DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

magic_ho

Banned
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Django.Unchained.2012.720p.BluRay.x264-SPARKS đã tung HD rồi.
 

vuong92

Active Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

phim này chắc là phim "tình cảm" nhất trong các phim của Quentin :)) vai của Leo tốt thế mà ko đc đề cử nào. vai của Waltz thì ấn tượng rồi, nhưng Dr King Shultz gần như là vai chính luôn, thế mà đẩy anh Waltz xuống giật giải vai phụ :))
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Em thấy lẽ ra năm nay nên đề cử cho Leo mới đúng. C.Waltz chưa chắc đã đã "ăn" được Leo trong phim này đâu.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

So sánh vai trò của 3 nhân vật King Shultz, Calvin Candie và Django

Daniel thì thấy rằng đề cử Oscar vai phụ cho King Shultz là chính xác. Đất diễn của Waltz nhiều hơn hẳn Leo, động cơ, tính cách của Waltz do đó thể hiện rõ nét hơn. Chỉ tách riêng chương tại điền trang của Leo để so sánh cho đều, thì diễn biến tâm lý (và kéo theo là diễn xuất) của Waltz cũng phức tạp hơn. Leo sau Shutter Island và Inception đã thoát ra khỏi bóng dáng cậu bé trẻ thơ trong Titanic, thì trong Django nhiều lúc bỗng thấy thấp thoáng trở lại hình bóng này; mặc dù vẫn có những giây phút xuất thần, như lúc quát lên đập búa xuống bàn để lật bài âm mưu của King Shultz.

Thế nhưng không thể đề cử Oscar vai chính cho Waltz, vì chủ thể, chủ đề, tư tưởng của phim đều tập trung vào nhân vật Django. Bản thân Fox cũng diễn cực kỳ xuất sắc. Daniel rất ấn tượng khi bàn tay anh xòe ra nắm lấy sợi roi gân bò mà quất lấy quất để lên người tên cai đồn điền. Kể cả cái tư thế động tác của Fox trong lúc đó cũng thể hiện sự bùng nổ nội tâm ghê gớm. Ống kính máy quay lúc đó cũng chọn khung hình có vẻ là tối ưu để thể hiện sự phát tiết căm hờn này. Daniel không nghĩ là sẽ có cách quay nào tốt hơn trong cảnh đó.

Phim này dù đã xem lại lần thứ hai, vốn là chuyện rất hiếm với riêng Daniel, nhưng phải nói là không thể rời mắt khỏi màn hình. Quentin quả là một quái kiệt trong số các đạo diễn Hollywood.

1. So sánh vai trò của 3 nhân vật King Shultz, Calvin Candie và Django
2. Đánh giá nhân vật King Shultz và ba cấp ẩn dụ về lòng trung thành
3. Chữ duyên và hai lớp chuyển biến trong suy nghĩ của King Shultz (khi bảo trợ cho Django và khi bại lộ trước Calvin Candie)
4. So sánh bản lĩnh kiềm chế giữa King Shultz và Calvin Candie
5. Thử lý giải tại sao Quentin giành được Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Thì rõ ràng Leo trong phim này có "thấy thấp thoáng trở lại hình bóng" của 1 cậu bé rồi, và em nghĩ đó là 1 tính cách nhân vật mà kịch bản cố tình xây dựng, hoàn toàn độc lập chứ không phải Leo diễn 1 cách thụ động "vô thức" đâu. Các chi tiết về nhân thân như sở hữu thừa kế, cách nói chuyện với tay quản gia (S.Jackson), cách nói chuyện và âu yếm với bà chị ... đều là những chi tiết để xây dựng nên cá tính đó.

Em thấy King Shultz sụp đổ 1 cách quá nhanh chóng khi ngồi trên bàn tiệc, chưa nói đến việc ông cũng quá nhanh chóng khi nhận lời giúp Django. Nếu nói đến sự "thấp thoáng" thì em lại thấy Waltz trong phim này thấp thoáng nhiều hình bóng của Waltz trong I.Basterds, mà theo chiều hướng đi xuống.

Nhưng nói vậy chứ em thấy phim này cả 4 người đều diễn như vậy là quá hay.Giải trao cho ai trong phim này em cũng thích hết, chỉ là thích hơn hay không hơn 1 chút xíu thôi. Riêng cá nhân em, em bầu cho phim này là phim hay nhất mùa Oscar vừa rồi.
 

heardless

Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Waltz Oscar là xứng đáng rồi,diễn hay nhất phim luôn,tui thích vai này của ông còn hơn cả vai Lada,nếu tựa phim ko phải là DJANGO UNCHAINED thì tui dám chắc rất nhiều người lầm tưởng vai Waltz mới là nhân vật 9 của phim.9 vì thế nên gần cuối phim đạo diễn mới phải xử lí cho Waltz "đi" để DJANGO có cơ hội lấy lại vị trí trung tâm trong câu chuyện.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Em thấy King Shultz sụp đổ 1 cách quá nhanh chóng khi ngồi trên bàn tiệc, chưa nói đến việc ông cũng quá nhanh chóng khi nhận lời giúp Django.

