Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

saibon

Active Member
Re: Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Sao anh thấy cài WD còi nhà anh đọc mấy film Bluray phà phà dậy; như vừa rồi là Fast five 46 GB đọc ngon lành cành đào.

Cái này là Bluray đã xả nén thành thư mục anh ạ ^_^, coi thế này sẽ không có cái menu giống Thúy Nga dùng để chọn kiểu âm thanh, hoặc nhảy tới chapter muốn coi ...
 

digikni

Well-Known Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

[Windows 8] test tốc độ copy file lớn = 311 GB từ HD3 > HD5 - cấu hình máy dưới chữ ký
* HD3: WD Green 1.5 TB SATA 3 Gb/s | HD5: WD Green 2 TB SATA 6 Gb/s

w8-copybig3.jpg


đo bằng Windows Task Manager

tốc độ copy lúc thấp nhất

w8-copybig1.jpg


tốc độ copy lúc cao nhất

w8-copybig2.jpg
 

saibon

Active Member
Tèo, các anh để ý là anh Vĩnh trước giờ chỉ có ổ 1.5TB nhé, tự nhiên lòi ra ổ 2TB ^_^, lại show hàng -> vote ban ^_^
 

digikni

Well-Known Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Sao anh thấy cài WD còi nhà anh đọc mấy film Bluray phà phà dậy; như vừa rồi là Fast five 46 GB đọc ngon lành cành đào.

vào lúc Hôm nay 04:02:00 AM

>> bác Tuấn làm gì mà mới 4h sáng đã leo vào 4rums rồi @-)
 

digikni

Well-Known Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

anh Minh coi đánh hàng này về xem nào

kindle-fire.jpg

$199.00
 

saibon

Active Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Hôm nay cuối tuần, ngồi có nhiều ý tưởng, và cảm hứng, sau khi mất nguyên buổi sáng để suy nghĩ nghiêm túc cái shop HD nho nhỏ thì em đã viết xong cái kế hoạch giờ đi vay vốn để làm nữa là xong ^_^.

Giờ để đóng góp cho box kỹ thuật chút ít, em xin build 1 cấu hình File server cho anh em trong hội tham khảo ^_^.

1. Chassis, hay vỏ case : SN424H-1200B . Giá : 12.000.000 VND

13142334933923.jpg


Cái em lựa chọn đầu tiên là vỏ case, vì cái này sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tiện dụng tháo lắp ổ cứng và dễ dàng quản lý cũng như bảo vệ ổ cứng. Với chassis này sẽ có tổng cộng là 24 khe gắn ổ cứng dạng Hotswap, giúp cho chúng ta có thể gắn đến 24 ổ cứng cùng lúc dễ dàng, cần biên tập ổ cứng nào thì chỉ cần mở cái hộc swap ra, nhét ổ cứng vào là xong, không phải mắc công tháo nắp case như bình thường. Vỏ case chắc chắn, rộng rãi, giúp cho việc gắn quạt tản nhiệt cho ổ cứng tốt hơn. Ngoài ra, nếu có nhu cầu sử dụng cái này để làm server media chia sẽ cho các thiết bị trong gia đình cũng rất hiệu quả ^_^.

2. HDD : Western Digital Green 2TB. Giá : 2.100.000 VND.

Western%20Digital%202%20TB%20Caviar%20Green%20SATA%20Intellipower%20%20(6)-500x500.jpg


Hiện nay trên thị trường ổ cứng, ở mức dung lượng cao thì có 2 hãng ổ cứng được nhiều người dùng quan tâm nhất là Seagate và Western. Việc chọn lựa cũng theo thói quen của người dùng, em ở đây chọn WD Green vì các lý do: WD green rẻ hơn Seagate LP, WD bảo hành 3 năm còn seagate hình như bảo hành còn có 2 năm (thông tin em có được từ anh Minh), việc bảo hành WD đối với em là nhanh, còn với Seagate thì em chưa thử nên chưa biết, chứ của em tầm 1 đến 2 tuần là xong (do phụ thuộc vào nơi mình mua, chứ trung tâm thì bảo hành nhanh) - cái này có anh Seant đã kiểm chứng.
Mức tiêu thụ điện của WD Green 2TB theo em đọc datasheet là vào tầm 7w khi hoạt động, còn idle là 0.3w .
Em chọn mức 2TB vì hiện tại chi phí trên hiệu năng của loại này tốt nhất (tốt hơn 1TB, 1.5TB, 3TB).

3. Main : Gigabyte H67MA-D2H-B3 - 2t6

Để đảm bảo tính rẻ và đáp ứng đủ nhu cầu ăn chơi thì em xin đề xuất thêm main board này, so với em Asrock đã nêu thì em giga này có thêm cổng eSata ^_^, và thương hiệu gigabyte ^_^. Tuy nhiên so với em Asrock thì cổng HDMI của giga này em không xác định được là 1.3 hay 1.4a , vì thông số kỹ thuật nó không đề rõ ^_^.

