Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

bacsinam

New Member
Xin chào các bạn cinephile thân mến.

Rời khỏi cinema vào đêm khuya sau khi xem xong phim Prince of Persia, nhìn đồng hồ gần 1h sáng mà tôi cảm thấy tiếc thời gian ghê gớm, và thầm nghĩ phải chi bộ phim có thể rút ngắn hơn, bớt đi những cảnh thừa không đáng có thì khán giả có thể ra về sớm hơn một chút mà phim cũng sẽ hay hơn nhiều.

Nếu lần sau có một phim nào đó chuyển thể từ game, có thể tôi sẽ cân nhắc nhiều trước khi đi xem. Dĩ nhiên lần này phim Hoàng tử Ba Tư rất khá, khá hơn nhiều so với Hit man và Resident Evil, tài năng của đạo diễn Jerry Bruckheimer đã được khai thác hết mức. Tuy nhiên cùng một phong cách, ta thấy bộ phim này với Pirates of Caribean quả là một trời một vực. Thêm một lần nữa ta thấy rõ bất đẳng thức: Game luôn hay hơn phim. Quả thật cảm xúc khi xem phim chuyển thể từ game không bao giờ thỏa mãn chúng ta.

Không khó khăn lằm để chứng minh bất đẳng thức này, trước hết chúng ta phải nhìn lại bản chất của Video game, một loại hình giải trí khai sinh từ cuối thập niên 70. Bản thân Video Game rất gần với phim ảnh, vì nó trình diễn trước mắt ta những hình ảnh động, có nhân vật chính, có phông cảnh và có âm nhạc. Theo dòng thời gian, bản chất của Video Game càng lúc càng gần lại với điện ảnh, với đồ hoạ đẹp hơn, thật hơn, có tiếng nói và một cốt truyện phức tạp hấp dãn hơn. Tuy nhiên hôn nhân của Video Game và Điện ảnh lại là một cái gì đó rất gượng ép và thất bại hoàn toàn.

Tôi có cảm giác người ta làm phim chuyển thể từ game chỉ vì lí do lợi nhuận hơn là vì nghệ thuật. Đơn giản là vì muốn lấy tiền từ túi những game thủ say mê một game nào đó, người ta làm 1 phim, lấy tên Game làm tên phim, chấm hết. Một tác phẩm làm ra chỉ vì mục tiêu thưong mại nhưng không có cảm xúc đam mê thì khó mà thăng hoa để thành 1 tác phẩm hay được.

Từ năm 80, phim chuyển thể từ game đã xuất hiện, đó là những nhân vật hoạt hình như Pacman trong show truyền hình kéo dài 2 năm, Bomberman, Sonic...

Phim Super mario Bros là phim điện ảnh người đóng đầu tiên trong thập niên 90, cho ta khái niệm là người ta có thể chuyển thể game thành phim, nhưng đáng tiếc là bộ phim này cũng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy không thể hòa nhập được Game và Phim ảnh.

Cho đến nay, có rất ít phim chuyển thể game tạm gọi là hay, như Hoàng tử Ba tư, Mortal Kombat, Silent Hill, nhưng có quá nhiều cú nhảy lộn cổ xuống sông như Max payne, Hitman, Doom và Far Cry.

Tài năng của đạo diễn và thiết kế cảnh trí có thể che mắt được khán giả bằng những đại cảnh hoành tráng, đẹp mắt, nhưng không thể che giấu được lỗ hổng khủng khiếp về nhân vật, và còn 1 điều nữa là khán giả đi xem để tìm lại một vài điểm tinh túy của game họ chơi, nếu không tìm ra họ sẽ rất bất mãn.

