“Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

ksc75

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Ông nhấn mạnh trong kinh doanh việc doanh nghiệp vay vốn hoặc bị người khác nợ là chuyện hết sức bình thường và cho biết thực chất con số 20.000 tỷ đồng đó khách hàng nợ VinGroup tới 12.000 tỷ đồng và vấn đề trên chắc chắn được giải quyết tốt đẹp...." .

Hihi, tay này giấu đầu hở đuôi. Nói thế thành ra nợ 20k tỷ thật à, chắc biết thế nên phe Đ, K mới thừa thế đập cho chết luôn quá.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Thắng thế hay không thì rõ quá rồi việc gì phải đọc nhiều. AVG bỏ tiền ra mua,cầm trong tay bản quyền mà lại phải ngồi nhìn đối thủ tự do thoải mái ghi hình.

Bác đừng nhìn sự việc trước mắt mà nhận xét cho toàn cục, hiện nay ngay đến cả Thủ Tướng cũng chưa biết bên nào đúng bên nào sai đâu, phải đợi kết quả thanh tra.
Vụ việc này đang diễn biến theo 2 hướng:
1- Theo số đông dư luận, VPF thắng chắc.
2- Theo Luật pháp và các quy định của Việt Nam và của FiFa, AVG có nhiều cơ hội hơn.

Nếu là Thủ Tướng thì sẽ quyết định ra sao? vụ này làm khó cho TT rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Dorillin

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

thoe luật bản quyền thuộc về VFF và các CLB nh VFF đứng ra ký hết, k đếm xỉa tới các CLB hợp đồng coi như sai, bị vô hiệu.
VFF
Bác đừng nhìn sự việc trước mắt mà nhận xét cho toàn cục, hiện nay ngay đến cả Thủ Tướng cũng chưa biết bên nào đúng bên nào sai đâu, phải đợi kết quả thanh tra.
Hiện nay vụ việc này đang diễn biến theo 2 hướng:
1- Theo số đông dư luận, VPF thắng chắc.
2- Theo Luật pháp và các quy định của Việt Nam và của FiFa, AVG có nhiều cơ hội hơn.

Nếu là Thủ Tướng thì sẽ quyết định ra sao? vụ này làm khó cho TT rồi.
 

nam2178

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Thủ tướng có quyết định về vụ việc này thì cũng phải dựa trên kết quả thanh tra, dư luận đang chú ý nhiều vào đây thì không thể nghiêng vào bên nào, mà chỉ có thể căn cứ vào pháp luật thui các bác ạ.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

thoe luật bản quyền thuộc về VFF và các CLB nh VFF đứng ra ký hết, k đếm xỉa tới các CLB hợp đồng coi như sai, bị vô hiệu.
VFF
Bác phải xem thêm một số tờ báo nữa thì mới có cái nhìn khách quan được, các tờ báo của ta cũng chia làm 2 phe giống như dư luận trong thời gian qua đó. Đừng bao giờ "bỏ trứng vào một giỏ" nghen. (Bác có thể tham khảo thêm các link mà em tổng hợp và đã post ở đầu topic này: http://www.hdvietnam.com/diendan/80...-ban-quyen-super-league-giua-avg-vff-vpf.html).

Nhắc đến Luật của VN thì vẫn còn nhiều cái để bàn lắm, đôi lúc Luật pháp chưa theo kịp với sự phát triển của kinh tế, chưa update kịp với sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc. Vậy nên năm nào mà Quốc hội chẳng phải điều chỉnh hoặc sửa đổi Luật.
Đây là một ví dụ điển hình: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/ba-ba-suong-duoc-dinh-chi-dieu-tra/
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/01/quyet-dinh-thu-hoi-dat-o-hai-phong-la-trai-luat-1/

Còn đây là ý kiến Comment của một người trong link của bác Dorillin gửi mà em thấy họ phân tích khá sâu sắc. Xin trích dẫn:
"ĐỪNG VỘI KẾT LUẬN
17/01/2012 15:55:38
1. Theo tôi, không thể coi hợp đồng giữa VFF và AVG là hợp đồng nhượng quyền thương mại được điều chỉnh theo quy định của Luật thương mại 2005, bởi VFF không phải là thương nhân nên không thỏa mãn về chủ thể của loại hợp đồng này mà chỉ nên coi đây là hợp đồng giữa một bên là chủ sở hữu quyền tác giả (VFF và các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp) và bên kia là tổ chức phát sóng (AVG).

