Kabul Express – Chuyến đưa tin tử thần

nemesisgau

New Member
Hà Nội mấy ngày mưa suốt, mà cứ mưa thì rớt mạng, ngồi buồn lục đống phim cũ ra xem. Bấm lung tung xem lại, tự dưng thấy phim này…
Chú ý: nên xem phim trước khi đọc vì sẽ spoil nội dung.
514052kab4h.jpg

Phim kể về 2 chàng phóng viên người Ấn Độ do quá chán nản với cuộc sống của một phóng viên mới vào nghề nên muốn làm được một bản tin để đời. Và cách dễ nhất là bò sang đất Afgha đang đánh nhau chí chết để đưa tin – bởi lĩnh vực đưa tin chiến tranh vốn do các phóng viên phương Tây thống trị từ lâu. Không còn đường hàng không nên hai người phải bám nhờ trực thăng quân đội thả xuống ở nơi gần Kabul nhất có thể. Xuống tới mặt đất, họ được đón tiếp bởi một nhóm phiến quân, và được du hí với một phương tiện rất đỗi quen thuộc của chiến tranh – xe tăng.
Đất nước Afgha trong mắt hai chàng phóng viên thật hoang tàn và chết choc. Nhà cửa tiêu điều, khách sạn sụp đổ đã lâu, những đứa trẻ cụt chân do giẫm phải mìn. Và lẫn khuất trong số đó là đám bại binh Taliban đang tìm mọi cách chạy trốn qua biên giới. Một trong số đó sau đã bắt cóc hai chàng phóng viên cùng người lái xe bản địa và một phóng viên người Mỹ. Bởi đây là một phim Ấn Độ ( chắc có tính tuyên truyền bởi anh Ấn vốn ghét anh Pa) nên ông này lại là quân nhân biên phòng Pakistan trước gửi sang giúp đỡ Taliban, nay tìm cách chạy trốn về nước, mà không biết rằng Bộ Tư lệnh của Pakistan đã phủ nhận sự tồn tại của họ và hạ lệnh bắn bỏ hết những ai tìm cách trốn qua biên giới. Kết cục ổng lẫn mấy người khác ra sao thì cứ xem khác rõ.
Bộ phim không có nhiều về nội dung – chỉ là những cuộc trò chuyện và một số tình tiết nhỏ giữa kẻ bắt cóc và nạn nhân, mà phim tập trung vào khắc họa sâu sắc hình ảnh của những nhân vật.
0.jpg

Hai anh phóng viên người Ấn là hiện thân của đám trẻ xông pha, đến nơi mới sợ vãi ra quần, tự coi mình là người ngoài cuộc của chiến tranh. Một thông minh, chin chắn, một lười nhác và ham vui. Song đến cuối cùng, khi kẻ bắt cóc bị dồn vào tình thế ngặt nghèo, họ vẫn ra tay giúp đỡ cho dù phải đặt tính mạng của mình vào nguy hiểm. Cô phóng viên người Mỹ thì hơi mờ nhạt, nhưng rõ ràng là người Mỹ - tọc mạch, lần mò. Người lái xe và kẻ bắt cóc là hai bên đối đầu chính, và cuộc nói chuyện của họ thể hiện quan điểm về nguyên nhân cuộc nội chiến ở Afgha:
- Kia từng là đồng nho màu mỡ lắm. Còn đem xuất khẩu đấy bla bla… tất cả là tại mấy thằng này
- Cái giề? Sao chúng mày đổ lỗi cho tao về cái thứ mà tự chúng mày bắt đầu?
- Nếu bọn Pakistan chúng mày ko can thiệp thì ….
- Pakistan bọn tao đã cho chúng mày đủ thứ khi mà chúng mày còn đang nói chuyện đánh nhau đóa..
- Ai bảo là bọn tao chứ. Là bọn Pakistan chúng mày.
- Câm mồm. Lái xe đi.
Lèm bèm tiếp – chúc súng vào đầu – thế bây giờ ai là người bắt đầu chiến tranh???
nanas%20dad.jpg

