Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

trankkla

Member
Mình có 1 thắc mắc nhỏ thế này :
Không biết các đài truyền hình hiện nay người ta lưu dữ liệu HD ( như VTC ) bằng gì nhỉ ? nếu lưu bằng HDD dung lượng 1,5Tb như anh em mình thì mỗi đài cần biết bao nhiêu ổ cứng đây .
Anh em nào biết xin chỉ giáo giùm
 

game_matter

New Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Theo tớ nghĩ là HDD thôi, so với các host lưu trữ nổi tiếng trên toàn thế giới như Rapid hay Mega toàn dùng HDD thì database đài truyền hình cũng chả thấm vào đâu
Hình như đợt trước kiểm tra Rapid nó thông báo tổng dung lượng là 3,5 triệu Petrabyte ^:)^
 

buiqtrung

Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

ai coi phim Eagle Eye thì biết liền...:D
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Đài của VN vẫn là analog based, thế nên người ta lưu bằng băng từ cả. Video quay được nếu chuyển qua KTS thì mất khoảng 35-75GB/giờ (HDrip chẳng là cái đinh gì nếu so về dung lượng). Nếu số hóa toàn bộ lượng video lưu trữ tại đây thì người ta cũng chẳng dùng HDD mà dùng băng từ KTS.
 

nab2195

Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Đài của VN vẫn là analog based, thế nên người ta lưu bằng băng từ cả. Video quay được nếu chuyển qua KTS thì mất khoảng 35-75GB/giờ (HDrip chẳng là cái đinh gì nếu so về dung lượng). Nếu số hóa toàn bộ lượng video lưu trữ tại đây thì người ta cũng chẳng dùng HDD mà dùng băng từ KTS.

chính xác :D , chỉ có Đài tiếng nói VN đang dần số hóa kho băng từ của đài, còn truyền hình vẫn chưa làm dc .
 

tung anh

Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

truyền hình cáp HTV ở Cần thơ (blue sky) thường hay phái kênh HBO và cinemax, nhất là cinemax rất muộn so với chương trình mà HBO công bố cho VN- thường thì cả tháng... Truyền hình cáp Tây đô thì phát đúng như công bố trên. Vậy có cao thủ nào cho biết liệu Bluesky đã dùng biện pháp nào để delay như thế không ? xin cảm ơn. Vàn nhân đây không biết có quan chức nào của bluesky tình cờ xem bài này thì tôi cũng xin than phiền về vụ bê bối này :cool:
 

TnT2k

New Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

truyền hình cáp HTV ở Cần thơ (blue sky) thường hay phái kênh HBO và cinemax, nhất là cinemax rất muộn so với chương trình mà HBO công bố cho VN- thường thì cả tháng... Truyền hình cáp Tây đô thì phát đúng như công bố trên. Vậy có cao thủ nào cho biết liệu Bluesky đã dùng biện pháp nào để delay như thế không ? xin cảm ơn. Vàn nhân đây không biết có quan chức nào của bluesky tình cờ xem bài này thì tôi cũng xin than phiền về vụ bê bối này :cool:

Pác nói đúng đó, rồi còn bị thêm tình trạng lâu lâu đang xem phim thì bị đứt ngan nhảy qua phim khác nữa chứ, coi ức chế quá đi.
 

hoangtuan_neu

Active Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Đài của VN vẫn là analog based, thế nên người ta lưu bằng băng từ cả. Video quay được nếu chuyển qua KTS thì mất khoảng 35-75GB/giờ (HDrip chẳng là cái đinh gì nếu so về dung lượng). Nếu số hóa toàn bộ lượng video lưu trữ tại đây thì người ta cũng chẳng dùng HDD mà dùng băng từ KTS.
chính xác :D , chỉ có Đài tiếng nói VN đang dần số hóa kho băng từ của đài, còn truyền hình vẫn chưa làm dc .
Như các bác đã biết Truyền hình Việt Nam đang có những bước tiến rất nhanh về cả số lượng và chất lượng. Càng có thêm nhiều chương trình hay, hấp dẫn thì yêu cầu về việc bảo quản, lưu trữ dữ liệu lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, vấn đề này đang vấp phải không ít khó khăn nhưng không phải là không có giải pháp.:D