Đánh giá nhân vật King Shultz và ba cấp ẩn dụ về lòng trung thành

Thật tình là nhân vật King Shultz lại làm Daniel liên tưởng đến Gia Cát Lượng, kiểu như từ lúc bước ra khỏi lều cỏ là đã biết trước kết cục của mình rồi. Cái suy sụp của King Shultz thì Daniel lại hiểu như là cách của bậc cao thủ chơi cờ, biết rõ tử huyệt của mình, nên đối phương đi một quân vào đó thì buông cờ ngay vì đã vào thế. Đã từng chinh chiến lâu dài, King Shultz có lẽ đã biết trước tử thần đang đợi Django ở ngưỡng cửa của điền trang Calvin Candie. Thế nhưng vì không nỡ nhìn thấy con thiêu thân mà mình vừa cứu ra lại đâm đầu vào chỗ chết, King Shultz muốn thử cãi mệnh trời. Việc King Shultz muốn giúp Django, nó giống như là khi bạn ươm lên một hạt mầm của những giá trị và đạo lý mà bạn tin tưởng, bạn muốn nhìn thấy hạt mầm ấy không bị chết yểu, mà phải vươn cao lên đón ánh mặt trời. Bên trong cách sống thực dụng của King Shultz, là một con người khác, có trái tim nhân ái và một niềm tin vào chủ nghĩa nhân đạo giữa người và người.

Sự sụp đổ của King Shultz còn là sự sụp đổ ngay từ trong nội tâm, khi ông quay đi đâu cũng phải ghìm cơn mửa, trước sự bất nhân đầy bệnh hoạn của "một bộ phận không nhỏ" những người da trắng, đối xử với những đồng loại da đen như súc vật, mà đỉnh điểm là thái độ phân biệt chủng tộc của Calvin Candie khi đem bộ não người quản gia ra phân tích. Nếu như có vết hằn trên cái sọ người ấy, thì điểm ẩn dụ ở đây chính là vết hằn trong đầu của những kẻ như Calvin Candie, không cần phải mổ sọ ra vẫn thấy rõ. Chính sự ghê tởm đó đã đánh gục King Shultz hoàn toàn, hay nói cách khác là nhân phẩm của ông không cho phép ông bắt tay với Calvin Candie, đó là sự xúc phạm hơn cả tính mạng.

Dù Quentin không nói ra nhưng có lẽ ta ngầm hiểu rằng, ngay cả khi King Shultz chấp nhận bắt tay với Calvin Candie, bộ ba của họ cũng không thể nào an toàn bước ra khỏi điền trang của Calvin Candie. Khi mà trong bộ não của hắn, đã hằn sâu quan niệm về một "chủng tộc cao quý da trắng". Đối với hắn, sự bước ra an toàn của ba con người đó, cũng chính là một sự xúc phạm không thể tha thứ.

Điều mỉa mai ở đây, chính là chi tiết hộp sọ có vết hằn trung thành, mà minh họa rõ nhất chính là người quản gia Samuel Jackson. Không có sự thông minh của ông, kế hoạch của King Shultz có lẽ đã thắng lợi. Do đó ở đây còn có một vết hằn thứ ba, đó là vết hẳn của những tộc người chỉ thích kèn cựa và kéo nhau xuống hố. Những tộc người có vết hằn như vậy khá nhiều, và không chỉ phân bố ở châu Phi.

1. So sánh vai trò của 3 nhân vật King Shultz, Calvin Candie và Django
2. Đánh giá nhân vật King Shultz và ba cấp ẩn dụ về lòng trung thành
3. Chữ duyên và hai lớp chuyển biến trong suy nghĩ của King Shultz (khi bảo trợ cho Django và khi bại lộ trước Calvin Candie)
4. So sánh bản lĩnh kiềm chế giữa King Shultz và Calvin Candie
5. Thử lý giải tại sao Quentin giành được Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Ý nghĩa của các hành động của King Shultz thì em hoàn toàn nhất trí rồi, bác phân tích quá hay. Cái em muốn nói là việc diễn tiến từ việc "săn người" của King Shultz sang việc giúp Django, tức là có chi tiết nào đủ lực để ông thay đổi nhận thức trong mình được thể hiện rõ ràng ở trong phim không ? Trước đó không hề có chi tiết nào chứng tỏ King Shultz là người muốn "ươm lên một hạt mầm của những giá trị và đạo lý" cả.

Sự sụp đổ của King Shultz cũng vậy, xét trong tâm lí của "kẻ sát nhân" cũng khá là máu lạnh, em vẫn không nghĩ Shultz sụp đổ nhanh thế được (chủ yếu là đoạn trên bàn tiệc). Nếu ông thực sự cảm nhận được cái chết gần kề, có lẽ ông cũng không nhất thiết phải sụp đổ, mà chỉ đơn giản là tìm 1 thời cơ rất thuận lợi nào đó để cùng Django hạ sát lũ dã man đó. Tất nhiên là đoạn nghe Beethoven đến lúc khử C.Candie thì rất hay, lúc đó là lúc em kết diễn xuất của C.Waltz nhất.