2.Tôi cho rằng hợp đồng này điều chỉnh theo quy định của Luật SHTT và Bộ luật dân sự 2005 nên cũng phải áp dụng quy định về đại diện của Bộ luật dân sự. Như vậy, theo đúng trình tự, VFF phải có văn bản thể hiện sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu (các câu lạc bộ bóng đá) ủy quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Trong trường hợp này, VFF không được ủy quyền một cách chính thức, tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 145, BLDS 2005 thì nếu như người được đại diện đồng ý thì coi như đã có ủy quyền. Rõ ràng các câu lạc bộ đều biết nội dung bản hợp đồng và không hề có ý kiến phản đối cho đến trước thời điểm lùm xùm như bây giờ, thậm chí, các câu lạc bộ cũng nhận tiền bản quyền từ hợp đồng đó!

3. Tôi không cho rằng đã đủ yếu tố cho rằng có sự xuất hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh 2004. Bởi quyền tác giả có tính độc quyền, và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bán cho ai quyền liên quan đến quyền tác giả mà họ muốn, vì thế, nếu VFF không thừa nhận AVG không hề "ép buộc" khiến VFF không còn cách nào khác là phải giao kết hợp đồng thì không thể cho rằng AVG có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Có thể chuyển hướng sang một số nội dung khác, ví dụ, một số bộ phim trên TodayTV sau khi chiếu xong đều có dòng chứ "TodayTV giữ độc quyền tại Việt Nam", như vậy có nghĩa rằng các tổ chức phát sóng khác muốn chiếu bộ phim đó tại Việt Nam thì phải có sự đồng ý của TodayTV. Nếu theo cách hiểu trên, TodayTV cũng có hành vi cạnh trạnh không lành mạnh??!!
IM_LAWYERX0 "
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ksc75

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Không muốn xa đà chính trị chính em nhưng nhiều bác cứ bảo tin vào pháp luật thì e hơi mơ mộng quá.

Pháp luật chỉ là công cụ của cơ quan bảo vệ quyền lực NN.

Đây nhé:


PL VN rất linh hoạt:

"Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa"
Trích: Khoản 1 điều 25 Bộ luật Hình sự.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

gtdu1973

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Các bác cứ ngồi đây đoán già đoán non trong khi quân tướng AVG đang ăn mừng, còn đội bác Kiên từ giờ trở đi chắc ko còn 1 hành động kỳ quặc nào đâu.
Các bác cứ bàn luận tiếp đi ạ. Em là em dự vậy thôi hehe.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Bác kết luận vào lúc này e rằng hơi sớm đó. Phải đợi bao giờ Tòa án hoặc Thanh tra CP vào cuộc và có kết luận cuối cùng thì mới yên truyện được, Thanh tra Bộ VHTT thì có kết luận thế nào đi chăng nữa cũng không kết thúc được vụ này. Cũng có thể Thủ Tướng sẽ căn cứ vào kết quả của thanh tra Bộ VHTT để đưa ra ý kiến "chỉ đạo", vậy may ra mới xong. Đố ai dám cãi lại đó.
 

Dohung09

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

'Bầu' Kiên - 'ông trùm' của các Ngân hàng Việt Nam - 1/22/2012 - Bongda.com.vn

Lão Kiên này thật là ghê gớm

"Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.

Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.

Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.

Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu khi NCĐT đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.

Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.

Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình.

