Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Em vẫn hay băn khoăn về nhạc sến, nhạc vàng, loại nhạc mà không riêng em và papa thích nghe mà còn rất rất nhiều người từ Nam chí Bắc thích nghe, nay lang thang internet, vớt được bài này của Gs Nguyễn Văn Tuấn viết đã lâu, nhưng có thể nhiều bạn chưa đọc, vậy mời các bạn cùng đọc và cùng suy gẫm những điều Gs Tuấn viết xem có đúng không nhé. Sau đây là cả bài viết:

"Nguyễn Văn Tuấn là dân "ngoại đạo" (ngoại đạo ở đây là Gs Tuấn không phải là người hoạt động nghệ thuật) nhưng ông có ý kiến thật mạch lạc rõ ràng về nhạc sến, chúng ta cùng đọc xem nhé:

Tôi không phải là fan của nhạc sến, nhưng thỉnh thoảng vẫn nghe nhạc sến. Thật ra, tôi thấy rất khó phân biệt đâu là nhạc sến, và đâu là nhạc sang, bởi vì lằn ranh quá mong manh, nhất là trong bối cảnh âm nhạc Việt Nam . Hôm nay thấy trên báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, có bài “Nhạc sến biến dị” của Vương Tâm bàn về nhạc sến thời trước 1975 ở trong Nam. Chúng ta phải ngạc nhiên một tờ báo y tế của Bộ Y tế lại quan tâm đến … nhạc sến! Cũng là một bài báo lạ.

Nhưng trước hết, chúng ta cần phải biết “sến” là gì và nhạc sến là loại nhạc nào? Trong bài viết, tác giả không trả lời hai câu hỏi đó. Thay vào đó, tôi để ý đến đoạn như “Riêng dòng nhạc Sến, những điệu thức Bolero, Ballade... gắn với nội dung lời ca bi lụy, thất tình, đau khổ về số phận trớ trêu của kiếp nghèo, tập trung vào những chia ly và mất mát trong tình yêu. Lời hát não nề, than vãn cầu mong được bù đắp. Nhạc thì được phát triển giàu chất tự sự lê thê, buồn bã khai thác âm hưởng cổ nhạc theo hướng yếm thế, ru ngủ lòng người tạo nên cảm giác chán chường bế tắc.”

Tôi thấy một đoạn văn ngắn này có nhiều vấn đề cần phải xem xét lại. Trước hết, tôi không hiểu “điệu thức” là gì. Còn nhạc thì làm sao giàu chất tự sự được? Có lẽ tác giả muốn nói đến ca từ giàu chất tự sự chăng?

Điều làm tôi ngạc nhiên là tác giả cho rằng nhạc sến khai thác cổ nhạc! Nên nhớ rằng cổ nhạc như vọng cổ viết theo điệu ngũ cung (hò, xự, xang, xê, cống -- tương đương với ngũ hành là kim, mộc, thủy, thổ, hỏa), không phải như loại “tân nhạc” với thể điệu boléro có 7 nốt (do, re, mi, fa, sol, la, si). Mấy năm sau này tôi thấy có nhạc sĩ (như Minh Vy chẳng hạn) có công soạn tân nhạc nhưng mang âm điệu ngũ cung (như ca khúc Vọng cổ buồn chẳng hạn), và theo tôi đó là một nỗ lực rất đáng khen và khuyến khích.

Còn tác giả viết nhạc sến là những bài có điệu boléro, ballade, … chính là lấy từ chữ của một bài viết trên Thanh niên vào năm 2005. Trong bài báo trên tờ Thanh niên, tác giả Hà Đình Nguyên viết: “Chưa có một quy định "chuẩn" nào để phân biệt bản nhạc này thuộc loại "sến", bản kia không "sến" nhưng không biết do đâu mà hầu như tất cả các bản nhạc được sáng tác trước 1975 - nhất là những bản có điệu boléro, rumba, ballade... đều bị quy là nhạc sến (tiếng "sến" được hiểu theo nghĩa dè bỉu, mỉa mai, khinh thị...).”

Nếu những cho rằng chia li và mất mát trong tình yêu là “sến”, thì tôi không biết tác giả có xem nhật kí của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là sến không? Tôi e rằng định nghĩa “sến” của tác giả chưa ổn mấy. Thật vậy, nếu định nghĩa theo nội dung (như đau khổ về số phận, trớ trêu của kiếp nghèo, những chia ly và mất mát trong tình yêu) thì tôi nghĩ một số bài “nhạc đỏ” cũng có thể xem là … sến, vì cũng có những chia li, nhưng trắc trở trong tình yêu, thân phận trong những bài “nhạc cách mạng”.

Điều làm tôi cực kì ngạc nhiên là tác giả liệt kê ca khúc Giết người trong mộng của nhạc sĩ Phạm Duy vào hàng nhạc sến! Không hiểu tác giả bài viết có biết qua hay có nghe qua ca khúc này chưa mà nói đó là một bài nhạc sến. Xin nói cho tác giả biết rằng ca khúc này thật ra là Phạm Duy phổ từ thơ của Hàn Mặc Tử đấy. Trong bài Hành khất, thi sĩ Hàn Mặc Tử viết:

Làm sao giết được người trong mộng

Để trả thù duyên kiếp phụ phàng ?

và nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy lấy hai câu này để viết thành một ca khúc rất hay theo nhịp 4/4. Bài đó rất thịnh hành thời trước 1975. Tôi chưa nghe ai nhận xét rằng đó là một bài nhạc sến cả.

