“Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

PhuongLe73

New Member
“Đập cổ kính xưa” dựng … chùa mới



Di sản văn hóa quốc gia nổi tiếng chùa Trăm Gian thời Lý (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) đang lâm vào thảm họa.


208egyt.jpg


Chúng ta có thể nhìn rõ các góc độ, bức ảnh được chụp trước khi có “thảm họa trùng tu”: Gác khánh thâm nghiêm, cổ kính, quyến rũ, vững chãi như thế này. Vì sao họ đập ra để làm mới toàn bộ?

Người ta dỡ trắng, “giải phóng mặt bằng” cả nhà tổ, gác khánh, bỏ toàn bộ cấu kiện cũ, mua gỗ mới, đổ bêtông nền, lát đá - gạch mới toanh, dựng lên một di tích mới trong niềm… “tự hào” của không ít người.


chua-tram-gian-45_copy.gif


Khi chúng tôi có mặt tại chùa Trăm Gian, bà chủ quán bán hàng “lấn chiếm” trọn vẹn di tích gác trống mái cong veo, rêu phong cổ kính trước cửa chùa đon đả: “Các chú lên đi, hôm nay chùa vui lắm. Dỡ toàn bộ nhà tổ và gác khánh, dân đông như hội ấy”.


chua-tram-gian-4.gif


Dân thôn nườm nượp phá chùa cũ ...



chua-tram-gian-5.gif


... dựng chùa mới theo đúng nghĩa đen!


chua-tram-gian-7.gif


Sơn vẽ làm hỏng các bức phù điêu La Hán, giờ họ lại dỡ lanh tanh bành gác khánh, nhà tổ. Các hiệp thợ ngồi nhấp nhổm ngay trước các “tuyệt phẩm bị tàn sát”, các phù điêu, cấu kiện cổ vứt chỏng chơ.


Qua lối vào chùa mà người bán hàng chiếm hết không gian đi lại, chúng tôi gặp một đoàn người đông như “dân công hỏa tuyến”. Nhiều cụ áo nâu sồng, răng đen, bỏm bẻm nhai trầu cũng miệt mài chuyền tay nhau từng viên gạch, viên ngói, đoàn người xếp hàng theo những chiếc thang tre, kéo từ dưới đất lên… nóc chùa.

Khu nhà tổ rộng mênh mông giờ bị dỡ toàn bộ. Nền bị bóc lên, khoét sâu xuống, đổ bêtông vĩnh cửu. Các cấu kiện bị dỡ xuống vứt chỏng kềnh, thay mới toàn bộ. Tượng bị khênh đi nơi khác. 100% gỗ mới, ximăng, gạch ngói mới, xây lại cái nhà tổ theo đúng nghĩa đen.

Và, đau thương thay, gác khánh - di tích cổ kính tuyệt mỹ từng làm nao lòng bao người - cũng đã bị “giải phóng mặt bằng tuyệt đối” y như vậy.


chua-tram-gian-6.gif


Cụ Vinh kể: “Chỉ còn Gác Chuông này có vẻ cổ kính.


chua-tram-gian-20.gif


Bởi hơn 15 năm trước, gác chuông này được một bà người Australia tài trợ trùng tu, với điều kiện là: Bà ấy chụp lại ảnh gác trống trước khi “thi công”, đợi lúc xong, nếu các hiệp thợ giữ nguyên được vẻ cổ kính thì mới… cho tiền!”.


Trong mù mịt cưa đục, bụi gỗ, chúng tôi chen chân vào ngó. Than ôi, nền gạch cũ, với đá tảng xanh chân cột, viền vỉa hè của di tích cũng bị bới 100%, người ta dùng búa tạ đập bỏ những phiến đá rêu phong đi, khênh ra cổng chùa xếp thành núi trắng lốp.

Và gạch, vôi vữa mới được tống vào thay thế. Chủ tịch UBND xã Tiên Phương - ông Vũ Văn Doãn - kể giọng đầy thán phục: “Người ta sang tận Lào, áp tải gỗ lim to về phục vụ đại công trường”. Một lán lớn, lợp tôn xanh, to bằng dăm cái gara ôtô được dựng ngay trong khuôn viên chùa, ở đó chuyên xẻ gỗ, chế tác các hạng mục mới.

