Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Nếu bạn đã từng “xử” các ổ đĩa cứng của bạn và làm định dạng (format) và phân vùng (partition) thì bạn chắc chắn sẽ biết qua thuật ngữ "MBR" và sau này là "GPT". Khi mà càng về sau này càng nhiều bạn bắt đầu sử dụng các ổ cứng > 2TB để chứa phim/ nhạc và gặp rắc rối về vấn đề nhận diện đủ dung lượng của ổ thì nhu cầu tìm hiểu về GPT càng nhiều và mãnh liệt. Vì lý do là đi đâu cũng nghe được khuyên là “Mày đã định dạng nó qua GPT chưa?” Thật vậy, nói về MBR thì còn có nhiều người biết chút đỉnh, còn về GPT thì đa phần hầu như mù tịt. Có thể bạn đang tự hỏi, sự khác biệt giữa MBR và GPT là gì và có bất kỳ lợi ích gì khi sử dụng cái này mà không sử dụng cái khác khi lưu chứa dữ liệu phim, nhạc, v..v...? Xin các bạn đọc tiếp để hy vọng phần nào nó sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết này.


9675553087_1d88669cf3_c.jpg



Phân vùng ổ đĩa

Muốn biết GPT là gì thì đầu tiên mình phải nắm sơ về phân vùng ổ đĩa trước. Tôi đồ là có nhiều bạn ở đây có thể đã biết cách chia ổ cứng của mình thành nhiều phân vùng partition. Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để hệ điều hành biết cấu trúc phân vùng của đĩa cứng đây? Thông tin về cấu trúc phân vùng chắc chắn không thể nằm trên trời hay trong túi bạn mà phải nằm đâu đó từ một nơi trên ổ cứng của bạn, phải không ạ? Vâng, đây là nơi mà MBR (Master Boot Record) và GPT (GUID Partition Table) phô diễn tài nghệ của mình. Đồng ý đứng về mặt kiến trúc thì cả hai là khác nhau, nhưng chúng đều đóng vai trò như nhau trong việc quản lý và cung cấp thông tin cho các phân vùng trong một đĩa cứng.


Master Boot Record (MBR)

MBR là theo tiêu chuẩn cũ dùng để quản lý các phân vùng trong đĩa cứng, và mặc dù là có cũ đó nhưng nó hiện vẫn đang được nhiều người sử dụng rộng rãi. Vậy thì hộ khẩu thường trú của MBR ở đâu để công an khu vực còn dễ quản lý chứ? Mặc dù MBR được tạo ra khi chúng ta bắt đầu tiến hành phân vùng một ổ cứng mới keng xà beng, nhưng MBR lại không nằm ở trong bất cứ phân vùng nào mà lại cư trú tại track (cylinder) 0, side (head) 0, và sector 1 đầu tiên của ổ cứng. Nó chứa các thông tin về cách phân vùng hợp lý được tổ chức trong các thiết bị lưu trữ . Ngoài ra, MBR cũng chứa mã thực thi (executable code) có thể quét các phân vùng cho hệ điều hành hoạt động và tải lên các mã / thủ tục khởi động cho hệ điều hành .
Cho một đĩa với MBR, bạn chỉ có thể có tối đa bốn phân vùng chính mà thôi. Để tạo ra nhiều phân vùng hơn, bạn phải thiết lập phân vùng thứ tư là phân vùng mở rộng (extended partition) và từ đó bạn sẽ mới có thể tạo ra nhiều tiểu phân vùng (hoặc ổ đĩa logic) bên trong nó. Chính bởi vì MBR sử dụng kiến trúc 32-bit để ghi lại các phân vùng, mỗi phân vùng chỉ có thể tăng kích thước đến tối đa là 2TB mà thôi. Dưới đây là cách bố trí đĩa MBR điển hình như sau:.


gn86.jpg



Bây giờ là phần anh em HD mình quan tâm đây. Có 2 điều tôi muốn nói ở đây là:

