Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Newbie_SG®

Well-Known Member
Hi các bác, em toàn nghe lossless, hầu như chả có cái CD nào, nên cũng vọc vạch tý về kết nối máy vi tính với DAC.
Em mở thớt này chia sẻ với các bác một chút kinh nghiệm chơi còn còi cọc của em. Em sẽ đi dần từ máy tính Windows, sang Mac, từ driver phần mềm bên trong HĐH ra ngoài.

I. Âm thanh từ máy tính Windows.

Phải nói lại chút lịch sử máy tính, nó vốn không được làm ra để chơi các loại game, nhạc, video mà chủ yếu làm nhiệm vụ tính toán này nọ.
Khi game, multimedia bắt đầu phát triển, thì máy tính lúc này chơi được cả âm thanh, hình ảnh, video... với các phần cứng được tích hợp thêm vào (add on cards: card cắm thêm) hoặc tích hợp thẳng vào bo mạch chủ (onboard)

Microsoft đã đưa ra một bộ thư viện các API (giao diện lập trình ứng dụng) có tên chung là DirectX để tạo cơ sở cho các nhà lập trình viết phần mềm game, multimedia có thể gọi và sử dụng tài nguyên của hệ điều hành Windows, thay vì phải viết code để điều khiển trực tiếp phần cứng máy tính.

1. Direct Sound là một thành tố của Direct X, chịu trách nhiệm cung cấp một giao diện có độ trễ thấp (low latency) cho các trình điều khiển card âm thanh (sound driver) giao tiếp với các ứng dụng âm thanh.

Direct Sound là một phần mềm đã lỗi thời, mặc dù nó tên là Direct, nhưng nó chính là trung gian cản trở sự giao tiếp "trực tiếp" giữa phần mềm chơi nhạc và trình điều khiển (driver) và phần cứng âm thanh. Tuy nhiên, nó lại tạo ra được sự "tương thích" rất rộng rãi cho các phần mềm chơi nhạc, nhờ nó mà phần mềm chơi nhạc có thể giao tiếp được với bo mạch âm thanh mà không cần thiết phải viết code cho từng loại phần cứng âm thanh cụ thể.

Dưới đây là sơ đồ tối giản của cơ chế hoạt động của Direct Sound. Qua mô tả này chúng ta thấy nếu sử dụng Direct sound thì từ trình phát nhạc đến phần cứng âm thanh có ít nhất 2 tầng trung gian, và phải đi qua kmixer của Windows. Cách này sẽ làm "chất lượng âm thanh" giảm đi đáng kể, do kmixer đã trộn âm theo ngầm định của Windows...Và nếu có một lựa chọn nào khác, thì không nên dùng Direct Sound của Windows he he he ....

Wbt.jpg



Khi nào mà âm thanh nhạc nhẽo của các bác vẫn còn có thể chỉnh được bằng cách kéo các thanh trượt dưới đây, thì lúc này âm thanh vẫn đang bị kmixer can thiệp :)


The-Windows-Vista-Volume-Mixer-3.png


2. KMixer (Kernel Audio Mixer)
Là một phần mềm trung gian trong hệ điều hành Windows, nó làm nhiệm vụ trộn - tách các kênh âm thanh nhận được từ Direct Sound, định dạng,thay đổi tần số lấy mẫu... để giảm tải cho các chip sound nhỏ bé và rẻ tiền gắn trên các bo mạch âm thanh giá có 5$ (đùa tý, lúc đầu card sound cũng đắt phết đới, em còn nhớ lần đầu tiên được sờ vào con card sound Creative và con ổ CD-ROM 2x từ đâu năm 1995, giá tới 300$ lận)
Phần mềm này tạo ra một độ trễ rất lớn đối với dữ liệu âm thanh, tầm 30 mili giây :( haizzz và không có cách nào rút ngắn được hơn nữa. Kmixer đã gây ra vô số rắc rối với các định dạng âm thanh khác nhau, âm thanh đa kênh... và sau này đã dần bị loại bỏ