Về vết hằn thứ 3 thì có lẽ ở đâu cũng có, em nghĩ nó chưa chắc đã là vấn đề của chủng tộc, mà là vấn đề của các cá nhân, thậm chí đôi khi cả ở chính mỗi người chúng ta ấy chứ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Ý nghĩa của các hành động của King Shultz thì em hoàn toàn nhất trí rồi, bác phân tích quá hay. Cái em muốn nói là việc diễn tiến từ việc "săn người" của King Shultz sang việc giúp Django, tức là có chi tiết nào đủ lực để ông thay đổi trong nhận thức trong ông được thể hiện rõ ràng ở trong phim không ? Trước đó không hề có chi tiết nào chứng tỏ King Shultz là người muốn "ươm lên một hạt mầm của những giá trị và đạo lý" cả.

Sự sụp đổ của King Shultz cũng vậy, xét trong tâm lí của "kẻ sát nhân" cũng khá là máu lạnh, em vẫn không nghĩ Shultz sụp đổ nhanh thế được (chủ yếu là đoạn trên bàn tiệc). Nếu ông thực sự cảm nhận được cái chết gần kề, có lẽ ông cũng không nhất thiết phải sụp đổ, mà chỉ đơn giản là tìm 1 thời cơ rất thuận lợi nào đó để cùng Django hạ sát lũ dã man đó. Tất nhiên là đoạn nghe Beethoven đến lúc khử C.Candie thì rất hay, lúc đó là lúc em kết diễn xuất của C.Waltz nhất.

Về vết hằn thứ 3 thì có lẽ ở đâu cũng có, em nghĩ nó chưa chắc đã là vấn đề của chủng tộc, mà là vấn đề của các cá nhân, thậm chí đôi khi cả ở chính mỗi người chúng ta ấy chứ.

Chữ duyên và hai lớp chuyển biến trong suy nghĩ của King Shultz

Daniel xin thử lý giải theo cách hiểu của mình.

Trong đạo nhà Phật, có một chữ duyên. Việc King Shultz gặp Django rõ là một chữ duyên. Nguyên phó Tổng GĐ VTV, ông Tuấn mở ra chương trình cơm có thịt ở vùng Tây Bắc, cũng là một chữ duyên khi ông tình cờ biết ra hoàn cảnh khốn khó của các em ở đó. Cũng như khi bạn đến thăm một trại trẻ mồ côi, biết qua số phận từng em nhỏ, bạn sẽ muốn quay lại lần sau, để giúp nó, để an ủi nó, và để dõi theo số phận của nó. Dù rằng, những đứa trẻ như vậy bạn vẫn gặp mỗi ngày trên phố. Nhưng những đứa trẻ có duyên với bạn, nó sẽ được bạn cư xử "bình đẳng" hơn những đứa trẻ khác.

Sau khi cứu Django, King Shultz càng thú vị hơn khi phát hiện ra phẩm chất của cậu ta. Đến mức mà chính Calvin Candie cũng ngạc nhiên với Django và cho rằng đây là tên da đen kiệt liệt khó tìm trong vạn người. Sự trùng hợp thứ ba là khi King Shultz biết Django có người vợ biết nói tiếng Đức, hơn thế nữa lại có cái tên là Broomhilda, cái tên một nàng công chúa trong truyện cổ tích thân thuộc mà mọi người Đức đều biết. Điều này rõ ràng đụng chạm đến tâm can của King Shultz. Cái vẻ mà Django ngồi lại chăm chú hào hứng nghe King Shultz kể câu chuyện cổ tích, như là một đứa trẻ ngóng chờ cái kết happy ending, cũng chính là khát vọng yêu thương thẳm sâu trong lòng anh có thể thoát khỏi gông xiềng, giải cứu cho người tình yêu dấu, cũng sẽ có một happy ending như vậy. Để rồi khi King Shultz cho rằng, vị hoàng tử sẽ cứu thoát Broomhilda chính là Django đang ngồi trước mặt ông. Daniel tin rằng đây là giây phút bản lề đưa King Shultz vào chỗ chết, khi ông quyết định giúp cho Django. Thật khó để lý giải mà chỉ có thể suy diễn rằng, thời điểm đó King Shultz thấu hiểu, ngoại trừ màu da thì trái tim thấm đẫm tấm chân tình quyết tử của Django, không khác gì trái tim của ông hay của mọi người da trắng có lương tri. Nói như Giáo hoàng Francis khi giải thích tại sao ông rửa chân cho các nữ tù phạm vị thành niên ngày hôm qua: "những gì từ trái tim đều không có lời giải thích".