Thực sự để làm phim từ game rất khó, khó hơn chuyển thể một cuốn truyện tranh nhiều. Vì Game đặt nền tảng trên hành động nhiều hơn là kịch tính (trừ game nhập vai như Final Fantasy). Người làm phim bắt buộc phải tạo hình nhân vật thật giống trong game, nhưng họ hoàn toàn bị đui mù về tính cách, tình cảm của con búp bê mà họ vừa tạo ra. Game Super Mario có chừng ấy nhân vật thì trên phim cũng phải nặn ra cho đủ, như Mario, Luigi, vua rồng Bowser. Khi người ta không biết, người ta đành phải chế biến và sáng tạo theo ý chủ quan, để lấp đầy kịch bản. Việc làm đó lại quá sơ sài, như trong phim Street Fighter chỉ là một tập hợp những nhân vật không có chiều sâu, Resident Evil, nhân cách của vai nữ chính khá mờ nhạt, hay trong phim Hitman cũng vậy. Hoàn toàn vô ích nếu ta tìm ra 1 diễn viên giống hoàn toàn trong game nhưng lại tạo ra một nhân cách tầm thường cho hắn. Cũng giống như ta có thể làm phim về Hitler, về Hồ Chí Minh, Stalin... với những diễn viên hóa trang, diễn xuất giống hệt những người này, nhưng bộ phim thành công hay thất bại là do kịch bản.
Viẹc sáng tạo và gán ghép tùy tiện nhân cách nhân vật có khi gây ra tác dụng ngược, như trong phim Hoàng tử Ba Tư, có quá nhiều cảnh chọc cười mà lắm khi rất vô duyên, lố bịch. Có lẽ bị ám ảnh bời nhân vật Jack Sparrow nên kịch bản cho hoàng tử đùa giỡn và chọc cười khá nhiều, làm mất đi tính hào hùng của phim.

Thử thách thứ 2 khi chuyển thể game, chính là yếu tố giải trí của game không bao giờ được tái hiện đầy đủ bằng điện ảnh, vì cảm xúc của người chơi game khi chơi là cảm xúc chủ động, còn trong phim là thụ động, khán giả buộc phải ngồi chặt vào ghế và bị bắt xem những gì đạo diễn sắp đặt trước. Vì vậy những vụ ám sát khéo léo của Hitman hay cảm giác hồi hộp, căng thẳng khi đi dò đường trong Resident Evil không bao giờ khán giả xem phim có được. phim Hoàng tử Ba Tư đã thành công khi mang lại cho những cảnh hành động cái thần sắc của game, chính là những cú nhào lộn bay nhảy mạo hiểm của chàng dũng sĩ. Chúng chính là linh hồn của game này ngay từ thời xa xưa khi nó được sinh ra. (Ai từng chơi trò Prince of Persia trên mấy cái máy PC với màn hình EGA đơn sắc hồi năm 80 sẽ hiểu rõ). Chính vì lí do này mà phim Silent Hill hay hơn Resident Evil, khi nó tái hiện lại được một cảm xúc hồi hộp, lo sợ, tái hiện được khung cảnh bí hiểm trong game, một game tìm đường thực sự, trong khi Resident Evil chuyển thể từ một game tìm đường nhưng chỉ phô bày những cảnh hành động mà không có chút yếu tố trí tuệ nào. Càng về sau, người xem không còn nhận ra nét tinh túy của Game họ yêu thích trong mấy phim này nữa. Nếu tôi có thể viết kịch bản cho phim Resident Evil, tôi sẽ cho câu chuyện xảy ra từ trong khu rừng Racoon City đến những hành lang tối tăm u ám của toà lâu đài cổ, những âm thanh ghê rợn trong bóng tối và cuộc chiến sinh tồn với nhiều tình tiết sử dụng trí não hơn là cầm súng nhảy tưng tưng bắn loạn xạ ngoài phố như ta đã thấy.

