Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

brucelee123456

Active Member
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

..... Trong truyện, khi bị híp con bé kêu "Điền ơi" mặc dù cha nó đứng trước mặt làm ông bố há hốc mồm cứng đơ người. Hình như trong phim cái này bị thay đổi. Mà em lại đánh giá cao chi tiết này nhất trong truyện mới chết.
mình chưa đọc truyện, nhưng phim nếu đưa cái tình tiết này vào thì rõ ràng là lay động lòng người nhiều hơn nữa.
 

madmike

New Member
Ðề: Bàn luận về truyện và phim Cách Đồng Bất Tận

dscf6714s.jpg


Huyền Thoại Cái Thác

Hóa ra đây là con ngu bình phẩm bậy bạ mà Poly đã viết. H mới thấy mặt của nó :D
 

poly

Banned
Ðề: Cách Đồng Bất Tận : bàn luận về truyện và phim

Phim này poly định ko viết gì hết, vì bà con chém nhau kinh quá, poly chỉ muốn ẩn cư với gái mà thôi. Nhưng mà phim này poly thích, và cũng nhiếu thứ đồng cảm nên thôi đợi trời yên bể lặng mới viết bài. Mà bài viết thì lan man nhiều, ko đi sâu phân tích phim đâu,cũng ko so sánh truyện, chỉ nói cảm nhận cá nhân là chính thôi.


Hai%20Yen%20%28Suong%294.JPG


[hide]
Điều đầu tiên phải nói là phim hình ảnh quá đẹp, công nhận là đẹp đến mức mang hơi hướng nhiếp ảnh nhiều hơn là điện ảnh. Phục các nàh lmà phim và DOP đã chọn cảnh quá tốt như thế. Ít nhất là cũng tạo hiểu ứng thị giác với khán giả nước ngoài và quảng bá hình ảnh Việt Nam.


Hai%20Yen%20%28Suong%29%20-%20Canh%20dong%20bat%20tan.jpg



Tiếp theo dĩ nhiên là ấn tượng về gái trong phim cũng như liên tưởng đàn bà ngoài đời, nhất là những cô gái liên quan . Không cần biết giọng Bắc hay Nam nhưng nhân vật Sương rất đẹp, đẹp theo cách một người đàn bà ở tận đấy XH vẫn có mong muốn có một người đàn ông của riêng mình, mong ước rất đàn bà . Đọc nhiều bài cảm nhận mà poly thấy buồn, đáng lẽ là buồn cười nhưng lại là buồn. Nhiều bạn cứ đóng đinh trong đầu là đĩ điếm cave không phai là ngừơi hay sao ấy, không có suy nghĩ không có tình yêu ko có cảm xúc. Cứ phán như đúng rồi là gái điếm là phải thế này phải thế kia. Thấy buồn cười vì nhiều chú "Chả biết cái đéo gì về đàn bà" ( thoại phim chơi vơi ) thì chém gió cho dữ. Nói thật chứ nhiều em tuy một ngày cầm chén cơm ít hơn cầm c.... , nhưng nếu tiếp xúc sẽ thấy còn vô tư hiền thảo hơn khối em học sinh nữ đánh nhau lột áo trên trường. Không phải ai mặc áo cà sa cũng thành phật hết đâu.


Dustin%20Nguyen%20%28Vo%29%20-%20Tang%20Thanh%20Ha%20%28wife%27s%20Vo%29%203.jpg




Đàn bà hay đàn ông ai cũng thế thôi, có là gì đi nữa thì cũng là con người, cũng là yếu đuối tinh thần cần chỗ dựa, đến một lúc nào đấy cũng sẽ thấy mình bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời. Cần một người để nói chuyện, cần một người để chờ cửa, cần một cơ thể ấm áp để sưởi ấm khi đi ngủ. Cái đó ai cũng cần, và khi tìm thấy người mình cần thì con người ta sẽ thay đổi tất cả. Nhiều khi cũng buồn cười nhưng thật sự cha me không thể thay đổi họ, nhưng chỉ cần tìm thấy đúng người, họ sẽ thay đổi làm tất cả vì người ấy. Hiểu được điều đó, sẽ thấy được những gì Sương đã làm vì ông Võ rất xúc động, tràn đầy tình yêu thương. Cách cô quan tâm tới ông Võ , chăm sóc bữa ăn .