Tưởng cần nhắc lại rằng trước đây cũng có một ông nhạc sĩ trong nước (là con của cụ Nguyễn Xiển) viết rằng ca khúc Mùa thu chết của Phạm Duy là xuyên tạc cách mạng tháng 8! Chưa hết, ông nhạc sĩ này còn viết rằng Phạm Duy từng là bộ trưởng văn hóa thời Nguyễn Văn Thiệu! Đúng là “hết ý”. Hình như mấy ông viết mà không chịu tìm hiểu hay làm nghiên cứu về chủ đề mình viết.

Đến đây thì chúng ta cần phải đặt câu hỏi “sến” là gì? Giáo sư Cao Xuân Hạo giải thích nguồn gốc chữ sến như sau: "Theo tôi, gốc của từ ‘sến’ phải bắt đầu từ chữ ‘sen’ trong nghĩa con sen, là đứa ở, con ở. [...] Từ ‘sen’ đọc trại thành ‘sến’ bởi sự khinh bỉ, là tầng lớp thấp, văn hóa kém. Còn nếu ứng dụng vào văn chương, nghệ thuật thì ám chỉ khẩu vị thấp hèn, ít có giá trị. Bàn riêng về chữ ‘sến’ trong ‘nhạc sến’, tôi nghĩ nghĩa gốc cũng vậy, không thay đổi nhiều lắm". Có thể xem thêm bài của Hoàng Phủ Ngọc Phan để biết thêm “câu chuyện”.

Báo Thanh Niên viết tiếp: "[…] Thôi thì, hễ loại nhạc nào mà các chị gánh nước mướn, các anh đạp xích lô, thợ thuyền (gọi chung là giới bình dân) khoái hát thì... đó là “nhạc sến”! Thật vậy, chúng ta chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào để phân định rạch ròi giữa nhạc sến và nhạc sang. Trước năm 1975, người ta ngầm hiểu với nhau rằng “nhạc sến” chỉ những ca khúc “bình dân”, với điệu nhạc như vừa nói trên (boléro, rhumba, ballade, có khi cả slow), lời nhạc đơn giản đi thẳng vào những câu chuyện tình cảm éo le, tình nhân xa nhau (em thì ở “hậu phương”, còn anh ra “tiền tuyến”), hay chuyện cha mẹ không đồng ý cho cưới vì anh nghèo mà em thì giàu sang, v.v…

Theo tôi, nhạc sến có 3 đặc điểm chính như sau: nhạc điệu đơn giản, cách hát thì sướt mướt, và lời giản dị. Đặc điểm thứ nhất thì quá rõ ràng, vì phần lớn những bài ca mà người ta cho là sến thường dễ chơi. Chỉ cần một cây guitar là đủ. Còn âm điệu thì chỉ cần một hợp âm cũng đủ, hay nhiều lắm là 3 hợp âm. Thử so sánh bài Người yêu cô đơn với bài Áo anh sứt chỉ đường tà thì thấy bài nào dễ chơi hơn!

Đặc điểm thứ 2 là cách hát thường ngọt ngào, sướt mướt, và đau khổ. Không có cách diễn này thì không phải là nhạc sến. Nghe Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Thúy, v.v… thì sẽ thấy đặc tính này. Riêng Thanh Thúy mà ca nhạc của Trúc Phương thì ôi thôi nói mùi mẩn làm sao (và sến nữa)!

Đặc điểm thứ 3 có lẽ là “lợi hại” nhất là lời ca đơn giản, đi đẳng vào vấn đề. Nhạc sến không có những câu triết lí cao siêu, mà toàn là những câu chữ ngay cả anh tài xế xích lô và chị bán hàng cá có thể hiểu được:

Tại anh đó nên duyên mình dở dang
em nào mộng mơ quyền quý cao sang

hay


Một hôm tôi đên tìm em

để từ giã lên đường
Gửi lại phố phường

chuyện đôi mình thương mai xa cách ngàn phương
Cuộc đời sương gió,

chiến chinh nơi miền xa qua những vùng xa lạ quá
Quê hương bao la,

những chiều đóng quân ven rừng,

gặp hoa trắng ngày xưa thương em nói sao cho vừa

(bài Người em xóm đạo)

Làm sao bảo anh xích lô và chị bán bún mắm hiểu được nhưng câu như sau:

Ta thấy em trong tiền kiếp với mặt trời lẻ loi

hay

Ôm lòng đêm nhìn vầng trăng mới về

nhớ chân giang hồ
Ôi phù du

từng tuổi xuân đã già

một ngày kia đến bờ
đời người như gió qua

hay

Từ giã hoàng hôn trong mắt em
tôi đi tìm những phố không đèn

Thật ra, có mấy người gọi là (hay tự xưng là) “trí thức” hiểu được những câu trên? Tôi nghĩ không nhiều đâu. Có thể họ nghĩ rằng họ hiểu, nhưng trong thực tế thì họ không hiểu. Có phải viết ra những câu chữ làm người ta phải vò đầu bức tóc để suy nghĩ nó có nghĩa là gì là sang chăng? Tôi nghi ngờ lắm.

