luật nữa. Ấy vậy nhưng K+ đã "tước đoạt" cái quyền sơ đẳng của chúng ta bác ạ.
Còn các nhà soạn thảo chính sách, có khi họ "chưa sử dụng K+ bao giờ" nên họ không biết, bị K+ qua mặt, khi trình lên sếp của họ (người ký chuyển lên cấp cao hơn) cũng không coi xét gì mấy. Còn nếu các sếp của họ có dùng thì chẳng bao giờ hết tiền cước như chúng ta, nên không biết.

Trước đây, chúng ta không biết trao đổi với ai, giờ người ta mở ra cho chúng ta đề nghị, chí ít gì họ cũng biết điều này, để lỡ họ có đi dự Hội nghị này, Hội thảo kia, họ đưa ra ý kiến. Vấn đề là chúng ta dám nói.
 
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

câu sau đá giò câu trước = Dìm hàng = Kém hiểu biết
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Bác chủ thớt có nhớ S-Fone không? Nó đã từng có 1 thời gian đầu ra những mẫu điện thoại không sim, chỉ dùng được dịch vụ của nó mà không dùng được của nhà mạng khác, tất nhiên còn 1 cái nữa là S-Fone là một trong số hiếm các nhà mạng triển khai CDMA nên nếu có mở cũng không thể dùng được của nhà mạng khác vốn toàn GSM, nhưng tóm lại nó làm vậy thì cũng có vi phạm cái gì đâu? Rồi kể cả các kit gồm sim + thuê bao + điện thoại của các nhà mạng di động đang bán đầy trên thị trường hiện nay, cắm sim nhà mạng khác có lên được đâu, nhưng rốt cuộc họ chẳng vi phạm cái gì, bởi vì đó là thỏa thuận giữa người mua và kẻ bán, đã mua phải chấp nhận.
K+, AVG cũng như vậy, không có 1 văn bản pháp quy nào quy định đầu thu của họ phải mở ra để thu của các nhà đài khác cả. Sản phẩm của họ được sản xuất, tinh chỉnh, cấu hình là để phục vụ cho dịch vụ của họ, chứ không phải là phục vụ cho dịch vụ của người khác. Luật bảo vệ người tiêu dùng cũng chỉ áp chế tài được khi người bán không cung cấp được sản phẩm có chất lượng như họ đã quảng cáo, ở đây rõ ràng đầu thu của K+ đã đảm bảo được khán giả thu xem dịch vụ và chương trình của K+ cung cấp và dịch vụ đó đúng như họ đã quảng cáo thì vi phạm gì? Xin nói luôn cho bác rõ, kể cả là kênh free, nó cũng phải nằm trong 1 dịch vụ của 1 nhà đài nào đó, có thể do chính đài truyền hình sản xuất kênh đó phát lên, hoặc đi nhờ đơn vị khác, dịch vụ ấy có thể miễn phí toàn bộ, 1 phần hoặc phải trả tiền. Chẳng hạn như trên Vinasat hiện nay các kênh free phần lớn đi lên theo dịch vụ của VTC và HTV.
Sẽ là hợp lý hơn nếu bác đề nghị các đơn vị THTT hãy bỏ những cơ chế để chỉ có thể dùng thẻ của họ trên đầu của họ, cho phép người dùng sử dụng thẻ giải mã của họ trên tất cả các đầu thu có hỗ trợ chuẩn phát sóng mà họ đang phát, chứ bảo rằng mua đầu thu do họ phân phối, tinh chỉnh về mà không xem được các kênh ngoài là vi phạm có phần nào đó vô lý.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Một điều ngoài lề xin bác chủ thớt, đừng biến box Số hóa truyền hình bên rfd.gov.vn thành nơi tranh cãi chuyện bản quyền truyền hình và tán phét chuyện kinh doanh của nhà đài như bên này, hãy để nó là box thuần túy kỹ thuật đi.
 

