Bridge Of Spies (2015)

trongtan7411

Active Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

Perfect Spy chẳng có cảnh hành động nào. nhưng đọc cứ như lạc vào thời chiến. nhất là những giờ phút cuối cùng của 30/4.
Để xem phim Bridge of Spies sẽ hấp dẫn thế nào ở cuộc chiến tình báo :D

sao ko bác! nếu dựng thành phim thì thêm vài cảnh hành động vào thì dể thôi, giờ phim thì đấu trí mới hay,chứ cháy nổ hay bắn phá như rambo thì xưa rồi,với mấy cảnh ấy chỉ khoái mặt thị giác thôi chứ nội dung nhạt toẹt
 

MONK_da

Film critic
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

Với những ai quan tâm về bộ phim và sự kiện này, có thể tham khảo trang sau
http://www.historyvshollywood.com/reelfaces/bridge-of-spies/

ablry.jpg


Trang này chuyên cung cấp thông tin và hình ảnh so sánh để chúng ta biết bộ phim đó khác với sự kiện thực tế như thế nào. Cũng như lý giải vì sao bộ phim Steve Job lại bị [STRIKE]chê bai[/STRIKE] người nhà và người quen của Steve Jobs chê bai, phản đối và thất bại thảm hại, khi biên kịch vì muốn tạo drama, kịch tính cho phim, đã thay đổi tính cách các nhân vật ngoài đời trong phim, dẫn đến việc sai lệch thực tế.

Và nó cũng là câu trả lời vì sao một số phim dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử chọn cách an toàn là làm phim bám sát thực tế, ít kịch tính, gây cấn kiểu điện ảnh, mà lẽ ra có thể giúp bộ phim hấp dẫn hơn và bớt buồn ngủ.

Ngoài ra, các bạn có thể xem thêm trang này, tổng hợp 13 bài học dành cho người lãnh đạo được rút ra từ bộ phim lịch sử này

http://www.jmlalonde.com/13-leadership-lessons-and-quotes-from-bridge-of-spies/

leadership-lessons-from-Bridge-Of-Spies-550x282.jpg


Monk lười dịch quá nên tốt nhất các bạn xem tiếng Anh và tự rút ra bài học cho mình sẽ hay hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

heardless

Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

Trang này chuyên cung cấp thông tin và hình ảnh so sánh để chúng ta biết bộ phim đó khác với sự kiện thực tế như thế nào. Cũng như lý giải vì sao bộ phim Steve Job lại bị chê bai và thất bại thảm hại, khi biên kịch vì muốn tạo drama, kịch tính cho phim, đã thay đổi tính cách các nhân vật ngoài đời trong phim, dẫn đến việc sai lệch thực tế.
1 bộ phim base on true story được đánh giá hay or dở chẳng liên quan gì đến việc nó sát thực tế hay ko,đừng cố bóp méo sự thật khi nói rằng Steve job bị chê và thất bại,ko có chuyện đó đâu.Bản chất phim ảnh là hư cấu,chẳng có phim chuyển thể nào giống 100% được cả

Xin trích dẫn phát biểu của biên kịch phim Oscar Imitation game:
When you use the language of "fact checking" to talk about a film, I think you're sort of fundamentally misunderstanding how art works. You don't fact check Monet's Water Lilies. That's not what water lilies look like, that's what the sensation of experiencing water lilies feel like. That's the goal of the piece.
 

Machao_nt

New Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

^ web này hay quá bác Monk :D em luôn muốn tìm một web như lày để so sánh độ chân thực của các fim based on true stories, cơ mà vẫn còn vài fim em muốn tìm mà chưa thấy :(
 

MONK_da

Film critic
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

1 bộ phim base on true story được đánh giá hay or dở chẳng liên quan gì đến việc nó sát thực tế hay ko,đừng cố bóp méo sự thật khi nói rằng Steve job bị chê và thất bại,ko có chuyện đó đâu.Bản chất phim ảnh là hư cấu,chẳng có phim chuyển thể nào giống 100% được cả

À! Monk đã sửa lại dòng đó, lúc ghi bị thiếu chữ người nhà và người quen của Steve Jobs chê bai, phản đối vì thay đổi tính cách nhân vật ngoài đời để tạo gay cấn. Câu này ban đầu ghi không rõ nên gây hiểu lầm là giới critic chê phim.