Theo em được biết thì tính riêng đài VTV hiện nay thì nhu cầu lưu trữ dữ liệu video là rất lớn. Tổng dung lượng cần lưu trữ lên tới 270TB (vào khoảng 20.000 giờ dữ liệu)hàng năm lại được bổ sung thêm từ 30 đến 40TB. <:p.
Ở Việt Nam, công nghệ truyền hình thay đổi khá nhanh. Nếu như giai đoạn 1970-1980 các bác ấy sử dụng công nghệ VHS và phim nhựa, từ 1980-1990 là công nghệ Umatic và đến 1990-2007 thì sử dụng công nghệ Betacam SP. (mặc dù Betacam cũng đã ngừng sản xuất từ năm 2004 :( ).Thực tế này đặt ra một vấn đề là trong thời gian tới sẽ sử dụng công nghệ, thiết bị, phương thức nào để lưu trữ video? Đây không phải chỉ là “vấn đề” của riêng VTV mà là “vấn đề” của tất cả các đài Truyền hình trên thế giới. ~X(

Hẳn bác nào chơi HD (ko chơi HD cũng biết :)) ) cũng biết rằng thay đổi công nghệ đồng nghĩa với việc phải sao chép lại hàng chục ngàn giờ tư liệu. Và nếu muốn đáp ứng được nhiều người sử dụng một lúc phải sử dụng song song nhiều thiết bị sao chép, điều đó sẽ dẫn đến suy giảm chất lượng cũng như tăng chi phí lao động, vật tư, thiết bị,…

Do phải cần chuyển đổi tư duy từ vật liệu lưu trữ chóng lỗi thời sang file vĩnh cửu. Và file vĩnh cửu ở đây chính là tín hiệu AV analog (như bác Chip nói đó là analog based) cần được chuyển đổi sang tín hiệu số (digital signal). Điều này sẽ giúp cho file được sao chép vô hạn lần mà không bị suy giảm chất lượng. Và thực tế thì trên thế giới công nghệ truyền hình số cũng đang là sự lựa chọn số một, là hướng đi đã được nhiều nước tiên tiến phát triển, và truyền hình VN cũng chả phải là ngoại lệ :))

hệ thống quản lý tư liệu bằng công nghệ số bao gồm: Hệ thống băng số tự động - Có khả năng phân cấp cao, truy nhập nhanh, chi phí thấp, được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống DCA; Software là yếu tố quan trọng số 1 và hệ thống lưu trữ phải độc lập với nội dung lưu trữ.
ltdlth3.jpg

Tính ưu việt của hệ thống quản lý tư liệu bằng công nghệ số là: Không còn sợ lạc hậu, lỗi thời; Đa truy nhập, sử dụng song song; Có khả năng truy nhập từ mọi nơi, mọi lúc; Không sợ rách, xước, hỏng, mất,… vật liệu lưu trữ; Sao chép nhanh hơn thời gian thực; Dung lượng lưu trữ giảm đáng kể; Tốc độ dữ liệu lớn, chuyển đổi File nhanh; Dung lương lưu trữ cực lớn; Lỗi bit thấp, có sửa lỗi; Định dạng video chuẩn, tương thích với các chủng loại thiết bị thông dụng; Khi cần, chỉ phải chuyển đổi dữ liệu một lần duy nhất…