Còn về sự sụp đổ của King Shultz, chính ra thì ông cũng đã cố vớt vát, bằng cách chấp nhận trả ngay 12000 USD, và đợi làm giấy tờ xong xuôi. Chúng ta có thể thấy ông đã phải chịu đựng sự khiêu khích ghê gớm của một người có lương tri khi nhìn thấy những thứ đạo đức giả đang diễn ra, khi phải nghe nhạc Beethoven trong dinh thực của tên đồ tể khát máu, khi nhớ lại cái tên hiệp sĩ d'Artagnan lại được đặt cho một người da đen mà đã bị chó xé xác, trong khi chính tác giả của nó, Alexandre Dumas, cũng là một người da đen (lai). Vậy nên sự sụp đổ của King Shultz không phải do ông kém bản lĩnh khi đối phó với các tác nhân bên ngoài, mà chính là sự đấu tranh tư tưởng của ông, thỏa hiệp với cái xấu, hay hy sinh vì lòng tự trọng. Bi kịch ở đây là, lương tri của ông đã thắng.

Về vết hằn thứ ba, tuy rằng ở đâu cũng có, nhưng có nơi có nhiều, nơi có ít. Văn hóa và môi trường tác động vào mỗi cá nhân, và mỗi cá nhân lại ảnh hưởng đến những người khác. Đó là một vòng xoáy tương tác hai chiều để khó mà nói rằng con gà hay quả trứng có trước. Nhưng rõ ràng có những nơi gà và trứng đều rất ngon, còn nơi khác thì gà và trứng khá èo uột và nhiều tật bệnh.

===

Về Alexandre Dumas: Hai trăm năm sau khi sinh ra, nhúm tro tàn của tác giả của Les Trois Mousquetaires (Ba chàng ngự lâm pháo thủ) đã được chuyển vào nghĩa trang dành cho những danh nhân nước Pháp. Người ta gọi đó là sự bù trừ mà nước Pháp dành cho đứa con lai, hậu duệ của một người nô lệ da đen, tuy thành công lúc sinh thời, nhưng phải chịu đựng không biết bao nhiều là dè bĩu, khinh khi vì gốc gác hèn mọn của mình... trích từ Alexandre Dumas đã vào điện Panthéon

1. So sánh vai trò của 3 nhân vật King Shultz, Calvin Candie và Django
2. Đánh giá nhân vật King Shultz và ba cấp ẩn dụ về lòng trung thành
3. Chữ duyên và hai lớp chuyển biến trong suy nghĩ của King Shultz (khi bảo trợ cho Django và khi bại lộ trước Calvin Candie)
4. So sánh bản lĩnh kiềm chế giữa King Shultz và Calvin Candie
5. Thử lý giải tại sao Quentin giành được Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Thật tình là nhân vật King Shultz lại làm Daniel liên tưởng đến Gia Cát Lượng, kiểu như từ lúc bước ra khỏi lều cỏ là đã biết trước kết cục của mình rồi.

Tui lại thấy King Shultz giống Chu Du hơn là Gia Cát Lượng xét ở khía cạnh tâm lý. Calvin Candie chỉ có duy nhất 1 cảnh nóng giận là khi nghe lão quản gia vạch trần âm mưu trong phòng riêng, nhưng đó là nóng giận trước mặt quân mình và trong phòng riêng kín đáo. Còn Calvin Candie khi ở ngoài, khi đối mặt với King Shultz lúc nào cũng giữ được vẻ bình tĩnh điềm đạc. Còn King Shultz thì sao?

Giai đoạn trước khi đến trang trại thì luôn điềm tĩnh, phớt đời, ngạo nghễ, giết người 1 cách lạnh lùng tự tin (nhất là đoạn trong quán bar chuẩn bị giết cảnh sát trưởng và đoạn nằm trên đồi khi Django do dự không bắn). Thế mà tới lúc ở trang trại lại không dám nhìn người da đen bị chó xé xác (diễn quá kém trong vở kịch mình đang dựng). Chính hành vi đó đã bị Calvin Candie bắt gặp được; và tui nghĩ đó là cơ sở mà sau này khi Calvin Candie phát hiện ra "vở kịch" thì đã quyết định chơi 1 loạt trò chơi tâm lí với King Shultz như trò diễn thuyết về hộp sọ, trò cho người hầu chơi nhạc Beethoven (chơi bài của 1 nhà soạn nhạc người Đức mới đau) rồi trò “nhập gia tùy tục”. Rốt cuộc khiến King Shultz điên tiết lên phải ra tay động thủ trước. Calvin Candie chỉ là không ngờ King Shulzt có giấu 1 khẩu súng nhỏ trong áo nên trở tay không kịp. Chứ xét về tâm lí chiến thì rõ ràng King Shulzt đã thua Calvin Candie rồi như Chu Du đã phải tức hộc máu trước Gia Cát Lượng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Tui lại thấy King Shultz giống Chu Du hơn là Gia Cát Lượng xét ở khía cạnh tâm lý. Calvin Candie chỉ có duy nhất 1 cảnh nóng giận là khi nghe lão quản gia vạch trần âm mưu trong phòng riêng, nhưng đó là nóng giận trước mặt quân mình và trong phòng riêng kín đáo. Còn Calvin Candie khi ở ngoài, khi đối mặt với King Shultz lúc nào cũng giữ được vẻ bình tĩnh điềm đạc. Còn King Shultz thì sao?