200_1300809484_1.jpg


200_1300809484_2.jpg


4. CPU: I3 2100 (3.1 GHz, 3MB cache) - 2t7
Cái này liên quan đến vấn đề chơi phim HD, dùng CPU hay VGA để giải mã ? Ồ, thật may mắn, là trong CPU Sandy đã tích hợp sẵn VGA HD 2000/3000, và VGA này hỗ trợ chơi phim HD nhé ^_^. Nói thêm về dòng VGA onboard này, với các thế hệ trước của Intel, các VGA onboard không thể chơi được phim HD, việc giải mã lúc này do CPU xử lý, muốn dùng VGA giải mã thì ta phải mua thêm VGA rời có hỗ trợ giải mã phim HD. Tuy nhiên qua đến dòng Sandy này, VGA onboard đã có thể xử lý phim HD nhẹ nhàng ^_^. Tuy nhiên, các anh để ý, là có 2 loại VGA onboard ở dòng Sandy nhé : HD 2000 có trong các vi xử lý core i3, i5 thường (không có chữ K sau tên CPU ); HD 3000 có trong i5 có chữ K sau tên CPU ^_^, i7. Về sức mạnh thì HD 3000 mạnh hơn HD 2000 từ 30% trở lên ^_^.


5. RAM : Kingmax 2*2GB DDR3 bus 1333 = 4GB. Giá : 600.000 VND.

Ram%20Kingmax%202G%201333.jpg


Do mainboard sử dụng ram DDR3 nên ở đây em chọn DDR3 Kingmax. Do đây là loại RAM dễ tìm trên thị trường, cũng như quen thuộc với người dùng Việt Nam, với giá RAM DDR3 hiện nay đã khá rẻ nên em chọn mức 4GB luôn, chạy 2 thanh 2GB để chạy dual.

6. Adaptec 1405 PCI-Express LP HBA Card : 5.300.000 + 2.000.000 cáp = 7.300.000

12885785578936.jpg


Để sử dụng 24 ổ cứng cùng lúc đòi hỏi ta phải có đủ số port SATA cần thiết, và giải pháp ở đây là sử dụng card Adaptec 1405, theo thông tin thì em này có thể hỗ trợ đến 128 port SATA.

7. Bộ nguồn: SeaSonic SS-750JS (750W) : 2.300.000 VND

SeaSonic-SS750JS-04-300x199.jpg


Đây có lẻ là vấn đề thấy đơn giản mà không đơn giản, để hệ thống ổn định ta cần một bộ nguồn tốt, đủ đáp ứng công suất cho toàn hệ thống. Em đặc trường hợp là sẽ sử dụng hết khả năng của máy, tức cắm 1 lúc trên 24 ổ cứng thì mức tiêu thụ như sau: 24 * 8w(ổ cứng) + 200w (mainboar+CPU) + các thiết bị khác 150w ~ 542w.
Ở đây với nhu cầu như thế, ta cần 1 bộ nguồn công suất thật trên 550w, vì vậy cho an toàn và chất lượng em lựa bộ nguồn SeaSonic SS-750JS (750W), đặc điểm lớn nhất của bộ nguồn này là giá khá ổn so với tiếng tăm và chất lượng của nó, đặc biệt với thiết kế 1 rail giúp cho ta dễ dàng đấu nối thiết bị mà không cần quan tâm về việc cắm dây nguồn sao cho ổn.
 

lanovia

New Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

cái Amazon Fire đó xài rởm thật ~.~ mà nói cho đúng ra e k hề có cảm tình gì mấy thiết bị chọt chọt to to như thế này :))
 

saibon

Active Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Sáng nay đi off thì laptop của anh Tuấn bị lỗi màn hình xanh, theo như lỗi em đọc được thì khả năng nằm ở driver hoặc ram hoặc ổ cứng. Để khắc phục em xin đề xuất 1 cách, anh Tuấn thử xem sao. Anh Tuấn restart lại máy tính, khi vừa mới thấy chữ dell thì anh bấm nút F8 liên tục, đến khi nó xuất hiện một cái bảng lựa chọn nhiều dòng thì anh Tuấn thử bấm vào "Select the Last Known Good Configuration option ", ok anh thử xem sao nhé ^_^
 

kieu chinh

New Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Bác nào có chiêu xem giúp cái máy tính của tớ sao copy từ ổ cứng sang ỏ cứng tốc độ rùa bò kinh:
-Dùng tera: 16Mb/s
-Dùng fastcopy của Saibon:15Mb/s
-không dùng gì hết :26Mb/s
Tớ chạy Win7 32 enterprise-i3-370/2gb
Help me!
Help me!
 

saibon

Active Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Bác nào có chiêu xem giúp cái máy tính của tớ sao copy từ ổ cứng sang ỏ cứng tốc độ rùa bò kinh:
-Dùng tera: 16Mb/s
-Dùng fastcopy của Saibon:15Mb/s
-không dùng gì hết :26Mb/s
Tớ chạy Win7 32 enterprise-i3-370/2gb
Help me!
Help me!