Hãng Matrox (Matrox Vidio produchcts Group), một hãng có hơn 50 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp và sản xuất các thiết bị truyền hình đã đưa ra một bản so sánh về chi phí sản xuất chương trình bằng băng từ và bằng đĩa cứng theo kỹ thuật số như sau: Nếu tính tuổi thọ trung bình của một máy là 10.000 giờ (thực tế lớn hơn), với giá của một bộ matrox dighisuite là 10.000 USD, trong đó chi phí thay đĩa cứng 2 lần là 500 USD, thì khấu hao một giờ sản xuất chương trình là 1,05 USD, trong khi khấu hao chi phí sản xuất bằng băng từ lớn gấp 3 lần ( 3,7 USD)

Việc dùng băng và dùng đĩa cứng để lưu trữ, Hãng Matrox đưa ra con số để so sánh : Nếu dùng đĩa cứng để lưu trữ thì chi phí lưu trữ 1 giờ hết 6 USD và thời gian tìm kiếm những đoạn cần dùng là tìm thấy ngay lập tức. Còn dùng băng để lưu trữ như hiện nay, thì chi phí gấp 7 lần so với dùng đĩa cứng (40 USD) và mất nhiều thời gian tìm kiếm những đoạn cần dùng. Một hiệu quả khác là đĩa cứng có thời gian lưu trữ được gần 30 năm mới hỏng, còn băng chỉ lưu trữ được gần 10 năm.

So sánh của Hãng Matrox về đầu tư giữa hệ thống thiết bị dùng băng và dùng đĩa cứng càng thấy rõ hơn tính ưu việt của công nghệ truyền hình hiện đại. Chi phí đầu tư cho một hệ thống dựng chương trình bằng ổ đĩa cứng hết 10.000 USD, trong khi chi phí cho hệ thống dựng bằng băng tốn gấp 4-5 lần. Công nghệ dùng ổ đĩa cứng gần 5000 giờ mới phải bảo dưỡng, còn dùng băng thì 750 giờ là phải bảo dưỡng. Thời gian cần thay thế một hệ thống dùng ổ đĩa cứng phải được 10 năm, còn công nghệ sử dụng băng chỉ được 5 năm. Điều đáng chú ý, với công nghệ truyền hình hiện đại thời gian biên tập 1 phút tin chỉ mất dưới 10 phút, còn sử dụng các công nghệ khác thì thời gian mất gấp 3 lần.

Rõ ràng, đầu tư cho công nghệ sản xuất chương trình - phát sóng tự động - lưu trữ bằng kỹ thuật số là biện pháp hữu hiệu cho ngành Truyền hình Việt Nam. Nó không chỉ phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của nước ta mà còn phù hợp với công nghệ truyền hình hiện đại trên thế giới.

Hiện nay, sản phẩm của Hãng Matrox đã được trang bị cho 70% các Đài truyền hình của nước ta.

BONUS:
Betamax là công nghệ (hình như thời đó người ta không gọi là công nghệ) do SONY phát triển và đưa ra thị trường sản phẩm dân dụng vào khoảng cuối năm 1976.
Sony.jpg