3. Kernel Streaming
Đây là một kỹ thuật giúp cho phần mềm chơi nhạc giao tiếp trực tiếp với phần cứng âm thanh, không cần qua mixer và volume của hệ điều hành. Nó được giới thiệu với Windows 98 và sau đó nâng cấp lên trong Windows XP (AVstream)
Kernel Streaming cho chất lượng âm thanh tốt hơn Direct Sound, nhưng tiềm ẩn một số lỗi với một số phần cứng nào đó, và không cho phép dùng chung hay chia sẻ thiết bị âm thanh. Các phần mềm chơi nhạc như foobar, JRiver, Winamp hỗ trợ KS. Khi một ứng dụng đang truyền âm thanh theo KS đến phần cứng, thì nó toàn quyền truy cập thiết bị, các ứng dụng khác sẽ không dùng được thiết bị đó nữa cho đến khi ứng dụng đầu tiên trả lại tài nguyên cho hệ thống.

4. WASAPI

May mắn thay cho dân nghe nhạc trên máy vi tính, MS đã nhận thấy các rắc rối tồi tệ mà Direct Sound, cùng với kmixer mang lại, vì vậy họ thiết kế một kiến trúc xử lý âm thanh mới có tên là WASAPI (Windows Audio Session API) với nhiều cải tiến, các ứng dụng phát âm thanh lúc này giao tiếp với phần cứng âm thanh thông qua các Sessions của WASAPI.
WASAPI cho phép khai thác phần cứng âm thanh ở 2 chế độ: chế độ chia sẻ và chế độ độc quyền (share / exclusive mode).
Ở chế độ độc quyền, WASAPI cho phép phần mềm chơi nhạc giữ toàn quyền truy cập vào phần cứng âm thanh, bỏ qua mixer của HĐH cũng như các thiết lập hiệu ứng này khác của trình điều khiển thiết bị (driver). Ở chế độ này, luồng dữ liệu âm thanh (bitstream) được truyền toàn vẹn từ phần mềm phát nhạc sang cho phần cứng âm thanh.
WASAPI đem lại chất lượng âm thanh khá hơn nhiều so với Direct Sound. Và WASAPI được khuyến cáo là phương thức giao tiếp ngầm định cho mọi phần cứng âm thanh, có hiệu quả tương đương với ASIO, và các chuyên gia cũng khuyên dùng WASAPI, trừ khi bản thân phần cứng âm thanh có kèm theo một bộ giao thức ASIO thật tốt và phù hợp

Để đảm bảo soft chơi nhạc được quyền truy cập độc quyền tới phần cứng nằm sau WASAPI, các bác phải thiết lập phần thuộc tính của audio hardware như dưới đây, nhớ tick đánh dấu vào 2 hộp ..."exclusive control..." và "...priority..."

Jct.jpg




5. (ASIO) Audio Stream Input/Output
Đây là một giao thức khác được phát minh bởi công ty Steinberg GmbH tại Đức, với nguyên lý tương tự WASAPI, cho phép audio software có thể giao tiếp trực tiếp với audio hardware, bỏ qua mixer của HĐH, đem lại độ trung thực cao cho âm thanh. Tuy nhiên, không phải phần cứng nào cũng có trình điều khiển ASIO đi kèm, nên đại đa số vẫn sử dụng WASAPI.
Có một phần mềm tương tự là ASIO4All do kỹ sư người Đức Michael Tippach viết ra, có thể cài và sử dụng với hầu hết các audio hardware, nó vẫn có độ trễ tương đối thấp nhưng chất lượng âm thanh thì khá tốt.

Như vậy, khi muốn cải thiện chất lượng âm thanh từ máy tính Windows, chúng ta nên chỉ định các phần mềm chơi nhạc xuất ra các cổng sau, theo thứ tự ưu tiên:

1. ASIO đi kèm phần cứng (phần này do hãng sx phần cứng cung cấp)
2. ASIO4All
3. WASAPI của Windows
4. Kernel Streaming
5. Direct Sound

Lưu ý là không phải tất cả các phần mềm chơi nhạc đều có thể chỉ định cổng ra.
Đối với foobar2k thì phải cài thêm plug-in foo_out_asio mới có chức năng này.
iTunes thì chỉ có lựa chọn Direct Sound hoặc WASAPI

Nct.jpg


Pct.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Newbie_SG®

Well-Known Member
Cảm ơn bác mod justbenice đã dành chỗ cho post này.