Xét về tính khả thi, thì những game nhập vai có nhiều tiềm năng và tố chất nhất để có thể chuyển thể thành một phim hay, tuy nhiên nghịch lý là không ai còn màng đến việc làm phim một khi kịch bản của game đã quá hoàn hảo rồi, bản thân game cũng chiếu qua mắt người chơi như một bộ phim rồi, như Final Fantasy mà chơi trên PS2 thì không thua gì xem phim. Nhưng tại sao các nhà làm phim không thể chắt lọc những nét tinh túy trong kịch bản game để sáng tạo ra một câu chuyện khác, đó là điều tôi không bao giờ hiểu được, chỉ biết là họ vẫn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, hết Doom, Max Payne rồi lại Far Cry, mà phim nào cũng thất bại cả. Chúng ta đang trông chờ, vì trong năm nay sẽ có phim làm theo game "Professor Layton", một game nhập vai trí tuệ rất thành công của hệ máy Nintendo DS.
Game giao đấu (fighter) cũng hứa hẹn nhiều khả năng làm thành một phim hay, chúng ta từng xem những phim võ thuật rất hay như Diệp vấn, Long Tranh hổ Đấu, Hoắc nguyên Giáp, Ong Bak, có hơi hướng của một võ đài và nhiều võ sĩ tham dự. chỉ cần 1 kịch bản tốt là có thể làm phim về Samurai, Street Fighter. Phim Mortal Kombat là 1 phim khá thành công theo thể loại này.

Tóm lại, chìa khóa để chuyển thể thành công cho phim làm từ game, không phải do ngoại hình copy nhân vật, không phải do yếu tố sáng tạo mù quáng kiểu vẽ rắn thêm chân, nhưng ở chỗ nhà làm phim có nắm được cái thần của game hay không. Không phải game nào nổi tiếng khi làm thành phim thì đều có phim hay. Bản thân tôi rất mừng khi nghe nói dự án làm phim Castle vania bị hủy bỏ, vì tôi không hề mong muốn đi xem một phim làm về ma cà rồng thứ 1001 giữa hàng đống phim về bọn quỷ hút máu này. D9ể tiền làm phim về Bat man và Người Nhện vẫn còn hứa hẹn hơn.
Hi vọng sau những thất bại quá khứ, người ta sẽ cho chúng ta xem những phim xứng đáng hơn với giá vé mà ta bỏ ra.

Phụ lục: danh sách phim chuyển thể từ Videogame (phim nào có điểm đánh giá > 30% đã gọi là khá lằm rồi )
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_films_based_on_video_games
 
Chỉnh sửa lần cuối:

anh7otosaigon

Active Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

cá nhân em thấy phim lara croft chuyển thể từ game cũng khá hay
 

dotu

Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Nhắc tới Castle Vania trên PS1 tui chưa hoàn thành 100% còn thiếu cái cửa sắt ko mở ra đc, mà lúc đó hầu như ko có internet để hỏi

Cái cảm giác rối mù khi đi tìm đường trong game + phấn khích khi tìm ra... nói chung chẳng mấy phim từ game gợi lại cảm xúc đó

cá nhân em thấy phim lara croft chuyển thể từ game cũng khá hay

phần 1 thì còn thấy hay do nó mới chứ p2 thì...
 

hdbladies

Banned
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Khó mà có phim POP hay hơn Game, trong Game kỹ thuật cỡ nào cũng được, chứ trong phim hơi khó, nọi cái chạy một mạch lên tường bay theo hình vòng cung rồi chém vòng hay chém xoay đều khó, đó là chưa kể còn đu xoay và nhảy trên mấy thanh xà ... đạo điễn chọn game khó quá !
 

bacsinam

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Castle Vania Symphony of the Night, hic, đúng là cơn ác mộng...
Game này giấu items rất ác, mà có nhiều kết cục nữa. Nhớ lần đầu chơi không biết trang bị con mắt thần nên hăm hở bay vô chém giết thằng Richter Belmont mà cứ tưởng nó là trùm cuối, còn thắc mắc sao game gì ngắn ngủn nữa. Cuối cùng thì Alucard đánh nhau với cha nó, mới là kết thúc đẹp thật sự, mà hình như cũng chưa đi đủ 100% bao giờ.
 

dotu

Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Castle Vania Symphony of the Night, hic, đúng là cơn ác mộng...
Game này giấu items rất ác, mà có nhiều kết cục nữa. Nhớ lần đầu chơi không biết trang bị con mắt thần nên hăm hở bay vô chém giết thằng Richter Belmont mà cứ tưởng nó là trùm cuối, còn thắc mắc sao game gì ngắn ngủn nữa. Cuối cùng thì Alucard đánh nhau với cha nó, mới là kết thúc đẹp thật sự, mà hình như cũng chưa đi đủ 100% bao giờ.