Giai đoạn trước khi đến trang trại thì luôn điềm tĩnh, phớt đời, ngạo nghễ, giết người 1 cách lạnh lùng tự tin (nhất là đoạn trong quán bar chuẩn bị giết cảnh sát trưởng và đoạn nằm trên đồi khi Django do dự không bắn). Thế mà tới lúc ở trang trại lại không dám nhìn người da đen bị chó xé xác (diễn quá kém trong vở kịch mình đang dựng). Chính hành vi đó đã bị Calvin Candie bắt gặp được; và tui nghĩ đó là cơ sở mà sau này khi Calvin Candie phát hiện ra "vở kịch" thì đã quyết định chơi 1 loạt trò chơi tâm lí với King Shultz như trò diễn thuyết về hộp sọ, trò cho người hầu chơi nhạc Beethoven (chơi bài của 1 nhà soạn nhạc người Đức mới đau) rồi trò “nhập gia tùy tục”. Rốt cuộc khiến King Shultz điên tiết lên phải ra tay động thủ trước. Calvin Candie chỉ là không ngờ King Shulzt có giấu 1 khẩu súng nhỏ trong áo nên trở tay không kịp. Chứ xét về tâm lí chiến thì rõ ràng King Shulzt đã thua Calvin Candie như Chu Du đã phải tức hộc máu trước Gia Cát Lượng rồi.

So sánh bản lĩnh kiềm chế giữa King Shultz và Calvin Candie

Nếu vấn đề chỉ là đấu súng để cứu mỹ nhân thì King Shultz không mất bình tĩnh vậy đâu. Ngay từ trước khi vào điền trang, King Shultz đã phân tích cho Django thấy tại sao phải đóng kịch, để có được giấy bán nô lệ hợp pháp.

Còn thái độ của King Shultz khi nhìn người da đen bị chó xé xác, theo Daniel là có sự tính toán của đạo diễn cả. Nếu cho ông bình tĩnh lạnh lùng, thì nó mâu thuẫn với những diễn biến sau đó. Nếu cho ông chỉ lén biểu lộ, thì cũng phải để cho Calvin Candie thấy, vì như vậy thì sau này Samuel Jackson mới thuyết phục được Calvin Candie về âm mưu của King Shultz.

Còn về sự điềm tĩnh, thì đây chính là sân nhà của Calvin Candie, hai vị khách như cóc chết nằm trên đĩa, muốn xử lúc nào thì xử, anh ta chỉ hơi mất mặt ở chỗ bị lừa thôi, chứ có gì thách thức lắm đâu.

Trong khi đó thì King Shultz biết rằng kế hoạch lần này rất khó, và như Daniel đã thử lý giải bên trên, nguyên nhân của sự mất bình tĩnh chủ yếu đến từ đấu tranh nội tâm của King Shultz. Nghĩa là, như cảnh xem người bị chó xé, không phải vì King Shultz không đủ gan nhìn cảnh ấy, mà vì ông thấy tởm lợm bởi những kẻ đối xử với đồng loại còn thua cả súc vật đối xử với nhau. Nói như tâm sự của nàng Kiều, càng cao tự trọng càng đau đớn nhiều!

1. So sánh vai trò của 3 nhân vật King Shultz, Calvin Candie và Django
2. Đánh giá nhân vật King Shultz và ba cấp ẩn dụ về lòng trung thành
3. Chữ duyên và hai lớp chuyển biến trong suy nghĩ của King Shultz (khi bảo trợ cho Django và khi bại lộ trước Calvin Candie)
4. So sánh bản lĩnh kiềm chế giữa King Shultz và Calvin Candie
5. Thử lý giải tại sao Quentin giành được Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Như bác đã phân tích Calvin Candie rất khinh rẻ người da đen nên việc bị qua mặt ngay trên lãnh địa của mình mà nhất là trong đó có Django tham gia thì đó là 1 sự sỉ nhục ghê gớm với Calvin Candie chứ không đơn giản là mất mặt bình thường. Nếu là 1 người nóng giận thì đã cho thuộc hạ xử đẹp luôn 2 người kia rồi chứ không rảnh rỗi mà làm 1 bài diễn thuyết về hộp sọ thế đâu.