Người ta tưởng rằng phải dùng từ ngữ của Tây, của Tàu thì mới sang, còn nói thẳng như người Nam bộ là … sến. Đã có quá nhiều người nói những danh từ sang, những thuật ngữ khoa học, nhưng nếu hỏi thật thì có bao nhiêu người nói những thuật ngữ đó hiểu họ nói cái gì hay hiểu thuật ngữ đó có nghĩa là gì. Kinh nghiệm của tôi cho thấy con số hiểu không nhiều đâu. Nói đến đây tôi nhớ đến ngày xưa khi học toán, thầy cứ giảng “tuyến tính” và chúng tôi cứ cấm đầu cấm cổ nói “tuyến tính” mà chẳng hiểu nguồn gốc của thuật ngữ này. Đến khi sang đây, sách tiếng Anh viết rõ ràng là straightline (đường thẳng). Ôi, dễ hiểu làm sao! Đường thẳng thì nói huỵch tẹt ra là đường thẳng, mắc mớ gì mà nói tuyến tính để làm đau đầu học trò? Đọc sách Kinh Dịch của người Việt dịch tôi chẳng hiểu gì, nhưng đọc sách dịch của người Tây phương dịch thì rất dễ hiểu. Nhạc sến có ca từ đơn giản đi thẳng vào vấn đề, và theo tôi xu hướng đó không có gì là có hại cả. Vậy thì xin đừng trách sến nhé!

Trong bài báo trên Sức khỏe và Đời sống, tác giả nói đến ảnh hưởng tiêu cực của nhạc sến như sau: “Những nỗi đau yếm thế, cô đơn và than vãn trong nghèo túng là màu sắc điển hình cho dòng nhạc Sến đã làm ảnh hưởng tới tâm lý người nghe và làm thui chột những khát vọng lớn lao và hướng tới tương lai.” Nhưng rất tiếc tôi không thấy tác giả trưng bày bằng chứng cho câu phát biểu này. Theo tôi thì nhạc sến cũng có công làm giàu ngôn ngữ Việt đó chứ. Xin dẫn chứng một vài bài:
Con đường xưa em đi
vàng lên mái tóc thề
ngõ hồn dâng tái tê
anh làm thơ vu qui
khách qua đường lắng nghe
chuyện tình ta đã ghi

(bài Con đường xưa em đi)

hay

chiều nào nâng li bôi
tình vừa mới chấp nối
chia li mà không nói nhau một lời
để rồi bao năm sau
phong sương mòn vai áo
nhớ cố nhân muốn tìm tạ lòng nhau
(bài Chuyện đêm mưa)
cũng có những ca từ trữ tình ra phết đó chứ.

Đọan này của tác giả làm tôi sợ nhất: “Các nhà quản lý văn hóa của ta rất cân nhắc trong việc cấp phép cho các ca khúc này được phổ biến ở Việt Nam . Nhưng đây là chỉ cấm đối với các ca sĩ trong nước chứ các chương trình lậu ở hải ngoại hàng ngày vẫn được đưa về.” Nghe cứ như là thời bao cấp. Câu phát biểu còn hàm ý kiểm soát và quản lí tư tưởng văn nghệ của người dân. Nếu tư tưởng là tự do hoạt động cao quí nhất của con người thì khống chế và kiểm soát tư tưởng là một hành động bỉ ổi nhất, bởi vì hành động đó làm cho người ta trở thành nô lệ (do nô lệ là người mất tự do tư tưởng). Có lẽ tác giả nghĩ rằng phải kiểm soát định hướng sáng tác, cơ quan tuyên truyền bảo phải thích hoặc ghét cuốn sách nào, khúc nhạc nào, phim nào, thì người dân sẽ thích hoặc ghét những sách đó, khúc nhạc đó, phim đó. Tôi nghĩ rằng đây là một suy nghĩ sai. Trong thực tế, chúng ta thấy sau 1975, nhiều ca khúc sáng tác trước 1975 ở miền Nam bị cấm lưu hành, nhưng trong xã hội thì những ca khúc này vẫn sống và sống mạnh, thậm chí còn lan tràn ra tận ngoài Bắc. Thử vào các quán karaoke thì biết ngay. Theo tôi, không nên tìm cách pha trộn văn chương với tuyên truyền, hay biến nghệ thuật thành chính trị được. Ngày xưa, Mạnh Tử từng nói “quân chi thị thần như thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Vua mà coi bề tôi như cỏ rác thì bề tôi coi vua như khấu thù). Bây giờ mình không có vua với thần dân, nhưng có mấy “ông văn hóa” và người dân, và tôi nghĩ câu nói vẫn còn tính thời sự của nó.