lol, cùng hội rồi;))

Lúc đầu tui cũng thế, đập hắn tè le, end game xong thấy gì mà dễ quá. Nửa sau thì trở nên quá dễ nếu tìm đc cây kiếm.

ko cần 100% chủ íu là tìm hết đường. Tui bị cái cửa sắt nên bỏ mất vài %
 

sangeras

Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

@bacsinam: Bạn đã chứng minh VG hay hơn phim, thì tôi cũng có thể chứng minh ngược lại rằng một bộ phim cũng ăn đứt cái VG chuyển thể từ cái bộ phim đó.
Tôi nghĩ vấn đề ở đây là cái khác
 

dnghi

Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

@bacsinam: Bạn đã chứng minh VG hay hơn phim, thì tôi cũng có thể chứng minh ngược lại rằng một bộ phim cũng ăn đứt cái VG chuyển thể từ cái bộ phim đó.
Tôi nghĩ vấn đề ở đây là cái khác

Nói được làm được nhé! Chờ xem chứng minh của bạn!~O)
 

webrom

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

God of war ra mắt mùa hè này, mà trên IMDB chả có tẹo thông tin nào...
 

DEADEYES

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Góp vài thiển ý phát! X_X

Xin chào các bạn cinephile thân mến.

Rời khỏi cinema vào đêm khuya sau khi xem xong phim Prince of Persia, nhìn đồng hồ gần 1h sáng mà tôi cảm thấy tiếc thời gian ghê gớm, và thầm nghĩ phải chi bộ phim có thể rút ngắn hơn, bớt đi những cảnh thừa không đáng có thì khán giả có thể ra về sớm hơn một chút mà phim cũng sẽ hay hơn nhiều.

Nếu lần sau có một phim nào đó chuyển thể từ game, có thể tôi sẽ cân nhắc nhiều trước khi đi xem. Dĩ nhiên lần này phim Hoàng tử Ba Tư rất khá, khá hơn nhiều so với Hit man và Resident Evil, tài năng của đạo diễn Jerry Bruckheimer đã được khai thác hết mức. Tuy nhiên cùng một phong cách, ta thấy bộ phim này với Pirates of Caribean quả là một trời một vực. Thêm một lần nữa ta thấy rõ bất đẳng thức: Game luôn hay hơn phim. Quả thật cảm xúc khi xem phim chuyển thể từ game không bao giờ thỏa mãn chúng ta.


1. Nhớ không lầm, Jerry Bruckheimer chưa bao giờ là "đạo diễn", giám chế (producer) thôi! ^^

2. Đừng bao giờ xếp Resident Evil cùng hàng với cái fim "Hitman" cùi bắp đó! RE là một trong số ít những fim chuyển thể từ game khá đạt! <:p



Không khó khăn lằm để chứng minh bất đẳng thức này, trước hết chúng ta phải nhìn lại bản chất của Video game, một loại hình giải trí khai sinh từ cuối thập niên 70. Bản thân Video Game rất gần với phim ảnh, vì nó trình diễn trước mắt ta những hình ảnh động, có nhân vật chính, có phông cảnh và có âm nhạc. Theo dòng thời gian, bản chất của Video Game càng lúc càng gần lại với điện ảnh, với đồ hoạ đẹp hơn, thật hơn, có tiếng nói và một cốt truyện phức tạp hấp dãn hơn. Tuy nhiên hôn nhân của Video Game và Điện ảnh lại là một cái gì đó rất gượng ép và thất bại hoàn toàn.

Tôi có cảm giác người ta làm phim chuyển thể từ game chỉ vì lí do lợi nhuận hơn là vì nghệ thuật. Đơn giản là vì muốn lấy tiền từ túi những game thủ say mê một game nào đó, người ta làm 1 phim, lấy tên Game làm tên phim, chấm hết. Một tác phẩm làm ra chỉ vì mục tiêu thưong mại nhưng không có cảm xúc đam mê thì khó mà thăng hoa để thành 1 tác phẩm hay được.