Còn King Shultz, đã biết là đang đá sân khách thì ráng mà diễn cho tới. Để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến đại cuộc thì không xứng. Django là người da đen nhưng diễn còn tốt hơn, dám nhìn cảnh đó. Chẳng lẽ Django không thấy tởm lợm, không có tự trọng?
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Công nhận những góc nhìn của bác Daniel rất hay với những triết lí sâu sắc. Like không thì không đủ, nên phải viết ra thế này. Thanks bác.
 

xoehoa

Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Em đã xem xong bộ phim và đọc hết comment của mọi người. :D . Các bác nhận xét phim tuyệt với lắm.Nhưng có 1 chi tiết e vẫn không hiểu đc, lúc bác sĩ King Shultz xử xong Calvin Candie, ông ấy vẫn có thời gian quay lại và nói câu : "Xin lỗi, tôi không thể cưỡng được" và bị bắn.Em nghĩ với tài năng của King Shultz thì thừa sức giết luôn tên cầm súng đằng sau chứ ( hay do nhanh quá trở tay không kịp ) còn nếu đạo diễn muốn King Shultz chết thì nên chết trong 1 cảnh phim khác, li kì hơn, chứ cảnh chết của King nhạt quá, e không công tâm. :(
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Như bác đã phân tích Calvin Candie rất khinh rẻ người da đen nên việc bị qua mặt ngay trên lãnh địa của mình mà nhất là trong đó có Django tham gia thì đó là 1 sự sỉ nhục ghê gớm với Calvin Candie chứ không đơn giản là mất mặt bình thường. Nếu là 1 người nóng giận thì đã cho thuộc hạ xử đẹp luôn 2 người kia rồi chứ không rảnh rỗi mà làm 1 bài diễn thuyết về hộp sọ thế đâu.

Còn King Shultz, đã biết là đang đá sân khách thì ráng mà diễn cho tới. Để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng đến đại cuộc thì không xứng. Django là người da đen nhưng diễn còn tốt hơn, dám nhìn cảnh đó. Chẳng lẽ Django không thấy tởm lợm, không có tự trọng?

Thử lý giải tại sao Quentin giành được Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất

Calvin Candie từng cười King Shultz k dám nhìn cảnh chó ăn thịt người. Còn ở cảnh xếp phòng cho Django vào nghỉ trong Nhà Lớn, Cũng chính Calvin Candie bình tỉnh như không trong khi người quản gia Stephen thì phản ứng giận dữ ra mặt, bất chấp quan hệ chủ tớ, cho thấy Calvin Candie không phải là kẻ nóng tính cục súc. Việc bị qua mặt có thể nói chủ yếu là do Calvin Candie quá tự tin, quá chủ quan vì sự tự tin ấy. Thế nên việc Calvin Candie có thể kiềm chế không phải là một thách thức quá lớn. Hơn nữa con cọp bắt được mồi, chẳng con nào vội ăn ngay, thì toàn bộ sự kiềm chế của Calvin Candie cho đến khi lật bài, chỉ là động thái vờn mồi của hắn. Cũng như khi bạn uống một ly rượu ngon, người không quen sẽ ực một phát, người sành điệu sẽ từ tốn thưởng thức đủ các giác quan. Calvin Candie trong phương diện này, là một con cọp rất sành điệu.

Về King Shultz, như Daniel đã đề cập, thái độ trước đàn chó là một lựa chọn có cân nhắc của đạo diễn. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là, bất kể thái độ của King Shultz thế nào, thì nguyên nhân chính để bại lộ kế hoạch, không phải lỗi ở King Shultz. Mà nguyên nhân đến từ sự đầu mày cuối mắt của đôi vợ chồng quá hạnh phúc khi thấy rằng họ sắp được chạm ngõ tự do. Điều đó k qua mắt được, trước tiên là người chị góa của Calvin Candie. Tất nhiên người quản gia Stephen là một kẻ quá lọc lõi, nên chỉ cần một câu nói của nữ chủ nhân, ông ta đã kết nối lại mọi tình tiết, kể cả tình tiết khi Django đứng nhìn người ta kéo vợ mình ra khỏi Hộp Nóng. Tuy nhiên tưởng cũng cần nhấn mạnh lại là, trong đầu Stephen không hề có tình tiết tránh nhìn đàn chó của King Shultz, vì khi ấy ông ta không có mặt. tình tiết này chỉ có giá trị giúp Calvin Candie kiểm chứng sự phát hiện của Stephen. Như Daniel đã dẫn, tình tiết cài cắm này cho thấy kịch bản của Quentin rất chặt chẽ, và nếu nó cho thấy King Shultz không đóng tròn vai so với Django, thì đây là bài toán trade off mà đạo diễn phải giải, và Daniel tán thành cách giải này của Quentin.

Về Django, tại sao có bản lĩnh hơn King Shultz trong phân đoạn cưỡi ngựa đi gặp d'Artagnan, thì trong chuyện phim cũng có giải thích bằng tình huống King Shultz nhảy xuống khỏi xe ngựa kéo, khi thấy Django gây sự với tay chân của Calvin Candie, và bảo Django rằng phải biết kiềm chế. Thế nhưng Django trả lời rằng, đây không phải vì tôi thiếu kiềm chế, mà vì trong môi trường này, để diễn cho đúng, tôi phải tỏ ra bất nhẫn. Ông cứ yên tâm rằng tôi hiểu môi trường này hơn ông. Rõ ràng là như vậy. Nếu như King Shultz chỉ đơn giản là chứng kiến những tôi ác, thì Django chính là tên nô lệ, là nạn nhân đã lặn ngụp biết bao lần trong đầm lầy tội ác đó từ khi được sinh ra. Điều đó giải thích vì sao Django phải "đóng kịch" đạt hơn King Shultz trong những phân đoạn này. Như chúng ta thấy ở cuối phim, không phải King Shultz mà chính là Django đã làm được những điều phi thường.