Dustin%20Nguyen%20%28Vo%29%20-%20Hai%20Yen%20%28Suong%29%20-%20Canh%20dong%20bat%20tan%201.JPG



Và cảnh n1ong theo poly là một điểm nhấn cực đẹp, ko phải vì là cảnh ái ân trần trụi mà vì cách 2 nhân vật gần nhau. Cái ngả đầu chậm rãi rất gương nhưng nó thể hiện được tâm trạng và khoảng cách giữa 2 con người khác giới. Thật sự hoàn cảnh đã đẩy họ lại gần nhau. Ai cũng hiểu đối phương không có lối thoát khác nào tốt hơn cũng như sợi dây tình cảm nào bền chặt. Và sự hấp dẫn giới tính giữa họ hiện hữu rất rõ, nhưng mọi lời kết giao đều hoàn toàn thừa thãi nếu được nói ra. Nên Sương chủ ý ngả đầu vào, để cả 2 khỏi phai mất quá nhiều thời gian lúng túng ngượng ngập.


Dustin%20Nguyen%20%28Vo%29%20-%20Hai%20Yen%20%28Suong%29.JPG



Poly ko đọc tác phẩm gốc để biết rằng cảnh nóng có mô tả tư thế này nọ không. Nhưng poly thích cảnh nóng trong phim khi cho 2 nhận vật đầu tiên ở tư thế doggy khá trần trụi. Tuy rằng cảnh quay rất đẹp và khuôn mặt Sương không phải là cam chịu, ông Võ không quá bạo liệt nhưng đây là một trong những tư thế mang đậm tính phô trương sức mạnh của đàn ông và sự lép vế của đàn bà ( theo ý kiến chủ quan của poly). Nó hợp lý vì tính cách của ông Võ phải gọi là cục súc thô lỗ với đàn bà với tâm lý trả thù. Rồi sau đó quay qua tư thế truyền thống, tự nhiên cảm nhận được mối dây tình cảm đã xích lại gần hơn. Và chi tiết Sương bắt ông Võ phải hôn là một sự xác định sự hiện hữa tình yêu của họ. Không biết ai đã từng trải qua mới thấy có thể tình dục là thứ ko thể thiếu, nhưng tình yêu biểu lộ rõ nhất ở nụ hôn khi gần gũi. Có những người ái ân chẳng bao giờ hôn môi đối phương, bởi vì họ không hề yêu. Nụ hôn tình yêu rất lạ, phải yêu nhau nhiều thì mới luôn luôn muốn hôn nhau. Có những người họ có thể lên giường vơi bất cứ ai, nhưng họ chỉ thật sự muốn hôn duy nhất một người dù không thể lên giường với người đó. Bởi vậy poly thấy hình ảnh ông Võ chịu hôn Sương rất đẹp, và đòi hỏi nụ hôn của S rất đàn bà, một người đàn bà bắt đầu yêu thật sự.

Dustin%20Nguyen%20%2841%29.jpg


Như poly từng đọc nhiều bài của nhà Văn Trang Hạ khá thích nhưng riêng câu "Đàn ông tử tế hay không, chia tay rồi đàn bà mới biết" Poly thực sự không đồng ý lắm. Theo poly thật sự đàn ông tử tế hay không ngay sau khi lên giường xong là đàn bà có thể biết ngay rồi. Dĩ nhiên những gì poly biết không phải là đúng với tất cả mọi người, nhưng có những thứ mà bản thân poly là đàn ông poly hiểu. Có những cảm giác mà chính bản thân poly hiểu có những ham muốn xác thịt mà ngay sau khi đàn ông làm xong chỉ muốn mặc quần đứng dậy trả tiền rồi về ngay ( dù cô gái đó chả phaỉ là "Sương" ). Mà nếu đàn bà tinh ý sẽ nhận ra ngay chứ không cần đến lúc chia tay, còn chờ đến khi chai tay thì .... Thế nên poly thích cái cách của nhân vật Võ khi lúng túng trong bữa ăn sáng hôm sau khi nhận ra mình đang có cảm xúc với Sương, ngại ngùng không ăn hết bữa cơm cố tỏ vẻ cứng rắn mà quăng ra một đống tiền. Tự nhiên đồng cảm vô cùng với cảm xúc tâm trạng hiểu ra mình đang yêu một người đàn bà không nên yêu. MỚi hiểu được cảm giác cố xúc phạm làm đâu người đàn bà mình yêu. " Ba mấy cưng sộp quá" , Sương bản lĩng đàn bà đến thế là cùng, vui mà buồn , buồn mà vui, khóc mà cười, cười mà khóc. Biết rằng người ta có tình cảm với mình mà vẫn tệ bạc với mình. Hiểu nhau hết đấy, biết có tình cảm đấy mà vẫn phải thế. Cả 2 cùng buồn chứ chẳng vui vẻ gì. Những chuyện như thế vẫn xảy ra hằng ngày trong nhiều mối quan hệ tình cảm chứ chả cần phải gai góc như trong phim mới có.