Laptop hay desktop vậy anh, test thử ổ khác chưa ?
 

saibon

Active Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Oài, như vậy copy qua ổ cứng usb thì nó max 26MB/s chứ bao nhiêu anh ^_^
 

kieu chinh

New Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

con sony trước ổn định ở 28Mb. em này ổn định ở 16Mb/s, khởi động là 26Mb/s em ơi
usb 2 chấm
 

xenolala

Well-Known Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Chọn mua kính lọc cho ống kính máy ảnh
Sau khi đã có trong tay một chiếc máy ảnh DSLRmột số ống kính, đây là lúc bạn cần nghĩ đến việc mua một số kính lọc cần thiết cho việc chụp ảnh. Vậy kính lọc là gì? Có những loại kính lọc nào và chọn mua ra sao, bài viết này sẽ giúp bạn thực hiện điều đó dễ dàng hơn.

Kính lọc là gì?

Kính lọc (Filter) là một hoặc nhiều thấu kính, thường được lắp đặt phía trước ống kính của chúng ta nhằm bảo vệ ống kính hoặc tăng chất lượng ảnh. Một số lớp tráng (coating) sẽ được thêm vào bên trên các tấm kính đó tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó. Các lớp tráng này còn có công dụng chống trầy cho kính lọc.

Trên viền kim loại của kính lọc có ghi một số thông tin về nhà sản xuất, kích thước, loại kính lọc để người sử dụng biết và lựa chọn cho thích hợp với mục đích sử dụng của mình. Viền này có thể làm bằng nhôm hoặc đồng thau và chịu lực tốt, giúp bảo vệ cho kính lọc khi có va chạm. Màu đen thường thấy trên các viền kim loại là để hạn chế việc phản xạ ánh sáng và giảm quang sai.

Một số lưu ý khi chọn mua kính lọc

Thông thường, có hai cách để gắn kính lọc vào ống kính: dùng rãnh xoắn ốc hoặc chỉ đơn giản là gắn vào phía trước. Loại gắn phía trước có độ linh hoạt cao hơn và thích hợp với nhiều đường kính của ống, tuy nhiên việc giữ nó trước ống kính sẽ vất vả hơn, đôi khi bạn phải một tay cầm máy chụp, một tay giữ kính lọc nữa. Trong khi đó, kính lọc dạng gắn theo rãnh xoắn vào ống kính sẽ chắc chắn hơn, đồng thời cũng tạo nên một lớp bảo vệ cho ống kính.

Lee-Filter-Set.jpg

Kính lọc dạng gắn, có thể thay thế được của hãng Lee

Kính lọc dạng rãnh xoắn có thể tìm được rất nhiều tại các cửa hàng bán dụng cụ ảnh, và hãy xem kĩ đường kính ống kính của mình và chọn loại kính lọc có đường kính tương ứng thì bạn mới có thể gắn nó vào. Để biết kích thước ống, bạn hãy nhìn mặt trước hoặc bên hông của ống kính. Đơn vị đo của đường kính là milimét (mm) và thường trải dài từ 46mm đến 82mm.

1.png

Xem kính thước ống kính trước khi đi sắm kính lọc​

Một số vòng đổi kích thước (adapter ring) cũng xuất hiện trên thị trường nếu bạn cần gắn một kính lọc lớn hơn hay nhỏ hơn đường kính của ống. Nhưng hãy cẩn thận khi sử dụng vòng đổi từ kích thước lớn sang nhỏ vì ảnh có thể bị viền đen do kính lọc đã chắn đường đi của ánh sáng.

58-77.png

Vòng đổi từ kính lọc 58mm sang 77mm

Độ dày của kính lọc cũng quan trọng, đặc biệt khi chúng ta dùng với ống góc rộng. Có một số loại kính lọc siêu mỏng được thiết kế để hạn chế tối đa hiện tượng viền đen, nhưng chúng thường khá đắt tiền và thường không cho phép gắn thêm kính lọc khác vào bên trên, thậm chí cả nắp ống kính cũng không thể dùng được.

Có những loại kính lọc nào?