(Theo Nhịp cầu đầu tư)
 

Dohung09

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Môt bài phân tích sâu về thể thao Việt Nam 2011, đáng xem và suy ngẫm

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời - VTC News

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời 23/01/2012 22:00
Họ khác nhau một trời một vực. Khác từ ngoại hình, khi một người béo, lùn, tóc trắng, một người cao, mảnh, tóc nâu. Khác cả về tầm ảnh hưởng lẫn mức độ ảnh hưởng, khi một người điển hình cho một “cuộc cách mạng bóng đá”, còn một người lại điển hình cho một “thảm họa bóng đá” của cái xứ sở bóng đá này. Nhưng chính họ - hai mặt tương phản sâu sắc ấy lại là hai nét vẽ gằn, mạnh, rõ nét nhất trong bức tranh bóng đá Việt Nam (BĐVN) suốt một năm qua.

Có những hy vọng rồi thất vọng

Khi ông đặt chân tới đây, và được tung hô là “thầy ngoại giỏi nhất mà BĐVN có được từ trước tới giờ” thì đã có rất nhiều hy vọng được đặt vào ông. Khi ông lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng Việt Nam với chiếc áo sơ mi kẻ caro, cái gọng kính đầy trí thức và đôi mắt xanh trong mơ màng thì tất cả đều có những thiện cảm ban đầu rất tốt đẹp với ông.

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời
Falko Goetz những ngày đầu ở Việt Nam (Ảnh: Quang Minh)

Và khi ông từ tốn nói: “Tôi đến đây để làm việc, chứ không phải để cưới vợ”, rồi lại nói: “Tôi sẽ dạy cho các cầu thủ biết rằng, ở ĐTVN chỉ có một ngôi sao duy nhất: ngôi sao trên ngực áo mỗi người” thì từ các quan chức bóng đá, giới cầu thủ cho đến những người hâm mộ bình dân đều rất mực cảm động với một ông thầy ngoại khác tất cả những ông thầy ngoại đã từng đặt chân tới mảnh đất này. Phải nói thật là cho đến trước tháng 11/2011, khi ĐT U.23 Việt Nam của ông sang Indonesia dự SEA Games 26 thì người ta đã nhìn về phía ông với những ánh nhìn thiện cảm duy nhất như vậy đấy!

Nhưng đúng là ở đời, cái nhìn đầu tiên tưởng là cái nhìn chính xác đôi khi lại là cái nhìn cạm bẫy, đánh lừa lý trí con người. Falko Goetz càng cầm quân đánh trận, người ta càng nhận ra những gì ông cố gắng thể hiện trước đó chỉ là một thứ vỏ bọc hoàn hảo nhằm che đi một bản chất “có vấn đề”.

Nhìn bề ngoài, trông ông lịch thiệp, từ tốn như một quý ông ư? Thì đây, khi cầm quân giữa trận, ông cứ thế bấn loạn sau từng pha bóng, cứ thế điên cuồng hò hét, thúc giục các cầu thủ, rồi lại có lúc điên cuồng quay lên khán đài cãi nhau với cả HLV phó đối phương.

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời
Ngày VFF thông báo quyết định chấm dứt hợp đồng HLV trưởng (Ảnh: Q.M)

Ông đã nói những câu rất hay, rất “chất” trong việc huấn luyện cầu thủ ư? Thì đây, ông đã biến một ĐT U.23 Việt Nam nổi tiếng bởi ý chí và sức mạnh tinh thần thành một đội quân yếu đuối, bạc nhược, vô phương hướng. Và nữa, ông đã hứa hẹn về một thứ bóng đá tấn công ấn tượng, mang đậm bản sắc Việt Nam ư? Thì đây, U.23 Việt Nam dưới sự điều binh khiển tướng của ông đã thất bại thảm hại sau vòng bán kết – thất bại cả ở phương diện thành tích lẫn phương diện hình ảnh.

