Đánh giá Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Nếu đầu tư không hiệu quả như EVN ,SFONE ,GTEL trong lĩnh vực di động thì chỉ phung phí tiền của .Nếu các nhà mạng mới đầu tư vào lĩnh vưc THC không cẩn thận lại phá sản như các mạng di động nhỏ làm tổn thất lớn tiền của cho xã hội .Vì họ là các đài đi sau sẽ khó kiếm được thị phần ở các thành phố lớn vì ở đây đã có sẵn các đài lớn rồi.Còn ở các vùng nông thôn đầu tư thì lớn mà hiệu quả lại thấp vì dân cư sống rải rác không tập trung .Tôi ủng hộ viecj không cấp phép cho các cong ty truyền hình cáp.

Em thì nghĩ khác với bác. Em đang liên tưởng giữa các dịch vụ truyền hình bây giờ với dịch vụ di động cách đây 10 năm. Nếu viettel không triển khai mạng di động thử hỏi có nhiều người dùng được điện thoại di động như bây giờ không, hay cước gọi di động vẫn từ 3-5/phút. Với các nhà mạng hiện nay họ triển khai truyền hình sẽ tận dụng được hạ tầng của dịch vụ di động => giá thành giảm => người dân hưởng lợi. Ủng hộ có nhiều nhà đầu tư cung 1 dịch vụ, lúc đó mới thấy được ông nào khỏe, ông nào yếu để mà bắt bệnh. Ước mơ vươn ra toàn cầu mới thành hiện thực
 

viettm

Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Em thì nghĩ khác với bác. Em đang liên tưởng giữa các dịch vụ truyền hình bây giờ với dịch vụ di động cách đây 10 năm. Nếu viettel không triển khai mạng di động thử hỏi có nhiều người dùng được điện thoại di động như bây giờ không, hay cước gọi di động vẫn từ 3-5/phút. Với các nhà mạng hiện nay họ triển khai truyền hình sẽ tận dụng được hạ tầng của dịch vụ di động => giá thành giảm => người dân hưởng lợi. Ủng hộ có nhiều nhà đầu tư cung 1 dịch vụ, lúc đó mới thấy được ông nào khỏe, ông nào yếu để mà bắt bệnh. Ước mơ vươn ra toàn cầu mới thành hiện thực

Lợi bất cập hại, minh nghĩ tùy theo từng thời điểm chứ phát triển theo kiêu này chắc dân đóng thuế giông muối bỏ bể:

1. ‘Đua’ đầu tư ngoài ngành, nhiều tập đoàn, tổng công ty lỗ lớn
2. Kết thúc không có hậu của đầu tư ngoài ngành
3. Cuối cùng dân thất nghiệp nhiều dịch vụ có rẻ đến mấy cung không có tiền trả

Hai hướng đi không biết phát triển theo hướng nào...:-< thấy dạo này hướng thư hai nhiều hơn :-??
 

tethien

Active Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Lợi bất cập hại, minh nghĩ tùy theo từng thời điểm chứ phát triển theo kiêu này chắc dân đóng thuế giông muối bỏ bể:

1. ‘Đua’ đầu tư ngoài ngành, nhiều tập đoàn, tổng công ty lỗ lớn
2. Kết thúc không có hậu của đầu tư ngoài ngành
3. Cuối cùng dân thất nghiệp nhiều dịch vụ có rẻ đến mấy cung không có tiền trả

Hai hướng đi không biết phát triển theo hướng nào...:-< thấy dạo này hướng thư hai nhiều hơn :-??


Nếu ai đó vẫn chưa thấy thuyết phục thì đọc thêm cái này:

'Đầu tư đa ngành là căn bệnh hoang tưởng'
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

+
----
-
VTV tố Viettel, VNPT lại đầu tư ngoài ngành

Khi các ông lớn viễn thông như Viettel, VNPT muốn đầu tư ngoài ngành vào truyền hình, Đài truyền hình VN và nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đồng loạt phản ứng mạnh mẽ.

Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, Công ty TNHH MTV Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV), Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist (SCTV)… đã đồng loạt có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông đề nghị có ý kiến chính thức về việc này. Họ “cảm thấy rất sốc và bất ngờ trước những ý tưởng kinh doanh mà chắc chắn sẽ kéo theo sự lãng phí quá lớn về tiền của, Ngân sách Nhà nước chắc chắn sẽ thiệt hại hàng chục tỷ đồng”.

VTV nêu quan điểm, thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam tương đối nhỏ, tốc độ phát triển thuê bao mới trong thời gian qua đang có xu hướng chậm lại do truyền hình vệ tinh của VSTV (K ), VTC, HTV đã phủ sóng cả nước, đáp ứng nhu cầu xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Bên cạnh đó, truyền hình số mặt đất chất lượng cao (công nghệ DVB-T2) của VTV, VTC, AVG có diện phủ sóng rộng, giá cả hợp lý và phù hợp với xu hướng số hóa truyền hình. Hơn nữa, ở các thành phố, thị xã, thị trấn, các tỉnh đồng bằng đều có ít nhất hai mạng cáp, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng, đa dịch vụ của người dân có thu nhập khá trở lên. Ngoài ra, hiện nay ở Việt Nam, dịch vụ MyTV của VNPT, NetTV của Viettel, đã được phủ sóng đến hầu hết các thành phố, thị xã, thị trấn trên toàn quốc.

VTV cảm thấy ““rất sốc và bất ngờ trước những ý tưởng kinh doanh mà chắc chắn sẽ kéo theo sự lãng phí quá lớn về tiền của, Ngân sách Nhà nước chắc chắn sẽ thiệt hại hàng chục tỷ đồng” của các ông lớn Viettel, VNPT.

VTV cho rằng việc các Tập đoàn kinh tế Viettel, VNPT dự kiến đầu tư mới vào thị trường truyền hình cáp hiện nay là chưa phù hợp vì Nhà nước đang có chủ trương không để các Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tư ngoài ngành. Hơn nữa, các đơn vị này không có thế mạnh về sản xuất nội dung truyền hình – một yếu tố quyết định sự thành bại của dịch vụ truyền hình trả tiền. Quan trọng hơn, nó dễ gây ra lãng phí nguồn lực, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt là việc cạnh tranh bản quyền các giải thể thao, chương trình truyền hình nước ngoài.

Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam cũng có văn bản chính thức đề nghị Bộ Thông tin Truyền thông không cấp phép triển khai thêm mạng cáp truyền hình HFC cho các đơn vị mới. Nguyên nhân sâu xa là nếu đầu tư thêm một mạng cáp truyền hình mới sẽ tốn kém hàng nghìn tỷ đồng, hiệu quả sử dụng thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hiện tượng chồng chéo mạng sẽ gây mất mỹ quan đô thị, điện năng sử dụng cho mạng cáp sẽ lãng phí nhiều.

Đơn vị này kiến nghị không cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền (cáp) cho Viettel, VNPT mà khuyến khích các đơn vị này tiếp tục đẩy mạnh phát triển dịch vụ IPTV đã được cấp phép, nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông, tăng cường đầu tư sản xuất thiết bị và sản xuất phần mềm. “Đây không những là những lĩnh vực phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn là thế mạnh của Viettel, VNPT”- Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nhấn mạnh.

Công ty cổ phần Dịch vụ truyền thanh – truyền hình cho rằng: Cơ sở pháp lý và về sự “hợp lý” cho việc triển khai hệ thống truyền hình cáp, Viettel chỉ “vin” vào một lý do duy nhất: Đó là việc Bộ Quốc phòng quyết định sẽ sản xuất kênh Truyền hình quân đội, dự kiến khi ra đời sẽ là 1 kênh quan trọng được truyền dẫn đi khắp toàn quốc. Việc phải sinh ra 1 mạng truyền dẫn chỉ để đảm bảo cho kênh Truyền hình Quân đội được đưa đến mọi hộ gia đình là một tính toán thiếu cơ sở thực tiễn và chỉ là lý do không thuyết phục của Tập đoàn Viettel.