Cụ Nguyễn Đức Tuệ - 82 tuổi, người xã Tiên Phương - vừa tự hào khoe năm nay mình “được tuổi”, được tín nhiệm mời leo lên thượng lương, cất nóc cho chính tòa gác khánh này, rồi trầm trồ: “Người ta xẻ một cây gỗ lim ra, vót nó thành 4 cái cột chùa khổng lồ y như chúng ta chẻ tre vót đũa ấy. To tiền lắm, riêng khu này chắc khoảng 3 tỉ đồng rồi nhé”.

Chúng tôi trò chuyện với các hiệp thợ đang thi công, với cụ Tuệ và cụ Vinh (hai người gắn bó đặc biệt với di tích), thì được biết: Khi dỡ ra, ngoài các cột lim bị “tiêu tâm”, rỗng ruột do thời gian, thì hầu hết hạng mục còn tốt. Nhà tổ, gác khánh đều đứng vững, nếu để nguyên thì còn lâu mới hỏng. Sự thật là di tích kể trên vẫn đứng vững cho đến khi “xin” được “tiền dự án”.

Các cụ có uy tín trước cả làng cả tổng, như cụ Tuệ, vẫn khảng khái nói: Di tích, nhiều dui mè như mới, mộng mẹo còn nguyên. Nhưng vì có điều kiện, nên “nhà chùa” thay mới cho nó đẹp, nó bền. Vì nó… cổ kính quá rồi nên mới phải thay. Cái nền cũng bóc lên, thay đá mới cho nó đẹp. “Đầu tư to tiền lắm, làm mới cho nó bền. Sắp tới, “dự án” còn xây lại cái cổng nữa, hoành tráng lắm chú ạ”.


chua-tram-gian-3.gif


Cổng xây mới, hành lang đánh véc-ni toàn bộ, phủ sơn công nghiệp lên tranh tượng, giờ là dỡ trắng xây mới 100% nhà tổ và gác khánh.


chua-tram-gian-14.gif


Nền móng mới cho gác khánh!


Di sản “thoát chết” nhờ… kẻ trộm!

Tóc bạc trắng, râu dài, qua tuổi thất thập đã lâu, cụ Đỗ Duy Vinh ngồi lặng lẽ ở ngay trước cửa chùa, trong bóng cây thông cổ thụ vi vút gió. Khách chưa kịp hỏi, cụ đã lắc đầu buồn bã: “Mất hết cổ kính rồi. Tôi đã nói chuyện này với anh Lương - Phó Chủ tịch UBND xã Tiên Lương - rồi đấy. Cần một cuộc họp dân để cho những người hiểu biết được nói ra cái điều có lợi cho di tích quốc gia. Chùa đang tốt, thì đem dỡ đi, làm mới, phá ra toàn bộ cả nhà tổ lẫn gác khánh”.

Trước đấy, cái hành lang cũng làm mới, sơn cột bóng nhẫy vécni, đã bị Nhà nước phê bình rồi. Các bức phù điêu La Hán ở hai bên hành lang cũng bị phủ sơn công nghiệp xanh, đỏ, tím, vàng như hàng mã. Báo chí đã viết quá nhiều về chuyện này. Bệ tượng cũng bị đổ bêtông, lát gạch hoa, đá hoa bóng nhẫy.

Chỉ có mấy bức phù điêu “Thập điện diêm vương” bằng gỗ, cổ và tuyệt đẹp thì bị kẻ trộm lấy mất, lưu lạc cả chục năm giời qua hàng vạn kilômét, vừa rồi các đồng chí ở Bộ Công an và Công an Hà Nội phối hợp tìm được, đem về trao trả nhà chùa… thì may thay, nhờ ơn bị “trộm cắp” mà nó không bị sơn sửa, trùng tu!

Ông Vinh nhấn mạnh: Người ta mua việc vào thân để làm gì, như các cụ nói, “xé mắm mút tay, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ”. Người ở đây, từ trai tráng 40 tuổi đến cụ lão 80 tuổi ở địa phương, quá nhiều người buồn bã, muốn kiến nghị về việc trùng tu xây mới làm “phá hết cổ kính” của di tích.