Đáng nói hơn, sau thất bại ông đã không dám đứng lên nhận trách nhiệm để bảo vệ một chút danh dự còn sót lại, mà cứ thế đổ lỗi cho cầu thủ, cho thể hình – thể lực của con người Việt Nam, cho cả cái trận địa V.League mà trong sự chèo chống đáng xấu hổ của ông thì “ở đó, cầu thủ đã chơi một lối chơi khác hoàn toàn so với khi lên tuyển”.

Đến nước này thì không một nhà chuyên môn, một người hâm mộ nào còn dám mạo hiểm đặt niềm tin vào ông – Falko Goetz. Nhưng riêng VFF, nơi đã từng phát đi những lời có cánh: “Goetz giỏi nhất trong số các đời thầy ngoại xưa nay” thì vẫn tin – nói đúng ra là buộc phải nhắm mắt tin vì rơi cảnh… há miệng mắc quai (và có thể còn “mắc” nhiều cái khác?).

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời
Hậu mất việc, Falko Goetz ra Hàng Đẫy xem Super League (Ảnh: Q.M)

Vì phóng lao theo Falko Goetz nên con thuyền VFF đã lập tức bị dư luận công kích, đòi hỏi phải thay đổi. Và sự thực là nó đã có những dấu hiệu thay đổi, khi ông TTK đã buộc phải viết đơn từ chức. Những tưởng lá đơn ấy là đoạn kết cho cái thảm họa SEA Games không ngờ lại là sự khởi đầu cho một “trò hề VFF” diễn ra sau đó. Cái trò hề mà VFF đã ra tay cứu ông Tổng bằng cách sẵn sàng chĩa mũi giáo ngược trở lại với Falko Goetz – người mà họ đã ra sức bảo vệ trước đó. Với cái hành động “thí” Falko Goetz để cứu Trần Quốc Tuấn, VFF đã đẩy mình vào một tình cảnh lố bịch chưa từng có trong sự soi xét, nhìn nhận của toàn dư luận.

Xâu chuỗi lại một loạt sự việc dễ thấy Falko Goetz chính là nguyên cơn sâu xa của thảm họa SEA Games và cũng đồng thời là nguồn cơn sâu xa của cái “trò hề VFF” diễn ra sau đó. Như thế, Falko Goetz chính là hình ảnh tiêu biểu cho sự thất bại của VFF, của BĐVN trong năm 2011. Sự thất bại mà ở đó, cái giá phải trả là quá đắt và niềm tin của người hâm mộ đã bị người ta đem đi “đánh bạc” một cách hoang tàn, phí phạm.

Có những thất vọng rồi hy vọng

Suốt 10 năm làm bóng đá, ông được biết đến trong tư cách của một ông bầu kỳ lạ, keo kiệt nhất. Vì kỳ lạ, keo kiệt như thế mà đội bóng của ông có nhiều thời điểm chẳng khác gì một đội bóng phủi, sinh hoạt và thi đấu theo “chủ nghĩa tùy tiện” đúng nghĩa. Tùy tiện tới mức đá chung kết Cúp QG hẳn hoi, thế mà người thì đến sân bằng ôtô, người thì đến sân bằng xe máy, lại có người đến sân bằng cả… taxi lẫn xe ôm. 10 năm ấy, ông cũng được biết đến trong tư cách của một ông bầu… im lặng toàn tập.

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời
Bầu Kiên trong ngày lịch sử của Bóng đá Việt Nam (Ảnh: Quang Minh)

Ông im lặng khi một tiếng khen mảnh mai nào đó nghiêng xuống tai mình. Ông im lặng khi sự công kích đồng loạt nào đó đổ lên đầu mình. Với báo chí, trước sau như một, ông nói đi nói lại một câu nhàm chán: “Xin lỗi nhé, tôi không trả lời”. Với một ông bầu như thế, chính những cầu thủ của ông đã không dám mạo hiểm đặt ra bất cứ hy vọng nào.