Thứ nhất, như ta đã biết, với một ổ cứng đang sử dụng MBR, trước hết, bạn chỉ có thể có 4 phân vùng trong đĩa cứng và mỗi phân vùng bị giới hạn kích thước chỉ ở 2TB một cách đau đớn. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ hẳn nhiên bó tay khi làm việc với các ổ cứng dung lượng lưu trữ lớn hơn, 3TB hoặc 4TB chẳng hạn. Đã gồng mình mua cái ổ lớn ít ai có hứng thú ngồi nhìn cái ổ của mình bị chia năm xẻ bảy như vậy (để lấy lại hết dung lượng được thiết kế). Thứ hai, MBR là nơi duy nhất để giữ các thông tin phân vùng. Vậy thì chẳng may nếu nó buồn tình leo lên bàn thờ ngồi cùng mâm với ông bà (và điều này xảy ra cũng không khó khăn gì) thì toàn bộ ổ đĩa cứng của bạn sẽ không thể đọc được. Chít ngựa gòi, giờ sao đây? May quá, chúng ta đã có GPT!


GUID Partition Table (GPT)

GPT là tiêu chuẩn mới nhất để sắp xếp các phân vùng của ổ cứng . Nó sử dụng bộ định danh phổ quát hiện nay ( GUID ) để xác định phân vùng và thành thật mà nói nó cũng chính là một phần của tiêu chuẩn UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) nổi tiếng và ngày càng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Điều này có nghĩa là trên một hệ thống dựa trên UEFI (điều cần thiết nếu bạn sử dụng tính năng khởi động an toàn Secure Boot trong Windows 8), nó là phải sử dụng GPT.



150px-Uefi_logo.svg.png

Logo của UEFI


Với GPT, bạn có thể tạo các phân vùng (về mặt lý thuyết) là không giới hạn trên một ổ đĩa cứng, mặc dù nó thì thường được giới hạn đến 128 phân vùng bởi hầu hết các hệ điều hành ngày nay. Cái này hay nè. Không giống như MBR giới hạn mỗi phân vùng tối đa kích thước chỉ được 2TB, mỗi phân vùng trong GPT (vì sử dụng 64 bit) nó có thể chứa đến 2 ^ 64 blocks, tương đương với 9.44ZB cho một block 512 byte. Được biết 1 ZB là 1 tỷ terabyte. Trong thực tế, với Microsoft Windows, kích thước được giới hạn là 256TB.

Bố trí của GPT


8i5y.jpg



Từ bảng sơ đồ GPT trên, bạn để ý sẽ có thể thấy rằng có một GPT chính (primary) ngay từ phần đầu của đĩa cứng và GPT thứ (secondary) ở cuối. Đây chính làm cho GPT trở nên lợi hại hơn MBR. Tại sao? GPT lưu trữ một header dự phòng và thêm một bảng phân vùng vào phần cuối của ổ đĩa để nó có thể phục hồi nếu các phần trong hoặc toàn bộ GPT chính bị tèo. Nó cũng thực hiện việc kiểm tra CRC32 checksums để phát hiện lỗi bit rot của header và bảng phân vùng. Quá độc.

Ngoài ra khi nhìn vào sơ đồ trên, bạn cũng sẽ thấy ở sector đầu tiên có chứa một mục gọi là Protective MBR. Tại sao đã sử dụng GPT quá hay rồi mà lại còn lưu luyến MBR làm cái gì? Thưa rằng việc thiết lập “lai căng” này là nhằm giúp cho phép các hệ thống mà hiện nay vẫn còn sử dụng nền BIOS truyền thống có thể boot được từ một ổ cứng đã được format đinh dạng GPT. Lúc này nó sẽ sử dụng nạp cái boot loader chứa trong khu vực mã code của protective MBR. Dĩ nhiên trong trường hợp này OS cũng phài “biết” GPT là cái gì. Ngoài ra, nó còn bảo vệ các ổ đĩa GPT khỏi bị hư hại bởi cái ứng dụng không biết đĩa GPT là cái giống gì, cứ đọc tới đọc lui lung tung.