II. Truyền dẫn dữ liệu digital sang DAC

Sau khi lựa chọn được cổng ra phù hợp cho chương trình nghe nhạc, đảm bảo số dữ liệu mà nó tạo ra được truyền trung thực và toàn vẹn đến phần cứng âm thanh, chúng ta sẽ bàn đến phương thức truyền dẫn nó sang DAC.

Nếu không đề cập tới DAC ngoài, thì có một cách đơn giản để lấy âm thanh từ máy tính ra: cắm jack 3.5mm từ ngõ ra analog của card sound trong máy tính, nối sang ampli là có nhạc nghe luôn. Cách này dễ, không phải đầu tư gì, mà chất lượng âm thanh cũng khá, nếu như card sound trong máy là loại tốt, cao cấp.

Nhưng cổng analog này có rất nhiều nhiễu loạn, tín hiệu tạp nham, do nó chung đường điện với cái nguồn điện máy tính vốn đã không "sạch sẽ" gì, kèm thêm với chất lượng í ẹ của con chip sound/DAC có vài $, thì đừng mong gì âm thanh "hay", và chuyện xì xẹt lạo sạo do nhiễu là thường xuyên xảy ra.

1. Kết nối S/PDIF:
Chuẩn Sony/Philips Digital Interconnect Format là chuẩn khá phổ biến, mà chúng ta thường gặp 2 dạng dây dẫn: Dây đồng trục 75 Ohm (Coaxial) bằng kim loại, và Dây cáp quang (Toslink), và còn cổng truyền cân bằng Digital XLR 3 chân nữa, nhưng chỉ hay gặp trong thiết bị pro, do chi phí mắc hơn.
Chuẩn S/PDIF cho phép truyền 2 kênh âm thanh với dữ liệu PCM KHÔNG NÉN, hoặc truyền 6-8 kênh dữ liệu NÉN của các chuẩn DTS, Dolby Digital. (5.1, hoặc 7.1)

S/PDIF bị hạn chế không truyền được các chuẩn âm thanh ĐA KÊNH KHÔNG NÉN như Dolby TrueHD hoặc DTS Master Audio.

Như vậy, các loại kết nối cáp quang, cáp đồng trục hay XLR chỉ lossless với PCM 2 kênh, còn lại thì là lossy.

a- Cáp quang:

325003_BB_00_FB.EPS_1000.jpg


Chuẩn truyền âm thanh do Toshiba phát triển, nên kênh optical này còn được gọi với tên khác là TOSLINK (Toshiba Link). Nó dùng một sợi cáp quang multimode to tướng để truyền ánh sáng từ cổng ra của đầu phát / máy tính sang cổng nhận của DAC. Cách truyền dẫn ánh sáng này thì loại trừ được các nhiễu điện từ, nhưng lại có nhiều jitter, và dây quang thì dễ có thể bị đứt gãy nếu bị gập quá mức cho phép
Ngoài ra, nhiều sợi "cáp quang" trên thực tế lại được sản xuất bằng nhựa, nên chiết suất không đảm bảo, dẫn đến việc tín hiệu đi qua bị rơi rớt nhiều. Vì thế có trường hợp khi so sánh chuyển đổi coaxial / optical thì thấy âm đi qua cáp quang bị "đục", "tối tiếng"...
Mặt khác, đầu tiếp xúc của cáp quang "endface" nên được giữ gìn cẩn thận tránh việc vứt lung tung, vứt bỏ nắp đậy etc... Endface mà có nhiều vết xước (tuy không nhìn thấy bằng mắt thường) thì các vệt xước này sẽ để ánh sáng lọt ra ngoài, đó là suy hao tín hiệu ánh sáng tại nơi tiếp xúc. (Insertion Loss) Như vậy nó sẽ lossy chứ không còn là lossless nữa.