Ấy vậy mà kỳ lạ thay, trong một buổi sáng tháng 9, tại một cái lễ tổng kết mùa giải tưởng như sẽ nhàm chán như bao nhiêu lễ tổng kết mùa giải trước đây thì ông lại đột ngột đứng lên cướp diễn đàn. Đầu tiên ông đề nghị VFF phải mở cửa cho báo chí. Và khi những ánh nhìn kinh ngạc từ phía báo chí hướng về phía mình thì ông cứ thế mà nói, mà xả.

Ông nói những lời đanh thép, lên án BTC V.League, ông xả một cách kinh hoàng, đánh thẳng vào sự trì trệ, yếu kém của bộ máy lãnh đạo, điều hành VFF. Cùng với những câu nói mạnh mẽ như dao chém đá, cùng với cái miệng chuyển động một cách linh hoạt, con mắt ông cứ thế mà quàu quạu nhìn thẳng vào ống kính truyền hình.

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời
VPF ra đời là bước ngoặt lịch sử cho bóng đá VN (Ảnh: Quang Minh)

Sốc – sốc nặng trước bài phát biểu mạnh như những cái tát trời giáng của ông, các quan chức VFF cứ thế mà vò đầu, bứt tai. Ngỡ ngàng đến không tưởng trước cái dũng khí thẳng thắn, mãnh liệt hiếm có của ông, hàng loạt trang báo cứ thế mà bay bổng với những điều ông nói. Và hơn thế nữa: 3 tháng sau khi bay bổng với những điều ông nói, người ta lại có dịp bay bổng với những thứ ông làm, khi mà cuối cùng VFF cũng bị “đánh bật” khỏi cuộc chơi V.League và một công ty cổ phần bóng đá (tên là VPF) do ông và những người cùng chí hướng với ông lãnh đạo sẽ chính thức điều khiển sân chơi này.

BĐVN thế là đã thay đổi rồi. Quyền lực V.League thế là đã được chuyển giao từ những “quan thầy thủ cựu” sang những ông bầu bóng đá dám nói, dám làm rồi. Ai cũng bảo đó là… cách mạng. Và ai cũng nói ông – Chủ tịch CLB Hà Nội Nguyễn Đức Kiên xứng đáng là điểm sáng chói lọi của BĐVN trong năm 2011.

Nghiệm sinh cho tương lai

Nhìn lại một ông thầy Falko Goetz điển hình cho thất bại và một ông bầu Nguyễn Đức Kiên điển hình cho thành công của BĐVN trong năm qua mà bỗng thấy có nhiều quá những nghiệm sinh cho tương lai. Như đã phân tích, cái thảm bại Falko Goetz thực ra đã khởi đi bởi rất nhiều hy vọng, và trái lại, sự thành công đến ngỡ ngàng của bầu Kiên lại được “đánh đổi” bởi gần một thập kỷ im hơi lặng tiếng – một thập kỷ mà khi nói tới ông, giới bóng đá gần như ngay lập tức dán vào đấy một từ “thất vọng!”.

Bầu Kiên-F.Goetz: Nghiệm sinh bóng đá, nghiệm sinh đời
ĐTVN sẽ lên ngôi ở AFF Cup một lần nữa ?

Bài học rút ra, bóng đá đôi khi cũng như binh pháp, như cuộc đời: Thành và bại vẫn chuyển hóa cho nhau, hy vọng rồi thất vọng đôi khi vẫn kế tiếp sinh tồn trên cảm xúc và trí tuệ con người. Thế thì trong tương lai, “cái họa Falko Goetz” một khi được “nhận thức lại” và được rút ra những bài học sâu sắc hoàn toàn có khả năng chuyển họa thành phúc? Và ngược lại, “cái phúc Nguyễn Đức Kiên” một khi nhận được quá nhiều ưu ái và quá nhiều sự tung hô – mảnh đất dễ nảy sinh tâm lý ảo tưởng, lạm quyền đến một ngày nào đó rất có thể sẽ chuyển thành…. đại họa?