phithien

Well-Known Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Nhà ai giàu thì ăn yến sào,nhà ai nghèo đi ăn cơm với nước tương.mỗi nhà mỗi cảnh.nhà ai làm gì thì mặc kệ.kêu gọi có thay đổi gì đâu.nhảm vcl
 
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Bác chủ lại đưa ra một cái lý sự cùn, nói thẳng là cãi bướng .
Em bình loạn với bác một chút nhé: Bác đi mua 1 chiếc xe honda, xe muốn chạy thì phải có xăng. Nhưng bác lại không hiểu hoặc cố tình không hiểu vấn đề cốt lõi này, bác lại đâm đầu vào hãng Honda bảo với nó : xe không chạy được. Thằng Honda cười ha hả vào mặt bác và nói : về đổ xăng vào bình xăng mà chạy đầu tôm ạ
Bác cãi lại: rõ ràng tao mua xe là phải chạy được, nó đếch chạy thì mầy phải trả tiền lại chứ
Bác thấy chưa , muốn xe chạy được là phải có xăng, Honda nó đâu có cung cấp xăng miễn phí cho bác được mặc dù là bác đã mua phần cứng của nó, còn phần mềm thì bác phải trang bị chứ, xài hết xăng ta lại đổ xăng thêm vào. Đâu có dùng chùa mãi được
Bác làm em nhớ lại tụi sống ở chung cư Keangnam - Hà Nội mà cười bể bụng với dân ở đó. Y hệt như ý của bác vậy
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Các bác tham khảo 1 tý nhé nhưng em nhắc các bác đây là bài nói về truyền hình số mặt đất
Không được khóa mã kênh truyền hình quảng bá
Khi triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, các đơn vị cung cấp dịch vụ không được khóa mã các kênh truyền hình thiết yếu, phục vụ thông tin chính trị, xã hội.
Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra trong buổi Họp báo công bố triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 vào chiều ngày 31/1, tại Hà Nội.

Theo đó, Đề án số hóa truyền hình mặt đất đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ phủ sóng để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư.

Ngoài ra, 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

Theo lộ trình của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất được lựa chọn là DVB-T và các phiên bản tiếp theo (theo tiêu chuẩn truyền hình số châu Âu); áp dụng thống nhất tiêu chuẩn mã hóa hình ảnh và âm thanh MPEG-4.

Ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho hay, DVB-T là tiêu chuẩn đang được áp dụng tại hơn 140 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam sẽ áp dụng DVB-T2 là phiên bản mới nhất để triển khai.

Bên cạnh đó, "việc số hóa truyền hình mặt đất sẽ được tiến hành theo 4 giai đoạn với 4 nhóm tỉnh thành trên cả nước," ông Hoan nói.

Như vậy, khi phát sóng truyền hình tương tự, các máy thu hình hiện nay [bắt sóng truyền hình bằng ăng-ten-pv] sẽ không thu được tín hiệu truyền hình nữa và phải lắp thêm đầu thu hình số mặt đất.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng nhấn mạnh Nhà nước sẽ trích một phần để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách để mua đầu thu truyền hình số mặt đất. Ngoài ra, sẽ quy định việc các công ty sản xuất, nhập khẩu máy thu hình để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất vào máy thu hình theo lộ trình với từng chủng loại.

Cụ thể, kể từ ngày 1/4/2014 việc tích hợp sẽ áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích thước màn hình trên 32 inch trở lên và đến 1/4/2015 sẽ áp dụng đối với tất cả máy thu hình từ 32 inch trở xuống. Không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình có màn hình công nghệ CRT.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, hiện mức giá của đầu thu đang được bán trên thị trường vào khoảng 400-500.000 đồng, song lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, khi tích hợp vào máy thu hình, giá thành sẽ vào khoảng 7-10 USD.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+ về việc hiện một số đơn vị cung cấp truyền hình số mặt đất như AVG, VTC, VTV hiện nay đều thu tiền thuê bao sẽ cản trở người dân xem truyền hình quảng bá khi lộ trình số hóa được thực hiện, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết theo quy định, các đầu thu của doanh nghiệp không được khóa mã với các kênh truyền hình thiết yếu.