Screen%20Shot%202011-09-21%20at%206.30.25%20PM.png

Kính phân cực tuyến tính/vòng (LINEAR & CIRCULAR POLARIZING)

Kính lọc phân cực (thường được giới chơi máy ảnh gọi là "polarizers" hay “polarizing filter”) có lẽ là kính lọc quan trọng nhất cho việc chụp ảnh phong cảnh. Loại kính lọc này giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến, tương tự như kính mắt polarize mà ta thường thấy bán ở ngoài cửa tiệm. Với kính lọc phân cực, trời sẽ trở nên xanh đậm hơn, độ tương phản giữa trời và mặt đất sẽ giảm đi, đồng thời loại bỏ hiện tượng loá và ảnh phản chiếu dưới nước, trong các tấm kính. Dưới đây là ví dụ của cùng một bức ảnh được chụp có kính lọc phân cực (bên trái) và không có kính lọc phân cực (bên phải).

filters_polarizeron.jpg
filters_polarizeroff.jpg

Bạn có thể thấy rằng với kính lọc phân cực, bầu trời trở nên xanh đậm hơn, màu sắc của những tảng đá nằm góc dưới cũng đậm hơn, chân thực hơn. Hiệu ứng do kính lọc mang lại có thể thay đổi khác nhau nếu bạn xoay nhẹ kính lọc ở các góc khác nhau. Bạn có thể nhìn trực tiếp vào ống ngắm hay màn hình LCD đã nhận thấy sự thay đổi đó. Ngoài ra, hiệu ứng còn tăng hay giảm phụ thuộc vào vị trí của máy ảnh và vị trí của mặt trời. Hiệu ứng mạnh mẽ nhất khi máy ảnh được được đặt vuông góc với hướng ánh sáng tới của mặt trời. Điều này có nghĩa là nếu mặt trời ở đỉnh đầu của chúng ta thì hiệu ứng sẽ đạt cực đại nếu ta chụp một đối tượng nào đó theo phương ngang.

metal_glass.jpg

Ảnh bên dưới có dùng kính lọc phân cực, giúp giảm đi hiện tượng lóe do ánh nắng mặt trời và ta có thể thấy rõ hơn chi tiết bên trong của chiếc xe

Tuy nhiên, kính lọc phân cực cần phải được dùng cẩn thận vì chúng có thể tạo hiệu ứng không đẹp cho bức ảnh. Vì giảm độ sáng vào cảm biến (khoảng 2 đến 3 stops, tức 1/4 hoặc 1/8 cường độ sáng) nên cần tinh chỉnh lại các thông số về khẩu, tốc và ISO cho thích hợp. Trong một số trường hợp cụ thể, bức ảnh sẽ không thể chụp được với kính lọc phân cực. Bên cạnh đó, khi dùng kính lọc phân cực với ống kính góc rộng có thể làm bầu trời không thực lắm do có một số điểm đen quá nhiều.

Có hai loại kính lọc phân cực là loại tuyến tính (Linear) và loại vòng (Circular - CPL). Loại kính lọc phân cực vòng được thiết kế để hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh vẫn có thể hoạt động được. Loại tuyến tính có giá thành rẻ hơn nhiều, tuy nhiên máy ảnh có hệ thống đo sáng TTL (Through-The-Lens) và lấy nét tự động sẽ không hoạt động được, đồng nghĩa với hầu hết máy DSLR hiện nay sẽ trở nên vô dụng. Khi đó, người dùng buộc phải tự lấy nét và đo sáng bằng tay.

teton-pond-grass-1-145539267.jpg

Một bức ảnh chụp bằng kính lọc CPL

Kính lọc mật độ sáng tự nhiên (NEUTRAL DENSITY)

800px-Neutral_density_filter_demonstration-845212126.jpg

Kính lọc Neutral density (ND) chủ yếu làm giảm cường độ sáng đến cảm biến của máy ảnh, hữu dụng khi ta cần chụp ảnh có thời gian phơi sáng dài dưới nguồn ánh sạng mạnh. Những hoàn cảnh mà ta có thể dùng loại kính lọc này đó là:

  • Chụp chuyển động mượt mà của thác nước, dòng sông, biển,…
  • Tạo trường lấy nét (Depth of Field – DOF) sâu hơn dưới cường độ sáng rất mạnh.
  • Giảm việc mờ ảnh do ta có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn nhiều.
  • Khiến cho những đối tượng đang chuyển động dễ nhìn hơn, không bị mờ.
  • Làm cho bánh xe, bóng người,… mờ mờ theo hiệu ứng chuyển động.

1-2054290300.jpg

Cần dùng kính lọc ND để giảm cường độ sáng và tăng thời gian phơi sáng để ghi lại chuyển động của nước

Kính lọc ND chỉ nên dùng khi thật cần thiết bởi vì cường độ ánh sáng bị giảm đi rất nhiều, nhiều hơn so với kính lọc phân cực. Nếu muốn chụp ảnh chuyển động (cần có tốc độ nhanh), ảnh cần có trường lấy nét mỏng (khẩu độ lớn) thì không thích hợp. Một số biến dạng về màu sắc rất có thể sẽ xảy ra khi chùng ta dùng kính lọc ND.
Khi chọn mua kính lọc ND, chúng ta cần tham khảo qua độ giảm sáng của chúng. Những nhà sản xuất khác nhau nhau có những kí hiệu khác nhau, mời bạn tham khảo bảng sau:

Screen%20Shot%202011-09-21%20at%205.36.00%20PM.png

Bảng bên trên là thông số về độ giảm sáng mà chúng ta thường dùng nhất. Vẫn có một số kính lọc ND có độ giảm lớn hơn nữa nếu bạn quan tâm. Hầu hết những người chụp ảnh sẽ đem theo một hoặc hai kính lọc ND khác nhau khi đi tác nghiệp.

