Chiêm ngưỡng 20 bức ảnh đẹp nhất về vũ trụ do NASA ghi lại

thu2018

New Member
Trong 25 năm qua, Hubble – kính thiên văn vũ trụ “tinh mắt” nhất đã liên tục bay vòng quanh Trái đất và cung cấp những bức hình chi tiết rất có ý nghĩa đối với lĩnh vực nghiên cứu không gian. Không giống như các kính thiên văn đặt tại mặt đất, kính thiên văn không gian Hubble không bị cản trở tầm nhìn bởi bầu khí quyển Trái đất, nó có thể nhìn thấy những điều mà không có kính thiên văn nào khác làm được.

Sau đây là 20 trong những hình ảnh đáng kinh ngạc nhất được chụp từ Kính viễn vọng không gian Hubble trong suốt 25 năm qua.

Núi Mystic là cái tên được đặt cho một cột bụi và khí có độ cao ba năm ánh sáng trong tinh vân Carina.
Ve-dep-cua-thien-ha-1.jpg


Tinh vân Chiếc Nhẫn là những gì còn lại của một ngôi sao đã từng rất giống với Mặt trời của chúng ta.
Ve-dep-cua-thien-ha-2.jpg


Thiên hà Sombrero là một thiên hà xoắn ốc nằm trong chòm sao Xử Nữ. Nhiều nhà thiên văn học tin rằng có một lỗ đen siêu lớn nằm ở trung tâm của nó.
Ve-dep-cua-thien-ha-3.jpg


Tinh vân Sharpless 2-106 mang hình dáng đáng chú ý gần giống chiếc đồng hồ cát. Hình dạng của nó được cho là đã được hình thành bởi một số ngôi sao khổng lồ bên trong nó.
Ve-dep-cua-thien-ha-4.jpg


Thiên hà Hoag’s Object là một thiên hà dạng vòng nằm trong chòm sao Cự Xà. Có một cụm sao màu vàng già ở trung tâm, trong khi các ngôi sao màu xanh trẻ tạo thành một vòng xung quanh rìa.
Ve-dep-cua-thien-ha-5.jpg


Arp 273 là một nhóm các thiên hà trong chòm sao Andromeda trông khá giống như một bông hoa hồng rất lớn.
Ve-dep-cua-thien-ha-6.jpg


Thiên hà xoắn ốc ESO 137-001 nằm trong cụm thiên hà Abell 3627. Nó đang chuyển động quá nhanh và để lại một vệt đuôi với mật độ cao các ngôi sao đang hình thành trong đó.
Ve-dep-cua-thien-ha-7.jpg


Tinh vân IC 4406 là một ngôi sao đang hấp hối còn được biết đến với cái tên “tinh vân võng mạc”.
Ve-dep-cua-thien-ha-8.jpg


Thiên hà Xoáy Nước nằm trong chòm sao Lạp Khuyển, cách Trái đất 23 triệu năm ánh sáng.
Ve-dep-cua-thien-ha-9.jpg


Tinh vân Hình Chữ nhật đỏ (Red Rectangle) là một tinh vân tiền hành tinh được tìm thấy trong chòm sao Kỳ lân. Các đợt khí màu đỏ tỏa ra từ tinh vân chính là ánh sáng hoạt động trong các cụm bụi đỏ qua các lớp phân tử là yếu tố đẩy lượng khí thải đỏ này ra khỏi bề mặt tinh vân.
Ve-dep-cua-thien-ha-10.jpg


Cụm sao Pismis 24, nằm ở trung tâm của tinh vân lớn NGC 6357, trong chòm sao Scorpius, cách Trái Đất khoảng 8.000 năm ánh sáng.
Ve-dep-cua-thien-ha-11.jpg


Tinh vân Mắt Mèo là một trong những tinh vân hành tinh đầu tiên phát hiện và cũng là một trong những tinh vân phức tạp nhất được biết đến. Trong đó có một ngôi sao chết và nó đã tạo ra tác phẩm điêu tuyệt đẹp từ bụi và khí.
Ve-dep-cua-thien-ha-12.jpg


Thiên hà Vòng pháo hoa Phương Nam (Southern Pinwheel) là thiên hà xoắn ốc trong chòm sao Hydra, và là một trong những thiên hà tỏa sáng nhất theo cấp sao biểu kiến.
Ve-dep-cua-thien-ha-13.jpg


Vệ tinh lớn nhất của sao Mộc Ganymede. Người ta tin rằng một đại dương chứa nước ở dạng lỏng có thể tồn tại 200 km bên dưới bề mặt của vệ tinh này, giữa các lớp băng.
Ve-dep-cua-thien-ha-14.jpg


Tinh vân Đầu Khỉ, được tìm thấy trong chòm sao Orion, tạo thành từ các cột lớn bụi và khí. Những ngôi sao mới liên tục được sinh ra ở trong tinh vân này.
Ve-dep-cua-thien-ha-15.jpg


Tinh vân Orion. Một trong những đối tượng được yêu thích nhất của các nhà thiên văn học, có thể nhìn thấy được từ Trái đất, ngay cả với ống nhòm.
Ve-dep-cua-thien-ha-16.jpg


Centaurus A là một thiên hà dạng thấu kính trong chòm sao Centaurus, cách Trái đất khoảng 11 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này cũng là một đối tượng lý tưởng của các nhà thiên văn nghiệp dư, khi nó có thể được nhìn thấy từ bán cầu bắc ở vĩ độ thấp và bán cầu nam.
Ve-dep-cua-thien-ha-17.jpg


Tinh vân Con Cua nằm trong chòm sao Kim Ngưu, là tàn tích của siêu tân tinh SN 1054 đã được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận vào năm 1054. Nghiên cứu nó đã mang lại rất nhiều những phát hiện mới về vũ trụ.
Ve-dep-cua-thien-ha-18.jpg


Thiên hà xoắn ốc NGC 1300 trong chòm sao Eridanus, cách Trái đất khoảng 61 triệu năm ánh sáng. Thiên hà này có độ lớn khoảng 110.000 năm ánh sáng, chỉ lớn hơn một chút so với thiên hà Milk Way của chúng ta.
Ve-dep-cua-thien-ha-19.jpg


V838 là một ngôi sao màu đỏ nằm trong trong chòm sao Monoceros, cách hệ mặt trời khoảng 20.000 năm ánh sáng. V838 là một vầng hào quang ánh sáng xung quanh một ngôi sao trong thiên hà Milky Way (thiên hà của chúng ta). Bằng cách nghiên cứu ngôi sao này, các nhà khoa học đã có thể quan sát hiện tượng được gọi là một tiếng vang nhẹ.
Ve-dep-cua-thien-ha-20.jpg


Nguồn : Sưu tầm
 
Bên trên