NVT

( từ Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến - Chầu rìa - nvdai.trh - Yahoo! 360plus)
 

sieulong

Well-Known Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

chân thành cảm ơn anh chủ đã chia sẻ một bài viết hay
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Một bài viết đi thẳng vào vấn đề! Rất hay! Bản thân E cảm thấy, từ NHẠC SẾN dùng cho phần lớn nhạc trẻ bây giờ là chuẩn nhất! :) Giai điệu đơn giản, lời ca vô nghĩa..... chán toàn tập!
 

pterpm

Well-Known Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

em cũng chả hiểu sao, lúc trước hồi còn nhỏ, lúc khoảng 18-25 nghe nhạc cũ( trước và sau 75 hay hải ngoại ) chẳng thích chút nào, cứ lên xe của thằng bạn là cứ bật Tuấn Vũ, Nhật Trường, Mạnh Quỳnh v.v... thì thường làm buồn ngủ rũ rượi, mình còn thanh niên mà nghe mấy ca khúc này liền phán rằng sao chán thế lúc nào cũng ỉ ôi, than vãn nghe bắt sốt, cười nhạo nó, lúc đó chỉ thích Linda Trang Đài, Trizzie Phương Trinh v.v... với những bản sôi động new wave hay các ca sĩ trong nước như Phương Thanh, Quang Linh, Lam Trường, Hoàng Phi Hùng v.v... hợp với tâm trạng tuổi trẻ, nhưng giờ nghĩ lại mình sai rất nhiều, nhất là nghe lại những ca khúc hiện hành ở trong nước .Giờ già rồi, lại quay lại và là người thích nhất các loại nhạc trước 75 mới chết, bây giờ mới lắng nghe những câu từ của một bài nhạc , tâm trạng cũng khác đi nhiều khi nghe một bản nhạc hay, câu từ chau truốt, hàm thụ nhiều ý nghĩ sâu xa, chả bù cho các loại nhạc bây giờ, cứ nhét đại vô bài hát, đang hát tự dưng giở chứng bê nguyên câu cải lương hát mới ghê...chán toàn tập
Đấy là suy nghĩ của em, các bác chém nhẹ thôi ạ
 

vohungkha

Member
Theo em nhạc vàng (ý em là nhạc sến, khi dùng từ này em thấy sao đó không có tôn trọng tác giả, ca sỹ) là những gì thể hiện chân thực nhất của cuộc sống, bình dị mộc mạc, và những gì bình dị mộc mạc thì luôn nằm trong lòng. Đừng cố gắng phân biệt nhạc sến hay nhạc sang vì chắc gì trong cuộc đời không từng buồn, sầu và nghe nhạc vàng để giải sầu.
Các bác cứ thử nghỉ xem đang buồn mà nghe opera liệu có bị gì không?
Có chút ý kiến như vậy.
 
Ðề: Re: Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Một bài viết đi thẳng vào vấn đề! Rất hay! Bản thân E cảm thấy, từ NHẠC SẾN dùng cho phần lớn nhạc trẻ bây giờ là chuẩn nhất! :) Giai điệu đơn giản, lời ca vô nghĩa..... chán toàn tập!

Hoàn toàn đồng ý với bạn. Nhạc trẻ bây giờ mà bọn 9x thích nghe mới đúng là nhạc sến. Nghe một hai lần là ngán đến tận cổ. Đặc biệt các bài mà Ưng Hoàng Phúc hay hát và các ca sỹ mới được lăng xê
 

meohoangtanac

New Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Cá nhân tôi phân nhạc vàng thành 2 loại:
1. Nnhạc vàng có nội dung về tình quê hương, tình lính, tình yêu buồn nhưng trong sáng. Buồn nhưng vẫn thể hiện được tư thế của người trai, không cam chịu số phận... Lời ca giàu ý nghĩa và chất thơ. Tôi nghe loại nhạc này. Ca sĩ tiêu biểu như Duy Khánh, Trường Vũ... tôi không mấy để ý đến tên ca sĩ lắm! hi
2. Sến - Nhạc yêu đương bi lụy, than nghèo kể khổ, nghe thấy bế tắc một cục, cam chịu số phận, không có ý chí vươn lên. Tiêu biểu như Mạnh Quỳnh. Loại nhạc này tôi không bao giờ nghe.
 

sieulong

Well-Known Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Cá nhân tôi phân nhạc vàng thành 2 loại:
1. Nnhạc vàng có nội dung về tình quê hương, tình lính, tình yêu buồn nhưng trong sáng. Buồn nhưng vẫn thể hiện được tư thế của người trai, không cam chịu số phận... Lời ca giàu ý nghĩa và chất thơ. Tôi nghe loại nhạc này. Ca sĩ tiêu biểu như Duy Khánh, Trường Vũ... tôi không mấy để ý đến tên ca sĩ lắm! hi
2. Sến - Nhạc yêu đương bi lụy, than nghèo kể khổ, nghe thấy bế tắc một cục, cam chịu số phận, không có ý chí vươn lên. Tiêu biểu như Mạnh Quỳnh. Loại nhạc này tôi không bao giờ nghe.