Từ năm 80, phim chuyển thể từ game đã xuất hiện, đó là những nhân vật hoạt hình như Pacman trong show truyền hình kéo dài 2 năm, Bomberman, Sonic...

Phim Super mario Bros là phim điện ảnh người đóng đầu tiên trong thập niên 90, cho ta khái niệm là người ta có thể chuyển thể game thành phim, nhưng đáng tiếc là bộ phim này cũng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy không thể hòa nhập được Game và Phim ảnh.

Cho đến nay, có rất ít phim chuyển thể game tạm gọi là hay, như Hoàng tử Ba tư, Mortal Kombat, Silent Hill, nhưng có quá nhiều cú nhảy lộn cổ xuống sông như Max payne, Hitman, Doom và Far Cry.

Chỉ có 1 câu: kịch bản yếu, đạo diễn tệ. Nhất là cái Far Cry do cha Uwe Boll đạo diễn. Ai là gamer chắc biết mặt cha này, khỏi nói! :-t

Còn sót những fim tệ của cha này: In the Name of the King - A Dungeon Siege Tale (chuyển thể từ trò chơi Action-RPG lừng danh "Dungeon Siege" của Chris Taylor - một trong những nhà thiết game lừng danh mọi thời đại), BloodRayne 1 & 2 (chuyển thể từ trò chơi cùng tên của Majesco Games, game trung bình -> fim suck! ;) nghe đâu chàng Boll đang làm phần 3, hehe! Alone in the Dark (chuyển thể từ tựa game kinh dị cùng tên và là game đặt nền tảng đầu tiên cho thể loại hành động kinh dị (action survival), nhưng chính Resident Evil mới là game đưa thể loại này bay cao!), House of the Dead (ai chơi điện tử thùng ở Diamond mà hay gọi "bắn ma" chắc biết "em" này) <:p



Tài năng của đạo diễn và thiết kế cảnh trí có thể che mắt được khán giả bằng những đại cảnh hoành tráng, đẹp mắt, nhưng không thể che giấu được lỗ hổng khủng khiếp về nhân vật, và còn 1 điều nữa là khán giả đi xem để tìm lại một vài điểm tinh túy của game họ chơi, nếu không tìm ra họ sẽ rất bất mãn.

Thực sự để làm phim từ game rất khó, khó hơn chuyển thể một cuốn truyện tranh nhiều. Vì Game đặt nền tảng trên hành động nhiều hơn là kịch tính (trừ game nhập vai như Final Fantasy). Người làm phim bắt buộc phải tạo hình nhân vật thật giống trong game, nhưng họ hoàn toàn bị đui mù về tính cách, tình cảm của con búp bê mà họ vừa tạo ra. Game Super Mario có chừng ấy nhân vật thì trên phim cũng phải nặn ra cho đủ, như Mario, Luigi, vua rồng Bowser.

Bowser là con rùa chứ ko phải con rồng! :p


Khi người ta không biết, người ta đành phải chế biến và sáng tạo theo ý chủ quan, để lấp đầy kịch bản. Việc làm đó lại quá sơ sài, như trong phim Street Fighter chỉ là một tập hợp những nhân vật không có chiều sâu, Resident Evil, nhân cách của vai nữ chính khá mờ nhạt, hay trong phim Hitman cũng vậy. Hoàn toàn vô ích nếu ta tìm ra 1 diễn viên giống hoàn toàn trong game nhưng lại tạo ra một nhân cách tầm thường cho hắn. Cũng giống như ta có thể làm phim về Hitler, về Hồ Chí Minh, Stalin... với những diễn viên hóa trang, diễn xuất giống hệt những người này, nhưng bộ phim thành công hay thất bại là do kịch bản.
Viẹc sáng tạo và gán ghép tùy tiện nhân cách nhân vật có khi gây ra tác dụng ngược, như trong phim Hoàng tử Ba Tư, có quá nhiều cảnh chọc cười mà lắm khi rất vô duyên, lố bịch. Có lẽ bị ám ảnh bời nhân vật Jack Sparrow nên kịch bản cho hoàng tử đùa giỡn và chọc cười khá nhiều, làm mất đi tính hào hùng của phim.