Hệ điều hành hỗ trợ

Intel Mac đang sử dụng GPT như là mặc định và vì vậy bạn sẽ không thể cài đặt Mac OS X (nếu không làm một vài tinh chỉnh và hack) trên một hệ thống chạy MBR. Mac OS X sẽ chạy trên ổ cứng với MBR, chỉ là bạn sẽ không thể cài đặt trên đó mà thôi.

Hầu hết Linux kernels đều hỗ trợ tốt cho GPT. Trừ khi bạn đang biên dịch linux kernels riêng của bạn và bạn đã quên hoặc khôngmuốn thêm vào tính năng này. Còn thì bạn sẽ không có bất cứ vấn đề gì khi làm việc với ổ cứng được format GPT. Chỉ có một điều cần lưu ý là bạn phải sử dụng Grub 2 là bộ nạp khởi động (bootloader).

Riêng đối với Windows, chỉ có phiên bản 64- bit của Windows từ XP trở đi là hỗ trợ khởi động từ đĩa GPT. Nếu bạn đang nhận được một máy tính xách tay được cài đặt sẵn với Windows 8 64-bit, có lẽ hầu như chắc là nó được sử dụng GPT. Đối với Windows 7 hay các phiên bản trước đó, cấu hình mặc định sẽ là MBR thay vì GPT, nên nhớ như vậy.


Kết luận

Trong hầu hết các trường hợp, bạn sẽ chẳng phải gặp một vấn đề gì với một trong hai MBR hoặc GPT. Nó chỉ là trong tình huống mà bạn cần phải cài đặt Windows trên máy Mac, hoặc khi bạn cần phải có một phân vùng lớn hơn 2TB, bạn cần phải sử dụng GPT, hoặc phải chuyển đổi từ MBR đến GPT. Ngoài ra, đối với model của máy tính mới sử dụng UEFI, nó sẽ chỉ hỗ trợ GPT.

Thanksforsharing@HDVietnam​
 
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

OK, bây giờ là phần anh em HD mình thảo luận.

Nếu như bạn thật sự hiểu bài viết ở trên thì khi đọc lại cái thread về chủ đề “Vấn đề HDD 3T và các loại dock USB 2.0” thì bạn sẽ thấy câu trả lời nó dễ vô cùng.


Chỉ một câu hỏi đơn giản về nhận biết ổ > 2TB lại vỡ ra được nhiều điều mà không phải ai cũng biết. Ví dụ:
- Dock usb 3.0 nhận ổ > 2TB còn usb 2.0 thì không?
- Về format NTFS, về format GPT?
- Về việc có main nhận được ổ > 2TB có main không?
- Về tại sao trên Dune hoặc C300 lại nhận ổ > 2TB tốt?
Nếu có những cú trả lời không được chính xác cho lắm thì bản thân tôi thấy nó cũng bình thường thôi bởi vì đây không phải là diễn đàn chuyên về tin học máy tính nên ta ko thể đòi hỏi nhiều hơn được. Còn nếu thấy cần thiết thì tối về tôi sẽ viết một bài ngắn mà qua đó hy vọng sẽ giải đáp phần lớn các thắc mắc ở đây. Chứ chỉ nói ngắn gọn một vài dòng tôi e sẽ gây rối và thắc mắc nhiều hơn.