Dustin%20Nguyen%20%28420%29.jpg

Trong phim theo có một hình ảnh khá hay và tục thâm là một nhân vật nam ngồi kéo bàn mài tới lui hì nhục còn nhân vật nữ cúi gầm hở ngực tay quay cối đá xay bột. Hình ảnh rất tượng hình, người tới lui, người quay tay. Đẹp thế, không biết có chủ ý hay do đầu óc poly đen tối.


My%20Uyen%20%28ba%20chu%20quan%29.jpg




Lan man vậy đủ rồi, không viết xa nữa vì tiếp nữa là số phận đen tối của những nhận vật trong phim thì lại lan man chính trị. Mà dạo này nhạy cảm quá nên viết về gái và sex là an toàn nhất, cũng như đoạn kết của phim phải thay đổi để còn được chấp nhận để yên thân.

Dang%20Minh%20Tung%20%28113%291.jpg



Poly thương đàn bà Việt Nam, thương tất tần tật các gái từ 18t đến 30t xúât thân quê quán bất cứ đâu cũng thương. Mong họ luôn hạnh phúc và đừng đi lấy chồng ngoai quốc nhiều quá thì đàn ông Việt Nam ế bơ mỏ.[/hide]


P/S :
thử nghiệm chức năng thank
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Bài này Poly bình hay quá, rất cảm xúc và sâu sắc mặc dù bình phim thì ít mà liên hệ thì nhiều.
 

poly

Banned
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Bài này Poly bình hay quá, rất cảm xúc và sâu sắc mặc dù bình phim thì ít mà liên hệ thì nhiều.



thanks sếp
thật ra phim phải rất khá về nhiều mặt mới có thể tạo ra nhiều cảm xúc cho em
nên thôi chả cần phân tích kỹ về phim làm gì nữa
 

poly

Banned
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

"Cánh Đồng Bất Tận" - Bức tranh buồn sâu sắc của người Việt


Với một nội dung gây xúc động, những khung hình đẹp như tranh và diễn xuất tuyệt vời của dàn diễn viên chính, bộ phim "Cánh Đồng Bất Tận" là một thành công mới của điện ảnh Việt Nam.


101010CineC19.jpg



Cánh Đồng Bất Tận là tác phẩm văn học của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư, đã giành được giải thưởng danh giá của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 2007, giải thưởng Văn học ASEAN năm 2008, và từng là chủ đề bàn luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông, các diễn đàn văn học…

101024Cinecdbt14.jpg



Bản quyền làm phim Cánh đồng bất tận được công ty BHD nhanh chóng mua từ năm 2006. Tuy nhiên, vướng cơn bão dư luận quanh tác phẩm văn học, nên bộ phim không được khởi quay sớm. Đến đầu năm 2010, bộ phim Cánh Đồng Bất Tận được nhà sản xuất công ty BHD và Hãng Phim Việt giao cho đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đảm trách, người đã tạo được dấu ấn sau bộ phim Vũ Khúc Con Cò. Bộ phim quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng như: Dustin Nguyễn, Đỗ Hải Yến, Tăng Thanh Hà, Mỹ Uyên… Cánh Đồng Bất Tận còn có sự tham gia của đạo diễn hình ảnh Nguyễn Tranh, nhạc sỹ Nguyễn Quốc Trung, nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan


101024Cinecdbt01.jpg



Cánh Đồng Bất Tận là câu chuyện về cuộc sống lênh đênh sông nước “theo vịt chạy đồng” của ba cha con ông Tư ( Dustin Nguyễn) và hai đứa trẻ Điền (Thanh Hoà), Nương (Lan Ngọc) thiếu vắng tình thương của người mẹ (Tăng Thanh Hà) và cuộc đời của người phụ nữ Sương (Hải Yến). Những mảnh đời không lành lặn trôi dạt nay đây mai đó theo con nước bị số phận run rủi gặp nhau, tưởng rằng đã có thể nương tựa lẫn nhau nhưng lại không thể ghép lại thành một gia đình trọn vẹn vì những mặc cảm cá nhân và trái ngang của số phận