Nếu anh Meohoang nói là đây là quan điểm nghe nhạc "sến và vàng" của anh thì em không có gì để mà phải bàn luận, bình luận hay phản đối.
Nhưng cá nhân em nghĩ là, Nhạc "sến" ủy mị ướt át cũng phục vụ cho một tầng lớp người nghe của nó, thể loại nhạc tồn tại trong giai đoạn lịch sử, chiến tranh tan thương, người mất nhà, vợ mất chồng cha mẹ mất con, cuộc sống có phần đau khổ, thì cái việc "than nghèo kể khổ" cũng ví như là tiếng lòng của người nghe nhạc trong giai đoạn đó...

"có lẽ tôi nghèo nên người ta mới phụ tình.... và có lẽ tôi nghèo...." nghe Hoàng Lan hát mà thấy da diết, ai đã có lúc nghèo nghe sẽ thấy tha thiết lắm, ai chưa từng nghèo nghe qua cũng thấy thông cảm lắm...

em chỉ mới nghe nhạc sến một giời gian 5 7 năm nay, nhưng hình như lòng em đã hướng về nó...
 

ducvuong25

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Một bài viết đi thẳng vào vấn đề! Rất hay! Bản thân E cảm thấy, từ NHẠC SẾN dùng cho phần lớn nhạc trẻ bây giờ là chuẩn nhất! :) Giai điệu đơn giản, lời ca vô nghĩa..... chán toàn tập!

chính xác 100%, bài viết quá hay và thẳng thắn, ko up mở, nhưng ko phải tất cả nhạc trẻ đều là NHẠC SẾN, có nhiều bài cũng rất có ý nghĩa, nhưng rất tiếc là chỉ là một vài hạt cát giữa bãi biển thôi!
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Re: Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

chính xác 100%, bài viết quá hay và thẳng thắn, ko up mở, nhưng ko phải tất cả nhạc trẻ đều là NHẠC SẾN, có nhiều bài cũng rất có ý nghĩa, nhưng rất tiếc là chỉ là một vài hạt cát giữa bãi biển thôi!
Bạn đọc kỹ nhé. Mình dùng từ phần lớn, chứ ko phải là tất cả!
Nhưng nói chung là nhạc trẻ bi giờ mình khó nghe quá! :(
 

bacbinhcity

Active Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Giữa nhạc sến và nhạc sang rất khó phân biệt. Nhưng giữa nhạc sến và nhạc sang sẽ rất dễ phân biệt với nhạc trẻ bây giờ.

Nhạc trẻ bây giờ, nói sao nhỉ? Tệ hại lắm!
 
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

thanks. em thì bị nhiễm nghe nhạc này từ nhỏ vì nhà hồi xưa có mấy ông bác đi lính VNCH. nghe nhiều bài về lính thấy hay lắm. lúc nhỏ thì có băng casset lớn lên thì mấy ông bác bên mỹ gửi cd về nghe. chưa bao giờ gọi nhạc này la nhạc sến cả mà chỉ gọi là nhạc trường vũ hoặc nhạc chế linh, duy khánh gì thôi.
 