- Đọc xong bài trên, ta biết ngay việc nhân diện 1 ổ cứng > 2TB hoàn toàn ko liên quan gì đến việc liệu ta đang sử dụng Dock là USB 3.0 hay UBS 2.0

- GPT là viết tắt của GUID Partition Table như đã nói rõ ở bài viết trên. Nó chính là một định dạng của bảng phân vùng (partition table), được tạo ra như là một người kế nhiệm của MBR (Master Boot Record). Nói cho bình dân là GPT và MBR là 2 anh em ruột (có chức năng giống nhau) chỉ khác là thằng đẻ trước thằng chui ra sau, thế thôi.
Còn NTFS là hệ thống tập tin (file system). Chúng ta cũng thường hay nghe các hệ thống tập tin khác là FAT32, EXT4, v.. v… Thành ra khi ta nói định dạng NTFS chỉ thấy ổ < 2TB còn định dạng theo GPT thì sẽ nhận ổ > 2TB là dễ gây nhầm lẫn.
Mỗi phân vùng (partion) được định dạng (format) theo một hệ thống tập tin cụ thể để hệ điều hành có thể được cài đặt, làm việc.
Do đó nếu ai đang nghĩ format NTFS sẽ chỉ cho nhận dạng ổ <2TB thì ta nên suy nghĩ lại.

- Còn về việc có main nhận được ổ > 2TB có main không thì theo cá nhân tôi nghĩ như thế này. Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều các nhà sx main đã bỏ dùng BIOS, mà thay vào đó họ bắt đầu sử dụng UEFI trong các main chủ lực. Cho nên cũng dễ hiểu khi mà các main chạy trên UEFI nhận đầy đủ các ổ cứng GPT. Còn các main vẫn còn sử dụng BIOS thì sao? Tôi nghĩ nó vẫn thấy ổ đó như thường (vì như đã giải thích ở trên, các ổ được format dạng GPT vẫn có sector chứa MBR cơ mà). Vấn đề tôi còn đang thắc mắc là nó có boot lên được từ các ổ đó hay không? Và nếu được thì phân vùng partition chứa OS đó nó có cho phép vượt quá mức 2TB hay không? Ngoài ra ta còn phải tính cái máy đó đang chạy OS loại nào? Có hỗ trợ cho GPT hay không? V...v...

- Riêng về việctại sao trên Dune hoặc C300 lại nhận ổ > 2TB tốt thì có lẽ tôi không cần nói lại dài dòng nữa vì Linux hỗ trợ rất tốt cho GPT. Thế thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

...hết hồi 1 xin xem hồi sau sẽ rõ...
 
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Cá nhân em rất thán phục bác Thanksforsharing. Bác viết rất nhiều bài về ổ cứng. Bài nào cũng hay và rõ ràng. Cám ơn bác nhiều giống như nick của bác.
 

thanhphuc_mail

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Bài viết rất hữu ích cho mọi người.
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

-Em đang tìm hiểu về MBR - GPT không ngở bác viết nó...
-Hiện tại em có 1 SSD 60Gb chưa có HDH gì cả em muốn cài Win8 64bit lên SSD với GPT thì phải làm sao! Mobo em có hỗ trợ bật UEFI!
-Cảm ơn nhữn bài viết về HDD của bác.
 

vietdung_790

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Thank bác đã đóng góp bài viết rất hay! :D
Nhưng em có thắc mắc là đối với ổ cứng gắn ngoài 3tb của WD như là element hoặc là My Book, Nếu ổ nhận đủ dung lượng và có phần vùng lớn hơn 2TB(full dung lượng) dưới định dạng MBR thì vẫn có thể sử dụng bình thường hay là phải định dạng lại ạ:
lj4X202.png
 

datthanh07

New Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

-Em đang tìm hiểu về MBR - GPT không ngở bác viết nó...
-Hiện tại em có 1 SSD 60Gb chưa có HDH gì cả em muốn cài Win8 64bit lên SSD với GPT thì phải làm sao! Mobo em có hỗ trợ bật UEFI!
-Cảm ơn nhữn bài viết về HDD của bác.