101024Cinecdbt06.jpg



Đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình đã chuyển thể gần như trọn vẹn tác phẩm văn học lên bộ phim của anh. Và gần như kịch bản phim không thay đổi gì nhiều so với cấu trúc của truyện ngắn, chỉ thay đổi chút ít ở đoạn kết để không khí phim được nhẹ nhàng và cuộc đời các nhận vật được ấm áp hơn. Những cuộc đời trôi dạt lênh đênh vô định không tương lai, Điền và Nương lớn lên trong sự căm giận đàn bà của ông Tư vì mối thù bị vợ phản bội. Sự cay nghiệt của cuộc đời đã khiến cho cả 3 nhân vật đều có những tính cách bất bình thường trong suy nghĩ, hành xử và lối sống. Cũng giống như truyện ngắn gốc của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư gặp khá nhiều sóng gió và kén chọn đối tượng bạn đọc, bộ phim của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình cũng sẽ khiến khán giả phải suy tư nhiều mới có thể thấu hiểu câu chuyện và cảm thông nhận vật. Bộ phim cũng có nhiều khoảng lặng nhưng khiến khán giả luôn phải rùng mình xót xa cho số phận của nhân vật.


101024Cinecdbt05.jpg



Chính vì bám khá sát với tinh thần của tác phẩm gốc nên không khí chung của bộ phim khá nặng nề. Những nhân vật với tâm lý bị đè nén cảm xúc không nói nên lời với cuộc đời tận cùng vùng quê sông nước. Phim sử dụng lời tâm sự của cô bé Nương như lời dẫn cho cả câu chuyện phim, lời thoại của Lan Ngọc khiến không ít khán giả phải dùng khăn ngăn lệ. Dường như cả bộ phim chỉ có hai nụ cười hiếm hoi của nhân vật Sương, khi lần đầu nhìn thấy ông Tư, và lần ông Tư đưa tiền: "Ba mấy cưng xộp ghê". Nhưng nụ cười đó mà mặn chát biết nhường nào bởi khi đó, mọi hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc đã bị đổ sập trong Sương.

101024Cinecdbt04.JPG



Sương, người đàn bà có số phận như cái tên của mình, trôi dạt từ đất Sài Gòn về vùng sông nước "làm gái" nuôi thân. Hải Yến đã hoá thân và lột tả xuất sắc được hình ảnh một phụ nữ thân phận tận cùng của xã hội nhưng sâu thẳm tâm hồn vẫn chỉ là người phụ nữ bình thường. Bị đánh ghen một cách kinh khủng nhất nhưng vẫn biết thân biết phận mà im lặng vì biết lý do chính đáng. Vẫn là một người phụ nữ đơn giản mơ ước một người đàn ông và một tổ ấm cho riêng mình với những đứa con, Sương của Hải Yến yêu ông Tư trong từng ánh mắt trìu mến, cử chỉ trong mâm cơm, hay cách gục đầu tìm đôi vai nương tựa. Và đoạn ái ân khá tạo bạo giữa hai người, cũng là một hình ảnh tượng trưng đẹp nhất trong tình yêu, Sương nhất quyết chỉ cho ông Tư tiếp tục nếu ông chịu hôn môi cô. Nụ hôn hụt mấy lần, cuối cùng chạm ngõ, đẹp và tràn đầy cảm xúc khiến khán giả như muốn vỡ oà hoà theo cảm giác của nhân vật. Xem và cảm nhận mới thấy được những lời khen dành cho Hải Yến là hoàn toàn chính xác, cũng như thán phục những hy sinh mà cô đã dành trọn cho vai diễn. Sau gần 2 tháng quay phim, sống cùng nhân vật nơi đồng quê xa xôi, nhiều người đã nhận xét Hải Yến đã trở thành phụ nữ nông thôn thật sự, da đen nhèm và mái tóc cháy nắng xơ xác khiến cô phải cắt bỏ hoàn toàn.


101024Cinecdbt09.jpg



Lan Ngọc (vai Nương) và Thành Hoà (vai Điền) đã đảm nhận rất tốt những nhận vật của mình. Nương và Điền lớn lên với tâm lý và hành xử không ổn định vì thiếu sự chăm sóc của cha và tình thương yêu giáo dục của mẹ. Đây là hai vai diễn khá khó khăn với độ tuổi của 2 diễn viên trẻ, đặc biệt là những kinh nghiệm sống và sinh hoạt vùng sông nước. Nhìn Điền thoăn thoắt lùa vịt chay đồng hay bói cá chèo ghe và có tâm lý tình cảm của cậu trai khá phức tạp, khó có thể tin ngoài đời Thanh Hoà lại nhút nhát và điển trai như thế.