VHS ( Video-Home-System ): VHS là từ viết tắt của Vertical Helical Scan, nhưng sau khi vất vả chiến thắng định dạng Betamax của Sony, nó trở thành sự lựa chọn của hàng triệu khách hàng và được mặc định là công nghệ video gia đình (Video Home System).
Video Home System, chuẩn công nghệ băng từ cho đầu video VCR được hãng JVC giới thiệu vào tháng 9/1976 và trở thành định dạng gây chấn động thời đó, đã bị "hắt hủi" trong vài năm trở lại đây và chính thức "từ trần" năm 2006 (sau khi Betamax "từ trần" được 4 năm :)) ).
Betamax là hệ chuyên dụng, chúng được dùng ở các Studio, đài truyền hình, các phòng biên tập ....vv...vvv
VHS ( Video-Home-System ) là hệ thống dùng trong gia đình, chúng có tiêu chuản kỹ thuật thấp hơn Betamax nhiều, nhưng rẻ và thuận tiện hơn, chúng được SX hàng loạt bán trên thị trường .
Betamax có nhiều tính năng mà VHS không có . Ví dụ hệ thống đồng bộ thời gian để cho phép Biên tập viên hay Đạo diễn chương trình lồng một hình ảnh của đầu máy A vào hình ảnh của đầu máy B vvv....vvv
Điều này rất quan trọng, các bác có thể thấy trên Tivi một phát thanh viên đang đứng ở ... Irac đọc nội dung thời sự nhưng thực ra anh ta đang ở trường quay của đài truyền hình :)) =))
Hoặc một ca sỹ hát ở sân khấu, đạo diễn có thể ghép hình cô ta vào cảnh cô ta đang hát ở 181 Tô Hiến Thành, Q.10. Thế là bạn tưởng cô ta đang đứng hát ở chỗ chuyên bán các đầu HD Player đó vậy.
Hoặc đường tiếng và đường hình có thể Play hay Rec độc lập để đạo diễn có thể thay hay thêm một số âm thanh vào đoạn hình ảnh và ...vv....vv.. nhiều tính năng khác
Còn đầu máy VHS chỉ có thể cắt nhỏ từng đoạn phim ra hay Copy chúng nối lại với nhau mà thôi. Tuyệt đối không có đầu VHS nào sửa được nội dung hình ảnh
Hệ thống trống từ của Betamax cũng to hơn trống từ loại VHS nên lượng tín hiệu có độ phân giải cao hơn rất nhiều so với đầu VHS
VHS và Betamax là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nên không có sự cạnh tranh ở đây .
Việc sử dụng đầu Betamax có thể sửa lại nội dung của hình ảnh nên nó thuộc phạm vi bản quyền . Bạn không thể sử dụng đầu betamax để lồng một chữ HDVN vào đoạn phim của VTV3 và đè lên chữ VTV3 để cho đó là phim của bác Chip quay =))
Cũng vì vậy đầu Betamax không được bán rộng rãi .

Trong thập niên 70, Sony phát triển một loại máy được thiết kế như một thiết bị xem phim trong gia đình. Loại máy này ứng dụng công nghệ Betamax, được tung ra thị trường vào năm 1975. Đã có hơn 30.000 đầu máy VCR Betamax được bán ra trong năm đầu tiên chỉ riêng trên thị trường Mỹ. Một năm sau, đối thủ của họ - JVC cho ra đời loại máy vidéo với công nghệ VHS - viết tắt cho “video home system” - theo cách thức VCR. Và tháng Giêng năm 1977, có thêm bốn công ty điện tử Nhật sản xuất và tiếp thị máy mới dựa trên nền tảng của VHS.

Trong khi có thể là Sony không muốn hay không thể bán bản quyền công nghệ Betamax của họ (tùy theo bạn nghĩ) thì JVC, còn hơn là hạnh phúc nữa, đã chia sẻ rộng rãi hệ VHS của họ. Điều này, không lâu sau đó, đã chứng tỏ là một yếu tố chết người cho cỗ áo quan của Betamax.

Mặc dù Sony đi tiên phong trong hầu hết các phát triển nhưng JVC và các nhà sản xuất khác không hề chậm trễ để bắt kịp. Ví dụ như JVC và Panasonic giới thiệu loại VHS hi-fi của họ chỉ sau khi Sony trình làng Betamax hi-fi một tuần lễ. Nhưng dù sao thì các chuyên gia cũng đồng ý rằng chất lượng của băng từ Betamax là hơn hẳn so với của các đối thủ.

Bởi hai loại máy này không tương thích với nhau nên người tiêu dùng buộc phải chọn lựa lấy một trong hai. Chẳng bao lâu sau, Sony bắt đầu cảm nhận một áp lực nặng nề khi các đối thủ của họ bắt đầu hạ giá xuống thấp hơn của họ 300 đôla. Vào năm 1982, cuộc chiến tranh giá đi đến cao trào và Sony đành phải tham chiến, họ chấp nhận hoàn lại cho khách hàng 50 đôla như một “bảo đảm cải tiến”.