Một số máy vi tính như laptop Acer (vài model), Macbook (vài model) có tích hợp sẵn đường ra S/PDIF Optical nằm bên trong cổng stereo 3.5mm của headphone, lúc này chúng ta cần một sợi cáp quang mini toslink hoặc adapter để lấy tín hiệu quang ra ngoài

a131f.jpg


Jack mini toslink, một đầu cắm vào ngõ ra 3.5mm optical, đầu kia cắm jack optical thông dụng nối ra DAC

AQMINITO_2.jpg

....................................................................................................

b- Cáp đồng trục (coaxial):

ATVL-DC-4.jpg


Là sợi cáp kim loại có bọc chống nhiễu, với 2 đầu RCA tương tự như các jack AV thông thường, tuy nhiên coaxial digital audio cần có thông số trở kháng là 75 Ohm để đảm bảo tín hiệu ít bị suy hao nhất.
Phương pháp truyền dẫn này có ít jitter hơn so với cáp quang (vì nó không cần điều chế điện->quang->điện như bên optical), và nó dẫn các xung của tín hiệu âm thanh theo dây kim loại, ít bị ảnh hưởng bởi độ uốn cong, góc gập như bên dây quang.
Nhưng coaxial lại có những điểm bất lợi như: suy hao tín hiệu lớn nếu như dây quá dài - nhiễm nhiễu sóng radio - nhiễm nhiễu sóng điện từ - truyền các dòng điện "bẩn" từ thiết bị này qua thiết bị khác...

------------------------------------------------------

Ban đầu thì giao thức S/PDIF được thiết kế kênh truyền 20 bit, trong đó có 16 bit âm thanh và 4 bit thông tin liên quan. Sau nhiều cải tiến thì hiện nay S/PDIF có thể truyền tới 24 bits / 192Khz, tuy nhiên không phải tất cả các dây cáp hoặc thiết bị có cổng S/PDIF đều có thể truyền phát hoặc nhận các dữ liệu âm thanh độ phân giải cao như vậy

Có một số DAC thì nhận tối đa 24bit / 96Khz tại cổng Optical và nhận 24/192 tại cổng Coaxial.

Đối với các transport khác không phải máy vi tính, thường chỉ có cổng ra S/PDIF (với 2-3 kiểu giắc vật lý Quang-Đồng Trục-XLR) nên lựa chọn duy nhất chỉ là S/PDIF. Chúng ta có thể kết nối transport - DAC bằng dây nào mà chúng ta cảm thấy ưng ý nhất về chất lượng âm thanh...

Kết nối S/PDIF là kết nối một chiều từ transport sang DAC, nó không cung cấp khả năng kiểm soát lưu lượng truyền dữ liệu và cũng không có khả năng ra lệnh "truyền lại" nếu các gói dữ liệu bị sai lệch.

Dưới đây là sơ đồ của kết nối S/PDIF
spdif_normal.gif




2. Kết nối HDMI:
HDMI-cable-image-001.jpg


Từ những năm 2000, một chuẩn truyền dẫn mới ra đời, cho phép máy tính gửi cả thông tin âm thanh và hình ảnh ra thiết bị bên ngoài chỉ với một dây dẫn duy nhất, đó là HDMI (High-Definition Multimedia Interface).
Thời kỳ đầu thì một số card màn hình máy tính có cổng HDMI nhưng chỉ truyền được hình ảnh lên monitor, nếu muốn truyền cả âm thanh thì phải có một jack nối từ cổng S/PDIF của card âm thanh sang card màn hình, thì HDMI mới truyền được âm thanh ra ngoài. Nay thì không cần sợi dây đó nữa, các card màn hình hỗ trợ audio out luôn.

Chuẩn HDMI do liên minh 7 hãng lớn phát minh ra: Hitachi Maxell, Ltd., Sanyo Electric Co., Ltd., Koninklijke Philips N.V., Silicon Image Inc., Sony Corporation, Technicolor SA, Toshiba Corporation và được nhiều NSX khác hỗ trợ.

HDMI tỏ rõ sự vượt trội so với các cổng khác. Nó truyền được tất cả các loại âm thanh hình ảnh cho đến nay, với băng thông cực lớn lên tới 18Gbit/giây. Hỗ trợ đầy đủ các chuẩn âm thanh tiên tiến LPCM, Dolby Digital, DTS, DVD-Audio, Dolby Digital Plus, Dolby TrueHD, DTS-HD High Resolution Audio, DTS-HD Master Audio, MPCM, DSD, DST.