101024Cinecdbt08.jpg


Riêng nữ diễn viên trẻ Lan Ngọc có thể nói là một phát hiện xuất sắc. Nương giữ lời dẫn chuyện cũng là nhân vật xuyên suốt phim, thể hiện cái nhìn của chính mình cũng là của chính khán giả. Lần đầu tiên xuất hiện trong một phim điện ảnh lớn và trong một vai khá nặng về tâm lý diễn xuất nội tâm, nhưng Lan Ngọc đã chứng tỏ một khả năng diễn xuất không thua kém đàn chị Hải Yến. Lời dẫn chuyện đầy cảm xúc, diễn xuất nội tâm xuất sắc, Nương của Lan Ngọc chính là nhân vật lấy được lòng thương cảm và nhiều nước mắt nhất từ khán giả. Hy vọng vào một tương lai không xa Lan Ngọc sẽ tỏa sáng.

101024Cinecdbt07.jpg



Góp phần không nhỏ vào sự cuốn hút của bộ phim chính là phần hình ảnh rất đẹp, đẹp đến ngỡ ngàng khiến khán giả tự hỏi làm sao đoàn phim có thể quay được những khung hình đẹp đến thế. Bộ phim được quay trong vòng 45 ngày tại 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ (Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An), đã gặp không ít trở ngại khi phải di chuyển qua nhiều địa phương. Nhưng bù đắp cho trở ngại đó là những khung cảnh của đồng bằng sông nước trong phim đẹp như tranh. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do bộ phim được ủng hộ khá nhiều từ liên hoan phim quốc tế Pusan Hàn Quốc. Tuy nhiên phần dựng phim của chuyên gia dựng phim người Mỹ Folmer Martin Wiesinger lại không được như mong đợi. Khá nhiều đoạn cắt chuyển cảnh thô và vụng, làm hẫng nhịp câu chuyện cũng như ngắt ngang cảm xúc của khán giả đang dâng trào. Đây là điểm đáng tiếc của bộ phim.

101024Cinecdbt03.jpg




Dẫu không phải là một bộ phim hoàn hảo, và cũng có thể chưa thoả mãn được những khán giả trung thành với tác phẩm văn học gốc của Nguyễn Ngọc Tư, Cánh Đồng Bất Tận của Nguyễn Phan Quang Bình vẫn là một phim đáng xem của nền điện ảnh Việt Nam đang trong đà phát triển.

http://kenh14.vn/c2/t4/2010102402053999/canh-dong-bat-tan-buc-tranh-buon-sau-sac-cua-nguoi-viet.chn
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

đúng như bạn gì nói!! Trong phim đã đổi!! Nương kêu : "Tía ơi cứu con!"! chứ không phải "Điền ơi!!" nên nghe không có xót bằng kêu Điền ơi!
Mình có hỏi Nguyễn Ngọc Tư về chuyện tác quyền thì NNT nói là họ trả 1 cục lúc mua bản quyền!! còn sau này doanh thu thì NNT không có liên quan gì hết!!!
Mình coi hơi thắc mắc cái bộ te tua của Hải Yến mặc, mình ko hình dung nó từ bộ đồ gì bị xé ra! chỉ hình dung được đó là bộ thời trang te tua dành cho màn này thôi!!:)
 

xidau157

Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

vừa coi phim này tối qua tại Megarstar phim khá hay, 1 phim VN đáng để xem
 

Hạnh Mèo

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Em Hải Yến giò hom hem quá.
 

hoquanglong

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Nghe nói phim không hấp dẫn như những gì được quảng cáo
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Tối mai cháu sẽ lượn lề Mega kiếm cái vé về bình loạn với các bác
Rất nhiều bác nhà báo phóng viên chê phim này dở, nhưng những người chê dở toàn là người chê ối phim mình thích dở , cho nên chưa tin lắm , he he
Mai đi xác minh
 

bacsinam

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Nếu chê mà theo kiểu này thì em cũng không tin:

_______________________________________________________

Tôi thấy nhiều người rất thích phim CĐBT, nếu thích thật lòng chứ không “thích phong trào” thế thì được quá. Còn tôi, tôi chưa thích vì cảm thấy hình như bối cảnh phim và câu chuyện kể nó trái ngược nhau. Tôi bị phân tán bởi những cảnh quay quá đẹp, bởi nhạc phim hấp dẫn. Và có phần mất tập trung vì thấy nó hơi giả tạo nguyên do diễn xuất theo kiểu “nông dân đường nhựa” của khá nhiều nhân vật trong phim… Còn phim Đừng đốt khi xem tôi khóc suốt, nhưng cô bạn tôi lại khá dửng dưng. Chẳng có ai đúng ai sai trong này cả, đơn giản mỗi phim có một loại công chúng riêng. Có phim dành cho công chúng đông dảo, có phim dành cho công chúng số ít. Có phim ai cũng thấy hay, có phim chỉ có một số người thấy hay và loại phim này chưa hẳn đã kém giá trị hơn loại phim kia và ngược lại.

