8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

Do đang quan tâm đến mua TV LCD nên e mới lục lọi trên mạng, may thấy được bài viết này. Các bác nào có kinh nghiêm quý báu thì chia sẻ cho a e để còn sắm LCD xem Tết


Để đánh giá độ hơn kém của các TV LCD, người ta thường dựa vào một số tiêu chí sau:

1. Độ phân giải

Các nhà sản xuất thường nhấn mạnh một số thuật ngữ như Full HD, HD ready để chỉ các mức độ phân giải mà chiếc TV đó có khả năng đáp ứng. Trước hết xuất phát từ từ viết tắt HD nghĩa là High Definition dùng để chỉ chất lượng khung hình có độ phân giải lớn hơn một khung hình chuẩn DVD (720 x 480 pixel). Nghĩa là những TV nào có khả năng hiển thị được chất lượng hình tốt hơn chuẩ DVD thì gọi là HDTV.

HD Ready là thuật ngữ chỉ mức độ phân giải là 720p với kích cỡ 1280 x 720pixel.

Standard HD Ready hay một số TV có ghi là 1080i có kích cỡ khung hình là 1920 x 640 pixel.

FullHD có kích cỡ khung hình là 1920 x 1280 pixel.

Khi độ phân giải càng lớn thì hình càng mịn, đặc biệt với những màn hình lớn sẽ không bị vỡ hình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả của FullHD thì phải dùng đầu và đĩa theo chuẩn FullHD.

Đây cũng là lý do tại sao các bạn xem TV ở khu trưng bày thấy thật tuyệt vời nhưng khi về nhà thì thấy kém hơn nhiều. Đó là do ở các khu trưng bày họ phát các video mẫu với chất lượng cao nhất bằng đầu và đĩa HD.

2. Độ sáng

Độ sáng của TV LVD được tính bằng những chỉ số như 500cd/m2 hoặc 800cd/m2. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn thì càng tốt, đặc biệt với không gian rộng. Tuy nhiên tùy theo kích cỡ phòng đặt TV mà có thể có lựa chọn phù hợp với túi tiền. Thông thường độ sáng 500cd.m2 là đủ với không gian gia đình.

3. Độ tương phản

Độ tương phản tĩnh được tính bằng tỷ lệ độ sáng của điểm ảnh sáng/tối xuất hiện tại một thời điểm trong khi mức tương phản động xét trong một khoảng thời gian nhất định.

Độ tương phản của TV LCD được thể hiện bằng các chỉ số như 1200:1, 5000:1, 8000:1 .. 12000:1. Độ tương phản càng lớn thì hình ảnh thể hiện càng sâu, rõ nét và sặc sỡ. Đây là một trong những chỉ số quyết định tính hiện đại và giá tiền của một TV. Các TV LCD đầu đời chỉ đạt độ tương phản 1000 đến 1200:1, các TV LCD cách đây 1 năm chỉ đạt 4000 – 5000:1.

4. Thời gian đáp ứng

Thời gian đáp ứng được thể hiện bằng chỉ số 2ms, 5ms hay 8ms. Thời gian đáp ứng càng nhỏ đồng nghĩa với tốc độ đáp ứng càng lớn là càng tốt. Nếu thời gian đáp ứng càng dài thì dẫn tới hiện tượng hình ảnh bị bóng, lờ mờ không rõ nét đặc biệt là khi hiển thị các hình ảnh chuyển động nhanh hay các trò chơi tốc độ cao. Các TV LCD đời mới hiện nay có thời gian đáp ứng thường là 5ms.

5. Góc nhìn

Góc nhìn được thể hiện qua chỉ số <= 180o. Với góc nhìn hẹp, người xem chỉ nhìn được hình có chất lượng tốt nhất khi ở chính diện. Chỉ số góc nhìn cho người dùng biết phạm vi bán cầu mà người dùng có thể ngồi xem mà vẫn có được hình ảnh tốt nhất. Chỉ số tuyệt đối là 180o, tuy nhiên hiện nay một số mẫu LCD đời mới nhất mới đạt được góc nhìn là 178o. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn càng tốt.

6. Tần số quét

Tần số quét hay còn gọi là tần số làm tươi màn hình được thể hiện qua chỉ số thông thường là 60Hz. Có một số TV LCD có thể có tần số quét lên tới 100 – 120 Hz. Tần số này càng lớn thì hiển thị các cảnh phim hành động, thể thao hay chơi Game càng tốt.