Tuy nhiên, các DAC ngoài mà có cổng HDMI in thì hình như toàn là ... receiver he he he, chơi được tuốt các loại âm thanh hình ảnh, âm nhạc hầm bà lằng với độ phân giải cực cao kkk. Nhiều chuyên gia cho rằng cổng HDMI đem lại âm thanh giàu "nhạc tính" nhất so với các kết nối khác.

Dưng mà, rân chơi nghe nhạc stereo thì lại không nghe nhạc bằng receiver


3. Kết nối USB

USB = Universal Serial Bus là kênh truyền dữ liệu tốc độ cao được thiết kế để làm việc với các thiết bị ngoại vi. Nó vừa làm nhiệm vụ truyền dữ liệu vừa cung cấp nguồn điện cho thiết bị ngoại vi luôn.

USB_A_B.jpg


patillaje-conector-usb.jpg


Băng thông của USB thì thừa thãi cho việc truyền tải dữ liệu âm thanh, chuẩn USB 1.1 có thể truyền 12bmps, chuẩn 2.0 thì truyền được 48mbps, còn chuẩn 3.0 hiện nay thì truyền đến 5gbps.

Các truyền dẫn S/PDIF và HDMI, đều cần có ít nhất một thành tố phần cứng âm thanh nằm trong máy, hoặc ít nhất là một cổng ra phù hợp từ máy tính (Optical/Coaxial/HDMI) làm đường ra cho dữ liệu âm thanh.

Với kết nối USB thì thiết bị DAC bên ngoài trở thành một thiết bị ngoại vi của máy tính. Hay nói cách khác thì DAC trở thành 1 card sound của máy tính và cũng được phần mềm chơi nhạc đối xử y sì như một card sound. Nếu DAC có kết nối USB thì chúng ta có thể bỏ hẳn card sound trong máy. Vì được đối xử như một sound card nên phần mềm chơi nhạc cũng sẽ giao tiếp với USB DAC qua các kiểu giao diện Direct Sound / WASAPI / ASIO...

.... còn tiếp
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Newbie_SG®

Well-Known Member
xí chỗ ...............................................
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

nienvu

Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Lót đôi dép tổ ong xí chổ ngồi hóng :D
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Chờ xem nào. Học hỏi ko bao giờ thừa. :)
 

Shewillbeloved

Active Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

em thấy WASAPI có 2 loại push với event, nên chọn cái nào zậy chủ thớt
 

ngntailoc

New Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Host ơi cho mình mượn thread để hỏi về cable kết nối giữa USB DAC với Ampli nha. Mình muốn kết nối từ cổng LINE OPTICAL 3.5mm jack thì cần mua loại cáp nào để không ảnh hưởng chất lượng âm thanh. USB DAC của mình Creative Sound Blaster E5.
Untitled2711e.jpg
 

Newbie_SG®

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

em thấy WASAPI có 2 loại push với event, nên chọn cái nào zậy chủ thớt

WASAPI push thì hoạt động theo cơ chế phần mềm "đẩy dữ liệu" ra phần cứng âm thanh, không cần biết phần cứng xử lý thế nào.
WASAPI Event thì ngược lại, phần cứng âm thanh "kéo dữ liệu" từ phần mềm chơi nhạc.

2 phương thức này không khác biệt nhiều về chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, ngầm định thì các phần cứng âm thanh đều dùng kiểu Event để "kéo dữ liệu" từ phần mềm chơi nhạc với nhiều ưu điểm hơn so với push. Diễn giải nôm na thì "kéo dữ liệu" là do phần cứng chủ động điều khiển, nó đỡ phụ thuộc vào sự "đỏng đảnh" của phần mềm, của máy tính he he he, lúc rảnh thì truyền, bận gì đó lại ngưng truyền thì âm thanh hỏng hết...

Có một số phần cứng không hoạt động với cách này, thì thiết lập sang cách kia. Ưu tiên luôn là Event nếu như phần cứng hoạt động được với Event
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

-Bữa nào chắc lĩnh giáo bác chủ quá...tồi nay về không ngủ đọc bài viết bác........
 

dungtam25

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

WASAPI push thì hoạt động theo cơ chế phần mềm "đẩy dữ liệu" ra phần cứng âm thanh, không cần biết phần cứng xử lý thế nào.
WASAPI Event thì ngược lại, phần cứng âm thanh "kéo dữ liệu" từ phần mềm chơi nhạc.