Nhạc sĩ Dương Thụ

---------------------------------------------------------

Không thể hiểu nổi bác này muốn nói cái gì nữa.

Khán giả bỏ tiền mấy chục nghìn đi xem phim, xem xong họ khen hay mà cũng là do "phong trào " à ?

Vậy thì chê chắc cũng có phong trào chê

Quay phim hình ảnh đẹp, nhạc hay thì ông ấy bảo là làm mất tập trung. vậy nếu phim xấu và nhạc dở òm thì sẽ dễ tập trung hơn ?
 

Olahoma

Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Nói chung cũng ko đến nỗi tệ. Có điều sau khi đọc mấy bài báo VN PR quá hoành tráng, mình hy vọng là nó phải đc nhiều hơn thế này. Thà là ko đọc nhận xét hay phê bình mà chỉ đơn giản đi xem bt thôi thì chắc ko có nhiều cảm giác hụt hẫng đến vậy.
Ko hài lòng nhất chính là cái kết của phim, quá nhiều sạn!
Bắt đầu từ lúc mấy thằng du đãng đến xin vịt, nhân vật Sương chấp nhận đi 'hầu' tụi nó. Con bé Nương chạy tới báo cho thằng Điền biết, chưa rõ là bọn nào làm mà ku cậu đã tức khắc vác ná đi trả thù và lạ 1 điều là tìm đc luôn ngay sau đó 8-| Sự việc khép lại chỉ với vài lời suy nghĩ của Nương về Điền, thế là khép lại 1 cuộc đời. Ừ thì nói chung cứ cho là ở cái khu miệt vườn đó chỉ có đám du đãng đó thôi ( mà nếu chỉ có bọn đấy thì làm sao con bé Nương và bố nó vẫn tưởng đấy là nhân viên kiểm dịch đc ), thế vẫn chưa là gì nếu so với đoạn cao trào nhất của phim, lúc con Nương bị bọn du đãng hãm hiếp. Chẳng hiểu động lực hay nguồn sức mạnh kỳ bí nào đã giúp cho thằng mập bị Dustin Nguyễn chém cho 1 phát thừa sống thiếu chết, sau đó còn vật lộn 1 hồi với Dustin Nguyễn có thể làm công việc duy trì nòi giống với con bé Nương đc. Phim kết thúc 1 cách quá đơn giản, làm cho những trải nghiệm kể từ đầu phim trôi tuột đi hết, khán giả ai xem xong cũng chỉ biết cười trừ rồi tự an ủi: "Phim VN mà đc vầy là khá lắm rồi..."
 

Gambit

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

ở cuối truyện, chỉ với tiếng kêu "Điền ơi" đã thể hiện sự bi kịch tột cùng. Mình đã xúc động khi Nương vào lúc cần sự giúp đỡ nhất, chỉ gọi "Điền ơi" mà ko gọi "tía ơi". Nhưng trong phim, Nương luôn miệng gọi "tía ơi" mà mình ko có cảm giác gì. Dù với kết thúc như vậy, Nương gọi "tía ơi" là hợp lý...

fim có cảnh quay rất đẹp. thật ko mấy khi thấy fim vn có cảnh quay đẹp đến thế. và mình cũng thích cảnh nóng của phim, thích nụ hôn của hai người khi ấy...

nhưng mình nghĩ nếu mình chưa đọc truyện thì mình sẽ thích phim này hơn.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

buonnguqua

Active Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Đã xem
Phim hay
Nếu cái nhà nước dở hơi này cho nó đi tham gia tranh giải Oscar thì cũng đập được cái Đường Sơn đại địa chấn của chú Cương

Phim này âm thanh Surround nghe phê nhất trong mọi phim Vietnam đã xem
Điểm trừ là cái voice của chị Hải Yến ở đoạn đầu phim , nói khi chưa nhập tâm vào nhân vật thì phải

Chả hiểu sao báo chí thích quăng tạ cái phim này ?
Hay là Ban tư tưởng văn hóa TW ra lệnh phải quăng tạ cho số người xem bớt đi ?