Hiện nay, kênh Truyền hình Công an nhân dân (ANTV), kênh Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam (V-News) và kênh của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV) là những kênh truyền hình quan trọng đều đã được phát sóng đi khắp nơi, trên tất cả các mạng truyền hình trả tiền mà không phải đầu tư 1 mạng truyền dẫn của riêng mình.

Hơn nữa, Chính phủ đã có chủ trương rõ ràng về việc sử dụng chung hạ tầng truyền dẫn để truyền dẫn các kênh truyền hình thiết yếu. Do đó, có thể hiểu rằng, kênh Truyền hình Quân đội, một khi ra đời, sẽ được coi là kênh thiết yếu mà tất cả các mạng truyền dẫn truyền hình phải tiếp sóng. Vậy đâu là cơ sở cho sự cần thiết phải bỏ thêm vài chục nghìn tỷ đồng chỉ để truyền dẫn 1 kênh truyền hình, đơn vị này đặt câu hỏi.

Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 có mục tiêu là các doanh nghiệp nhà nước cơ cấu lại phạm vi hoạt động của mình, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt phục vụ nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô được Nhà nước giao phó, tiến hành thoái vốn trong các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành.

Yêu cầu thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nước như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam… được Chính phủ thúc giục yêu cầu thực hiện nhanh, mạnh.
theo haipphonghot
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

+Thêm một bài nữa cho các bác tham khảo nỗi lo của VTV là có cơ sở
----
-
Viettel tham gia thị trường truyền hình trả tiền: Nỗi lo cạnh tranh phá giá thị trường

19/9/2012 09:08
Thông tin Viettel đang ráo riết chuẩn bị để tham gia thị trường truyền hình trả tiền khiến nhiều nhà cung cấp khác lo lắng bởi “miếng bánh” truyền hình trả tiền sẽ được chia nhỏ hơn, thị trường có thêm đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược bù giá chéo?
Lý do khiến Tập đoàn Viettel muốn cung cấp dịch vụ truyền hình cáp là bởi thị trường dịch vụ di động sắp bão hòa nên khó tăng doanh thu, trong khi thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam vẫn còn khá tiềm năng khi mới chỉ có khoảng 4,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (vệ tinh, IPTV, truyền hình cáp...) trên toàn quốc.

Theo nguồn tin từ Viettel thì đơn vị này đã có ý định tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền từ giữa năm 2010. Điểm mạnh hiện nay của Viettel so với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác là nguồn lực tài chính dồi dào và khả năng gánh lỗ cho dịch vụ truyền hình trả tiền từ doanh thu viễn thông. Với lợi thế này, Viettel có thể tung ra mức giá cước “đè bẹp” các nhà cung cấp dịch vụ khác và có thể làm phá giá thị trường truyền hình trả tiền hiện nay. Chiến lược bù giá chéo đã được các tập đoàn đa ngành sử dụng từ lâu để nuôi các dịch vụ chưa mang lại lợi nhuận nhưng sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng với các cung cấp dịch vụ khác không có hậu thuẫn tài chính.



Hiện tượng các doanh nghiệp viễn thông đang tham gia thị trường truyền hình trả tiền bù chéo để cân bằng và duy trì hoạt động thời gian qua là có. Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã khuyến cáo và sắp tới sẽ đưa ra quy định cấm việc thực hiện bù giá như vậy. Nếu đơn vị truyền hình nào mà bản thân đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác mà lấy lợi nhuận của ngành kia để nuôi hoạt động truyền hình sẽ là hình thức cạnh tranh không công bằng với những doanh nghiệp đổ nhiều vốn vào hệ thống truyền dẫn phát sóng và chỉ cung cấp đơn thuần dịch vụ truyền hình.