7. Bộ kênh

Các TV thông thường chỉ có một bộ kênh nên chỉ xem được 1 kênh TV tại một thời điểm. Để có được tính năng Picture in Picture (PIP) thì TV phải có ít nhất là 2 bộ kênh trở lên. Cái giá phải trả cho tính năng này cũng là tương đối lớn hiện nay (thường chênh nhau đến vài triệu đồng).

8. Các cổng kết nối

Các TV LCD có thể có các cổng kết nối như: AV, Component, S-Video, HDMI, DVI và RGB. Cổng AV (2 đường tiếng, 1 đường hình) là loại kém nhất dùng cho đầu VCD và một số đầu DVD chất lượng kém. Cổng Component có 3 đường hình, 2 đường tiếng cho chất lượng hình tốt hơn. Các đầu DVD đời sau đều hỗ trợ. S-Video cũng cho chất lượng hình tốt hơn nhưng giờ ít dùng. HDMI và DVI đều cho chất lượng hình cao hơn, hỗ trợ độ phân giải HD. Với cổng RGB bạn có thể nối với máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay và dùng nó thay cho màn hình máy tính thông thường. Hiện nay ở các công ty chứng khoán, sân bay, nhà ga ... các màn hình TV LCD được dùng nối với các máy tính để hiển thị số liệu. Các bạn chú ý, các TV LCD có thể không có đủ các cổng này.

Thông thường, với cùng một giá tiền thì TV LCD của Hàn Quốc như Sam Sung, LG có các chỉ số kỹ thuật tốt hơn so với các TV LCD của Nhật như Sony, Sanyo, Panasonic. Đôi khi, các TV của Hàn Quốc vừa rẻ hơn lại nhiều tính năng hơn.

(Theo Dân trí)
 

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: 8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

quá hữu ích, tham khảo thông tin này đi mua chì chí ít cũng hài lòng nhiều người chứ k phải 1 mình khổ chủ...
 

lhlan

Active Member
Ðề: 8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

3. Độ tương phản

Độ tương phản tĩnh được tính bằng tỷ lệ độ sáng của điểm ảnh sáng/tối xuất hiện tại một thời điểm trong khi mức tương phản động xét trong một khoảng thời gian nhất định.

Độ tương phản của TV LCD được thể hiện bằng các chỉ số như 1200:1, 5000:1, 8000:1 .. 12000:1. Độ tương phản càng lớn thì hình ảnh thể hiện càng sâu, rõ nét và sặc sỡ. Đây là một trong những chỉ số quyết định tính hiện đại và giá tiền của một TV. Các TV LCD đầu đời chỉ đạt độ tương phản 1000 đến 1200:1, các TV LCD cách đây 1 năm chỉ đạt 4000 – 5000:1.


Thông thường, với cùng một giá tiền thì TV LCD của Hàn Quốc như Sam Sung, LG có các chỉ số kỹ thuật tốt hơn so với các TV LCD của Nhật như Sony, Sanyo, Panasonic. Đôi khi, các TV của Hàn Quốc vừa rẻ hơn lại nhiều tính năng hơn.

(Theo Dân trí)

Bài này viết không chính xác đoạn Độ tương phản

Độ tương phản động: cách biệt giữa điểm sáng nhất mà TV có thể thể hiện, và điểm tối nhất TV có thể thể hiện (chứ không phải là trong một khoảng thời gian nhất định). Vấn đề là khi TV hiện điểm sáng nhất thì nó lại không hiện được điểm tối nhất (lúc đó thì cả khung hình cùng sáng luôn), và khi nó hiện điểm tối nhất thì nó lại không hiện nổi điểm sáng nhất (cả khung hình tối mò). Nên rốt cuộc thông số tương phản động thì rất rất rất cao nhưng chẳng ý nghĩa mấy.

Độ tương phản tĩnh: cái này mới có ý nghĩa, vì người ta nhìn từng khung hình một cơ mà.

Trên thị trường, mỗi nhãn TV đưa ra một định nghĩa khác nhau về tương phản cho cỗ máy của mình. Tụi LG và Sam Sung luôn luôn nói đến tương phản động, toàn số khủng bố cả - marketing. Còn hàng của Nhật (điển hình là Toshiba) toàn nói tương phản tĩnh. Mấy hãng khác thì lại nói đến average, rồi typical. Loạn cào cào lên. Hệ quả là:

Chú Toshiba, tương phản 1000:1 lại ăn đứt em LG, tương phản 10000:1.