huynhnhan

Banned
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Mình tính không tham chiến! Nhưng nghe những người này nói bực mình ghê!
Bài viết nêu 3 điểm chính của nhạc sến có phần đúng là lời ca quá bình dân dễ hiểu như bài quen nhau trên đường về. Nhưng mấy ông khoái viết bài lại không có trình độ nên viết nó cứ dỡ dỡ ương ương. Hôm nay mình sẽ giải thích chữ sến nghĩa là gì và tại sao người ta lại chỉ hiểu nhạc sến có nghĩa là miệt thị, chê bai,.... Mình cũng xin khẳng định lại là sẽ không cãi với những người cố chấp rồi dùng từ mình nghĩ rằng này nọ vì mình đã gặp. Có lẽ vì họ cố tình không muốn hiểu hay là thấy mắc cỡ vì chữ sến có nghĩa miệt thị thật.
Một điểm nữa là một điểm rất tệ của người Việt mình la thường là không bao giờ giải thích hay định nghĩa lại cho con cháu nghe nghĩa của từ nghĩa là gì mà cứ nói rồi người nghe quen tai cứ hiểu đại ý nó là vậy rồi biết khi nào dùng nó vậy thôi nên nghĩa từ cứ ngày càng lệnh làm cho tiếng việt ngày càng biến tướng quá mức.
Trước tiên chữ này có nguồn gốc là tiếng Pháp chứ chẳng có dính dáng gì với chữ sen của bắc kỳ thời xưa hết nhá! Ai có thắc mắc cứ hỏi những ông già sống thời pháp giỏi tiếng Pháp sẽ hiểu rõ nó!
Hồi xưa khi Pháp xâm chiếm việt nam thì họ đem âm nhạc tây phương vào việt nam khi đó người việt chỉ có những bài nhạc pháp ca sĩ pháp hát thôi. Dần dà họ cổ vũ phong trào nhạc tây lời ta rồi dần dần chuyển biến sang viết lời và nhạc việt luôn những nhạc sĩ đâu tiên là Văn Cao, Đặng Thế Phong,(còn những người trước nữa mà mình ko nhớ tên nhưng những người này cũng xứng đáng đặt vào vị trí này vì họ sau không có mấy năm).....Sau này thì càng ngày phong trào đó ngày càng mạnh và có nhiều nhạc sĩ tham gia. Nhưng hầu hết những nhạc sĩ này họ là dân có học và trình độ cao nên thường viết nhạc và lời quá hay, lời quá trau chuốt,khó hiểu mà chỉ dành cho dân có trình độ nghe mới hiểu và thấm nên nhiều người dân bình thường thường là thất học và kể cả những người thất họ ở đợ (nhớ là thời đó Pháp chỉ đào tạo nhân tài chứ không đào tạo số chung là ai cũng biết đọc biết viết vì theo từng lớp cấp học mà họ tuyển chọn loại dần và chỉ những người thật sự là tài giỏi và giàu có mới có thể học cao lên -đây là lý do vì sao những người học chỉ tốt nghiệp lớp Nhất(lớp 5 tiểu học) đã đủ trình độ để đi dạy chữ cho dân chúng rồi. Còn lại họ phải lên trung tâm khu vực hoặc thủ đô thì mới có trường cho họ học tiếp.)
Do là khoảng cách khá xa nên đa số người bình dân đâu có hiểu nó viết gì đâu mà thích. vả lại thời đó chỉ có nhà giàu mới có máy hát còn nhà bình thường là chuyện viễn vông nên họ đâu có nhiều cơ hội để nghe nhiều và làm quen với thể loại đó. Sau này thì khi đài phát thanh phát triễn radio cũng có nhiều và rẻ nên nhiều người ráng mua được và nghe. Có nhiều nhạc sĩ muốn nhắm đến tầng lớp này nên đã viết những bài lời cực kỳ đơn giản và bi lụy hoặc với loại nhạc đơn giản dễ nhớ như bolero,rumba và đánh trúng tâm lý nên nó ngày càng mạnh và phổ biến trong giới bình dân.
Khi dòng nhạc này phổ biến song hành với dòng nhạc tiền chiến(nhạc và lời trau truốt, bay bổng dành cho giới trí thức mà hiện nay người ta hay gọi là nhạc sang- mình không thích chữ này vì nghe có vẻ phân biệt quá).Những người tầng lớp trên họ chê dòng nhạc này là quá rẻ tiền và ba xu không xứng đáng và làm nhạc (mọi người nên nhớ rằng người Việt Nam dù là trình độ cao hay thấp họ đều bị nhiễm thói xấu là phân biệt giai cấp mà hiện giờ vẫn còn đầy rẫy ). Họ mới nói là ôi cái thứ nhạc sến đó mà.Vậy chữ sến này nghĩa là gì.
Xin khẳng định rằng chữ này bắt nguồn từ chữ marry sến(xin lỗi mình khôngbiết viết đúng chính tả của tiếng Pháp) nghĩa là con ở hay ở đợ(các bạn nhớ là ở pháp người ở đợ chỉ có phụ nữ, còn mấy anh nam thường là làm công việc khác cho chủ chứ không làm chuyện lau dọn,.... nên chữ marry là cô chị bà con, còn chữ sến là ở đợ). Vì những người này thường là không có trình độ nên họ không thể hiểu được những từ ngữ mà chỉ có những ngừoi đi học được dạy dỗ ,sửa từng chữ trong trường học hiểu được- điều này là dĩ nhiên không thể nói là thông minh hay ngu dốt mà chỉ trách hoàn cảnh thôi.Vì vậy mà nó mới có nghĩa mà nhiều người hiểu đại khái là miệt thị.
Mình thực sự rất khó chịu khi bây giờ dụng chút kêu sến quá vì nói bậy.
Như vậy mọi người đã hiểu nghĩa đúng của nó rồi nhưng mình cũng thêm nói thêm tại sao bây giờ nghe nhiều bài chính gốc sến nhưng nghe ko sến như hồi xưa.
Các bạn nhớ là những người bình dân đó họ vẫn lấy vợ chồng ,sinh con. Có nhiêu người quyết tâm cho con học đến nơi đến chốn để thoát cảnh nghèo và cũng nên nhớ có những người con đó có có trí tuệ thông mình không hề thua kém giới trí thức bên trên và những người trí thức đó cũng sinh con nhưng con cái họ lại học dốt,.... nên sau thời gian dài thì thời thế thay đổi, biến chuyển cuộc đời làm cho 2 giới này có nhiều trộn lẫn vào nhau. Nhưng sau này thì máy móc rẻ và cuộc sống khá hơn nên học có tiền mua nhạc về nghe và có nhiều người từ nhỏ nghe quen tai loại nhạc đó rồi nên dù sau này có làm ông bác sĩ, bà kỹ sư thì họ vẫn thích nghe loại nhạc đó. Nhưng vì họ mắc cỡ vì nguồn gốc nên nhiều người mê mà không dám nghe.
và một điểm nữa là khi những người di tản qua Mỹ sống. Vì dân ít nên họ muốn làm sản phẩm bán được cho mọi tầng lớp nên họ vẫn lấy mọi thể loại nhạc để bán nhưng họ thuê những nhạc sĩ hòa âm làm mới lạ bài hát và có nhiều bài người nhạc sĩ hòa âm nghe không còn rên rỉ nữa hay giảm bớt và với tài năng đó họ làm cho bài hát mất hoặc giảm đáng kể chất sến đi làm cho nhiều người nghe được và thích(những bài nhạc sến hát trên PBN nghe khác hẳn thu cho trung tâm khác- Asia thì giữ y nguyên chất sến của nó trước 75). Vì lý do đó mà hầu như nó chiếm lĩnh thị trường và kể cả ở miền Bắc.
Vì không ai định nghĩa rõ ràng và cứ nói chung chung nên mọi người không hiểu nói riết mà gom cả nhạc lính, nhạc vàng(nhạc của Miền Nam trước 75 nói chung) vào thành nhạc sến. Nhưng không tệ hại bằng đám trẻ ở VN ngày nay trình độ không có, không nghe Hải Ngoại gán luôn nhạc tiền chiến vào luôn mớ ghê.
Nhưng ông nhạc sĩ kêu Giết Người Trong Mộng của Phạm Duy là nhạc sến thì biết ông này không có trình độ.
Mà mình cũng xin nói luôn nhạc sỹ Phạm Duy từng là bộ trưởng(hay chức gì đó cao nhất lúc đó) bộ văn hóa tuyên truyền của Việt Minh ở Việt Bắc chống Pháp dưới thời Hồ Chí Minh nha. Ông là người nắm quyền tối cao trọng việc kiểm tra giám sát việc sáng tác cổ cộng kháng chiến đó nha! Nhưng không biết sau buổi họp của Việt Minh Hồ Chính Minh đã nói gì(ai muốn tìm hiểu thì không khó để biết) mà ông đã quyết định bỏ Việt Minh, dẫn vợ con, họ hàng đang tham gia kháng chiến vào Nam (nữ danh ca Thái Thanh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ kháng chiến).Nên PD là người rất rành những nhân vật đó.
Thôi gõ nhiều quá mệt rồi! Nếu có quên chưa trả lời phần nào thì cho mình hay mình viết tiếp!
Nếu thấy hay thì nhớ thank mình một cái! hiện giờ đang cần thank!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