Theo mình biết và đã làm thì thế này bác ah. Em đã cài win 8 từ USB thôi, chứ từ DVD thì chưa:
- Định dạng USB là FAT32 trước khi tạo tạo bộ cài win trên USB.
- Vào mobo bật tính năng UEFI.
- Lúc boot USB cài win, chọn boot UEFI.
- Vào cài win bình thường, nếu SSD của bác được định dạng MBR thì khi cài win sẽ yêu cầu format chuyển sang GPT.
Chỉ có thế. :D
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

--Để em làm thử ..................tks bác 007.
 
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Thank bác đã đóng góp bài viết rất hay! :D
Nhưng em có thắc mắc là đối với ổ cứng gắn ngoài 3tb của WD như là element hoặc là My Book, Nếu ổ nhận đủ dung lượng và có phần vùng lớn hơn 2TB(full dung lượng) dưới định dạng MBR thì vẫn có thể sử dụng bình thường hay là phải định dạng lại ạ:
lj4X202.png

Ông bạn này hay nhỉ, canh me hỏi vào ngay chỗ mà tôi ko nói đến.

Thật ra mà nói thì lý thuyết về "mỗi phân vùng của MBR chỉ có thể tăng kích thước đến tối đa là 2TB mà thôi" là vẫn đúng. Thế thì tại sao trên thực tế, cụ thể là trên máy của bạn cái ổ được format bằng MBR mà vẫn nhận được tới 3TB?
Đó là vì, bạn nên nhớ và phân biệt kỹ một điều như thế này, trong thực tế, giới hạn về kích thước của một phân vùng partition dùng MBR không phải là một giới hạn dung lượng được quy định bởi chính nó mỗi khi thành lập một phân vùng. Thay vào đó kích thước phân vùng bị hạn chế bởi con số lớn nhất được đại diện trong 32 bit (MBR dùng 32 bit). Tôi lấy ví dụ luôn cho bạn dễ hiểu:

Như tôi đã nói, MBR sử dụng kiến trúc 32-bit để ghi lại và quản lý các phân vùng và trong trường hợp mà mỗi sector có đúng chuẩn 512 bytes. Khi đó dung lượng tối đa trong một phân vùng là 2 ^ 32. Điều này có nghĩa là kích thước phân vùng của MBR tối đa cho một ổ đĩa là

2 ^ 32 x 512 = 2TiB
(ai cẩn thận sẽ ghi đơn vị là TiB chứ ko phải là TB, còn chúng khác nhau thế nào thì các bạn khều anh Gồ hỏi một tiếng là biết ngay)

Thấy chưa, tối đa cũng chỉ là 2TB thui. Nhưng mà ngặt một nỗi là anh em HD chơi phim HD ngày một nhiều, đặc biệt càng về sau càng "chơi hàng nặng" như bluray, 3D iso. Do đó họ gào thét đòi phải có những ổ cứng 3TB, 4TB, hay lớn hơn nữa để đáp ứng nhu cầu vô bờ bến của họ.
Các nhà sx HDD buộc phải ngày đêm tìm kiếm và phát minh những công nghệ tiến bộ làm cho việc sử dụng các ổ đĩa dung lượng lớn nhất có thể. Một cách thường thấy được sử dụng để làm tăng kích thước phân vùng lớn hơn trong khi vẫn giữ số lượng các khối địa chỉ đó là tăng kích thước của sector lên. Tôi lấy ví dụ, sử dụng 4096 (4K ) bytes cho mỗi sector thay vì chỉ có 512 bytes sẽ cho phép hệ thống để giải quyết vấn đề bị kẹt ờ 2TB. Cụ thể là 2 ^ 32 x 4.096 = 16TiB

Tôi nhớ cách đây 3 hay 4 năm gì đó WD công bố họ đã có sự chuyển đổi sang kích thước vật lý của một sector đến 4.096 bytes và gọi đó là công nghệ định dạng nâng cao (Advanced Format - AF). Nói trắng ra rằng đây cũng là cách mà WD và Seagate phá vỡ giới hạn trong cách cấu hình externals 3TB của họ (khi lấy ra khỏi hộp) với kích thước LBA là 4.096 bytes. Điều này dẫn đến một giới hạn mới của MBR là 16TiB.