2 phương thức này không khác biệt nhiều về chất lượng âm thanh. Tuy nhiên, ngầm định thì các phần cứng âm thanh đều dùng kiểu Event để "kéo dữ liệu" từ phần mềm chơi nhạc với nhiều ưu điểm hơn so với push. Diễn giải nôm na thì "kéo dữ liệu" là do phần cứng chủ động điều khiển, nó đỡ phụ thuộc vào sự "đỏng đảnh" của phần mềm, của máy tính he he he, lúc rảnh thì truyền, bận gì đó lại ngưng truyền thì âm thanh hỏng hết...

Có một số phần cứng không hoạt động với cách này, thì thiết lập sang cách kia. Ưu tiên luôn là Event nếu như phần cứng hoạt động được với Event

Hèn chi con dac của em trong manual có hướng dẫn down WASAPI,và chọn WASAPI trong output nhưng không nói rõ là chọn push hay event.
Đọc hướng dẫn của bác mới giác ngộ.
Setup như bác hướng dẫn,là tối ưu cho FB rồi hả bác!
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Cảm ơn bác chủ, đọc bài của bác em đã bắt con DAC của em độc lập xử lý mà không phụ thuộc vào windows
 

lan806

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Hi hi, em bán rồi, em bán không phải vì nó không hay mà em có tới 2 con pre bác ạ.
Giờ em đang nghe lossless bằng con Nuforce udac3 còi cọc, dây rca lợi trung trầm lại thấy hay mới chết chứ :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vdzung

Active Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Tiếp nữa đi chủ thớt :)

Btw: Bác chủ hay bác nào nắm rõ nhất về chỉnh chọt thông số trên Jriver xin PM em cái, em nhờ, cái Jriver này em chỉnh mãi mà chưa thể gọi là tốt nhất, có vẻ hay trục trặc. :)
 

dungtam25

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Tiếp nữa đi chủ thớt :)

Btw: Bác chủ hay bác nào nắm rõ nhất về chỉnh chọt thông số trên Jriver xin PM em cái, em nhờ, cái Jriver này em chỉnh mãi mà chưa thể gọi là tốt nhất, có vẻ hay trục trặc. :)

Đèn đóm,dĩa than,kim tiêm bác bỏ hết rồi á?Quay lại con 501 vọc cho sướng bác hỉ :D
 
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Tiếp nữa đi chủ thớt :)

Btw: Bác chủ hay bác nào nắm rõ nhất về chỉnh chọt thông số trên Jriver xin PM em cái, em nhờ, cái Jriver này em chỉnh mãi mà chưa thể gọi là tốt nhất, có vẻ hay trục trặc. :)
Jriver thì bác vào đây, chắc đủ hết cho bác.
http://www.hdvietnam.com/diendan/4-...-jriver-media-center-phan-mem-multimedia.html
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài


Jriver em đã cài thử, máy em cấu hình không tệ (i7, 8GB RAM, SSD,...) vậy nhưng cài vào nó phá luôn foobar, bản thân nó cũng ì ạch đáp ứng rất tệ, em không hiểu là xung đột thế nào, nên đến giờ đành chịu không thể dùng được, nên cũng không biết là nó hay thế nào! Sau đó gỡ nó ra đến khổ! Giờ cứ như chim sợ cành cong, không ám đụng đến nữa!
 
Ðề: Các kiểu kết nối máy tính phát nhạc với DAC ngoài

Jriver em đã cài thử, máy em cấu hình không tệ (i7, 8GB RAM, SSD,...) vậy nhưng cài vào nó phá luôn foobar, bản thân nó cũng ì ạch đáp ứng rất tệ, em không hiểu là xung đột thế nào, nên đến giờ đành chịu không thể dùng được, nên cũng không biết là nó hay thế nào! Sau đó gỡ nó ra đến khổ! Giờ cứ như chim sợ cành cong, không ám đụng đến nữa!
Jriver chạy rất nặng, bác test thử xem, nếu chơi bằng Jriver thì nên chạy mình nó thôi chứ đa tác vụ thì chắc không ổn. Đợt e dùng thằng này test có lúc lên đến 80%, choáng luôn, máy ì ạch, làm 1 lệnh mãi mới xong.
 
Bên trên