Về quan điểm phim ảnh và thực tế có độ chênh nhất định thì cái này chỉ có dân mê phim ảnh mới hiểu. Với khán giả bình thường và đặc biệt là người nhà của các nhân vật thì không.

Chắc các bạn còn nhớ một vụ khá ồn ào ở VN cách đây nhiều năm về đoàn làm phim Mùa hè xanh, vì biên kịch muốn tạo gay cấn nên xây dựng các nhân vật sinh viên tham gia Mùa hè xanh đều có vấn đề về cá nhân, như kẻ thì muốn tán bạn gái, kẻ vì lười biếng quá nên gia đình bắt tham gia Mùa hè xanh... nhằm mục đích tạo câu chuyện cho thấy họ thay đổi tốt hơn qua Mùa hè xanh thế nào.

Tuy nhiên, sau vài tập đầu, khi bộ phim chưa kịp cho khán giả thấy sự thay đổi của các nhân vật, thì đã vấp phải sự phản đối dữ dội do bôi bác các nhân vật là sinh viên tình nguyện, chủ yếu từ những khán giả lớn tuổi.

Họ không chấp nhận cách giải thích là xây dựng các nhân vật như vậy để làm nêu bật chủ đề tư tưởng của Mùa hè xanh là giúp giới trẻ sống tốt hơn và thay đổi tích cực, họ chỉ cần biết, tất cả sinh viên tham gia MHX không ai có tính xấu như vậy, nên lên phim phải đẹp và trong sáng từ đầu phim đến cuối phim.

Không chỉ phim đó mà rất nhiều phim, kịch lịch sử khác cũng thế, luôn bị soi bằng chiếc kính lúp. Ai cũng muốn VN có một phim lịch sử hay không kém TQ để khán giả trẻ hiểu và yêu lịch sử nước nhà, nhưng khi có dự án phim, kịch lịch sử nào xuất hiện thì luôn bị mổ xẻ về độ chính xác 99,99%, và khi bộ phim có chi tiết gì đó hư cấu nhằm tạo kịch tính, thì lập tức bị phản đối đến mức ngừng sản xuất hoặc treo vô thời hạn.

Ví dụ như vở kịch Bí mật vườn Lệ Chi bị cấm diễn một thời gian vì "nội dung có một chi tiết không đúng về cách hành xử của hoàng hậu Nguyễn Thị Anh".

Trong khi đầy phim lịch sử TQ có nhiều chi tiết hư cấu nhằm tạo hấp dẫn, thậm chí sai về lịch sử, nhưng khán giả chỉ lấy ra bàn bạc làm trò vui chứ không ai phản đối hay đề nghị cấm chiếu cả.

Quay trở lại bài post ở trên của Monk, Monk chỉ muốn nói là biên kịch khi viết về các phim tiểu sử, lịch sử, họ phải dung hòa được sự thật và phóng tác.

Chẳng hạn như trong Everest 2015, thay vì chọn 1 nhân vật làm villain để tạo kịch tính, bộ phim tôn trọng các nhân vật nên giữ nguyên tính cách, và cố gắng xây dựng cho ai cũng là người tốt. Điều này dẫn đến khá nhiều chi tiết khó hiểu về tâm lý, hành động của nhân vật trong phim. Ban đầu, ai cũng tưởng nhân vật đó là người xấu nhưng hóa ra không phải.

Hoặc thay vì tạo drama cho các tai nạn trong phim thêm phần sốc và hấp dẫn, bộ phim giảm nhẹ mức độ các tai nạn này xuống để người nhà nạn nhân không bị sốc khi xem trên màn ảnh.

Hay như vở kịch Bí mật vườn Lệ Chi từng bị cấm diễn, thì phía nghệ sĩ cũng nhận ra đâu là giới hạn khi tạo chi tiết hư cấu và quyết định sửa chữa.

