Huawei loay hoay cứu việc kinh doanh smartphone

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Trước sự tổn thất lên hoạt động kinh doanh smartphone mà các lệnh trừng phạt Mỹ đưa ra, Huawei đang có kế hoạch cấp phép thiết kế điện thoại cho bên thứ ba, nhằm được quyền tiếp cận đến các thành phần quan trọng có nguồn gốc từ Mỹ.

Những nguồn tin thân cận của Bloomberg cho biết, gã khổng lồ công nghệ Thâm Quyến đang xem xét cấp phép các thiết kế của mình cho một đơn vị trực thuộc Công ty Thiết bị Viễn thông và Bưu điện Trung Quốc (PTAC). Sau đó, Huawei sẽ tìm cách mua các linh kiện bị cấm trong danh sách đen từ thời ông Trump.

hd.png


Cách này đã từng được áp dụng khi nhà phân phối Xnova bán smartphone mang thương hiệu Nova trên các sàn thương mại điện tử. Nếu trong tương lai, Huawei thông qua việc cấp giấy phép sử dụng các thiết kế smartphone cho Xnova, đơn vị này có thể bán ra những sản phẩm mang thương hiệu của mình nhưng sử dụng ngôn ngữ thiết kế đến từ Huawei.

Ngoài ra, các nguồn tin cho biết công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc TD Tech cũng sẽ kinh doanh một số smartphone dùng thiết kế của Huawei dưới tên thương hiệu riêng. Song, quan hệ đối tác giữa Huawei với bên thứ ba có thể thay đổi trong tương lai vì các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra.

Động thái này có thể được xem là cơ hội tốt nhất để Huawei cứu vãn hoạt động kinh doanh smartphone của mình sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ cắt đứt quyền tiếp cận nguồn cung linh kiện với hãng sản xuất chip TSMC, modem 5G từ Qualcomm và cả hệ điều hành Android của Google.

Kể từ sau lần đầu tiên Huawei chịu lệnh trừng phạt từ Mỹ, hoạt động kinh doanh tiêu dùng của công ty đã bị thu hẹp đáng kể, khiến doanh số bán hàng smartphone giảm trong 4 quý liên tiếp gần đây.

Công ty đã bán thương hiệu con Honor cho một tập đoàn ở Thâm Quyến khoảng một năm trước. Việc này giúp Honor được giải phóng khỏi lệnh cấm của Mỹ. Ông George Zhao, Giám đốc điều hành của Honor cho biết công ty đã có thể mua linh kiện từ nhà sản xuất của Mỹ như Qualcomm. Thành công của bước đi này khiến Huawei có thêm động lực để tìm định hướng mới, chống lại lệnh cấm vận từ Mỹ.

Theo nguồn tin, các kỹ sư của Huawei đã bắt đầu thiết kế lại vi mạch của các dòng điện thoại bán chạy để tương thích với chip do Qualcomm hay MediaTek cung cấp. Huawei kỳ vọng việc kết hợp với đối tác bên ngoài có thể giúp tăng lượng máy xuất xưởng lên mức 30 triệu chiếc vào năm tới.
851968_633799733971751_272816322641920

Tính đến thời điểm hiện tại, Huawei đã phải vật lộn để tìm kiếm nguồn thu nhằm bù đắp khoản lỗ lớn từ mảng kinh doanh điện tử tiêu dùng của hãng. Năm 2020, doanh thu của Huawei đạt được khoảng 483 tỷ nhân dân tệ (tương đương 75,6 tỷ USD). Việc thỏa thuận hợp tác với các công ty bên thứ 3 có thể không giúp tăng doanh thu cho nhà sản xuất này. Đổi lại, mảng sản xuất điện thoại thông minh của hãng có thể được duy trì giữa lệnh cấm vận của Mỹ.

Tin tức này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi chính quyền ông Joe Biden ký Đạo luật về thiết bị an toàn, ngăn FCC phê duyệt “bất kỳ đơn xin cấp phép nào cho thiết bị gây rủi ro không thể chấp nhận được đối với an ninh quốc gia”.

Điều này có nghĩa là các thiết bị của Huawei và ZTE sẽ không nhận được sự chấp thuận cần thiết của FCC để ra mắt thiết bị của họ tại Mỹ do đã bị quốc gia này đánh dấu là rủi ro an ninh quốc gia.

Có thể thấy, chính quyền Biden vẫn giữ vững lập trường từ thời ông Trump khi không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nới lỏng hạn chế nào đối với tập đoàn viễn thông Trung Quốc. Về phần mình, nhà sáng lập Huawei, ông Nhậm Chính Phi tuyên bố sẽ vẫn tiếp tục sản xuất điện thoại thông minh bất kể có gặp khó khăn nào đi chăng nữa.

Theo VN review​
 
Bên trên