Kính lọc độ sáng theo vùng (GRADUATED NEUTRAL DENSITY)

Kính lọc GND cũng có tính năng làm giảm lượng ánh sáng khi chụp ảnh, nhưng khác với kính lọc ND, GND chỉ giảm sáng ở một phần nào đó chứ không phải là toàn bộ bức ảnh. Những cảnh có thể chụp được khi sử dụng kính GND là khi có ánh sáng phân bố đơn giản theo một dạng hình học nào đó. Trong hình bên dưới, bạn có thể thấy được sự chuyển màu từ sáng sang tối dần theo chiều dọc.

Graduated-Neutral-Density-Filter.jpg

Một kính lọc GND​

Thông thường, người dùng máy ảnh số thường để độ phơi sáng khác nhau cho cùng một bức ảnh, sau đó ghép lại bằng Photoshop để có thể bảo toàn chi tiết trong tất cả những vùng từ sáng đến tối, giống như kĩ thuật tạo ảnh HDR. GND cung cấp tính năng hệt như vậy nhưng không cần tới bất kì phần mềm nào. Kính lọc GND không thích hợp để chụp các chuyển động nhanh hay ánh sáng thay đổi liên tục.

Kính lọc GND có hai “cấu hình” mà ta cần quan tâm khi chọn mua. Cách quan quan trọng nhất là xem việc chuyển đổi từ vùng tối sang vùng sáng nhanh như thế nào, thường được gọi bằng thuật ngữ “Soft Edge” hay “Hard Egde”. Kính lọc dạng “Soft Edge” cung cấp sự chuyển đổi từ sáng sang tối một cách từ từ, trong khi đó bạn có thể thấy được sự chuyển đổi rạch ròi giữa nền sáng và tối của kính lọc dạng “Hard Edge”. Loại kính lọc “Radial Blend” lại cho kết quả tối dần từ ngoài vào trong bức ảnh theo mức độ chuyển gradient. Sử dụng Soft Edge tương đối dễ dàng hơn do việc chuyển đổi sáng/tối nhẹ nhàng, do đó những sơ suất trong quá trình tìm đặt vị trí có thể bỏ qua. Với kính lọc Hard Edge, bạn cần phải quan sát và chọn vị trí một cách chính xác, nếu không vách ngăn sáng tối quá rõ ràng có thể làm hỏng bức hình của chúng ta. Ngoài ra, khi sử dụng kính lọc GND, chúng ta còn phải xem tốc độ thay đổi ánh sáng của đối tượng để có những điều chỉnh phù hợp với vị trí của phần sáng/tối trên kính lọc.

Screen%20Shot%202011-09-21%20at%205.36.17%20PM.png

Khi chọn mua kính lọc GND, bạn sẽ thấy được hình vẽ minh họa về mức độ chuyển màu của từng loại kính trên trang chủ của nhà sản xuất do không có một chuẩn chung về việc chuyển sáng/tối. Khi trực tiếp ra tiệm, bạn có thể cầm kính lọc lên và soi dưới ánh đèn để xem đó có phải là loại kính lọc mà ta cần tìm hay không.

Yếu tố thứ hai mà bạn cần để tâm đó là mức độ khác biệt về lượng ánh sáng đi qua giữa hai phần sáng/tối của kính lọc. Sự khác biệt này cũng được diễn tả bằng những thông số về độ giảm f-stop (khẩu độ) hay dạng phân số tương tự như kính lọc ND. Ví dụ, một kính lọc “0.6 ND grad” sẽ giảm độ sáng đi 2 khẩu (1/4 lượng ánh sáng) đi vào phần tối so với phần sáng. Hầu hết các ảnh phong cảnh nên có độ giảm từ 1-3 khẩu là vừa.

Kính lọc UV/Sương mù

00S1bx-104045584.JPG

Một kính lọc UV siêu mỏng gắn trên một ống kính Canon

Ngày nay, kính lọc UV thường được dùng để bảo về những thành phần thấu kính ở mặt trước của ống kính bởi vì kính lọc dạng này có độ giảm sáng không đáng kể, ảnh trong trẻo và không tạo nên hiệu ứng đặc biệt nào. Đối với máy phim, kính lọc UV giúp giảm mờ do sương mù và tăng độ tương phản do giảm lượng tia cực tím chiếu vào phim. Với máy ảnh số, cảm biến không quá nhạy với tia cực tím nên tính năng UV hầu như không cần thiết.