"Trong Bí mật vườn Lệ Chi lần này, tôi có chỉnh sửa về tính cách của Thần phi Nguyễn Thị Anh. Ở bản dựng trước, nhân vật Nguyễn Thị Anh được xây dựng như là người chủ mưu hãm hại bậc trung thần Nguyễn Trãi. Nhưng ở bản sửa lần này, Nguyễn Thị Anh gần như một nạn nhân, vai trò của bà trong vụ án Lệ Chi Viên sẽ thụ động hơn. Cũng như tác giả từng đặt vấn đề thái tử Bang Cơ, con bà Nguyễn Thị Anh là con hoang nên bà cố tình giấu giếm tông tích. Tuy nhiên, sau nhiều lần nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng đây vẫn là một nghi án lịch sử nên bỏ qua chi tiết này, vì một kẻ hậu bối như tôi thật không muốn vô ý xúc phạm người đã khuất." - Đạo diễn - NSƯT Thành Lộc cho biết.

Còn Steve Jobs 2015 mới này thì theo thông tin từ các bài báo, phim xây dựng các nhân vật đa chiều hơn, và dẫn đến việc các nhân vật có liên quan phản đối bộ phim này. Khi có người thì bị biến thành một kẻ xấu trong phim, còn Steve có vẻ độc tài hơn.

Tất nhiên với giới phê bình và mê phim thì phim Steve Jobs được đánh giá cao, nhưng với góc độ của gia đình nhân vật thì không ai hài lòng cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

heardless

Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

cảm ơn những thông tin của bác.Người nhà Steve job đã tìm cách ngăn chặn ,phá hoại quá trình phát triển phim ngay từ ban đầu nên mình nghĩ bộ phim có như thế nào,họ cũng sẽ chửi nó thôi.
 

mecome

New Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

Phim này hay vãi chưởng, mãi đến tối hôm qua mình mới có thể đi xem, còn mổi suất chiếu lúc 9h30, chừng 10 người trong rạp nhưng đúng là lý tưởng để xem bộ phim như Bridge of Spies. Phim toàn thoại nên hay nhất cũng là thoại rồi, còn 3 đoạn mà mình xem xong nhớ nhất và ấn tượng nhất:
1. Thoại giữa ông Donovan và ông gì sếp CIA trong quán cafe: đại khái là chỉ có tuân thủ pháp luật mới tạo nên nước Mỹ từ những người nhập cư.
2. Lúc ông Donovan phát biểu trước Tòa tối cao về quyền lợi cho ông Abel (lồng thêm đoạn các e thiếu nhi nói trong lớp), quả thực là ông chánh án quan tòa nào mà nghe câu ông Donovan nói mà không phục thì chắc chả còn tòa án nào trên đời nữa.
3. Lúc ông Donovan trao đổi với ông gì bên Nga, bảo là bên Mỹ nôn nóng trao đổi quá, có thể là bên Mỹ nắm hết tin tức từ điệp viên của bên Nga rồi ko. Quả là những đối đáp và suy luận tài tình, mình nghe qua cứ tưởng như ko có gì trong khi họ hiểu vấn đề sâu xa hơn nhiều.
Không hiểu sao xem phim này mình có cảm giác anh chàng điệp viên Mỹ là người đã nói ra tin tức cho bên Nga, kiểu tương phản với ông điệp viên Nga: người thì được ôm/người thì ngồi ghế sau. người thì im lặng ko nói nhiều/người thì mới về đã vội bảo là tôi không tiết lộ gì hết nhe. Luật sư Donovan và luật sự Finch torng truyện "Giết con chim nhại" đúng là tiêu biểu cho nước Mỹ của bình đẳng.
P/s: coi phim xong thấy nghề như ông luật sư đúng là nguy hiểm thiệt mà đáng sống, làm những chuyển thay đổi đất nước. Nghĩ lại mình sáng cứ cắp ô đi, tối cắp ô về thiệt là nản.
 

Paulvo

New Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

Hôm coi có khoảng 20 người , quá ok cho thể loại này. Tom gọn, thể loại tâm lý , có chút dí dỏm, diễn xuất của T H , Mark Rylance..hay, chi tiết cậu con trai của Jim Donovan khá vui . Coi xong , có thể nghí rằng J D là ngưởi xuất sắc mà Tổng thống Mý tin dùng trong cuôc đấu trí lần này và những lần sau nữa mà phim ảnh chưa thể truyền tải hết được.Khâm phục
 

ANHTUANXP

Active Member
Ðề: Bridge Of Spies (2015)

Tuyệt! Rất thích Tomhank và phim và Liên Xô Vĩ đại.
 
Bên trên