bacbinhcity

Active Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Mình tính không tham chiến! Nhưng nghe những người này nói bực mình ghê!
............

Lần sau viết tách bạch ra, đặt dấu câu, xuống dòng ở những chổ cần thiết thì bài viết sẽ được nhiều người quan tâm hơn!

Vài dòng góp ý!

Cảm ơn vì bài viết của bạn!
Thân!
 
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Tui thì nghỉ đơn giản lắm. Từ nhạc sến thì thường nói đến những bài nhạc trước 1975. Còn từ sến thì giống như những từ mà chúng ta hay nghe : ve kêu, bà cố...... Thật ra cũng chưa ai định nghĩa chính xác từ nhạc sến, cứ quơ đũa cả nắm những bài trước 1975 là nhạc sến
 
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Lần sau viết tách bạch ra, đặt dấu câu, xuống dòng ở những chổ cần thiết thì bài viết sẽ được nhiều người quan tâm hơn!

Vài dòng góp ý!

Cảm ơn vì bài viết của bạn!
Thân!

Bác nói thế thì trên phố rùm HD này cả khối người viết sai tiếng Việt. Cho nên cái sự dùng sai Việt Ngữ thì thông cảm bỏ qua. Như em này, sai hàng tá.

Em xin góp ý vài dòng.
Xin hết ạ
 

meohoangtanac

New Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Tôi là tôi, anh là anh, anh không phải là tôi, tôi cũng không thể là anh. Mỗi người có cách nghĩ, cách cảm, cách hiểu khác nhau. Sao phải cãi nhau nhiều nhỉ?

Chẳng cần biết "sến" chui từ đâu ra, từ bao giờ, nghĩa nó là gì. Chỉ cần biết bây giờ người ta đã dùng từ "sến" mang ý khinh rẻ miệt thị thì nghĩa của nó là khinh rẻ miệt thị. Người ta gọi nhạc của anh là nhạc sến vì người ta khinh rẻ cái dòng nhạc ấy. Giả sử tôi gọi nhạc của anh là sến, anh tức giận bắt tôi không được gọi là sến, ừ tôi không gọi là nhạc sến nữa, tôi gọi là nhạc cờ hang lang sang, và tôi định nghĩa cái từ cờ hang lang sang ấy là từ mang ý khinh rẻ miệt thị. Anh nghĩ sao? Anh tính sao?