Theo đại diện của nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình hiện tại, mức giá mà họ đang áp dụng là không thể rẻ hơn và họ chưa thu được nhiều lợi nhuận từ dịch vụ được biết đến là mất nhiều tiền của để đầu tư. Ông Nguyễn Lâm Thanh - Giám đốc chiến lược của VTC cho biết, mức giá trung bình hiện nay mà các đơn vị đang đưa ra ở mức 4 USD/tháng (tương đường 82.000 đồng/tháng) là quá thấp và nếu vẫn duy trì như thế sẽ không đủ để các nhà cung cấp dịch vụ tồn tại. Rõ ràng, phát triển thuê bao truyền hình khó khăn hơn nhiều so với dịch vụ viễn thông khi thói quen và nhu cầu xem truyền hình trả tiền của người dân Việt Nam chưa cao. Thêm nữa, mỗi hộ gia đình chỉ cần 1 bộ đầu thu, trong khi thuê bao di động mỗi người sở hữu một tài khoản và hiện ở mức khoảng 100 triệu thuê bao di động/86 triệu dân.

Lo ngại tiềm năng Viettel?

Cùng nhìn lại thị trường truyền hình trả tiền (Pay TV) của Việt Nam hiện nay thì thấy thị trường này khá dồi dào nhà cung cấp, lớn hơn rất nhiều so với số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng nhu cầu khách hàng lại nhỏ hơn viễn thông. Đây là thị trường cung cấp dịch vụ truyền hình có thu phí trên các hạ tầng khác nhau và trên thực tế, đa số người dân vẫn chỉ xem các chương trình truyền hình quảng bá.

Trong khi đó, với hạ tầng cáp đã có các nhà cung cấp SCTV (truyền hình cáp Saigon tourist), VCTV (truyền hình cáp Việt Nam), HTVC (truyền hình cáp Tp. HCM), HCTV (truyền hình cáp Hà Nội) cùng với khoảng 55 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trong phạm vi một tỉnh, thành phố trên 63 tỉnh, thành. Hạ tầng truyền hình vệ tinh hiện có K+, VTC, HTV và AVG. Hạ tầng IPTV đã có My TV (VNPT), iTV (FPT), net TV (Viettel). Còn với hạ tầng số mặt đất hiện có VTC, VTV và AVG.

Một thị trường có dân số thu nhập chưa cao như Việt Nam, tốc độ đô thị hóa chưa đều thì với số lượng nhà cung cấp dịch vụ như kể trên đã thấy nguồn cung đang dồi dào nếu không nói là vượt cầu. Việc bùng nổ số lượng các đơn vị truyền hình cáp đang khiến thị trường truyền hình trả tiền phát triển manh mún, lãng phí tiền của nhà nước đầu tư những dịch vụ truyền hình cáp ở các địa phương, trong khi hiện đã có 3 nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Với số lượng các nhà cung cấp như trên nên mức phí thuê bao tháng của thị trường truyền hình trả tiền đang rất thấp, không thể so sánh với thị trường viễn thông. Toàn thị trường Pay TV đang có doanh thu 192 triệu USD (nguồn Media Partner Asia 2011) chia cho 60 đơn vị lớn nhỏ.

Từ đó có thể thấy, nếu Viettel đầu tư thêm một mạng cáp toàn quốc thì có thể thấy ngay khó có một nhà cung cấp dịch vụ hiện tại nào có tiềm lực cạnh tranh được với Viettel. K+ mạnh nhất là sở hữu bản quyền bóng đá giải Ngoại hạng Anh nhưng cũng chỉ mùa này là hết, trong khi giá cước thuộc dạng cao nhất hiện nay. VTC chất lượng chương trình không được cải thiện nhiều ngoài những kênh HD cũng tập trung vào bóng đá, giá cước cũng cao.

Bài toán về giá cước chắc chắn vì thế sẽ được các đơn vị cung cấp truyền hình, trong đó có Viettel tính toán kỹ để làm sao đưa ra mức giá rẻ nhất, hấp dẫn nhất để thu hút khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ của mình. Nếu Viettel đưa ra mức giá rẻ hơn các nhà cung cấp khác vì được bù giá chéo thì sẽ gián tiếp tiêu diệt các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền khác, từ đó khai tử thị trường truyền hình trả tiền để độc chiếm thị trường trong một thời gian ngắn. Bởi thế, các nhà đài lo là phải!.
 