Những kính lọc nhiều lớp (multicoating) sẽ giúp hạn chế hiện tượng lóe do nguồn sáng mạnh cũng như hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi chất lượng ảnh. Việc thay thế một kính lọc bị trầy xước sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với một ống kính đắt tiền bị trầy, do đó người ta thường mua kèm một kính lọc UV ngay sau khi sắm một ống kính cho mình. Với những ống rẻ tiền hơn, việc quyết định có mua kính lọc UV hay không thì tùy thuộc vào ý kiến cá nhân mà thôi, không quan trọng lắm. Nhờ việc bảo vệ tốt hơn nên nếu bạn muốn bán lại ống kính của mình thì sẽ được giá cao hơn. Anh [MENTION=408]binhpt[/MENTION] đã có một bài dịch về cách sử dụng kính lọc UV rất chi tiết, mời bạn tham khảo tại đây.

Kính lọc màu ấm/lạnh

Hoya_49mm_HMC_81B_Warm_Filter.jpg

Kính lọc dạng này sẽ thay đổi cân bằng trắng của ánh sáng đến với cảm biến của máy ảnh. Bạn có thể dùng kính lọc màu để cho ra màu sắc chính xác hơn của một đối tượng, thêm một chút ấm áp cho ảnh phong cảnh của một ngày có mây, tô đậm vẻ đẹp cho cảnh đèn ban đêm,…

Ví dụ, ánh sáng được lấy từ đèn cao áp bên đường. Với nguồn sáng dạng này, các máy ảnh hay trình chỉnh sửa ảnh thường khó có thể cho ra màu chính xác, do đó việc dùng một kính lọc màu lạnh có thể phục hồi lại màu sắc nguyên vẹn của phong cảnh. Những kính lọc dạng này thật ra cũng không quá cần thiết bởi người dùng có thể chụp ảnh RAW và chỉnh lại sau đó. Nếu có ý định chụp dưới nguồn sáng lạ, chụp ảnh dưới nước hay giảm nhiễu do màu sắc thì chúng ta mới nên dùng loại kính lọc màu.

Ngoài ra, kính lọc màu còn có thể được dùng với chức năng tương tự như kính lọc GND khi có thể chỉ áp dụng màu cho một vùng trên ảnh, vùng còn lại để ánh sáng tự nhiên. Những kính lọc màu dạng này có thể thay thế được màu sắc và thường có giá khá cao.

Kính lọc tạo hiệu ứng sao

Screen%20Shot%202011-09-21%20at%206.00.25%20PM.png

Khi xem TV, bạn có thường thấy những cảnh quay sân khấu, ánh đèn hay ánh nến thường có nhiều vệt lóe rất dài, hướng ra nhiều phía? Đó chính là do kính lọc sao đấy. Kính lọc sao sẽ giúp tạo hiệu ứng lung linh cho bức ảnh mà không đòi hỏi người chụp phải khép khẩu độ quá nhỏ. Một số kính lọc sao còn có thể xoay được để chúng ta tự điều chỉnh hướng lóe cho tia sáng.

Kính lọc macro/close-up

Nếu không có trong tay một ống kính chụp macro chuyên dụng, chúng ta vẫn có thể dùng một kính lọc với chức năng tương tự: phóng đại ảnh. Tất nhiên, kính lọc macro/close-up không thể cho chất lượng tốt như một ống kính macro, nhưng các này tương đối hữu dụng khi bạn không muốn chi tiền mua một ống kính mới hoặc ống kính hiện tại cho chất lượng ảnh rất tốt. Kính lọc macro/close-up được phân biệt bởi độ diop, trải dài từ +1 cho đến +10. Chỉ số diop càng cao thì độ phóng đại của vật thể càng lớn. Những kính lọc dạng này thường có mặt kính hơi cong một chút. Người dùng có thể tìm được những kính lọc macro/close-up bán theo bộ gồm có 3, 5 hay 7 kính lọc có độ diop khác nhau để tiện thay thế khi sử dụng.

232176_a.jpg

Sự thay đổi hình ảnh tương đương với độ diop của kính lọc close-up

Những vấn đề với kính lọc

685aea0c0ebf.jpg

Kính lọc chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết bởi vì đó thật chất là một mảnh kính gắn thêm vào ống kính của chúng ta, do đó ít nhiều làm giảm đi chất lượng ảnh, chẳng hạn như làm xuất hiện độ sai màu, giảm độ tương phản một phần hay toàn bộ bức ảnh, hiện tượng bóng ma (do kính lọc bị bẩn) hay chói do sự phản chiếu bên trong hệ thấu kính của kính lọc. Hiện tượng viền đen cũng có thể xuất hiện nếu kính lọc chắn đường đi của ánh sáng vào ống kính. Trong trường hợp cụ thể thì đó là khi ta gắn một kính lọc phân cực bên trên một kính UV trong khi dùng ống góc rộng. Càng gắn nhiều kính lọc lên ống kính thì càng có nhiều hiệu ứng xảy ra, và chắc chắn chất lượng giảm theo tỉ lệ thuận.

nguồn: tinhte.vn
 

xenolala

Well-Known Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Kinh nghiệm chụp ngoại cảnh với hắt sáng

Chúng ta vẫn biết thể loại yêu thích của các tay máy nghiệp dư mới chơi dSLR vẫn là chân dung ngoài trời. Thường thì ban đầu, hầu hết đều rất hứng khởi chụp cho đã tay mà không để ý nhiều tới ánh sáng có phù hợp không; mà đó mới là vấn đề chính. Hình chụp nếu không chăm chút về ánh sáng, hướng sáng … trông rất lỳ, khó gây được ấn tượng.