Đường dẫn lên chùa, dãy cầu thang đá cao vút, rêu phong, người thợ xưa đẽo thủ công vững như bàn thạch. Đang tốt thế, người ta cho thợ vào dùng búa cái táng vỡ tan tành, mua đá mới xẻ bằng máy trắng phau lát vào. Đá cũ ném ngổn ngang trước cửa chùa. “Sau đợt thi công này, là chùa chúng tôi không còn cái nào chưa bị đầu tư mới nữa, tôi bảo nhà chùa mua việc quá, mấy cái bệ thờ cứ đập đi xây lại suốt.

Đợt này, chắc sau khi bị phê bình, họ không dám lát gạch tráng men xanh đỏ cho bệ thờ nữa đâu, chú nhẩy!”, cụ Vinh vuốt râu thở dài. Còn ông Vũ Mạnh Khởi, 35 năm tuổi Đảng, là người am tường văn hóa, nguyên hiệu trưởng một trường cấp 3 ở địa phương thì “dâng” lên chúng tôi một “bản kiến nghị thống thiết”, với thông điệp khẩn cấp bảo vệ di tích quốc gia chùa Trăm Gian trước sự tàn phá của cái gọi là trùng tu tôn tạo suốt hơn chục năm qua. Theo cụ, bản chất vấn đề là cơ quan quản lý di tích, văn hóa đã không làm đầy đủ nhiệm vụ của mình.

Lãnh đạo xã chỉ còn biết… kêu trời

Tại trụ sở UBND xã Tiên Phương, làm việc với chúng tôi, ông Chủ tịch Vũ Văn Doãn hầu như không biết bất cứ thông tin gì liên quan đến đợt “trùng tu” chùa Trăm Gian đang diễn ra. Ông Doãn chỉ biết: Chùa được sửa nhiều lần rồi, nhà chùa rất “năng động” đi xin nguồn từ “cấp trên” và “(chính quyền) địa phương không đi cùng, địa phương không làm việc đấy”. Nhà chùa cũng xin thiết kế, tư vấn, có vẻ bài bản đấy, gỗ lạt họ cũng đi mua đấy. “Cái này các đồng chí muốn biết thì… hỏi nhà chùa”.

Ông Tống Bá Lương, Phó Chủ tịch UBND phụ trách văn xã của địa phương, thì tỏ ra trăn trở hơn với những bất cập quá lớn của công tác trùng tu. Ông cho biết đã nhiều lần đề nghị với “nhà chùa” cung cấp cho người quản lý nhà nước ở địa phương những thông tin liên quan đến dự án trùng tu chùa Trăm Gian hiện nay.

Dự toán thế nào, kinh phí ra sao, có được cơ quan chức năng xét duyệt và đồng ý cho thi công hay không? Việc trùng tu có đảm bảo nguyên tắc tôn trọng di sản cổ kính hay không? “Nhà chùa có nói (ngoài lề) với chúng tôi là Sở VHTTDL Hà Nội là chủ đầu tư dự án kể trên (?).

Tôi đã báo cáo lãnh đạo rồi. Nói thật là cá nhân tôi cũng thấy rất bức xúc, muốn họ tôn trọng chính quyền địa phương một tí. Người ta “làm” như vậy mà không thông qua chính quyền địa phương gì cả. Tôi muốn nhờ anh, với tư cách là nhà báo, anh hỏi “bên sở” một số thông tin giúp nhé. Chúng tôi cần biết công trình này do ai đầu tư, sẽ làm ra sao, ứng xử với di tích quốc gia như thế nào. Cái gì phải ra cái đó, không thể cứ úp úp mở mở mãi được”, ông Lương nhấn mạnh.

“Đúng nguyên tắc bảo tồn, tức là chỉ trùng tu cái gì thật sự hỏng thôi, không thể làm mới như bây giờ được!” - ông Lương bỏ dở câu chuyện. Rồi ông nói sang chuyện khác còn buồn hơn: “Sáng 22.8.2012, tôi cũng vừa tìm gặp, họp các bô lão biết chữ Hán và am tường văn hóa ở địa phương lại để nhờ các cụ sao chép lại các vế đối, các câu chữ hay ho trên cổng chùa lại, vì lo lắm, vì nghe nói “họ” lại sắp sửa “trùng tu” (làm mới?) nốt cái cổng đó. Chứ họ cứ làm “tắt”, cái gì sai, cán bộ có lên hỏi nhà chùa, nhà chùa lại đổ tội cho… “sở”.