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Cứ làm ra được kênh truyền hình rồi kinh doanh.Chứ làm ăn gì mà cứ lên vinasat lấy mấy chục kênh free về phát thu tiền là sao.cái ông Mytv là nhảm nhất r,jờ thêm viettel.Ai cấm các bác kinh doanh TH, các bác cứ xin chính phủ lập truyền hình kiểu như AVG rùi kinh doanh.
 

tan_huy_93

Well-Known Member
Re: Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Cứ làm ra được kênh truyền hình rồi kinh doanh.Chứ làm ăn gì mà cứ lên vinasat lấy mấy chục kênh free về phát thu tiền là sao.cái ông Mytv là nhảm nhất r,jờ thêm viettel.Ai cấm các bác kinh doanh TH, các bác cứ xin chính phủ lập truyền hình kiểu như AVG rùi kinh doanh.
bác nói chuẩn đấy
 

viettm

Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Có 2 luồng ý kiến:

1. Tán thành phương án các đại gia viễn thông đầu tư làm truyền hình Cáp mong muốn cạnh tranh để dịch vụ sử dụng cước phí thấp...
2. Không ủng hộ việc đầu tư trái ngành vì sự phát triển bền vững của dịch vụ TH

Nếu là bạn, phương án nào là hiệu quả: L-) rãnh rổi các bác bỏ phiếu cho hai phương án thử tỷ lệ là bao nhiêu nhé :-j
 

khoaifeat

Active Member
E thì ủng hộ, nhà cung cấp nào tốt thì tồn tại, trụ vững, yếu thì ra đi. Cạnh tranh mới phát triển, bà con đc nhờ.

Cứ nghĩ lại như đthoai Voice IP, trc kia VNPT giấu nhẹm chứ k phải k biết, đến khi Viettel nó cho ra mới lại nhay vào theo đuôi, mà nhừo có VT nên di động giò mới đc ntn.

SCTV hay AVG bây giờ cũng là điển hình, còn kiểu QNet hay K+ cũng chỉ là trò nội bộ lấy cớ đẩy ra ngoài và ôm độc quyền, rửa tiền cho dễ chứ mua luôn từ nc ngoài thì tắm rửa gì
 
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Nếu mà ngày xưa không có ông viettel nhảy vào, thì gọi di động thì cứ gọi là ... Để độc quyền như Evn hay Petro, các bác biết hậu quả ra sao mỗi khi nó thông báo lỗ rồi đấy zzz
 
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Cứ thế này ko khéo lại trở về thời bao cấp mất.Mấy anh tư nhân ko có cái túi ko đáy của đoremon làm sao mà trụ nổi.
 

anhducdiesel

New Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

bao giờ nhà nước phát triển dần dần lên, ăn no mặc ấm là sẽ có giống kiểu ngày xưa mỹ có vua thép,vua dầu mỏ đấy :))
 

hdd-hdp

New Member
Điên mới để mấy cái thằng kia đầu tư truyền hình Cáp. Tiền chưa đủ khó kiếm hay sao mà bắt dân phải chịu thế nhỉ? Điên nặng, loạn lạc!
 

hai_nvv08

Member
Ðề: Re: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Điên mới để mấy cái thằng kia đầu tư truyền hình Cáp. Tiền chưa đủ khó kiếm hay sao mà bắt dân phải chịu thế nhỉ? Điên nặng, loạn lạc!

Nó lại chả đầu tư xong mịe nó cơ sở hạ tầng rồi í chứ; kĩ nghệ tiêu tiền mà bác, bức xúc làm giề :)
 

tan_huy_93

Well-Known Member
Re: Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Cứ thế này ko khéo lại trở về thời bao cấp mất.Mấy anh tư nhân ko có cái túi ko đáy của đoremon làm sao mà trụ nổi.
còn lâu mới có "cái túi ko đáy của đoremon" bác ơi, nay mới năm 2012 mà "cái túi ko đáy của đoremon" đâu ra.... =))
 
Ðề: Re: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Điên mới để mấy cái thằng kia đầu tư truyền hình Cáp. Tiền chưa đủ khó kiếm hay sao mà bắt dân phải chịu thế nhỉ? Điên nặng, loạn lạc!