Cái này cần xem lại nha. Trong game chàng hoàng tử không bao giờ được công nhận là người ăn nói có duyên! Rõ nét nhất là trong phiên bản "Prince of Persia 2008" đấy! :-@


Thử thách thứ 2 khi chuyển thể game, chính là yếu tố giải trí của game không bao giờ được tái hiện đầy đủ bằng điện ảnh, vì cảm xúc của người chơi game khi chơi là cảm xúc chủ động, còn trong phim là thụ động, khán giả buộc phải ngồi chặt vào ghế và bị bắt xem những gì đạo diễn sắp đặt trước. Vì vậy những vụ ám sát khéo léo của Hitman hay cảm giác hồi hộp, căng thẳng khi đi dò đường trong Resident Evil không bao giờ khán giả xem phim có được. phim Hoàng tử Ba Tư đã thành công khi mang lại cho những cảnh hành động cái thần sắc của game, chính là những cú nhào lộn bay nhảy mạo hiểm của chàng dũng sĩ. Chúng chính là linh hồn của game này ngay từ thời xa xưa khi nó được sinh ra. (Ai từng chơi trò Prince of Persia trên mấy cái máy PC với màn hình EGA đơn sắc hồi năm 80 sẽ hiểu rõ).

Cái này người ta gọi là môn "Parkour"! Giới trẻ giờ đang mê đấy! Xem fim "District B-13" kìa! :-c


Chính vì lí do này mà phim Silent Hill hay hơn Resident Evil, khi nó tái hiện lại được một cảm xúc hồi hộp, lo sợ, tái hiện được khung cảnh bí hiểm trong game, một game tìm đường thực sự, trong khi Resident Evil chuyển thể từ một game tìm đường nhưng chỉ phô bày những cảnh hành động mà không có chút yếu tố trí tuệ nào. Càng về sau, người xem không còn nhận ra nét tinh túy của Game họ yêu thích trong mấy phim này nữa. Nếu tôi có thể viết kịch bản cho phim Resident Evil, tôi sẽ cho câu chuyện xảy ra từ trong khu rừng Racoon City đến những hành lang tối tăm u ám của toà lâu đài cổ, những âm thanh ghê rợn trong bóng tối và cuộc chiến sinh tồn với nhiều tình tiết sử dụng trí não hơn là cầm súng nhảy tưng tưng bắn loạn xạ ngoài phố như ta đã thấy.

Chính xác! Silent Hill fim là một chuyển thể thành công "sát nút" nhất từ game sang phim hiện tại! ^^



Xét về tính khả thi, thì những game nhập vai có nhiều tiềm năng và tố chất nhất để có thể chuyển thể thành một phim hay, tuy nhiên nghịch lý là không ai còn màng đến việc làm phim một khi kịch bản của game đã quá hoàn hảo rồi, bản thân game cũng chiếu qua mắt người chơi như một bộ phim rồi, như Final Fantasy mà chơi trên PS2 thì không thua gì xem phim. Nhưng tại sao các nhà làm phim không thể chắt lọc những nét tinh túy trong kịch bản game để sáng tạo ra một câu chuyện khác, đó là điều tôi không bao giờ hiểu được, chỉ biết là họ vẫn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, hết Doom, Max Payne rồi lại Far Cry, mà phim nào cũng thất bại cả. Chúng ta đang trông chờ, vì trong năm nay sẽ có phim làm theo game "Professor Layton", một game nhập vai trí tuệ rất thành công của hệ máy Nintendo DS.
Game giao đấu (fighter) cũng hứa hẹn nhiều khả năng làm thành một phim hay, chúng ta từng xem những phim võ thuật rất hay như Diệp vấn, Long Tranh hổ Đấu, Hoắc nguyên Giáp, Ong Bak, có hơi hướng của một võ đài và nhiều võ sĩ tham dự. chỉ cần 1 kịch bản tốt là có thể làm phim về Samurai, Street Fighter. Phim Mortal Kombat là 1 phim khá thành công theo thể loại này.