Sử dụng ánh sáng tốt sẽ giúp:

- Khuôn mặt sáng một cách tự nhiên, ánh sáng có hướng chứ không bị bẹt.
- Các đường viền cơ thể nổi bật trên nền hậu cảnh sẫm, nhất là mái tóc, thường hay gọi là lên ven (edge light)
- Mắt có điểm bắt sáng (catch light) tạo cảm giác mắt tròn, long lanh và ướt

201164103244-image001.jpg

Hắt sáng ở vị trí 10h cho bóng đổ và điểm sáng trong mắt tự nhiên

Bài viết này tập trung vào việc sử dụng tấm phản quang (hắt sáng), một giải pháp rẻ tiền mà hiệu quả. Đây là một trong những biện pháp khá lý thú trong cuộc chơi ánh sáng. Ngoài ánh sáng tự nhiên, một cách khác là dùng đèn rời (strobist) giúp chủ động hơn, nhưng là giải pháp tốn kém và đòi hỏi am hiểu kỹ thuật, sẽ bàn trong một bài khác. Nhược điểm của việc sử dụng tấm phản quang là phải có người cầm, dĩ nhiên đi theo nhóm thì đây không phải vấn đề lớn, mà nếu có tiền mua thêm chân chuyên đỡ hắt sáng thì cũng khá chuyên nghiệp rồi.

Để có hiệu quả ven tốt và tránh nheo mắt khi bị mặt trời chiếu thẳng, ta thường xếp mẫu xoay lưng về phía ánh sáng, và như vậy khuôn mặt sẽ bị tối tương đối. Nhiệm vụ của tấm phản quang là bù sáng cho phần sấp bóng.

Hướng hắt sáng:

Nếu chỉ để làm sáng khuôn mặt thì hắt từ hướng nào cũng được, tuy nhiên để giả lập nguồn sáng tự nhiên tốt nhất thì hắt sáng nên chếch từ trên cao xuống một góc khoảng 45 độ, sao cho tạo ra điểm sáng trong mắt ở vị trí 10h hoặc 2h. Hướng sáng quá mạnh từ dưới lên sẽ gây cảm giác bất thường, trừ khi ý đồ của người chụp muốn đem lại một sự kịch tính nào đó. Thực tế chúng ta hay bắt gặp các nhóm chụp, kể cả chụp hình cưới rất hay hắt từ dưới lên, đơn giản vì làm vậy đỡ mỏi tay. Nguồn sáng đã bị lệch thì hậu kỳ cũng khó cứu vãn.

201164103244-image002.jpg

Hắt sáng từ dưới lên hơi mạnh do người cầm hắt sáng không thể đứng cao hơn mẫu, đổ bóng không tự nhiên tuy cũng có thể gây ấn tượng.

201164103244-image003.jpg
201164103244-image004.jpg

Không hắt sáng, và hắt sáng hơi mạnh quá gây dư sáng ở gò má.

Vậy khi nào hắt từ dưới lên: nếu cần chụp xuôi sáng, nắng khá gắt, bóng đổ cứng, có sự chênh khá gắt giữa khu vực được chiếu sáng và khu vực bóng đổ, lúc này cần lưu ý hắt sáng theo phía ngược lại (đối diện từ dưới lên) để bù sáng vào phần tối. Ngoài ra khi có nhiều hơn một hắt sáng, thì 1 chiếc sẽ có nhiệm vụ tạo nguồn sáng chính từ trên xuống và 1 phản quang phụ từ dưới lên để phủ (fill) nhẹ một chút bóng ở cằm và khu vực khuất.

201164103244-image005.jpg

nắng ở vị trí 10h, hắt sáng để ở vị trí 5h để bù khoảng tối dưới cằm

201164103244-image006.jpg

Hắt sáng tốt tạo chấm sáng trong mắt ở vị trí tự nhiên.

Cường độ sáng:

Tùy nhu cầu mạnh yếu mà ta có thể để tấm hắt sáng gần hoặc xa mẫu, nếu trời u ám nên để rất gần (cách khoảng trên dưới 1m). Điều này không chỉ giúp mặt sáng hơn mà còn giúp tạo catch light trong mắt, đừng nghĩ trời không nắng là không cần hắt sáng.
Nếu trời nắng quá, có thể lợi dụng bóng cây để che bớt 1 phần ánh sáng rơi vào tấm phản quang, hoặc chấp nhận lùi ra xa mẫu, thậm chí có thể tới 7-10m.