Điên nhưng mà khi nó đầu tư xong dân xem truyền hình cáp 30.000 đ/tháng có được không vậy. Hay là thích xem K+ cho đỡ điên

---------- Post added 09-10-2012 at 10:43:38 AM ----------

Điên mới để mấy cái thằng kia đầu tư truyền hình Cáp. Tiền chưa đủ khó kiếm hay sao mà bắt dân phải chịu thế nhỉ? Điên nặng, loạn lạc!

Điên nhưng mà khi nó đầu tư xong dân xem truyền hình cáp 30.000 đ/tháng có được không vậy. Hay là thích xem K+ cho đỡ điên
 

viettm

Member
Ðề: Re: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

Điên nhưng mà khi nó đầu tư xong dân xem truyền hình cáp 30.000 đ/tháng có được không vậy. Hay là thích xem K+ cho đỡ điên

---------- Post added 09-10-2012 at 10:43:38 AM ----------



Điên nhưng mà khi nó đầu tư xong dân xem truyền hình cáp 30.000 đ/tháng có được không vậy. Hay là thích xem K+ cho đỡ điên


"Bị phản ứng dữ dội" lại nằm trong anh em trong diễn đàn. Chắc phải quan sát dài hơi thôi các bác ơi... Giá 30.000k/tháng thì duy trì được khoản 1 năm hoặc với số lượng thuê bao đủ để khẳng định vị trí trên thị trường rồi cũng phải tăng giá chứ tiền núi bù lỗ cũng không nỗi. Như di động đấy giá cước bây giờ có thấp hơn Vina và Mobi đâu... bình tĩnh bà con ơi [-X
 

ngocsonpt

Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

TT - Một số đại gia viễn thông nhảy vào kinh doanh dịch vụ truyền hình. Họ bị các đại gia truyền hình tố đầu tư ngoài ngành và vi phạm pháp luật.

Cuộc tranh cãi này chưa có hồi kết nhưng có một điều chắc chắn là người xem truyền hình sẽ có nhiều lựa chọn hơn.


Anh Nguyễn Văn Sở (phải), nhân viên Công ty TNHH MTV Phương Nam (FPT), hướng dẫn khách hàng mới xem OneTV qua đường truyền Internet sau khi lắp đặt xong sáng 25-10 - Ảnh: Như Hùng
Theo thống kê, tại Việt Nam hiện có khoảng 4,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền (THTT). Dự kiến số hộ gia đình xem THTT sẽ tăng lên 6,4 triệu vào năm 2015 và trên 14 triệu vào năm 2020. Cho rằng thị trường vẫn còn rất tiềm năng, Viettel và FPT đều đang trong quá trình xin giấy phép và chuẩn bị hạ tầng, nội dung để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp trong thời gian tới.

Cá nhân hóa nhu cầu

"Cái chính bây giờ phải làm sao để đáp ứng nhu cầu người xem muốn xem nội dung mình quan tâm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào"

Ông TRẦN DŨNG TRÌNH

Tham vọng của Viettel và FPT là đưa truyền hình cáp phủ sóng cả nước dựa trên những lợi thế về hạ tầng viễn thông sẵn có của mình. Trong đó FPT có mạng lưới viễn thông ở 50 tỉnh thành trên cả nước, Viettel đã có sẵn 200.000km cáp quang...

Theo các chuyên gia truyền hình, nếu thực hiện thành công tham vọng trên, truyền hình cáp hoàn toàn có thể sánh ngang vai với phương thức phát sóng qua vệ tinh - vốn có phạm vi phủ sóng rộng khắp đất nước. Khi đó, truyền hình cáp có thể cạnh tranh khách hàng trực tiếp với truyền hình qua vệ tinh ở các tỉnh, thành, thậm chí cả nông thôn.