Cụ Vinh tiếc rẻ mãi, quay ra thán phục “bà tây trùng tu chùa Trăm Gian”: “Đấy, hồi trùng tu gác chuông, có một “bà tây” thấy nó đổ nát quá đã hứa tài trợ toàn bộ tiền trùng tu, với điều kiện là phải đảm bảo nguyên hình hài, cấu kiện của di tích, không lai căng, không làm mới để hủy hoại di sản. Bà ta nói rõ, nếu vi phạm quy định thì sẽ không cho tiền mà thanh toán đâu nhé. Thế là cuộc cứu di sản đã thành công, mà lại không rơi vào thảm cảnh làm mới bằng mọi giá”.

“Bài toán quản lý và bảo vệ di tích nó dễ dàng thế, mà sao chúng ta không học tập, sao cứ “mua việc” để tốn kém tiền của Nhà nước, để tàn sát di sản, cụ Vinh nhỉ?”, tôi hỏi. Ông Vinh vuốt râu nhìn xa xăm: “Xé mắm mút tay mà chú, thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ…”. Thế rồi, chúng tôi cùng im lặng rất lâu, chỉ có rừng thông chùa Trăm Gian cứ vi vút “lời buồn thiên thu”…



chua-tram-gian-1.gif


chua-tram-gian-8.gif


Hai trong số 4 bức “tuyệt phẩm” cổ kính Thập điện Diêm Vương bị kẻ trộm lấy đi, cả chục năm trời sau cơ quan công an mới tìm được, trả về chùa Trăm Gian. Và vì lý do đó, nên “tình cờ” di sản này đã không bị sơn son thếp vàng bằng sơn của Nhật như 18 vị La Hán kế bên.


chua-tram-gian-2.gif


Một cách ứng xử với voi đá trong khuôn viên chùa Trăm Gian.


chua-tram-gian-12.gif


Còn đây là một cách ứng xử nữa với rồng đá cổng chùa.


chua-tram-gian-9_copy.gif


Từ hai phía tả hữu nhìn vào, gác khánh được làm mới 100%.


chua-tram-gian-10.gif


Kể cả nền nhà cũng bị đào lên, gạch đá bị đập phá trọn vẹn.


chua-tram-gian-13.gif


Những gì còn lại của di tích quốc gia trong cơn lốc trùng tu!


chua-tram-gian-18.gif


Các bậc đá dẫn lên chùa Trăm Gian đã được làm mới cách đây vài tháng (năm 2012)


chua-tram-gian-23.gif


Dẫu rằng trước đó nó được đẽo thủ công từ thượng cổ, rất đẹp và bền vững



Theo Đỗ Doãn Hoàng
Lao Động
Nguồn: “Đập cổ k
 

hoabantrang

Well-Known Member
Người ta xây chùa mới trên nền chùa cũ theo cùng một bản vẽ, cho nên trong nội thành HN cũng có mấy chùa, tổ đình đưuọc xây mới trông rất giống nhau từ ngoài cổng trở vào. Không biết chùa trăm gian này có giống như mấy chùa đã được xây mới kia không nữa ?!
 

tusontay

Huyền Thoại
Bản chất của Trùng tu "không phải là đập đi xây mới, mà chỉ là thay thế những cái hỏng, vỡ" bằng sản phẩm mới. Di tích thì vốn quý nhất ở cái cổ, đã tồn tại theo năm tháng.
Ví dụ có một người đưa ra đồ gốm. Bảo đây là đồ gốm thời Lý. Nhưng nếu mà sản phẩm mới làm ở TK20 thì chỉ có thể gọi là "đồ gốm làm theo kiểu thời Lý" hoặc "đồ gốm giả thời Lý", chứ ko thể là "đồ gốm thời Lý" được nữa. :(
Trở lại với chuyện chính.
- Em nghe nói ở Hà Nội người ta đập nát cái đền thờ nào đó. Xây mới 100% cột bê tông giả gỗ, tường gạch, ngói mới 100%. Vậy thì sao còn gọi là di tích cổ được nữa? :(
- Quê em: Làng cổ Đường Lâm người ta cũng trùng tu theo kiểu phá đi làm mới hoàn toàn. Có những nhà sửa rất sơ sài, thay tầm chục cái cột xoan, xây lại tường, ngói rồi quyết toán gần 2 tỷ (????).
- Đình làng họ phá đi hoàn toàn, xây lại lệch mất 15 độ. Mộng đục ngày xưa thì vừa khít nhau, ngày nay nếu đục không vừa thì trét keo gỗ bù vào! :(
- Có những chuyên gia Nhật sang khảo sát rồi chỉ biết lắc đầu ngao ngán. Người Việt Nam quá thông minh vận dụng tốt câu "Có làm thì mới có ăn". :(
 