Ừ thì nói chung cứ cho là ở cái khu miệt vườn đó chỉ có đám du đãng đó thôi ( mà nếu chỉ có bọn đấy thì làm sao con bé Nương và bố nó vẫn tưởng đấy là nhân viên kiểm dịch đc ),
Nghe nói trong truyện chữ thằng đó là nhân viên kiểm dịch nhà nước thật
Tuy nhiên làm phim là phải qua bao nhiêu khâu kiểm duyệt , không sửa kịch bản đi có mà nó cho công chiếu ấy

Chắc chắn 1 điều là giờ nếu bỏ cái Cờ Đỏ với cái trò kiểm duyệt mắc dịch , chúng ta sẽ có ối phim có thể cạnh tranh Cành Cọ Vàng ở Cannes với phim Hàn và phim Trung Quốc
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Oilman

Active Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Mặc dù còn nhiều điểm đáng tiếc nhưng với tôi bộ phim như thế là thành công, tạo được những cảm xúc và những sự xúc động nhất định cho người xem. Phim khá trung thành với tác phẩm văn học về đường dây nội dung, vài tình tiết thêm vào, chỉnh sửa khá hợp lý như chiếc nhẫn, cô Chín nhưng chi tiết cho mấy ông kiểm dịch là du côn giả dạng thì hơi khiên cưỡng. Nhạc phim xuất sắc có tác dụng rõ ràng trong việc nâng cao cảm xúc cho người xem.
Những chi tiết rất đắt trong truyện "bị" bỏ qua làm cho fan của truyện nuối tiếc như: quá trình tiếp cận của Sương với ông Võ "Mắt chị nhìn cha đầy khiêu khích, "Cuộc đeo đuổi vẫn còn dài, cưng à…"...Chị đổ lì. Chị tìm mọi cách để sà vào cha, rồi đọan miêu tả cảm giác của Điền khi thấy Sương ngủ với cha mình"Điền chê ngủ ghe chòng chành quá chừng. Tôi biết lòng nó đang chao...Thí dụ như đêm nay, cái gì khiến tim ta đau nhói, cái gì làm cho ta cảm thấy giận dữ, nặng nề?..." rồi sau đó "Ở đó, đang có bão tơi bời, gió quất điên cuồng vào trái tim nhỏ chi chít vết đau. Thằng Điền nổi loạn.", miêu tả tính cánh ông Võ trước khi vợ bỏ cũng sơ sài và tình tiết người vợ phản bội trong phim cũng không thuyết phục, nhưng có lẽ đáng tiếc nhất, như bạn nào ở trên đã nêu ra là đọan kết khi Nương bị hãm hiếp,nó nhớ đến mẹ, nó cảm nhận nhưng vết thương trong lòng mình, câu nói "Điền ơi" cũng được xem như là cao trào của truyện, là mũi dao đâm thẳng vào tim ông Võ để ông thức tỉnh "Và tôi buộc miệng thất thanh: "Điền! Điền ơi!" trước khi một tên ghí đầu ông dập xuống bùn.Tiếng gọi ấy làm cha đau đến sững sờ, ông rướn ngước mặt về phía tôi, miệng há hốc. Tôi chực hiểu, ngay lập tức hối hận tràn đầy, trong ý thức cầu cứu, một bản năng đơn giản nhất, đứa con gái đã quên mất người cha...Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là phèn hay máu nhoèn nhoẹt. Thôi nghen, ông trời, như thế này là đủ rồi, đừng thêm nữa. Ước gì cha tôi hiểu, để mà thanh thản..." Đoạn này khi đọc truyện tạo cảm giác đau đớn và nước mắt tuôn trào, xem phim ít ép phê hơn nhưng cũng không thể không khóc.
Như Nguyễn Ngọc Tư nói bộ phim có những giá trị độc lập so với tác phẩm văn học. Nếu bạn nào trót xem và yêu thích bộ phim này thì không thể không đọc tác phẩm này để có cái nhìn sâu sắc hơn, để yêu hơn và đau hơn với những thân phận trôi nổi của Nương, Điền, Sương và ông Võ trên cánh đồng bất tận.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hạnh Mèo

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

Em Hải Yến này chỉ ba năm nữa là về ăn trầu với bà ngoại
 

Cỏ Hoang

New Member
Ðề: Cánh đồng bất tận(2010) - Phim Việt Nam khởi chiếu 22/10/2010

So ra khi xem phim mình cũng có một số điểm hài lòng và không hài lòng.
Mình đã xem truyện trước khi xem phim, vậy cho nên cũng không tránh khỏi việc so sánh giữa truyện và phim, anw, truyện có cái hay của truyện, phim có cái hay của phim.