(nguyên văn)
- Cậu quên bọn ta ở đây làm gì rồi đấy.
- Ông nghĩ tôi quên hả?
- Phải, đừng có gây sự với Candie nữa! Cậu sẽ làm hỏng nhân vật, và khiến cả hai mất mạng, tôi không có ý định chết ở hạt
Chickasaw, Mississippi, USA này đâu.
- Tôi không gây sự. Tôi khiêu khích hắn thôi.
- Cậu quát tháo mấy tay nô lệ đáng thương này!
- Là tôi nhớ lại người đã bảo tôi giết một kẻ ngay trước mặt con trai hắn, và người đó không hề chớp mắt. Ông vẫn nhớ chứ?
- Tất nhiên tôi nhớ!
- Lúc đó ông đã nói...“Đây là thế giới của tôi...và ở trong thế giới đó, cậu phải học cách tàn nhẫn”. Tôi đang làm vậy đấy. Học cách tàn nhẫn.
- Ừm cậu giải thích hơi dài dòng, nhưng...đại ý đúng đấy. Thôi đến Candyland nói tiếp.


Daniel phân tích như vậy, để reply bác thich_xem_phim là một lẽ, nhưng để chúng ta thấy giải Oscar Original Screenplay - kịch bản gốc xuất sắc dành cho Quentin Tarantino là hoàn toàn có lý do!

Em đã xem xong bộ phim và đọc hết comment của mọi người. :D . Các bác nhận xét phim tuyệt với lắm.Nhưng có 1 chi tiết e vẫn không hiểu đc, lúc bác sĩ King Shultz xử xong Calvin Candie, ông ấy vẫn có thời gian quay lại và nói câu : "Xin lỗi, tôi không thể cưỡng được" và bị bắn.Em nghĩ với tài năng của King Shultz thì thừa sức giết luôn tên cầm súng đằng sau chứ ( hay do nhanh quá trở tay không kịp ) còn nếu đạo diễn muốn King Shultz chết thì nên chết trong 1 cảnh phim khác, li kì hơn, chứ cảnh chết của King nhạt quá, e không công tâm. :(

Theo Daniel hiểu, thì ý ông ấy nói rằng, là một tay chuyên nghiệp, tất nhiên tôi biết cách khác để bảo toàn tính mạng, nhưng còn là một con người, tôi thà chết chứ không chịu nhục, xin lỗi vì đã làm vỡ kế hoạch ở phút cuối.

Việc King Shultz có giết thêm một hai người nữa cũng không giải quyết được vấn đề, như chúng ta thấy dù rất kiên cường thì sau đó Django cũng phải chấp nhận buông súng. Trong khi là một cao thủ lão luyện, King Shultz biết cách buông cờ mà không cần đợi chiếu bí tận mặt, đấy là nét kiêu ngạo của bậc cao thủ.

Đằng nào cũng là chết, Daniel cho rằng thông điệp mà Quentin gửi gắm trong cái chết của King Shultz là xứng đáng, giống như kiểu Nguyễn Du cho Từ Hải chết đứng vậy, đủ gây ấn tượng. Hoặc nó cũng như câu nói của Trần Bình Trọng, ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc. Nếu để cho Trần Bình Trọng chạy trốn đến cùng đường rồi mới nói câu đó thì đâu còn ý nghĩa gì.

1. So sánh vai trò của 3 nhân vật King Shultz, Calvin Candie và Django
2. Đánh giá nhân vật King Shultz và ba cấp ẩn dụ về lòng trung thành
3. Chữ duyên và hai lớp chuyển biến trong suy nghĩ của King Shultz (khi bảo trợ cho Django và khi bại lộ trước Calvin Candie)
4. So sánh bản lĩnh kiềm chế giữa King Shultz và Calvin Candie
5. Thử lý giải tại sao Quentin giành được Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thich_xem_phim

Active Member
Re: Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Tui cũng không phản đối giải Kịch bản gốc xuất sắc dành cho phim này. Chẳng qua thấy bác so sánh với Gia Cát Lượng mà tui xét thấy về bản lĩnh King Shulzt còn kém khá xa nên có vài dòng trao đổi thôi.
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Tui cũng không phản đối giải Kịch bản gốc xuất sắc dành cho phim này. Chẳng qua thấy bác so sánh với Gia Cát Lượng mà tui xét thấy về bản lĩnh King Shulzt còn kém khá xa nên có vài dòng trao đổi thôi.