Tất cả các bạn, thử vứt hết tất cả các khái niệm sến sang đỏ xanh vàng này nọ sang một bên rồi nghĩ như thế này xem:

Nhạc tình thì phân biệt luôn 2 loại là thất tình buồn bã và thành đôi lứa hạnh phúc.
Tâm trạng con người nó đa dạng, lúc vui phơi phới, lúc buồn rũ rượi, không phải ngày nào, tháng nào, năm nào cũng như nhau.
Bản tính con người khác nhau, người sống nội tâm, người sâu sắc, người hời hợt, người thô thiển.
Trình độ, kiến thức, vốn sống, sự thấu hiểu cuộc đời... mỗi người mỗi khác.
Cuộc đời mỗi người, người may mắn, giàu sang, cuộc sống vui vẻ hạnh phúc. Người nghèo khó, vận hạn chẳng ngóc đầu lên được thì buồn bã.
...
Xã hội mà người đó sống có bản sắc lâu đời riêng (Quan họ khác với hò miền Nam, nhạc Việt chắc chắn khác với nhạc Mỹ)

Vân vân... cả ngàn nguyên nhân khác nữa. Nó ảnh hưởng tới tâm trạng con người và tâm trạng được thể hiện qua âm nhạc, cũng như ảnh hưởng tới quan niệm về âm nhạc, triết lý âm nhạc. Đúng như thế đấy. Có gì phải cãi nhau. Như tôi tùy theo cảm xúc của mình, tôi nghe đủ thể loại: nhạc vàng, nhạc đỏ, quan họ, dân ca, rock, jazz, ballad, thính phòng cổ điển, hòa tấu, romance, new age... chỉ cần nó tác động được đến tâm hồn tôi một lúc nào đó là tôi chấp nhận. Tôi chỉ phân biệt 2 loại âm là nhạc âm và tạp âm như vật lý lớp 12 (tạp âm là âm thanh khiến người ta cảm thấy khó chịu - tôi định nghĩa sến là tạp âm nhé!)

Tất nhiên mọi thứ đều có cái quá độ, biên giới của nó. Âm nhạc có khả năng tác động đến tâm lý con người (Nhạc tâm lí chiến, nhạc có thể chữa bệnh, khiến trẻ thông minh hơn...). Nghe nhiều nhạc quá ủy mị ướt át sẽ dễ chán nản bi quan. Vui cũng đừng quá đà, mở nhạc ầm ầm con ông hàng xóm không học được ông xang ông choảng cho. Buồn cũng đừng suốt ngày nỉ non bạn bè nó ghét, nó khinh là phải.

Trả lời anh sieulong: Đúng là quan điểm nghe nhạc vàng của tôi như vậy. Thực sự là tôi cảm thấy khó chịu khi nghe "sến" - tránh tranh cãi xin hãy tìm hiểu định nghĩa sến của tôi. Tôi từng nghèo và thực sự cũng đang nghèo. Tôi có lẽ giành nhiều tiền cho những người ăn xin nhiều hơn bất kì người bạn nào của tôi. Tôi cũng thất tình (tôi tìm đến nhạc Trịnh) và chưa quên tình cũ. Nhưng tôi không nghe nhạc sến. Có lẽ là do tính cách thôi!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

huynhnhan

Banned
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

mình cũng giống bạn mèo hoang. Mình không nghe được nhạc sến và khi ai kêu loại nhạc tiền chiến ,nhạc tình ca trước 75 mà kêu mình nghe nhạc sến thì mình khó chịu kinh khủng. Mình cũng nghe rất nhiều loại nhạc như meohoang. Mình không quan tâm đến cái tên của nó. mÌnh chỉ quan tâm nó chất lượng của nó thôi.
Khi nói đến định nghĩa tên loại nhạc thì có một điểm mình rất mắc cười. Khi một bài báo khoa học nói rằng cho trẻ nghe nhạc cổ điển nhiều sẽ giúp đầu óc trẻ phát triễn tối ưu. Thê là mọi người cứ đi mua nhạc Moza, Bach,...nhạc cổ điển tây phương. Trong khi họ lại không biết rằng, những bài dân ca cổ truyền như điệu ru con, điệu hò, điệu lý cũng là nhạc cổ điển mới chết
 

williamtruongvtv

Active Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Còn mình thì cực kỳ ghét nhạc trẻ dù mình sinh năm 88 thôi, nhạc trẻ giờ quá là bệnh hoạn, không đứng đắn, nhạc sến do bên Thúy Nga làm, đạc biết là do ca sĩ Như Quỳnh hát luôn làm mình thấy sống có tình nghĩa, yêu đời hơn, biết trân trọng cái đẹp, sống đúng mực. Còn như các chú con con bây giờ, hát và nghe những thể loại làm con người ta tha hóa, sống chỉ biết tận hưởng dù không chịu làm, nghệ thuật trong những bài hát hoàn toàn ko có, đặc biệt là thằng nhãi Đàm Vĩnh Hưng, làm cho giới trẻ học theo rất nhiều phong cách xấu của nó. Mình rất buồn khi nước ta càng ngày càng tệ vì giới trẻ quá kém, chỉ muốn ăn chơi.
 

hungrep

Member
Ðề: Đọc bài của Nhà Y học bàn về Nhạc sến (từ 12-2010)

Nhạc vàng, nhạc đỏ, nhạc xanh,..... tóm lại cũng là những thể loại nhạc, như nhau, chả có cái nào hơn cái nào kém, cái gì giá trị hay vô giá trị. Ai thích thể loại nào thì bảo thể loại đó hay. Đã là thưởng thức nghệ thuật thì làm sao có căn cứ và tiêu chuẩn rõ ràng được. Có chăng chỉ ở VN mới có những loại mọi luôn bắt những người khác phải có sở thích giống mình thì mới là đúng.
 
Bên trên