Dưới đây là một số nhận xét cá nhân mình thôi:
1. Về bối cảnh, âm nhạc
Mảng này phim đã xây dựng rất tốt, tốt từ góc quay, màu ảnh, cho đến những đoạn âm nhạc không lời, rất hay mà cũng rất hợp với các cảnh quay --> dễ tạo cảm xúc, ấn tượng tốt cho toàn phim. Trong một bộ phim, âm nhạc là phần cực kì quan trọng, mà theo Cỏ, Cỏ nhận thấy phim này đã vượt lên trên những phim Điện Ảnh Nghệ Thuật trước của VN và vừa thoả mãn được thị trường phần lớn là nhờ vào mảng âm nhạc và ngoại cảnh quá xuất sắc.
Chung quy: Truyện vẫn có những đoạn tả cảnh rất hay, phim làm sống động hoá chúng, phim đã làm cực tốt và vì thế Cỏ đánh giá cao.

2. Về mảng diễn xuất/ tính cách nhân vật

Nổi bật lên trong toàn phim là Ninh Dương Lan Ngọc, Thanh Hoà và Đỗ Hải Yến. Mặc dù nhiều lời bình luận chê diễn xuất của HY, song Cỏ thấy HY đã hoàn thành rất tròn vai, đặc biệt là đoạn Sương bỏ đi gần cuối phim. Cái không hài lòng nhất ở HY chính là giọng Bắc. Người xem đương nhiên có thể chấp nhận, dây dưa, bỏ qua cái nguyên do "tại sao ở miền tây sông nước lại có giọng Bắc" nhưng vậy không có nghĩa là người ta không thắc mắc và nắm bắt điểm ấy thành điểm yếu. Giọng gọi "cưng" không tự nhiên và thuần gốc, cũng như giọng Vũ Thu Phương trong GLĐM lúc nam lúc bắc và "dạ" theo giọng Bắc. Không có ý phản bác giọng Bắc, chỉ thấy nó không hoà vào phim và fit vừa vặn phim thôi.

Về diễn xuất, tất cả đều làm tốt. Lan Ngọc và Thanh Hoà quá xuất sắc trong việc thể hiện hai nhân vật Nương và Điền. Rất thật, rất súc tích và nói một cách hơi thái quá, chính là họ đã sinh động hoá và thực tế hoá hai nhân vật vốn chỉ có trong truyện ấy. Trong truyện vẫn chỉ là chữ, khi LN và TH vào vai, nó góp thêm cái chút tự nhiên của vùng quê, vừa khắc hoạ được rõ nét tính cách nhân vật, vừa không gây sượng.

Đặc biệt, có phần thất vọng với Dustin Nguyễn. Đúng, vai của Dustin Nguyễn chính là một ông Võ lạnh lùng, ít nói. Và Dustin có lẽ cũng đã diễn tốt vai của mình. Song có lẽ nên trách phần khâu kịch bản, lời thoại, và thậm chí đất diễn, không có nhiều cơ hội cho Dustin thể hiện tài diễn xuất và nhân vật này cũng bị thay đổi tính cách ở phần cuối phim (so với truyện), diễn biến tâm lý chưa hợp lý nên Cỏ cho rằng vai này không thành công lắm và hợp lý lắm so với truyện.

3. Nội dung và phần kết

Nội dung không thay đổi nhiều so với truyện trừ phần kết chuyển cái vèo 180 độ từ A sang Z. Truyện có phần bi đát, thê thảm và ám ảnh hơn. Bao gồm cả cái việc tác giả đã từng suýt bị kiểm điểm về nội dung truyện, nên phim còn phải chịu nhiều ảnh hưởng từ bên kiểm duyệt. Đáng tiếc là vậy:
- Những cán bộ kiểm dịch được thay bằng đám cường hào giả dạng -> duyệt, ổn
- Ông Võ đưa chiếc nhẫn cho con gái --> Nương: phải chi 7 năm trước, v.v..v.v. Có ý kiến cho rằng ông Võ đã muốn quên, đã hận, thì nên vứt luôn cái đáng ra cần vứt nhất : là bức thư và chiếc nhẫn. Nhưng theo Cỏ, Cỏ nghĩ giữ lại cũng là đúng, nếu không nhớ về vợ, nếu không hận, thì sẽ chẳng bao giờ luôn luôn nghĩ đến việc trả thù. Và cảnh ấy đưa vào cũng là hợp lý.
- Có cảnh cuối là chuối, nó viên mãn và tròn trịa quá so với những sự khắc khổ, ám ảnh lúc đầu :( Đấy là cái tiếc nhất của bộ phim.
 
Bên trên