Wow, bây giờ thì hiểu rồi nhỉ? Tôi chắc là máy của bạn - đồng ý là được format "MBR" và "NTFS" - nhưng kích thước của sector được chọn phải là 4K. Không thể khác đi được.

Bây giờ ta trở về câu hỏi của bạn thế thì ta có nên giữ định dạng MBR hay ngay từ đầu chuyển qua GPT luôn cho nhẹ đầu? Câu trả lời là tùy bạn và tùy theo bạn dùng cái ext HDD này cho mục đích giề? Nếu cứ giữ cắm một chỗ vào một máy xài wài wài thì cũng chẳng để ý đến nó làm gì. Nhưng nếu nó sẽ bị nhổ ra cắm vào lung tung các thập cẩm các loại máy PC, rồi đầu HDPlayer, rồi đầu Andoid box, ... thì tôi nghĩ tốt nhất ta nên chuyển qua GPT để tránh vấn đề có nhiều ứng dụng không tương thích khi các sector lớn hơn 512 bytes.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

boykenzy9x

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

các bác cho em hỏi, các ổ cứng dung lượng lớn thì có cần phải chia làm nhiều phân vùng nhỏ không, hay là cứ để 1 phân vùng duy nhất mà dùng luôn không cần chia làm nhiều phân vùng, cái nào tốt hơn các bác.
 
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

các bác cho em hỏi, các ổ cứng dung lượng lớn thì có cần phải chia làm nhiều phân vùng nhỏ không, hay là cứ để 1 phân vùng duy nhất mà dùng luôn không cần chia làm nhiều phân vùng, cái nào tốt hơn các bác.

Cái này thì theo cá nhân tôi nghĩ là còn tùy vào ổ cứng của bạn lớn là vào chừng nào và nhu cầu sử dụng trên thực tế ra sao nữa. Bản thân tôi chỉ chơi bluray nên ngay cả ổ 4TB cũng không dám chia chác lung tung vì HDD nó rất mau đầy. Tôi còn đang muốn có loại ổ 10 hoặc 20 TB gì đó để khỏi phải quản lý tên tuổi của chúng.
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Nhưng em nhớ không nhầm thì dock unikey không đọc được ổ 3tb GPT thì phải. Còn oppo 95 cũng không xơi hdd 3tb, hay là oppo 95 dùng main Bios, còn oppo 103/105 thì xơi tốt vì có main khác chăng...
 

boykenzy9x

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Cái này thì theo cá nhân tôi nghĩ là còn tùy vào ổ cứng của bạn lớn là vào chừng nào và nhu cầu sử dụng trên thực tế ra sao nữa. Bản thân tôi chỉ chơi bluray nên ngay cả ổ 4TB cũng không dám chia chác lung tung vì HDD nó rất mau đầy. Tôi còn đang muốn có loại ổ 10 hoặc 20 TB gì đó để khỏi phải quản lý tên tuổi của chúng.
Vâng, em đang dự định mua con ổ cứng ngoài 3TB để lưu phim nhạc mí tạo backup còn bluray thì em chưa nghĩ đến. Cá nhân thì em cũng muốn để 1 phân vùng cho tiện quản lý, nhưng mà có bác tuainhan bên vnzoom lại bảo là không lên để một phân vùng vì có nhiều trở ngại
1. Ổ đĩa dễ bị phân mảnh. Khi cần dọn dẹp, chống phân mảnh, fix lỗi, quét virus sẽ mất nhiều thời gian để hoàn tất.
2. Khi cần phục hồi file, thời gian quét sẽ rất lâu và nếu cần phục hồi dữ liệu bạn sẽ không có chỗ để sao lưu vì nguyên tắc phục hồi dữ liệu là dữ liệu được phục hồi sẽ không được lưu vào HDD, partition cần phục hồi.
theo bác khi để 1 phân vùng mà muốn dùng 1 và 2 thì có khó không ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