Tóm lại, chìa khóa để chuyển thể thành công cho phim làm từ game, không phải do ngoại hình copy nhân vật, không phải do yếu tố sáng tạo mù quáng kiểu vẽ rắn thêm chân, nhưng ở chỗ nhà làm phim có nắm được cái thần của game hay không. Không phải game nào nổi tiếng khi làm thành phim thì đều có phim hay. Bản thân tôi rất mừng khi nghe nói dự án làm phim Castle vania bị hủy bỏ, vì tôi không hề mong muốn đi xem một phim làm về ma cà rồng thứ 1001 giữa hàng đống phim về bọn quỷ hút máu này. D9ể tiền làm phim về Bat man và Người Nhện vẫn còn hứa hẹn hơn.

Cũng có ngoại lệ đó chứ. Cái "Chronicle of Riddick" ấy, game làm theo phim. Game nổi như cồn, người ta chơi xong lật đật chạy đi xem fim, thích ngược lại fim và còn đi săn cả phần một của fim "Pitch Black"! :mad:)


Hi vọng sau những thất bại quá khứ, người ta sẽ cho chúng ta xem những phim xứng đáng hơn với giá vé mà ta bỏ ra.

Phụ lục: danh sách phim chuyển thể từ Videogame (phim nào có điểm đánh giá > 30% đã gọi là khá lằm rồi )
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_films_based_on_video_games
 

DEADEYES

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

@bacsinam: Bạn đã chứng minh VG hay hơn phim, thì tôi cũng có thể chứng minh ngược lại rằng một bộ phim cũng ăn đứt cái VG chuyển thể từ cái bộ phim đó.
Tôi nghĩ vấn đề ở đây là cái khác

Câu này nói chính xác đó chứ! Video game "ăn theo" fim cũng nhan nhản! Cả đống game sh1t luôn! Đi đầu vẫn là "anh" Activision với hàng loạt tựa game nhảm như Spider-Man, Shrek, etc... Kế là anh EA... hehhehe ~O)
 

DEADEYES

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Khó mà có phim POP hay hơn Game, trong Game kỹ thuật cỡ nào cũng được, chứ trong phim hơi khó, nọi cái chạy một mạch lên tường bay theo hình vòng cung rồi chém vòng hay chém xoay đều khó, đó là chưa kể còn đu xoay và nhảy trên mấy thanh xà ... đạo điễn chọn game khó quá !

Hahha, quá đúng! Chọn game quá khó! Nội mấy cái Arcobatics cũng đủ mệt rùi! ~O)
 

hasinhat

Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Câu này nói chính xác đó chứ! Video game "ăn theo" fim cũng nhan nhản! Cả đống game sh1t luôn! Đi đầu vẫn là "anh" Activision với hàng loạt tựa game nhảm như Spider-Man, Shrek, etc... Kế là anh EA... hehhehe ~O)

Avatar The Game cũng lên bảng game nhảm thì phải. Thấy chê ghê lắm.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Game ăn theo phim hay phim ăn theo game nếu không được đầu tư tỉ mỉ thì đều thất bại hết.
Không chỉ các phim ăn theo không thỏa mãn được các game fan mà các game ăn theo cũng vậy. Có thể kể ra hàng tá game ăn theo các siêu phẩm điện ảnh mà thời gian xuất hiện của chúng chỉ sau thời gian công chiếu của bộ phim chỉ vài tháng như: Avatar, Spider-man (chuyển thể từ truyện tranh), The Lord Of The Rings, và 1 loạt seri 007 như Die Another Day, The World is not Enough, Casio Royal, Quantum of Solace, .....

Để có 1 game hay, nhà sản xuất mất hàng năm trời chuẩn bị cho tạo hình nhân vật, kịch bản, engine, bối cảnh và thậm chí cả người lồng tiếng sao cho có hồn với nhân vật. Trong khi đó vì chạy theo thời gian để có ngay 1 game ăn liền ra mắt kịp lúc bộ phim còn nóng thì làm sao mà hay được.