Đặt ra những vấn đề này không phải để “mông lung hóa” một tương lai, mà để thấy rằng nếu cứ quá giày vò một khoảnh khắc thất bại và quá tung hô, tô vẽ một khoảnh khắc chiến thắng, mà thiếu đi một cái nhìn tỉnh táo, giàu biện chứng thì con người ta rất có thể sẽ phải trả giá, như đã từng phải trả giá rất đắt trong quá khứ
 

Dohung09

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Giải tán Super League

Giải Super League bị “xóa sổ”?

Giải Super League bị “xóa sổ”? - Bóng đá trong nước - Dân trí
(Dân trí) - Super League 2012 mới đi qua được 3 vòng đấu nhưng giải đấu này đã bị cơ quan chủ quản “tuýt còi” vì những bất cập đang tồn tại. Trong công văn gửi đến VFF chiều 2/2, lãnh đạo Tổng cục TDTT yêu cầu đưa giải bóng đá VĐQG trở về tên cũ V-League…
>> “Nhiều thẻ đỏ không thể coi là biểu hiện bạo lực”

Sau hàng loạt sự cố liên quan đến trọng tài, công tác xử lý kỷ luật và vấn đề bạo lực sân cỏ leo thang. Hôm qua (2/2), Tổng cục TDTT đã ký công văn chỉ đạo VFF thực hiện một số điều chỉnh về công tác tổ chức để nâng cao chất lượng các giải đấu bóng đá chuyên nghiệp.


Nội dung công văn của Tổng cục TDTT ghi rõ: Trong thời gian qua, công tác tổ chức điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp bước đầu đã có sự đổi mới. Tuy nhiên, qua những trận đấu đầu tiên của các giải bóng đá chuyên nghiệp 2012 đã bộc lộ nhiều bất cập, đặc biệt, tình trạng bạo lực trong bóng đá có chiều hướng gia tăng. Nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời sẽ ảnh hưởng tới chất lượng các trận đấu, làm giảm sút niềm tin của người hâm mộ.

Super League phải trở lại tên cũ vì dấu hiệu bạo lực gia tăng? - Ảnh: Gia Hưng


Để các giải thi đấu trên đây đạt được kết quả tốt về chuyên môn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người hâm mộ bóng đá và quần chúng nhân dân, Tổng cục TDTT yêu VFF thực hiện một số nhiệm vụ sau:



Phê duyệt điều lệ các giải bóng đá quốc gia: Quy chế bóng đá chuyên nghiệp theo quy định; Giữ tên gọi bằng tiếng Việt của giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp quốc gia. Tên gọi của giải vô địch bóng đá quốc gia là yếu tố quan trọng để xác định nguồn gốc của quốc gia tổ chức giải đấu và phải được thể hiện bằng ngôn ngữ chính thức của quốc gia đó. Yêu cầu VFF giữ nguyên tên gọi bằng tiếng Việt của giải Vô địch bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, đồng thời khi sử dụng tên viết tắt của giải đấu phải có chữ V (viết tắt của từ Việt Nam) ở phần trước tên gọi bằng tiếng Anh và tên đơn vị tài trợ cho giải đấu đúng theo quy định chung (V-League Eximbank Cup 2012)…”.



Dựa trên ý kiến chỉ đạo vừa được Tổng cục TDTT đưa ra, giải đấu chuyên nghiệp mang tên Super League vừa được VPF “khai sinh” sẽ phải quay về với tên cũ khi còn đặt dưới sự quản lý và tổ chức của VFF là V-League, tên gọi từng được sử dụng từ năm 2000.



Trong công văn gửi đến VFF, Tổng cục TDTT yêu cầu phải chấn chỉnh kịp thời công tác trọng tài: Sau một số vòng đấu vừa qua, công tác trọng tài đã bộc lộ nhiều hạn chế, một số trọng tài có sai sót chuyên môn trong điều hành các trận đấu. VFF cần chỉ đạo Ban Trọng tài khẩn trương chấn chỉnh công tác trọng tài để đảm bảo tính khách quan, chính xác của các trận đấu và có biện pháp xử lý nghiêm khắc với các trọng tài có biểu hiện tiêu cực.



Triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng bạo lực trên sân cỏ và trên khán đài. Ở một số vòng đấu vừa qua, hiện tượng thi đấu quá quyết liệt, thậm chí xẩy ra bạo lực của cầu thủ trên sân cỏ và tình trạng lộn xộn, xô xát của khán giả trên khán đài diễn biến khá phức tạp, bị dư luận xã hội phê phán và lên án gay gắt.



VFF khẩn trương quán triệt và chỉ đạo VPF, BTC các giải đấu, các CLB, đội ngũ HLV, cầu thủ tham gia các giải bóng đá phải thi đấu với tinh thần thể thao cao thượng, không để tái diễn tình trạng bạo lực trên sân cỏ; Đồng thời có các biện pháp xử lý kiên quyết đối với các CLB, các BTC sân để xảy ra tình trạng bạo lực, mất an toàn, an ninh trong tổ chức thi đấu bóng đá.



Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an, các bộ, các ngành và các địa phương liên quan triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trong suốt quá trình tổ chức giải đấu; Chủ động triển khai các biện pháp nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực như dàn xếp tỷ số, mua bán độ, phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực, xô xát trong thi đấu và trên khán đài...



Quang Vinh (lược ghi)
 

Nov27

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Chục năm nay ăn rồi bầy bừa ra 1 đống hổ lốn, bẩn thỉu thì chả dọn đi. Đến lúc giải vừa mới đá được 3 vòng, va vấp một chút thì to mồm này nọ rồi bắt dọn cái đống mình thải ra từ bao năm nay. Mà hầu hết là con người, thói quen làm việc từ xưa rồi sao có thể thay đổi 1 sớm 1 chiều được. Nói như mấy ông "tổng cụt" thì La liga phải đổi thành S-League, Bundeslia thành G-League hoặc D-League, Ngoại hạng Anh thì thành E-League thì nó mới thuần chất được ah.
Tổng Cụt với chả Tổng què
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Sao hồi này thấy vụ bản quyền bóng đá VN yên ắng thế nhỉ? Hay đây là thời gian lặng sóng trước khi bão tố tới!.
 

ksc75

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Chục năm nay ăn rồi bầy bừa ra 1 đống hổ lốn, bẩn thỉu thì chả dọn đi. Đến lúc giải vừa mới đá được 3 vòng, va vấp một chút thì to mồm này nọ rồi bắt dọn cái đống mình thải ra từ bao năm nay. Mà hầu hết là con người, thói quen làm việc từ xưa rồi sao có thể thay đổi 1 sớm 1 chiều được. Nói như mấy ông "tổng cụt" thì La liga phải đổi thành S-League, Bundeslia thành G-League hoặc D-League, Ngoại hạng Anh thì thành E-League thì nó mới thuần chất được ah.
Tổng Cụt với chả Tổng què
Cái công văn này có lẽ để dọn đường cho tranh chấp vụ AVG - VPF và khẳng định quyền lực của VFF với VPF. Có thể thấy phe AVG đang chiếm ưu thế. Tuy nhiên cái lý lẽ của CV hơi trẻ con, chờ xem VPF phản ứng CV này thế nào?
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Hợp đồng bản quyền truyền hình VFF - AVG: Thanh tra sẽ tham khảo ý kiến nhiều bộ, ngành. Hợp đồng bản quyền truyền h
"Thanh tra đã xong từ trước Tết. Nội dung thanh tra không quá phức tạp. Nhưng cái khó là công bố cái "sự thật" này như thế nào nên đoàn thanh tra còn lúng túng. Vậy cho đến khi được công khai, sẽ còn được bao nhiêu phần trăm sự thật?" Trích dẫn.