Trong khi đó, dù chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng dịch vụ truyền hình qua giao thức Internet IPTV đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dùng. Hiện có ba nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn gồm: Công ty phần mềm và truyền thông VASC (dịch vụ MyTV), Viettel (NetTV) và FPT (OneTV). Các dịch vụ trên đều được cung cấp trên phạm vi toàn quốc với giá rất cạnh tranh so với các dịch vụ truyền hình cáp.

Ông Nguyễn Văn Thắng, giám đốc chi nhánh miền Nam Công ty VASC, cho biết IPTV có tính tương tác cao, người dùng muốn xem lại sau cũng được, xem một cách chủ động, không phải chờ phát gì xem đó một cách bị động như các công nghệ truyền hình khác. Ngoài ra nhà cung cấp còn có thể dễ dàng thêm các tính năng phục vụ mọi nhu cầu thông tin, giải trí, giáo dục đến tận nhà người dùng qua đường Internet.

Sự lớn mạnh của IPTV mở ra một cách xem truyền hình mới hoàn toàn phục vụ nhu cầu của người sử dụng, khác với truyền hình truyền thống kiểu cho gì xem nấy hiện nay. Các chuyên gia dự báo với thế mạnh về công nghệ, ứng dụng, IPTV hoàn toàn có thể cá nhân hóa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng để cung cấp cho họ điều kiện tốt nhất.

Nhà nhà làm truyền hình

Việc các đại gia viễn thông quyết tâm nhảy vào kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp được các chuyên gia đánh giá là cuộc chơi nghìn tỉ đồng, nhiều cơ hội nhưng cũng lắm rủi ro. Cái khó đầu tiên chính là sức ép từ những nhà cung cấp dịch vụ đã có trên thị trường THTT. Thực tế, dù vẫn đang trong giai đoạn “trứng nước” nhưng FPT và Viettel đã bị cáo buộc đang đầu tư ngoài ngành và vi phạm pháp luật.

Trước thông tin trên, ông Nguyễn Văn Khoa - tổng giám đốc Công ty FPT Telecom - nhận định: “Theo luật, các doanh nghiệp viễn thông có quyền xây dựng hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ THTT khi đủ điều kiện để xây dựng mạng viễn thông. Luật cũng không quy định nếu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT xây dựng hạ tầng thì phải sản xuất luôn nội dung. Vì thế nếu trong trường hợp FPT Telecom không thể sản xuất được nội dung thì vẫn có thể phân phối nội dung của các đơn vị sản xuất truyền hình khác”.

Ông Hồ Phước Vinh - phụ trách chi hội vô tuyến điện tử quận 3, TP.HCM - cũng cho rằng một đơn vị đã có hạ tầng mạng đương nhiên được phép khai thác tối đa các dịch vụ dựa trên khả năng cho phép của hạ tầng đó. Hạ tầng Internet hiện nay phải được hiểu đã kiêm luôn truyền hình, tức là các doanh nghiệp viễn thông hoàn toàn có thể cung cấp dịch vụ truyền hình.

Đây là chuyện bình thường, hoàn toàn hợp với xu hướng phát triển của công nghệ. Thực tế đã cho thấy có doanh nghiệp dù không có hạ tầng mạng nhưng vẫn cung cấp dịch vụ truyền hình ra thị trường.

Người dùng quyết định

Ông Trần Dũng Trình, phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, cho rằng thời điểm này vẫn chưa thể nói trước được phương thức truyền hình nào sẽ chiến thắng, nhưng chắc chắn cách xem truyền hình theo kiểu phát gì xem nấy sẽ dần bị thay đổi.

“Cái chính bây giờ phải làm sao để đáp ứng nhu cầu người xem muốn xem nội dung mình quan tâm ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Chẳng hạn một người ở bên Mỹ cũng có thể lên mạng để xem truyền hình Việt Nam, hoặc nếu bỏ lỡ một chương trình của ngày hôm nay, người ta cũng có thể xem lại vào ngày hôm sau... Như vậy xét về tính tương tác, rõ ràng truyền hình Internet đang có lợi thế hơn so với các dịch vụ khác, tuy nhiên nó lại phụ thuộc vào tốc độ băng thông” - ông Trình nói.