Mà nói gì thì nói, kĩ thuật hiện nay chỉ cho phép tương phản tĩnh LCD tới cỡ 3000:1 thôi.

Túm lại là tốt nhất vẫn phải xem bằng mắt, không được phép để mấy con số nó đánh lừa
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: 8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

Bài này viết không chính xác đoạn Độ tương phản

Độ tương phản động: cách biệt giữa điểm sáng nhất mà TV có thể thể hiện, và điểm tối nhất TV có thể thể hiện (chứ không phải là trong một khoảng thời gian nhất định). Vấn đề là khi TV hiện điểm sáng nhất thì nó lại không hiện được điểm tối nhất (lúc đó thì cả khung hình cùng sáng luôn), và khi nó hiện điểm tối nhất thì nó lại không hiện nổi điểm sáng nhất (cả khung hình tối mò). Nên rốt cuộc thông số tương phản động thì rất rất rất cao nhưng chẳng ý nghĩa mấy.

Độ tương phản tĩnh: cái này mới có ý nghĩa, vì người ta nhìn từng khung hình một cơ mà.

Trên thị trường, mỗi nhãn TV đưa ra một định nghĩa khác nhau về tương phản cho cỗ máy của mình. Tụi LG và Sam Sung luôn luôn nói đến tương phản động, toàn số khủng bố cả - marketing. Còn hàng của Nhật (điển hình là Toshiba) toàn nói tương phản tĩnh. Mấy hãng khác thì lại nói đến average, rồi typical. Loạn cào cào lên. Hệ quả là:

Chú Toshiba, tương phản 1000:1 lại ăn đứt em LG, tương phản 10000:1.

Mà nói gì thì nói, kĩ thuật hiện nay chỉ cho phép tương phản tĩnh LCD tới cỡ 3000:1 thôi.

Túm lại là tốt nhất vẫn phải xem bằng mắt, không được phép để mấy con số nó đánh lừa

Hoàn toàn đồng ý. Tớ có cái LCD Sharp cũ rích, tương phản 800:1 nhưng thật sự chấp hết các chú tương phản động 10.000:1

Tóm lại: tương phản động ~ phản động -> đừng tin ^:)^
 

cudinh

Member
Ðề: 8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

5. Góc nhìn

Góc nhìn được thể hiện qua chỉ số <= 180o. Với góc nhìn hẹp, người xem chỉ nhìn được hình có chất lượng tốt nhất khi ở chính diện. Chỉ số góc nhìn cho người dùng biết phạm vi bán cầu mà người dùng có thể ngồi xem mà vẫn có được hình ảnh tốt nhất. Chỉ số tuyệt đối là 180o, tuy nhiên hiện nay một số mẫu LCD đời mới nhất mới đạt được góc nhìn là 178o. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn càng tốt.

Sắp tới sẽ sản xuất mẫu LCD có góc nhìn : 360o, tuy nhiên theo nhà sản xuất giấu tên thì chưa biết bao giờ
loại LCD này chính thức xuất hiện........:D
 

thaibmt

New Member
Ðề: 8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

5. Góc nhìn

Góc nhìn được thể hiện qua chỉ số <= 180o. Với góc nhìn hẹp, người xem chỉ nhìn được hình có chất lượng tốt nhất khi ở chính diện. Chỉ số góc nhìn cho người dùng biết phạm vi bán cầu mà người dùng có thể ngồi xem mà vẫn có được hình ảnh tốt nhất. Chỉ số tuyệt đối là 180o, tuy nhiên hiện nay một số mẫu LCD đời mới nhất mới đạt được góc nhìn là 178o. Về nguyên tắc, chỉ số này càng lớn càng tốt.

Sắp tới sẽ sản xuất mẫu LCD có góc nhìn : 360o, tuy nhiên theo nhà sản xuất giấu tên thì chưa biết bao giờ
loại LCD này chính thức xuất hiện........:D

Anh này làm ở báo tuổi trẻ cười
 

kienbup23

New Member
Ðề: 8 kinh nghiệm mua Ti vi LCD

bây h các hãng ko để độ tương phản tĩnh nữa mà hầu như là độ tương phản động. đôi khi như samsung mới độ tương phản động giờ cũng ghi là độ tương phản hight thôi. còn h tần cũng là 1 thông số nữa mà nhà sản xuất đang đề thông số rất khác nhau ko như ngày xưa ghi rõ ràng nữa
 
Bên trên