chuot

New Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

"Có làm mới, thì có ăn" bác nhể
 

PhuongLe73

New Member
Ðề: Re: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Người ta xây chùa mới trên nền chùa cũ theo cùng một bản vẽ, cho nên trong nội thành HN cũng có mấy chùa, tổ đình đưuọc xây mới trông rất giống nhau từ ngoài cổng trở vào. Không biết chùa trăm gian này có giống như mấy chùa đã được xây mới kia không nữa ?!

Cũng còn may là khá giống, nhưng việc này được xem như là phá hủy rồi xây lại mới - Ai đời mà tự mình đi phá hủy những di tích lịch sử thay vì trùng tu bao giờ ?
Ôi, 4000 năm văn hiến ... ~X(
 

siusiuenen

New Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Nghe mấy cái tin này mà lộn gan . Chỉ biết thốt lên : " ĐẠI NGU" !
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Cũng không có gì đáng trách người ta cả.... Thuận theo ý trời thôi. Để thời gian bào mòn mãi thì cũng phải hỏng thôi. Như con người ta vầy, sinh ra-lớn lên-già đi-rồi chết.... Nếu có gì khác thì mới đáng nói...
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Cũng không có gì đáng trách người ta cả.... Thuận theo ý trời thôi. Để thời gian bào mòn mãi thì cũng phải hỏng thôi. Như con người ta vầy, sinh ra-lớn lên-già đi-rồi chết.... Nếu có gì khác thì mới đáng nói...
Nếu nói như bác, thì giữ cái "vốn cổ" làm gì? Có bao giờ bác nghĩ đập bỏ cái Vạn Lý Trường Thành đi, xây cái khác. Sau đó giới thiệu với du khách: Cái VLTT này đã tồn tại được >=700 năm tuổi ko? :(
 

siusiuenen

New Member
Ðề: Re: Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Đây là tên hiệu nước ta ngày xưa đấy !;))

Chữ bác nói là chữ " Cổ " nghĩa của nó hoàn toàn khác . Chữ mình nói là chữ " Trùng tu " còn nếu như cái bọn đập phá di tích cổ xây rác rưởi thì em phải nói " Cực kỳ Ngu Dốt "
Đến người nước ngoài còn biết tôn trọng và muốn giữ di tích cổ cho mình nhưng xót thay một số người Việt thì không .
Mình có thằng bạn làm kiến trúc sư rất giỏi , giữ những vai trò khá quan trọng trong vài công trình xây khách san lớn ở Las Vegas , cũng như các thành phố lớn như New York , Chicago ..., một lần có nói với nó rằng Việt nam mình không có những công trình kiến trúc vĩ đại như các Quốc gia khác ( ngay cả không bằng thằng Campuchia ) nhưng qua đó mình biết chắc rằng các vị Vua Việt nam không có ai là Bạo Chúa vả lại chiến tranh liên miên với thằng tung cẩu thì cũng bị nó phá . Thằng này nói rằng nó nghiên cứu kiến trúc của mọi nơi trên thế giơi từ xưa tới nay, có lần đi về Việt nam ( Thằng này qua đây từ khi còn nhỏ) nhìn những di tích cổ , những ngôi nhà ngói ba gian ..nó rât' thú vị , nhất là những ngôi chùa cổ , người không biết có thể nói là copy của Tàu , nhưng hơn hẳn tụi Tàu về độ chi tiết tinh tế, sắc xảo , ý nghĩa nhân văn .có thể nói là niềm tự hào cho người Việt . Rất tiếc không có dịp nghe nó giải thích chi tiết về vấn đề này vì nó luôn phải đi xa .

Chừng vài năm nữa thì chúng nó phá sạch cả !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! Có lẽ không có gì đứng vững với thời gian nên mới TRÙNG TU để giúp những di tích cổ này còn tồn tại được với năm tháng . Không biết mấy tên này đến bao giờ mới chịu hiểu ??????
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vuthehoa

New Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã lên tiếng:

Đề nghị đình chỉ thi công chùa Trăm Gian
(Dân trí) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đề nghị UBND thành phố Hà Nội đình chỉ thi công di tích chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ) vì cách “làm mới” ngôi chùa đã vi phạm Luật Di sản văn hóa. Bộ này còn đề nghị phục hồi nguyên trạng nhà Tổ…
Sau khi kiểm tra, Bộ VH-TT&DL phát hiện sự việc xảy ra tại di tích chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ) là vi phạm Luật Di sản văn hóa. Bộ VH-TT&DLđã chỉ ra hàng loạt tồn tại như công trình nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp từ gác chuông lên sân tiền đường đã bị dỡ bỏ hoàn toàn và được xây dựng mới. Nhà Tổ cơ bản đã được lợp mái, gác Khánh đã lắp dựng xong bộ khung gỗ, kiến trúc hai công trình trên được nhà chùa cho thi công không dựa trên thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Gác Khánh của chùa Trăm Gian được làm mới 100% (ảnh: Lao động)
Toàn bộ cấu kiện gỗ, ngói lợp và chân tảng cũ của nhà Tổ và gác Khánh đã bị loại bỏ để chất đống phía sau chùa và không được bảo quản tốt. Bậc cấp lên sân tiền đường được làm mới hoàn toàn bằng đá xanh. Các bậc cấp bằng đá cũ còn khả năng sử dụng được nhà chùa để ngổn ngang trong khu vực sân chùa.

Với những vi phạm trên, Bộ VH-TT&DL đề nghị UBND thành phố Hà Nội đình chỉ thi công di tích chùa Trăm Gian, đồng thời có biện pháp xử lý sai phạm. Ngoài ra, Bộ này còn đề nghị bảo vệ toàn bộ cấu kiện gỗ, chân tảng, ngói lợp cũ của nhà Tổ, gác Khánh và đá bậc cấp cũ trước sân tiền đường; nhanh chóng xây dựng phương án phục hồi nguyên trạng nhà Tổ, gác Khánh và bậc cấp sân trước tiền đường trên cơ sở tái sử dụng tối đa các cấu kiện cũ của công trình và thiết kế đã được thỏa thuận; thực hiện các thủ tục tu bổ di tích theo quy định.

Để vụ việc vi phạm Luật Di sản tại Chùa Trăm Gian không tiếp tục tái diễn, Bộ VH-TT&DL sẽ giám sát trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, chỉ đạo thực hiện tốt việc phục hồi nguyên trạng Chùa.

Trong ngày 28/8, Cục Di sản đã cử cán bộ xuống Chương Mỹ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội khảo sát, đánh giá cấu kiện đã bị tháo dỡ làm cơ sở để tái sử dụng cũng như bổ sung nguyên vật liệu, cấu kiện đã hư hỏng.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cũng vừa giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với UBND huyện Chương Mỹ và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xử lý vấn đề các vấn đề dư luận phản ánh báo cáo kết quả thực hiện với thành phố trước ngày 29/8.
nguồn:Đề nghị đ
 

matom7981

Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Vụ này giống di tích thành nhà Mạc ngày trước đây mà.
 

tuan_phung_ba

New Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Chờ đến lúc bộ VH TT lên tiếng thì mọi thứ làm gần xong rồi. Lên tiếng cho có..... Chán
 
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Ngày xưa Taliban hạ tượng Phật tại Afghanistan, ngày nay mấy đại K ở VN hạ chùa Trăm Gian. Cả 2 chỉ khác có tên gọi, còn hành động thì giống nhau : ngu ngốc
 

TR0JAN

New Member
Công trình văn hóa nhưng lại để mấy nhà thầu xây dựng tư vấn dự án và trúng thầu thì không đập đi làm mới thì hà cớ gì đòi đc trùng tu?

Cái ngu dốt nhất ở đây là mà đứa trẻ con cũng hiểu rằng nếu xây mới thì ai xây và làm ở đâu cũng đc. Một công trình mang đạm tính văn hóa và kiến trúc Bắc Bộ điển hình như vậy lại giao cho mấy ông tay dài hơn chân phê duyệt dự án thì khỏi cứu.