Vào ngày 22/8/2002, Sony cuối cùng cũng phải thông báo sự qua đời của các sản phẩm Betamax.

Lúc này, đương nhiên, tự thân VHS cũng đã đối mặt với những khó khăn tương tự trước các loại đầu đĩa kỹ thuật số (DVD) và cũng không thể còn tiếp tục tồn tại. Với sự phát triển rất nhanh của công nghệ Blu-ray, Ryan Kugler cũng tin rằng số phận của đĩa DVD cũng đang đi đến ngày kết thúc :)) =)).

VHS có thời gian ghi hình dài hơn, có thể tua nhanh hơn và cơ chế hoạt động cũng không quá phức tạp như Betamax dù định dạng của Sony được cho là tinh xảo hơn.

VHS đã góp phần khiến đầu VCR trở nên phổ biến trong các hộ gia đình và mang đến lợi nhuận lớn cho các nhà làm phim. Thành công đỉnh cao của VHS gắn liền với bộ phim The Lion King (Vua sư tử) với hơn 30 triệu băng được tiêu thụ chỉ tính riêng tại Mỹ.

Ngày 15/6/2003, lần đầu tiên công nghệ đĩa DVD, xuất hiện từ năm 1997, được ưa chuộng hơn VHS ở Mỹ. VHS buộc phải lui vào hậu trường nhưng vẫn đạt doanh thu 300 triệu USD mỗi năm cho đến tháng 7 năm nay khi hầu hết các hãng phim lớn quyết định ngừng sản xuất phim trên băng từ.

Công nghệ VHS được cho là sẽ tồn tại đến khoảng tháng 1/2007 nhưng các định dạng độ phân giải cao và đầu máy chơi game thế hệ mới đã khiến nó chính thức bị khai tử sớm. Người tiêu dùng vẫn có thể mua băng VHS làm kỷ niệm thông qua trang đấu giá trực tuyến eBay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tieuthieugia

Well-Known Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

đọc hết bài bác mod ... em bị ong thủ rùi...no thk
 

tmn

Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Theo em nghĩ tương lai 100 năm nữa có thể hình thức lưu trữ sẽ ở dạng chia sẻ bittorrent ngang hàng trên toàn thế giới, và sẽ không phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nữa. Kiểu như hdvnbits.org vậy :)
 

a_Fon

Active Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Kaka băng từ chính xác rùi, băng từ save dữ liệu dưới dạng Sin và Cos nên chẳng bao giờ mất dữ liệu được chứ như HDD 01,1,0101,1,1 mất cái một.... :D
 

hoangtuan_neu

Active Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Theo em nghĩ tương lai 100 năm nữa có thể hình thức lưu trữ sẽ ở dạng chia sẻ bittorrent ngang hàng trên toàn thế giới, và sẽ không phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ độc quyền nữa. Kiểu như hdvnbits.org vậy :)
bittorrent thì cũng phải có chỗ để lưu trữ dữ liệu bác ạ <:p
 

sieucan

Active Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Kaka băng từ chính xác rùi, băng từ save dữ liệu dưới dạng Sin và Cos nên chẳng bao giờ mất dữ liệu được chứ như HDD 01,1,0101,1,1 mất cái một.... :D

Băng từ đang nói đến là dạng băng DAT hoặc Digital Data Storage (DDS), lưu dưới dạng digital chứ không phải sin, cos bạn ah
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trankkla

Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Nói tóm lại thì nếu bây giờ mình định lưu trữ khoảng 15 tb phim hd thỉ đầu tư phương tiện gì là kinh tế nhất :
HDD loại 1,5 hoặc 2 tb giá 120 -150 USD /pcs
Băng từ DAT hoặc DDS giá là bao nhiêu
Bro nào biết xin cho biết chi tiết về giá cả giùm
Cám ơn
 

tmn

Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Em nghĩ bây giờ chỉ HDD 3,5 dung lượng cao là hợp lý nhất. 1-2 năm sau ổ SSD rẻ ta chuyển đổi tiếp.
 