201164103244-image007.jpg

Trời nắng khá mạnh, hắt sáng đứng xa khoảng 7-10m

Tính chất sáng:

Nắng vàng đương nhiên sẽ dùng mặt phản quang màu trắng, khi bầu trời rất xanh, hoặc cần hắt sáng vào tóc cho ánh kim thì sử dụng màu vàng.
Nếu không có tấm phản quang thì cũng có thể Tận dụng “địa hình địa vật” như nền hoặc 1 bức tường sáng, thậm chí là 1 cuốn sách để làm rạng rỡ khuôn mặt mẫu.

201164103244-image008.jpg

Hắt sáng tự nhiên bằng trang sách trắng

Mua tấm phản quang:

Có nhiều loại hắt sáng tròn, tam giác, vuông với các kích thước to nhỏ nhưng phổ thông tại việt nam là loại 2 mặt vàng trắng và loại nhiều lớp. Với nhu cầu phổ thông thì tấm hắt sáng tròn hai mặt là đủ và sử dụng thuận tiện.

201164103244-image009.jpg

Giá trị gia tăng của tấm phản quang

Chỉ cần chưa tới 200 ngàn cho một tấm phản quang và sự hỗ trợ nhau trong khi chụp là cả nhóm offline đều có thể “vẽ bằng ánh sáng” như những người chuyên nghiệp.

 

Antishock

Member
Ðề: Phòng kỹ thuật HD Nha Trang

Sony thu hồi tivi LCD trên toàn cầu

Tập đoàn Sony vừa thông báo sẽ thu hồi 1,6 triệu tivi LCD nhãn hiệu Bravia trên toàn thế giới do một lỗi kỹ thuật gây ra tình trạng tăng nhiệt khiến tivi bốc khói và một số linh kiện nóng chảy.
Theo BBC, sản phẩm của Sony trong diện thu hồi là tivi 40 inch thuộc các dòng Bravia KDL-40D3400, KDL-40D3500, KDL-40D3550, KDL-40D3660, KDL-40V3000, KDL-40W3000, KDL-40X3000, KDL-40X3500. Những sản phẩm trên được sản xuất trong giai đoạn 2007-2008, chủ yếu bán tại châu Âu và Mỹ nhưng cũng được tung ra thị trường Nhật Bản và một số nước khác. Sony cho biết đã nhận được 11 đơn khiếu nại về sự cố này tại Nhật Bản.

Trang tin về công nghệ What hifi dẫn lời một đại diện của Sony cho hay khách hàng có thể mang tivi đến trung tâm bảo hành của tập đoàn để kiểm tra và nếu cần thiết sẽ được sửa chữa miễn phí. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không được hoàn lại tiền hay đổi tivi mới.

Hôm 13.10, Công ty Sony Việt Nam chính thức thông báo về việc kiểm tra tivi LCD Bravia KLV-40W300A và KLV-40X300A đến người tiêu dùng.

Thông báo ghi rõ: “Theo báo cáo từ Nhật Bản, trong vài trường hợp hiếm gặp, một bộ phận linh kiện nhỏ bên trong tivi LCD Bravia 40'' thuộc hai model KLV-40W300A và KLV-40X300A có thể bị lỗi và tăng nhiệt hơn bình thường, gây nóng bên trong tivi và có thể làm chảy một phần nhỏ trên vỏ mặt sau của tivi... Nếu người dùng đang sở hữu tivi LCD Bravia model KLV-40W300A hay KLV-40X300A, vui lòng gọi đến đường dây nóng 1800 588 885 hoặc 1900 561 561 hoặc Trung tâm bảo hành Sony gần nhất để yêu cầu kiểm tra. Khi nhận được yêu cầu, nhân viên kỹ thuật của Sony sẽ đến kiểm tra tivi và thay thế miễn phí linh kiện nếu phát hiện linh kiện này bị lỗi. Nếu người dùng đang sở hữu tivi thuộc hai model này và nhận thấy dấu hiệu bất thường từ tivi (ví dụ: tiếng động lạ, mùi khét hoặc khói), hãy lập tức tắt tivi, rút điện nguồn, ngừng sử dụng thiết bị và liên lạc ngay với chúng tôi”.

Đại diện của Sony Việt Nam cho biết hiện vẫn chưa có trường hợp phát hiện sản phẩm nào bị lỗi xảy ra tại Việt Nam. Tính đến nay, số lượng 2 model tivi nói trên được bán ra tại thị trường Việt Nam là 1.635 sản phẩm (tivi LCD KLV-40W300A) và 112 sản phẩm (tivi LCD KLV-40X300A).

Lê Loan - M.Phương ( Thanhnien.com.vn)
 
Bên trên