"Danh mục các kênh thiết yếu phục vụ chính trị, xã hội (ví dụ VTV1, VTV2, VTC1...) sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định," Thứ trưởng Lê NamThắng chốt lại./.
 

vnckien

Active Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Các bác tham khảo 1 tý nhé nhưng em nhắc các bác đây là bài nói về truyền hình số mặt đất.

Bác trích được ở đâu thông tin hay vậy?

Cảm ơn bác
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vuquan

Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

Cảm ơn bác.

Về vụ K+ thì đúng như bác nói. Tuy nhiên, chỉ một hành vi "ngăn cản" khách hàng hay "giấu bớt" tính năng sản phẩm, thì K+ cũng đã vi phạm quyền lợi người tiêu dùng rồi. Bản chất vấn đề là khách hàng phải MUA đầu thu. Sau khi MUA, đầu thu hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của khách hàng. Hành vi "cản trở" hay "gây khó khăn" cho người dùng của K+ đã rất đáng lên án.

Còn vụ Anviên, cái đầu thu là do Anviên "cho khách hàng mượn". Cơ cấu giá thành của Anviên ban đầu thiết lập dịch vụ là: Phí hòa mạng = cước phí 6 tháng + công lắp đặt. Anviên không đưa ra giá thành cho cái đầu thu, nên khó bắt lỗi hơn K+ bác à.

Vì vậy, hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của K+ rõ ràng hơn, dễ chứng minh hơn.

Trân trọng.

Các bác tham khảo 1 tý nhé nhưng em nhắc các bác đây là bài nói về truyền hình số mặt đất
Không được khóa mã kênh truyền hình quảng bá
Khi triển khai số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất, các đơn vị cung cấp dịch vụ không được khóa mã các kênh truyền hình thiết yếu, phục vụ thông tin chính trị, xã hội.
Thông tin trên được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra trong buổi Họp báo công bố triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 vào chiều ngày 31/1, tại Hà Nội.

Theo đó, Đề án số hóa truyền hình mặt đất đặt mục tiêu tới năm 2020 sẽ phủ sóng để truyền dẫn các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị tới 80% dân cư.

Ngoài ra, 100% các hộ gia đình có máy thu hình trên cả nước xem được truyền hình số bằng các phương thức khác nhau.

...

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng nhấn mạnh Nhà nước sẽ trích một phần để hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách để mua đầu thu truyền hình số mặt đất. Ngoài ra, sẽ quy định việc các công ty sản xuất, nhập khẩu máy thu hình để sử dụng tại Việt Nam phải tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất vào máy thu hình theo lộ trình với từng chủng loại.

Cụ thể, kể từ ngày 1/4/2014 việc tích hợp sẽ áp dụng đối với tất cả các máy thu hình có kích thước màn hình trên 32 inch trở lên và đến 1/4/2015 sẽ áp dụng đối với tất cả máy thu hình từ 32 inch trở xuống. Không quy định bắt buộc tích hợp chức năng thu truyền hình số mặt đất đối với máy thu hình có màn hình công nghệ CRT.

Theo ông Đoàn Quang Hoan, hiện mức giá của đầu thu đang được bán trên thị trường vào khoảng 400-500.000 đồng, song lãnh đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, khi tích hợp vào máy thu hình, giá thành sẽ vào khoảng 7-10 USD.

Trả lời câu hỏi của phóng viên Vietnam+ về việc hiện một số đơn vị cung cấp truyền hình số mặt đất như AVG, VTC, VTV hiện nay đều thu tiền thuê bao sẽ cản trở người dân xem truyền hình quảng bá khi lộ trình số hóa được thực hiện, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết theo quy định, các đầu thu của doanh nghiệp không được khóa mã với các kênh truyền hình thiết yếu.

"Danh mục các kênh thiết yếu phục vụ chính trị, xã hội (ví dụ VTV1, VTV2, VTC1...) sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông quy định," Thứ trưởng Lê NamThắng chốt lại./.