nqhuy

New Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Xin đóng góp một số ý kiến như sau :
- Hiện nay các Đài truyền hình tại Việt Nam đều thực hiện lưu trữ bằng băng từ analog (Betacam, hoặc VHS), một số chương trình có thể được lưu trữ dưới dạng file ghi lên DVD.
- Xu hướng số hóa dữ liệu là tất yếu sẽ diễn ra bắt đầu từ năm 2009 này : vật lưu trữ dữ liệu sẽ gồm 2 phần :
1. Server máy tính lưu trữ metadata (dưới dạng database)
2. Lưu trữ media (file) được chia thành 3 cấp :
- Cấp truy xuất ONLINE (phát sóng hằng ngày) : HDD tốc độ cao như đĩa SCSI hoặc iSCSI.
- Cấp truy xuất NEAR-LINE (lưu trữ trước và sau khi phát sóng tử 1 tuần đến vài tháng tùy theo khả năng của mỗi Đài) : HDD loại bình thường, tuy nhiên được cấu hình RAID rất cẩn thận.
- Cấp truy xuất OFFLINE (lưu trữ dài hạn - kho tư liệu) : sử dụng băng từ (băng số), một số loại phổ biến hiện nay là S-AIT của SONY và LTO-4 của các hãng khác như IBM, HP v.v...

Rất mong được trao đổi với các anh chị về vấn đề lưu trữ này.
 

hoangtuan_neu

Active Member
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Xin đóng góp một số ý kiến như sau :
- Hiện nay các Đài truyền hình tại Việt Nam đều thực hiện lưu trữ bằng băng từ analog (Betacam, hoặc VHS), một số chương trình có thể được lưu trữ dưới dạng file ghi lên DVD.
- Xu hướng số hóa dữ liệu là tất yếu sẽ diễn ra bắt đầu từ năm 2009 này : vật lưu trữ dữ liệu sẽ gồm 2 phần :
1. Server máy tính lưu trữ metadata (dưới dạng database)
2. Lưu trữ media (file) được chia thành 3 cấp :
- Cấp truy xuất ONLINE (phát sóng hằng ngày) : HDD tốc độ cao như đĩa SCSI hoặc iSCSI.
- Cấp truy xuất NEAR-LINE (lưu trữ trước và sau khi phát sóng tử 1 tuần đến vài tháng tùy theo khả năng của mỗi Đài) : HDD loại bình thường, tuy nhiên được cấu hình RAID rất cẩn thận.
- Cấp truy xuất OFFLINE (lưu trữ dài hạn - kho tư liệu) : sử dụng băng từ (băng số), một số loại phổ biến hiện nay là S-AIT của SONY và LTO-4 của các hãng khác như IBM, HP v.v...

Rất mong được trao đổi với các anh chị về vấn đề lưu trữ này.
Theo em được biết thì 1 số hãng truyền hình lớn trên Thế giới cũng đã bắt đầu sử dụng đĩa HDDS để lưu trữ thay cho băng từ (Mỗi đĩa có dung lượng 300 GB trên một kích thước 5 1/4 inch, với tốc độ đọc dữ liệu 20 MB/s (hay 160 MBits/s) và tuổi thọ được đảm bảo đến 50 năm). Không biết là ở VN đã có đài nào sử dụng đĩa này chưa bác nhỉ ?
 
Ðề: Đài truyền hình lưu dữ liệu bằng gì ???

Phần lớn đều lưu trữ bằng Betacam và VHS, chỉ một số đài sau này mới mở phát KTS mới dùng định dạng Mpeg2 để lưu trữ mà thôi, ngoài ra đều là Betacam cả. Theo em biết thì lưu lượng HDD 1 năm dành cho 1 kênh truyền hình nhỏ khoảng 100TB, HDD chất đống nhìn thấy kinh, he he he
 
Bên trên