-Nếu bạn có 1 HDD 3T thì chia C khoảng 80Gb cài HDH phần còn lại để lưu dữ liệu! "Tìm hiểu vấn đề GPT thêm ???"
-Trích "dọn dẹp, chống phân mảnh, fix lỗi, quét virus...." Tôi khuyên bạn không nên làm mấy vần đề này nhiều vì mất thời gian và HDD bạn mau lên đường.
 

boykenzy9x

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

-Nếu bạn có 1 HDD 3T thì chia C khoảng 80Gb cài HDH phần còn lại để lưu dữ liệu! "Tìm hiểu vấn đề GPT thêm ???"
-Trích "dọn dẹp, chống phân mảnh, fix lỗi, quét virus...." Tôi khuyên bạn không nên làm mấy vần đề này nhiều vì mất thời gian và HDD bạn mau lên đường.
vâng, em có con laptop để cài HĐH rồi bác à, lúc cài e cũng cài theo UEFI và format sang GPT rồi, nhưng mà bây giờ ổ cứng trong máy e nó cũng xắp full hết rồi mà nó lại đang bị lỗi nữa chứ nên e muốn mua 1 con 3TB ngoài để tạo backup mí lại lưu trữ phim nhạc... nữa, chứ bây giờ để dữ liệu trong máy e không yên tâm chút nào chẳng may hôm nào đó mà nó đội nón ra đi thì bao nhiêu tích cóp của e mất hết.
 

dungsin_lqd

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

-Nếu HDD gắn ngoài thì quan tâm box xem có hỗ trợ HDD 3T không- hỏi người bán và kêu họ test OK thì mua! Data quan trọng thi nên sao lưu nhiều lần DVD, copy ra máy khác, usb, dùng internet nữa...tks
 

airport

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Em thì backup ra hdd khác, mà thực ra dữ liệu quan trọng cũng chỉ khoảng 1-2tb thì các bác không nên tiếc tiền mua hẳn 1 cái HDD khác, cứ định kỳ backup ra đó rồi mang đi cất ở chỗ khác (theo lý thuyết backup là phải offline và offsite), chẳng hạn gửi sang nhà ... bồ, vợ hoặc mang lên văn phòng cất riêng ra. Chẳng may mà ở nhà có vấn đề thì vẫn còn 1 cái khác ở chỗ khác để còn có cơ hội restore lại được. Nếu sợ bị lộ bí mật dữ liệu thì dùng thêm mấy phần mềm bảo mật data kiểu như hide folder hay là mã hóa luôn data đó lại là xong.
 

salenguyenduong

New Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Em thì backup ra hdd khác, mà thực ra dữ liệu quan trọng cũng chỉ khoảng 1-2tb thì các bác không nên tiếc tiền mua hẳn 1 cái HDD khác, cứ định kỳ backup ra đó rồi mang đi cất ở chỗ khác (theo lý thuyết backup là phải offline và offsite), chẳng hạn gửi sang nhà ... bồ, vợ hoặc mang lên văn phòng cất riêng ra. Chẳng may mà ở nhà có vấn đề thì vẫn còn 1 cái khác ở chỗ khác để còn có cơ hội restore lại được. Nếu sợ bị lộ bí mật dữ liệu thì dùng thêm mấy phần mềm bảo mật data kiểu như hide folder hay là mã hóa luôn data đó lại là xong.

Chính xác, nếu data quan trọng thì mua hẳn 1 ổ chỉ để dùng backup data mà thôi, backup xong thì cất ổ đi chứ ko gắn vào máy tính. Khi nào dùng thì gắn vô tiếp. Up data quan trọng lên mạng cũng là biện pháp backup hay
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về GPT - GPT dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Hjhj. Vậy nên hdp cứ dune hay opp mà chơi... các b nhỉ? :D
 
Bên trên