Thực tế là ngôi chùa này đã gần xong rồi thì dự luận mới lên tiếng. Giờ đòi hỏi phục trạng nguyên gốc thì còn khó hơn lên trời. Giờ chỉ còn cách gọi hồn mấy tiền bối ngày xưa xây chùa về vẽ lại và làm lại may ra cứu vớt :D
 

earl_grey

Well-Known Member
Ngu dốt! Nhà thờ quê em cũng vậy, họ phá nát không còn nhận thấy một công trình khổng lồ mà người Pháp đã xây dựng cách đây hơn 100 năm nữa!
 

conando

Well-Known Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

đau đớn thật.................
 

PhuongLe73

New Member
Ðề: “Đập cổ kính xưa” dựng… chùa mới

Nhiều 'khuất tất' sau vụ 'bức tử' ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi


Hàng loạt hiện vật quý giá của chùa đã biến mất hoặc bị đập phá qua các lần trùng tu trước đây. Sau câu chuyện trùng tu ngôi chùa nghìn tuổi, nhiều câu chuyện "khuất tất" đã được hé lộ.

Sự việc Nhà Tổ và Gác Khánh của chùa Trăm Gian bị "bức tử" khiến dư luận bức xúc đã được xác định là hành vi xâm hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên, ngoài hai địa điểm nói trên, hàng loạt di vật quý giá nằm trong nhiều hạng mục khác thuộc quần thể di tích nghìn tuổi này, từ khu thờ Phật Thánh (Tam Bảo), bảy gian Tiền đường cho đến hai dãy hành lang Thập bát La hán, đều bị mất mát, hủy hoại khiến người dân địa phương bức xúc kêu trời.



c1.jpg


Di vật quý giá tại các hạng mục nằm trong quần thể chùa Trăm Gian bị vứt ngổn ngang

Nhiều hiện vật quý không còn

Vụ việc ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi được Nhà nước xếp hạng di tích đặc biệt quý giá cấp quốc gia bỗng nhiên bị "khai tử" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một công trình được xây dựng từ đời Lý, nức tiếng với kiến trúc cổ kính và độc đáo mà ít ngôi chùa nào có được về cả tuổi đời và đường nét hoa văn tinh xảo hiện đã bị xâm hại đến mức khó bề khắc phục nổi.

Sự việc ngôi chùa nghìn tuổi bị "bức tử" khiến nhiều người dân trong cả nước vô cùng bức xúc về sự hiểu biết về Luật Di sản cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị của một công trình đặc biệt quý giá này. Điều đáng nói là không chỉ dừng lại ở việc Gác Khánh và Nhà Tổ bị "đập đi" xây mới, mà nhiều vấn đề liên quan đến việc trùng tu của ngôi chùa này trước đó cũng còn nhiều điều khuất tất.

Ông Nguyễn Quốc Ân, một cán bộ hưu trí, có thâm niên 10 năm làm chủ tịch MTTQ Việt Nam xã Tiên Phương (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Dù tượng cũ cũng còn nhiều, nhưng một số đã mất đi như tượng đồng đen Thích ca (nằm trong toà Cửu Long Châu). Người dân hỏi thì nhà chùa bảo rằng chôn dưới bệ để không bị mất trộm.

Hay như toà Cửu long Châu có 9 vị thánh cũng vừa được làm mới. Không hiểu sao những giá trị vô giá như thế lại được thay bằng cái mới. Án gian (trước cửa gian Tiền đường) cũng không thể tránh khỏi "số phận cũ kỹ" và thay bằng Ô Sa cải tiến của nước ngoài. Như vậy làm gì còn là đồ cổ, còn gì là giá trị văn hóa nữa. Những cái đèn thắp nến cổ đồng và gỗ cũ bốn mặt kính, kiểu đèn lồng hộp cũng biến đâu mất, thay vào đó nhà chùa cho lắp đèn điện nhấp nháy xanh đỏ.

Đặc biệt, cũng theo ông Ân trong chùa có một di vật vô cùng quý giá đó chính là Đài sen xếp bằng gạch đất không nung (nằm ở khu thờ Phật Thánh), khi xếp vào nhau sẽ ra hình 12 con giáp. Tuy nhiên, khoảng 10 năm trước thầy Khoa cũng cho đập đi và xây lại nhưng vẫn không thể được như cũ. Hơn nữa, nhà chùa còn tự ý cho đào một nhà hầm sâu dưới đất chỉ dùng với mục đích sinh hoạt mà không hề xin ý kiến của các cụ.