À Daniel chỉ liên tưởng đến Gia Cát Lượng ở khía cạnh biết là đạo trời không thuận mà vẫn muốn giúp Lưu Bị thôi, chứ k có ý so sánh giữa hai nhân vật này.
 
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Còn 1 chi tiết khá đáng để chú ý mà em thấy bác Daniel chưa đề cập đến : King Shultz là người Đức. Thế nên em mới nói, sự kèn cựa mang tính chủng tộc mà bác nói trên kia chưa hẳn đã chính xác, ít nhất là trong phim này. Bởi nếu không, chẳng lẽ lại có cái ngụ ý liên tưởng tới sự phát triển thái quá của 1 trong những tư tưởng văn minh nhất của nhân loại, gần 1 thế kỷ sau đó, đã trở thành phát xít ? :D

Chi tiết về sự bại lộ của mối quan hệ giữa Django và vợ em thấy cũng rất hay, khi người tình cờ phát hiện ra là cô chị của Candie. Cái tinh ý trong việc "bắt sóng" luôn thuộc về người phụ nữ ?

Hình ảnh Django cuối phim cũng thế. Sau mấy mươi phút hủy diệt " thế giới" của lũ da trắng,1 nô lệ da đen mặt- người đấy sẹo, lầm lũi trong ách thống trị, bỗng nhiên trở nên đầy ngạo nghễ và thách thức. Nó làm em liên tưởng tới phần nào thế giới giải trí của Mỹ hiện giờ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
[FONT=&quot] [/FONT]Nhiều người bị ấn tượng bởi từ « phim bạo lực Mỹ» , vốn là 1 cách phân loại phim video gia đình (không giống ai) do người Việt chế ra vào thập niên 80, chứ thực ra Mỹ không phải là nơi khai sinh ra phim ảnh bạo lực, người Mỹ chạy theo phong trào làm phim bạo lực của những nước khác thì đúng hơn.

Từ thập niên 30 cho tới 60, phim Mỹ (cũng như phim Anh, Pháp) không có một chút bạo lực nào cả, xin nhấn mạnh là không có cảnh nào cả. Tất cả phim thời đó chỉ đơn giản được cấp phép lưu hành cho mọi khán giả, từ phim chiến tranh, phim hình sự, cho tới phim western, thậm chí kinh dị.

Tránh né bạo lực được thể hiện bằng 3 cách : 1 là tránh Không có đổ máu, trong phim dù nhân vật bì đâm, bị bắn, không có một vết thương nào, không có máu chảy, đơn giản là anh ta ngã xuống và chết. Thứ 2 là không có tác động vật lý mạnh bạo, thậm chí những cảnh giao chiến hoàn toàn thiếu sức lực (những cú đánh nhẹ hều, như gõ vào đầu hay đùa nghịch với nhau. Nếu đâm chém bằng dao thì bị che khuất. Nạn nhân không biểu lộ sự đau đớn… Thứ 3, không mô tả hành động giết người: những vụ giết người được hiểu ngầm, vì dụ thủ phạm tiếp cận nạn nhân, thế là cắt cảnh, hay chỉ có xác chết mà không có cảnh gây án, hay những vụ giết người bị che khuất, bị làm mờ.

Thập niên 60, phim Mỹ còn nhẹ nhàng như thế, thì nhìn qua Châu Âu, châu á, ta thấy những chuyện hoàn toàn khác.

Có lẽ phim Ý là bạo lực nhất vào thời đó, họ làm phim western bắn nhau dã man (ví dụ phim Django gốc là của Ý), phim kinh dị Ý thì không chỉ máu me tùm lum, mà còn thêm hiệu ứng zombie bầy nhầy rất dễ sợ.

Ở châu á, phim Tàu thì có hãng Thiệu Thị huynh đệ làm phim kiếm hiệp cũng tàn bạo dã man không kém, các đại hiệp kiếm sĩ đâm chém nhau lòi ruột, máu me tung tóe, mắt trợn ngược lên. Phim Nhật bản cũng không thua kém, phim Samurai của Nhật chém nhau cứ gọi là máu phun phèo phèo.

Chính vì có những phim máu me kiểu này, mà Sam Peckinpach là đạo diễn đầu tiên của Mỹ đã dám sử dụng máu giả trong phim Wild Bunch của mình, diễn tả chân thật những vụ đấu súng, vào thời đó phim của ông ta gây sốc cho khán giả Mỹ. Lần đầu tiên họ thấy một người bị bắn máu me tung tóe ra ngoài như thế.

Django Unchained không thua gì Wild Bunch, chỉ khác là không có quay chậm, nên ít gây sốc hơn.
 

xoehoa

Member
Ðề: DJANGO UNCHAINED - Giải cứu nô lệ

Cô chị Lara của Candie có đáng chết ko ạ ? :) . Cô ấy đã ngăn cản màn vạch lưng áo đối với vợ Django, mà cuối phim chết thảm quá :(
 
Bên trên