Theo ông Hồ Phước Vinh, khi thị trường càng có nhiều nhà cung cấp cạnh tranh nhau quyết liệt, người dùng đương nhiên được hưởng nhiều quyền lợi. Trước mắt là giá, sau đó là chất lượng.

Chẳng hạn truyền hình cáp ở TP.HCM và Hà Nội hiện nay đã khá bão hòa, các doanh nghiệp viễn thông như FPT và Viettel là những kẻ sinh sau đẻ muộn trên thị trường truyền hình cáp, nếu không có những đột phá trong việc cung cấp dịch vụ, họ sẽ khó có thể tồn tại. Ngược lại, việc xuất hiện thêm đối thủ trên thị trường truyền hình cáp cũng đồng thời tạo ra thách thức không nhỏ đối với những người cũ đang chiếm giữ thị trường như SCTV hay HTVC.

Xét cho cùng, truyền hình dù theo phương thức truyền dẫn nào thì nội dung vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Ông Nguyễn Văn Khoa đánh giá: “Cái khách hàng cần là sự thỏa mãn, hài lòng với số tiền mà họ bỏ ra. Hay nói cách khác, chất lượng dịch vụ mới là yếu tố quyết định để khách hàng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ”.

Ba phương thức

Việt Nam hiện có ba phương thức phát sóng truyền hình được sử dụng chính gồm: phát sóng qua vệ tinh (VTV, VTC, VSTV, AVG), mặt đất (chủ yếu các đài địa phương) và mạng cáp (SCTV, HTVC, HCTV...). Trong đó mạng cáp chiếm ưu thế lớn nhất trong loại hình trả tiền với sự tham gia của hàng chục đơn vị cung cấp.

Từ trước đến nay, truyền hình cáp chỉ chủ yếu tập trung ở các khu đô thị đông dân cư, không thể mở rộng phạm vi phủ sóng do những khó khăn trong việc đi dây cáp.

Ông Lê Quang Nguyên, giám đốc đài phát thanh - truyền hình Vĩnh Long, chia sẻ: “Truyền hình cáp “dễ ăn” nhất chính là ở các khu đô thị lớn có lượng dân cư đông đúc. Nhưng hiện giờ mạng cáp ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM... cũng khá dày đặc, những đài đi trước đã “rào” gần như hết.

Hơn nữa, nhiều người dùng có thể không thoải mái lắm, thậm chí thường xuyên bức xúc về chất lượng dịch vụ của một vài nhà đài nhưng vẫn rất ngại thay đổi nhà cung cấp (do thủ tục cắt dịch vụ nhiêu khê và suy nghĩ nhà cung cấp khác cũng không khá hơn...).
 

viettm

Member
Ðề: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn: "Đầu tư ngoài ngành vào truyền hình cáp: Bị phản ứng dữ dội"

...Đang trong thời điểm kinh tế khó khăn, đầu tư ngoài ngành ..hiệu quả đầu tư là dấu hỏi lớn " ? " vì vậy không biết Bộ TT-TT nên xem xét thời điểm cấp phép vào lúc này hay không. Về việc cung cấp dịch vụ truyền hình riêng theo mình nghĩ cuối cùng chỉ là cuộc chiến về nội dung vì khi đã số hóa thì chất lượng hình ảnh của công nghệ nào cũng đến tận tivi từng hộ gia đình, mấy ông Bự kia hiện nay thấy THC dễ nhảy vào kiếm ăn một vài năm (nhờ hệ thống truyền dẫn rộng khắp) rồi đến lúc số hóa rồi lại nội dung yếu kém hơn các nhà đài hiện nay .. KH rời mạng, ..một đống tiền thuế của dân đầu tư vào để phơi nắng chơi... chưa kể đến mổi mạng chăng môt dây ra đường nhìn lên trời #-o..ôi mạng nhện rồi ngầm hóa ---> tiền lại bỏ tiếp.. tiền cứ thế mà tuôn $-) ....Up
 
Bên trên