Bác chủ thớt đi kiện, bác đã thực sự tìm hiểu thật kỹ chưa?
Bác đã PM vào inbox của tôi một "Lời cảm ơn chân thành". Vậy nên tôi cũng có vài lời chân thành với bác:
- Đầu thu của K+ vẫn thu được các kênh quảng bá kinh tế chính trị của Nhà nước sau khi hết thời hạn thuê bao (6 kênh từ VTV1 đến VTV6). Ngoài ra, nếu muốn, đầu thu K+ đều có thể thêm vào các kênh miễn phí để xem, miễn sao nó phù hợp công nghệ của kênh phát như bác gì gì giải thích là mpeg2 với mpeg4 gì đó. Các nhà đài từ AVG, VTC hay K+ đều gián tiếp cho phép thêm kênh chứ không thể công bố chính thức cho thêm kênh theo kiểu này. Lý do rất đơn giản là các kênh miễn phí trên vệ tinh vinasat1 đều không có cam kết ràng buộc gì cả, nếu ngày mai bị cắt bỏ hoặc bất cứ trục trặc kỹ thuật nào, khách hàng sẽ khiếu nại các Cty này dựa trên hợp đồng đã ký (nếu cho phép chính thức), khi đó người ta chỉ biết là họ sử dụng K+ hay VTC và gặp trục trặc chứ không quan tâm việc kênh đó là miễn phí thì tự chịu. Ngược lại, bác có chịu trách nhiệm được cho điều mà bác không gây ra?
- Các đầu thu vệ tinh DTH hiện đang thu kênh miễn phí hầu hết trên thị trường là đầu thu lậu. Cái này mới là vi phạm Pháp luật.
- Theo lộ trình số hóa của chính phủ mà bác ngocsonpt nêu ra, tất cả các Tivi (trừ CRT) bán tại Việt nam đều phải tích hợp bộ giải mã kỹ thuật số mặt đất không khóa mã để người dân có thể thu các kênh quảng bá của nhà nước. Như vậy, dù thế nào thì giá thành chiếc Tivi sẽ cao hơn bình thường (7-10USD). Lúc đó, nếu tôi xem truyền hình trả tiền thì tôi vẫn phải trả tiền cho module DTT tích hợp trong chiếc Tii mà tôi mua về mà không dùng đến. (Vì truyền hình trả tiền không thể sử dụng bộ giải mã không khóa mã). Như vậy, theo quan điểm của bác, đây có phải là ép buộc, có phải là "cướp tài sản công dân" không?
- Cuối cùng, như tôi đã "mắng" bác ở thớt bên kia, bác ca ngợi VTC và AVG mà bác không chịu tìm hiểu, ở thớt này, bác lại nhắc lại lời ca ngợi đó, tập trung vào AVG, bóp méo đi cái khoản tiền mà người dân phải trả cho AVG, đó thực tế là tổng chi phí = phí hòa mạng + cước phí 6 tháng + công lắp đặt chứ không phải phí hòa mạng = cước phí 6 tháng + công lắp đặt như bác nói. Trong khi đó K+ và VTC là tổng chi phí = phí đầu thu + cước phí theo gói + công lắp đặt. Tôi "mắng" bác chính vì điều này. Bác tiếp tục cố tình lờ đi cái mưu cao của AVG để ca ngợi họ, đồng thời chửi K+. Như vậy, sự khiếu nại của bác không hề có tính khách quan! nên bác không thể thuyết phục được tôi rằng bác là một người tiêu dùng thuần túy! (tôi không dám nói đến việc có thuyết phục được ai khác!)
Chân thành với bác, đây là lời cuối của tôi dành cho bác!
 

dtsexpert

Active Member
Ðề: Cùng kiến nghị với các nhà làm chính sách về truyền hình Việt Nam

em thấy bác Mi" đã đóng topic vớ vẫn K+ vi phạm luật hình sự gì đó, luôn tiện đóng luôn cái topic này, cái này cũng vớ vẫn không kém cái kia :)
 
Bên trên