Bên cạnh đó còn nhiều tượng và di vật khác trong chùa được sơn lại cho mới nhưng theo kiểu khác hoàn toàn với cái cũ. Bởi vậy không thể nói đây là tượng cũ đã được sơn lại mà là tượng mới hoàn toàn, chỉ cần nhìn qua là biết ngay. Những di vật đó bây giờ đi đâu về đâu thì chỉ có… trời mới biết. nhà chùa "tự tung tự tác" như vậy, trách nhiệm này thuộc về ai"?

Cùng chung nỗi bức xúc và tâm trạng như ông Ân, một cán bộ địa phương về hưu cho biết: "Trong chùa từ cái chân cột, đến bức tường cổ bị đào tung lên thay vào những vật liệu mới. Trước đó khoảng gần chục năm, nhà chùa cũng cho đào tung lên để lát gạch hoa Trung Quốc, nhưng sau đó dân làng phản đối và yêu cầu nhà chùa cạy lên lát lại, nhưng mãi đến vừa rồi mới lát lại loại gạch đỏ mới. Đến bây giờ thì di tích không còn là di tích nữa rồi, bởi mọi thứ đổi mới hết, tượng phật được… tô son điểm phấn đến khác lạ. Chúng tôi đặt câu hỏi về những điều nhà chùa đã làm rằng, liệu có việc lợi dụng ngôi chùa để trục lợi cá nhân không? Điều này phải chờ cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận.

Nhà chùa “tự tung tự tác”?

Theo người dân nơi đây, việc trùng tu và tu bổ ngôi chùa Trăm Gian đã được tiến hành nhiều lần với số tiền tài trợ "khủng" nhờ vào các mối quan hệ" của vị trụ trì chùa. Nhưng dường như mọi cố gắng của nhà chùa đều đi ngược lại với mong muốn của người dân, khi thay việc trùng tu bằng việc xây mới.

Để biện minh cho sự cố ý "làm trái" của mình, sư thầy Thích Đàm Khoa bày tỏ: "Thật ra công trình đã được sửa chữa nhiều lần đến nay không thể chống đỡ được nữa, nên nhà chùa phải cho "tu sửa" lại để đảm bảo an toàn cho người dân đến lễ Phật, tham quan được an toàn khi mùa mưa bão đang đến gần".

Hiện, Nhà Thờ Tổ và Gác Khánh tại chùa Trăm Gian gần như sắp hoàn thành, chỉ còn một vài hạng mục nhỏ chờ thi công nốt. Nằm sát bên ngoài công trình "một vài ngày tuổi" này là những cột gỗ lim vững chắc, tảng đá xanh, đá gạch cổ viền quanh, cấu kiện cũ, rui, kèo..., nằm ngổn ngang. Đống ngói hai mặt âm dương cũng bị xếp vào một đống không khác gì rác vật liệu xây dựng đang chờ để vứt đi. Cùng với đó là những người không hiểu vì kém hiểu biết về di sản hay đồng tình với nhà chùa để được "chân râu ria" quanh chùa như trông xe, bán nước hay bán hương, đồ lễ, sẵn sàng "khai tử", rũ bỏ những giá trị văn hóa nghìn năm tuổi này.

Thiết nghĩ, công trình này dù có được tiếp tục hoàn thành nốt hay phục dựng lại nguyên trạng thì chùa Trăm Gian cũng mãi mãi không thể trở lại như trước được nữa. Nếu không xử lý nghiêm vụ việc này thì những di tích tiếp theo khó thoát khỏi "số phận" như chùa Trăm Gian.

Nguồn: Nhiều 'khuất tất' sau vụ 'bức tử' ngôi chùa Trăm Gian nghìn tuổi - Xem Báo Mới
 

HEEL

New Member
Chúng nó không ngu lắm đâu. Tây nó đồn rằng: chúng nó ăn rỗng hết các cổ vật vô giá trong chùa rồi, hào đã vào túi, nên phải đập đi xây mới bằng tiền của dân. Bây giờ loạn rồi, mạnh thằng nào thằng đấy đớp.
 

tusontay

Huyền Thoại
Lão Heel nói phai lắm. Ăn của đình, của chùa sớm muộn cũng hộc máu mà chết! :(
 
Bên trên