Quay lại vấn đề phim ăn theo game, khi chơi game thủ là người chủ động trong mọi hành động của nhân vật nhưng cũng vô cùng bị động hồi hộp, lo lắng không biết nhân vật của mình sắp đụng phải thứ gì. Khi chơi game, game thủ có tình cảm với chính nhân vật của mình (đặc biệt là với game nhập vai), người chơi sẽ phấn khích khi nhân vật đoạt được 1 thứ item quý giá, hào hứng với những màn biểu diễn kỹ năng, hồi hộp lo lắng trong những pha đấu trùm, thót tim trong những pha vượt màn mạo hiểm (điển hình là PoP đấy, có những trường đoạn chạy nhảy liên tục trên tường, vách núi, dây, vòng, xích, ... mà không biết là phải chạy theo hướng nào), xúc động với tình cảm của nhân vật, giận dữ khi .... gameover, .......
Nhưng khi xem phim, nhân vật trên phim là 1 người hoàn toàn xa lạ với người xem. Diễn viên chính có dát cả tấn thiết bị lên người cũng không làm cho người xem mừng rỡ hóa điên lên như khi họ lượm được 1 cây Ultima Weapon được, cũng không hề có giác lo lắng với những pha leo trèo, đu nhảy (người xem chỉ coi những màn parkout của PoP là trò khỉ của 1 gã Tarzan nào đó thôi). cũng như không hồi hộp lo lắng khi đấu trùm vì họ biết chắc kiểu gì chả thắng được nó :))

Đa phần game thủ khi xem phim ăn theo đều mong muốn thấy được những đặc sắc của game như các kỹ năng, bối cảnh và dàn dựng của phim. Một số khác lại muốn được hiểu biết thêm những bí ẩn của game chưa được giải đáp.

Theo cá nhân em đánh giá thì những bộ phim sau là phim ăn theo rất thành công khi thể hiện được đúng tinh thần của phim (xếp ngẫu nhiên):
- Resident Evil 2
- Silent Hill
- Final Fantassy VII Advent Children

Game ăn theo thành công nhất (???) là Parasite Eve 1998 và Parasite Eve 1999.
Em ghi ??? vì thực ra Parasite Eve 1998 là phần tiếp theo của bộ phim Parasite Eve 1997 (tựa gốc là Parasaito Ivu) được chuyển thể từ tiểu thuyết Parasaito Ivu chứ không phải 1 game ăn theo làm lại kịch bản.
 

thamsongsochet

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Có thể lý giải vui là những người yêu thích video game thì sẽ làm việc trong ngành công nghiệp game, còn những người yêu thích phim thì sẽ làm điện ảnh.

Game do những người ko yêu phim hay phim do những người ko yêu game làm ra thì dở là dĩ nhiên. :D
 

nta139

Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

nếu không chơi game... sẽ thấy phim chuyển thể từ game khá hơn :p :p
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Bacsinam xem PoP có thấy sử dụng ca khúc Time Only Knows không :)
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

@Manhthang: phần lớn game ăn theo phim (spiderman, hulk, transformers, avatar...) được ra mắt trước khi phim công chiếu. Mục tiêu của nó là PR cho bộ phim hơn là lợi nhuận thực thu.
 

DEADEYES

New Member
Ðề: Bất đẳng thức Video Game > Điện ảnh

Có thể lý giải vui là những người yêu thích video game thì sẽ làm việc trong ngành công nghiệp game, còn những người yêu thích phim thì sẽ làm điện ảnh.

Game do những người ko yêu phim hay phim do những người ko yêu game làm ra thì dở là dĩ nhiên. :D

Bác bỏ sót dạng người "lưng lửng" rồi! Vừa game vừa phim luôn! Vin Diesel đó! Anh chàng là một gamer chính hiệu đấy nhé! Có hẳn cả một studio làm game, Tigon Studios, lẫy lừng với siêu phẩm "The Chronicles of Riddick: Escape from Butcher Bay" đấy nhé! Sắp tới còn cả đống game do chàng Vin nhà ta xuất xưởng đấy! :-"
 
Bên trên