Hồi hộp quá, sự việc sắp được công bố, không biết bên nào thắng cuộc hay lại hòa cả làng.
 

ksc75

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Hài nhỉ. Bài thi có đáp án rõ ràng mà ko biết chấm thế nào vì còn chờ ý kiến phụ huynh?
 

HD Tây Ninh

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Hợp đồng bản quyền truyền hình VFF - AVG: Thanh tra sẽ tham khảo ý kiến nhiều bộ, ngành. Hợp đồng bản quyền truyền h
"Thanh tra đã xong từ trước Tết. Nội dung thanh tra không quá phức tạp. Nhưng cái khó là công bố cái "sự thật" này như thế nào nên đoàn thanh tra còn lúng túng. Vậy cho đến khi được công khai, sẽ còn được bao nhiêu phần trăm sự thật?" Trích dẫn.

Hồi hộp quá, sự việc sắp được công bố, không biết bên nào thắng cuộc hay lại hòa cả làng.

Bên nào thắng thì chả như nhau, rồi mai này cũng độc quyền mãi thôi
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Mọi người thử nghĩ xem, giả sử nếu VPF do các ông bầu nắm quyền điều hành giải đấu, từ công tác trọng tải đến ban kỷ luật đều nằm trong "quyền sinh quyền sát" của mấy ông bầu. Vậy liệu có trọng tài nào giám không "nể mặt" các ông bầu (đúng nghĩa là sếp của mình) mà thổi phạt nặng hoặc kỷ luật các cầu thủ trong đội của các Bầu?. Như vậy bóng đá đã bạo lực rồi sẽ càng bạo lực hơn, kỷ luật chẳng bao giờ nghiêm khi vẫn còn có tâm lý nể nang, công tác trọng tài cũng vậy.
Kết luận: CÀNG NGHĨ CÀNG CHÁN TOÀN TẬP!.
 

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Sau 3 vòng đấu thì VPF bị toét còi vì mấy lý do các bạn biết rồi còn gì. Nói chung thì VPF chưa làm cái gì ra hồn cả, mọi người ủng hộ VPF vì từ trước tới giờ VFF làm kém nhưng đã biết VPF có làm tốt hơn không? đứng về mặt kinh doanh, đánh bóng bản thân thì mấy ông chủ làm tốt hơn mấy ông VFF rồi, nhưng đối với bóng đá thì chưa chắc, họ chỉ mượn bóng đá mà thôi?
Các bạn bảo AVG mua rẻ. Đúng AVG mua rẻ, vậy mua rẻ thì sẽ bán rẻ và cơ hội xem của chúng ta tăng cao hoặc xem mà ít quảng cáo như kiểu máy lọc nước của Long Vũ? VPF bán đắt lúc đầu bảo vì người hâm mộ, tôi thấy chưa thể khảng định với dự đoán sau: Các đài mua đắt thì sẽ bán đắt, K+, VTC ... bán đắt, quảng cáo nhiều có lợi cho các bạn không? Biết đâu đến 1 lúc nào đó họ tăng giá cao ngất các bạn lại kêu không kịp.
AVG mua rẻ thì đúng rồi, nhưng các bạn có biết ai tạo ra giá trị gia tăng cho bản quyền bóng đá VN? Có chê thì chê VFF không có tầm nhìn xa. Không thể đòi bác làm đường to rộng cho nhà em giá lên cao được.
Lại về việc ông Quang Huy cay cú AVG. Đáng ra có thêm đài các bạn phải mừng mới phải ( nó sẽ cạnh tranh nhau làm tốt hơn), trước đã có VTC rồi nay lại thêm một AVG nữa, VTC cú lắm nên đổ thêm dầu vào lửa để làm mất uy tín AVG ( Như kiểu có Chu Du mà lại còn có Khổng Minh vậy), tức quá.
Tôi chỉ có mấy ý kiến trái chiều. Tất cả còn đang ở phía trước...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Mọi người cứ bình tâm mà xem VPF và bầu Kiên làm gì nhé...
 
Bên trên