Xem tới đây mình thấy nực cười. Khi nội chiến nổ ra, người dân đã phải chịu bao bất hạnh. Rồi một nuớc thứ 3 do một nước thứ 4 chỉ đạo lại đưa quân vào và nằm lại với đủ thứ lí do hoa mỹ. Khi phải ê mặt trốn về người ta vẫn không chịu thừa nhận những thứ xấu xa mà mình đã làm. Và mình cũng nhận ra tại sao trong chiến tranh người ta có thể thoải mái xả súng vào nhau đến thế ( chắc chỉ có đám lính Mỹ mới suốt ngày hội chứng). Bởi hệ thống tuyên truyền, bởi sự dậy dỗ của sỹ quan, bởi tâm lí đám đông và quan trọng nhất là bởi tâm lí “đây ko phải thứ tôi muốn và định làm, là do người khác bảo, nên ko phải trách nhiệm của tôi”.
Khi cô phóng viên người Mỹ chụp ảnh kẻ bắt cóc, y liền đòi tiền – 100 đô la tác quyền cho mỗi kiểu ảnh nhé. Lúc này kẻ bắt cóc vẫn thật xấu tính, nhỏ nhen, hết trấn lột thuốc lá thơm, chĩa súng lung tung, dùng bạo lực trong tranh cãi và giờ là tham lam kiểu tủn mủn. Xem đến đây mình nghĩ bụng bảo, còn sống được mấy hồi mà đòi tiền hở kụ? Nhưng cái gì cũng có nguyên do của nó. Trên đường trốn sang biên giới, kẻ bắt cóc muốn dừng lại ở làng của người con gái đã cưới chồng. Ông ta ko dám gặp mặt trực tiếp, bởi người con gái rất khinh ghét kẻ đã từ bỏ gia đình để theo Taliban. Đây là đoạn chuyển toàn bộ quan hệ giữa các nhân vật, và cũng là một trong những đoạn phim cảm động nhất mà mình từng xem cho dù kéo dài có chục giây. Khi cô phóng viên vào làng và đưa người con gái ra, bố và con chỉ nhìn nhau. Sau hàng chục năm xa cách, giờ đây chỉ còn im lặng. Rồi kẻ bắt cóc lặng lẽ lấy chỗ tiền tác quyền ra, đặt xuống đất và chèn một viên đá lên. Rồi y nhặt súng, cúi đầu và bước đi. Không một lời nói. Không một cái ôm hôn nào. Và khi xe bắt đầu đi tiếp, người con gái chạy ra vách đá, bỏ khăn trùm đầu nhìn theo. Chỉ còn những giọt nước mắt… Khi anh chàng phóng viên Ấn Độ hỏi tại sao ông không nói gì với con gái, y nhìn ra xa xăm mà rằng: Mấy thằng các cậu thật may mắn đã sinh ra ở thế giới khác. Các cậu sẽ không bao giờ hiểu được…
Chung quy lại, đây là một phim thể loại drama điển hình với những nội dung về mâu thuẫn và tình người. Kiểu dẫn chuyện hơi lề mề một tí nhưng xét cho cùng phim cũng khắc họa được đất và người Afgha trong lúc người Mỹ bắt đầu vào, truyền tải thành công sự căm ghét thói ăn xong phủi tay của chính phủ Pakistan cũng như không xuất hiện các nhân vật, chi tiết thừa và khi cần thì cũng có những giây phút hồi hộp. Mình chấm 4/5 cho một bộ phim xuất xứ Bolywood dành riêng cho những lúc cà phê hút thuốc một mình ( có thêm ít mưa tí tách bên hiên nhà thì càng tốt).
Link phim SD ( VIP em hết hạn phải tách làm 3 :( ). Cụ nào có HD cho em xin.
up.4Share.vn - Trang Upload, Download - The best File Hosting
up.4Share.vn - Trang Upload, Download - The best File Hosting
up.4Share.vn - Trang Upload, Download - The best File Hosting
Sub Anh nhé:
up.4Share.vn - Trang Upload, Download - The best File Hosting
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên