Làm phim ở Việt Nam

poly

Banned
Hôm nọ ở một party mình tình cờ nói chuyện với một ông tên là Roger, người Anh, làm phim. Ông ta kể là cách đây khoảng chục năm đoàn làm phim điệp viên 007 có định quay một phần phân cảnh ở VN, cuối cùng vì lý do sao đó mà chính phủ VN ko cho quay, làm cho đoàn phim đành phải sang Thái lan quay, trong khi đã chi hơn 4 triệu đô la cho công việc chuẩn bị ở VN. Mình buồn cười quá cũng kể cho ông ấy nghe vụ phim Nỗi buồn chiến tranh năm ngoái cũng đã rậm rịch bấm máy mà cuối cùng vì lý do sao đó cả đoàn phim lại phải cuốn gói về nước. Các hãng phim nước ngoài đâm ra cũng sợ VN luôn.


B000FIKXB8.01.LZZZZZZZ.jpg



Bộ phim nước ngoài có kinh phí lớn nhất từng vào VN là Người Mỹ trầm lặng, kinh phí 40 triệu đô la, mặc dù so với thế giới thì là một bộ phim có kinh phí nhỏ. Lúc gần kết thúc phim, giám đốc tài chính người Úc tâm sự với mình “bọn tôi sẽ ko bao giờ đến VN làm phim nữa, thật là khủng khiếp”. Sở dĩ có câu nói này là vì nhân sự phía đoàn Úc khốn khổ vì nhân sự phía VN ăn cắp kinh quá. Nói ra thì ngượng, nhưng hầu như cả đoàn phim phía VN, mạnh ai nấy ăn, ăn hết khả năng có thế. Người phụ trách diễn viên quần chúng thì ăn bớt thù lao và khẩu phần ăn của diễn viên quần chúng (đến mức diễn viên quần chúng có thằng phủi đít đứng dậy bỏ về thì biết rồi đấy), người lo bối cảnh thì khai khống tiền thù lao bối cảnh, tiền xăng dầu đi tìm bối cảnh, người lo việc vận chuyển thì ăn bớt tiền của tài xế, người lo ăn uống cho đoàn thì câu kết với khách sạn để ăn bớt khẩu phần, mèng nhất ra thì cũng phải xin được vài cái thẻ điện thoại ba trăm nghìn, năm trăm nghìn một cái.



B00005JLXB.01._SCLZZZZZZZ_.jpg



Ví trí của mình là béo bở nhất đoàn, vì nắm phần chi tiêu của tất cả các công việc hậu cần cho đoàn phim, liên quan đến hậu cần mua bất kỳ cái gì cũng phải hỏi ý kiến mình và đợi tiền mình ứng trước. Để cho dễ hình dung, chị làm tương đương vị trí của mình, nhưng ở trong Nam (mình phụ trách phần ngoài Bắc), sau vụ phim này nghe nói mua đất xây được nhà ba tầng. Mặt rỗ, mồm nhếu nháo dẻo như kẹo kéo, ăn mặc rất sành điệu từ đầu xuống đến đầu gối, từ đầu gối trở xuống là quần xắn móng lợn và đi dép lê loẹt xoẹt, tay ngoe ngoảy. Ăn chán ở trong Nam, chị ấy định ra ngoài Bắc ăn tiếp. Bị vướng mình nên ko làm ăn gì được, buổi làm việc cuối cùng còn định lấy trộm cái điện thoại bàn mình trang bị cho bỏ túi mang về. Bị mình phát hiện bắt bỏ lại chị ấy còn tức tối chửi vung lên.

Giờ thỉnh thoảng trên báo hay thấy phỏng vấn anh này anh nọ, nói nghe hay lắm, hùng hồn cá tính lắm. Hồi làm phim cùng thấy họ sao mà thảm hại. Mình quản lý rất chặt mà vẫn còn phải lờ đi nhiều vụ vì quản ko xuể, thế mà vẫn bị trách vì đã ko để họ ăn hết mức họ có thể. Một cô bạn cùng đoàn còn có lần khuyên mình “các anh ấy bảo mày dại lắm, bọn Úc chúng nó lắm tiền, lấy của chúng nó thế có đáng là bao, chúng nó làm xong chúng nó về, mày tốt với chúng nó chả để làm gì, tốt thì tốt với người VN đây này”. Nói thế thì mình có khóc ra tiếng mán hay ko

nguồn
http://blog.360.yahoo.com/blog-93RXr...=3356#comments
 

poly

Banned
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

Lề thói làm việc của nước mình dột từ trên dột xuống. Một cậu bạn làm trong ngành xây dựng có lần bảo “bọn ăn hàng tỷ thì ko ai làm gì được, thằng công nhân lấy có bao xi măng thì kỷ luật lên kỷ luật xuống”. Mình thì nghĩ khác. Thằng có chức ăn được đến tiền tỷ thì ăn tiền tỷ, thằng công nhân chỉ ăn được đến tiền chục, tức là bao xi măng, thì cũng ăn tiền chục. Nào có ai chịu kém ai miếng nào.



Mình hồi đó mới 22 tuổi, chưa tốt nghiệp đại học, chưa va chạm với đời mấy. Thế nên có nhiều chuyện cứ ớ ra ko thể tin nổi. Ví dụ, hàng ngày điều rất nhiều xe cho đoàn phim dùng, thường mình ko trực tiếp nói chuyện với tài xế mà chỉ gọi anh điều phối vận chuyển lên giao lịch. Cũng tin tưởng anh ấy vì thấy nhanh nhẹn, đúng giờ, nói chắc như đinh đóng cột. Thế mà một hôm, một xe tải từ Sài Gòn ra bị ách lại ngoài cửa ô vì lý do sao đó, gọi anh điều phối ko được, lái xe gọi thẳng lên văn phòng gặp chị G, chắc tưởng chị G phải thế nào chứ ko ngờ chị Giang mới có 22 tuổi trẻ gần nhất đoàn. Anh ấy than thở “khổ lắm chị ạ, mỗi chuyến Nam Bắc thế này anh C chỉ trả có 1tr rưỡi thôi, giờ lại còn bị công an phạt”. Mình ngớ hết cả người vì mỗi chuyến xe Nam Bắc mình thanh toán cho anh ấy 6tr, và mỗi tuần thì trên dưới chục chuyến. Giận quá, gọi anh ấy lên, anh ấy điệu bộ rất ngượng ngùng lí nhí và buổi chiều thì cầm hai phong bì tiền cực dày lên, hóa ra ngượng ngùng vì tưởng mình trách ăn dày thế mà ko chia cho mình một ít. Mình bảo “anh cầm lại tiền đi, em ko lấy, anh có ăn chênh lệch của lái xe thì cũng vừa phải thôi cho họ còn có thu nhập”. Nói thế ko hiểu anh ấy có động lòng trắc ẩn mà bớt ăn chặn của lái xe ko.


Mình vẫn còn nhớ, một ngày quay bình thường, tự nhiên mình thấy sếp của Production, tức là sếp trực tiếp của mình, đùng đùng quay về văn phòng giữa giờ, theo sau là anh phụ trách diễn viên quần chúng mặt ngắn tũn. Sếp đuổi hết phiên dịch, lôi cổ mình vào “tao muốn mày dịch cho tao”, rồi sếp gằn giọng với anh kia “tao muốn mày trả lời tao tại sao mỗi diễn viên quần chúng chỉ được đúng một ổ bánh mỳ ăn trưa?”. Khẩu phần ăn của đoàn là 17usd/người/bữa do khách sạn Metropole Sofitel cung cấp, thế mà qua tay anh ấy mỗi diễn viên quần chúng chỉ còn được một cái bánh mỳ, mình cũng ko còn nhớ là bánh mỳ không hay bánh mỳ pa tê. Nhìn con mụ già mắt long sòng sọc mặt ko giấu nổi vẻ khinh bỉ căm ghét, răng sít lại đay nghiến “a roll of bread?” còn anh kia bình thường rất phong độ, giờ mặt tái xanh mồ hôi lấm tấm trên râu tóc mà mình cũng nhột nhạt hết cả người. Dịch xong ra ngoài mình còn bị anh ấy bảo “cháu được tín nhiệm thế mà chả nói đỡ cho chú một câu”.


Bond_080407122336743_wideweb__300x202.jpg



Ở miền Nam cũng một vụ động trời như thế, diễn viên quần chúng được trả thù lao 500,000đ/ngày, qua tay anh phụ trách diễn viên quần chúng thì mỗi người chỉ còn 50,000đ. Mà đây là diễn viên quần chúng, chứ ko phải diễn viên phụ, tức là hàng trăm người mỗi lần. Anh chàng đó lần đó suýt bị kiện ra tòa. Lâu lâu đọc báo thấy hình như đã thành đại gia, hô một tiếng có khi bao em trẻ đẹp nhao đến xin chết hòng kiếm được một vai để đời.


Pb025.jpg



Phần Special Effect trong phim do một anh mình ko còn nhớ tên rất giỏi phụ trách. Anh này nghe đâu đã đoạt Oscar hay giải thưởng điện ảnh nào đó mà mình ko nhớ. Rất đẹp trai tài tử, hay lên văn phòng nói chuyện với mình sau giờ làm việc, thường hay trêu mình “You are the trouble of the office”. Trợ lý của trợ lý của anh này là một chú người VN, hơn 60 tuổi, hom hem khắc khổ, lần nào lên chỗ mình lấy lương cũng rất khép nép rất thương. Mình còn nhớ một hôm, lúc đoàn đang quay trên Lương Sơn, chú ấy gọi điện cho mình ‘cháu ơi, chú đang ngồi trong lô cốt đây này, mưa, quần áo ướt hết rồi, rét lắm”, mình chưa kịp an ủi gì thì đã “cháu cho chú một thẻ điện thoại đi, điện thoại chú hết tiền”, trong khi đó mình vừa phát cho chú ấy một thẻ chỉ vài ngày trước dù thừa biết rằng đoàn đã ăn ở hết trên Lương Sơn rồi thì ở vị trí của chú ấy cũng chả có việc gì để mà gọi điện đi đâu. Mình tin chú này là người trung thực, nhưng thấy mọi người ăn kinh quá mình ko ăn cũng chả ai khen nên mới làm liều.


Tomorrow+Never+Dies.jpg


Ha long Bay Giả

Welcome to Saigon , Mr Bond .

nguồn
http://blog.360.yahoo.com/blog-93RXr...=3362#comments
 

poly

Banned
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

Hãy đến đây quay phim!


TT - "Hãy đến đây quay phim! Chúng tôi có cảnh đẹp, lao động lành nghề và trên hết, các vị sẽ được giảm thuế".


ImageView.aspx



Cảnh trong phim Midnight in Paris của đạo diễn Woody Allen được quay tại Paris tháng 7-2010 - Ảnh: imdb.com

Ðó là thông điệp về cạnh tranh giữa ngành công nghiệp điện ảnh các nước châu Âu phát ra thế giới với sự tham gia của một gương mặt triển vọng mới nhất: nước Pháp.

Tháng 8 vừa qua, đạo diễn Martin Scorsese đã khởi quay The invention of Hugo Cabret tại Paris. Trước đó, tháng 7 nổi lên tin tức về đạo diễn gạo cội Woody Allen quay phim Midnight in Paris với sự tham gia diễn xuất của Carla Bruni - Sarkozy, phu nhân tổng thống Pháp. Chưa dừng lại ở đó, nữ hoàng nhạc pop Madonna làm náo loạn khu vực nhà ga De Lyon khi quay phim W.E. tại đây.

Người Mỹ nói: "Paris tôi yêu"

Lý do nào đã khiến họ mang dự án phim đến Paris? Trong khi cả năm 2009 chỉ có một dự án lớn là Inception (đạo diễn Christopher Nolan) làm điều đó và mấy năm gần đây các bộ phim kinh phí lớn có bối cảnh Paris như Inglourious basterds (Quentin Tarantino) chọn quay ở phim trường Babelsberg (Ðức) hay La vie en rose (Olivier Dahan) về cuộc đời của danh ca Edith Piaf lại đóng đô ở Prague (Cộng hòa Czech).

Câu trả lời không phải vì cảnh sắc Paris không thể thay thế trong cảnh quay của họ, mà vì quyết định từ năm 2009 của Chính phủ Pháp về miễn giảm thuế 20% đến mức 4 triệu euro cho mỗi dự án phim nước ngoài có dự toán kinh phí chi ra trên lãnh thổ Pháp ít nhất 1 triệu euro.

Bằng cách này, nước Pháp muốn chấm dứt việc hằng năm khoảng 10-20 dự án phim lớn của Mỹ không chọn Pháp làm nơi đến, mà là các nước châu Âu khác như Áo, Ðức, Anh, Ireland. Bởi ở các nước đó, việc miễn giảm thuế ở mức tương tự đã được thực hiện nhiều năm nay.

Tổng cộng trong năm 2010, theo thông tin từ Tổ chức Film France chuyên phụ trách về vấn đề miễn giảm thuế này, sẽ có 22 dự án hưởng lợi với tổng số 330 ngày quay và chi ra 100 triệu euro trên lãnh thổ Pháp.

Nhiều lợi ích như vậy nhưng tại sao nước Pháp đến bây giờ mới thực hiện động thái này? Có lẽ bởi Pháp là một trong những nước châu Âu bảo hộ điện ảnh nội địa một cách mạnh mẽ nhất. Hầu hết các dự án điện ảnh trong nước đều được nhà nước hỗ trợ thông qua các tổ chức như CNC (Centre National de la Cinématographie).

Theo một quy định có hiệu lực từ năm 1990, các rạp chiếu phim phải chiếu ít nhất 50% phim châu Âu và ít nhất 35% phim nói tiếng Pháp. Các đài truyền hình nhà nước thậm chí còn phải chiếu ít nhất 60% phim châu Âu và 40% phim nói tiếng Pháp.

Người Ấn Độ ở Thụy Sĩ

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh giữa các nước châu Âu về vấn đề này sẽ chưa dừng tại đây. Bởi mỗi dự án phim lớn của nước ngoài - đặc biệt từ Hollywood - đảm bảo công việc cho một đội ngũ người làm các dịch vụ liên quan đến phim ảnh trong vài tháng.

Hiện ở Pháp chưa có một trường quay thật sự lớn đủ chứa một đoàn phim vài trăm người như Babelsberg gần Berlin (Ðức) hay Pinewood gần London (Anh). Ðiều này sẽ không còn xa nữa khi trường quay mang tên Cité du Cinéma do đạo diễn Luc Besson khởi xướng sẽ được mở ở Saint-Denis phía bắc Paris vào năm 2012.

Ðó là chưa kể đến ưu ái ngày càng tăng của các đoàn phim quốc tế dành cho vùng Ðông Âu, nơi ngoài cảnh vật thiên nhiên quyến rũ còn hấp dẫn bởi nhân công lao động rẻ hơn nhiều.

Một ví dụ đặc sắc liên quan đến dự án phim nước ngoài tại châu Âu là mối liên hệ giữa số đoàn phim Ấn Ðộ quay tại Thụy Sĩ và số khách du lịch theo đó đổ đến đất nước trung lập nhỏ bé này.

Từ vài chục năm trở lại đây, khung cảnh Thụy Sĩ với núi non và hồ nước xanh tươi vào mùa hè, tuyết trắng vào mùa đông luôn thu hút sự chú ý và là bối cảnh lý tưởng cho các bộ phim Ấn Ðộ vốn thiên về đại cảnh.

Cùng với sự xuất hiện của hình ảnh Thụy Sĩ trên các bộ phim, số khách du lịch từ Ấn Ðộ tăng thường xuyên và Thụy Sĩ, sau Anh, hiện là điểm đến được yêu thích nhất của người Ấn tại châu Âu.

Người châu Á không trầm lặng

Ở châu Á, cuộc cạnh tranh đang dần trở nên khốc liệt khi Hàn Quốc, Thái Lan và Ðài Loan đều có chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài mang dự án phim đến sản xuất ở nước họ. Ðơn cử như bộ phim Thượng Hải với dàn sao Củng Lợi, Châu Nhuận Phát và John Cusack được quay hoàn toàn ở Thái Lan chứ không phải ở Trung Quốc, dù phim trường Thượng Hải hay Hong Kong có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

Ðài Loan, trong nỗ lực vực dậy nền công nghiệp điện ảnh, thành lập Ban phim Ðài Bắc từ năm 2008 chuyên hỗ trợ nhà làm phim nước ngoài với các chính sách ưu đãi để kéo dự án tới đây.

Bài học nào từ cuộc cạnh tranh này cho VN? Trong vòng mười năm trở lại đây, một số dự án phim lớn có bối cảnh VN từng được quay chủ yếu ở Thái Lan và Malaysia hay các nước Ðông Nam Á khác.

Lý do có thể rất phong phú và cơ hội đã qua thì không lấy lại được, nhưng có lẽ đã đến lúc các nhà quản lý điện ảnh cần có một chính sách chủ động khuyến khích để các dự án quốc tế trong tương lai quan tâm đến VN và an tâm khi chọn VN.

Bởi trên hết, đây là một cuộc hợp tác đôi bên cùng có lợi và nếu không nhanh chân, VN sẽ ngày càng tụt lại phía sau trong cuộc chơi cùng các đối thủ trong khu vực.

MẠNH CƯỜNG VŨ
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/399214/Hay-den-day-quay-phim.html
 

poly

Banned
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

Quảng bá cho “phim trường” Việt Nam


TT - Việt Nam có là điểm đến cho các nhà làm phim nước ngoài? Câu hỏi đặt ra từ bài báo “Hãy đến đây quay phim!” (Tuổi Trẻ ngày 7-9) phần nào được lý giải từ ý kiến những người trong cuộc.


ImageView.aspx


Cảnh trong phim Người Mỹ trầm lặng - một phim Hollywood được quay ở VN - Ảnh: imdb.com

Tuổi Trẻ trao đổi với nhà sản xuất phim Trần Bích Ngọc - người có kinh nghiệm làm việc với các đoàn phim Mùa hè chiều thẳng đứng, Người Mỹ trầm lặng, VN tươi đẹp, The last airbender

* Theo chị, các đoàn phim nước ngoài chọn VN để thực hiện phim thường vì những yếu tố nào?

- Đến thời điểm này, điểm qua những phim đã được quay ở VN, phần lớn lý do lựa chọn VN là do câu chuyện có yếu tố, bối cảnh, nhân vật liên quan đến VN. Gần đây nhất có phim The last airbender là câu chuyện hoàn toàn không liên quan đến VN nhưng đoàn phim vẫn chọn VN do VN có sự đa dạng về bối cảnh, địa hình từ núi non đến đồng bằng, biển cả cùng nhiều công trình kiến trúc phong phú.

* Và ngược lại, khi họ không chọn VN thì do đâu?

- Lý do cũng tùy thuộc vào từng phim cụ thể. Với các nước phương Tây, VN quá xa xôi nên chi phí đi lại ăn ở cho cả một đoàn phim sẽ rất tốn kém, từ khi chuẩn bị quay đến lúc quay đã là một khoảng thời gian quá dài. Thế nên khi các nhà sản xuất thấy việc quay ở VN là thật sự cần thiết họ mới sẵn sàng trả chi phí đó. Đôi khi có những trường hợp nhà sản xuất biết VN có địa điểm tốt để quay nhưng chi phí quá cao họ đành tìm phương án khác.

Một yếu tố khác là thiết bị kỹ thuật ở ta chưa nhiều nên khi quay tại VN các đoàn phim từ xa đến phải mang theo nhiều máy móc thiết bị cũng như đội ngũ kỹ thuật. Đây là mối lo của nhà sản xuất vì chi phí sẽ tăng. Nhất là thời gian gần đây kinh tế thế giới suy giảm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh phí đầu tư sản xuất phim, nên các nhà sản xuất càng có xu hướng tìm kiếm các nước có chế độ hoàn thuế ưu đãi như là một sự hỗ trợ quan trọng cho kinh phí làm phim.

* VN cần có những cơ chế làm phim thay đổi theo hướng tích cực nào để trở thành một trong số những điểm đến được lựa chọn của các đoàn làm phim nước ngoài, đem lại lợi ích cho cả du lịch lẫn người làm phim bản địa, theo chị?

- Cơ chế làm phim ở VN thật ra đã thay đổi rất nhiều và ngày càng thuận lợi cho các đoàn phim nước ngoài. Nếu VN biết quảng bá hình ảnh của đất nước rộng rãi đến các nhà làm phim thế giới trong một chiến lược cụ thể thì chắc chắn sẽ có thêm rất nhiều cơ hội. Chẳng hạn như tôi biết các nhà làm phim nước ngoài đến VN ai cũng tìm Hạ Long, Ninh Bình, Hội An. Ai cũng biết những điểm đó, phim nào ít nhiều cũng có cảnh quay ở những nơi đó.

Gần đây, mọi người nhắc đến VN ngày càng nhiều, tại các liên hoan phim Cannes, Berlin, Venice, tại các tuần lễ phim VN ở Hà Nội hay sắp tới ở Los Angeles... Đây là những cơ hội thuận lợi để quảng bá hình ảnh VN, tạo sự thân thiện cởi mở với các nhà làm phim. Tại sao chúng ta không tổ chức thêm những buổi gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà làm phim thế giới nhiều hơn để giới thiệu với họ về môi trường làm phim ở VN?

Đã đến lúc chúng ta phải chủ động có kế hoạch lâu dài và cụ thể để quảng bá hình ảnh VN đến gần với các nhà làm phim. Điều này vừa giúp môi trường điện ảnh Việt thêm sôi động, giúp quảng bá du lịch và giúp đội ngũ làm phim Việt có cơ hội để hòa nhập với thế giới!


Nếu Oliver Stone chọn Việt Nam...

ImageView.aspx


Đạo diễn Đinh Anh Dũng - Ảnh do nhân vật cung cấp

Bộ phim Pinkville (Làng hồng) dựng lại vụ thảm sát tại làng Sơn Mỹ, Quảng Ngãi cách đây 40 năm do Oliver Stone làm đạo diễn đã tạm ngưng khi công việc chuẩn bị bên Thái Lan gần xong (Tuổi Trẻ ngày 3-3-2008). Nhưng nếu tôi là Oliver Stone, tôi điên mới làm phim Làng hồng ở VN. Với Hollywood tiền không bao giờ là vấn đề. Oliver Stone cần gì ở đây khi ông ấy tìm đến Mỹ Lai (Tuổi Trẻ ngày 7-9-2007)? Ông ấy chỉ cần một cảm xúc. Và chấm hết. Một nơi quá chừng nhiêu khê về giấy tờ, quá chừng nhiêu khê về phép tắc, quá chừng nhiêu khê về thực hiện.

Bây giờ cứ tưởng tượng một bộ phim như vậy, trực thăng ở đâu ra? Trong khi ở Philippines, ở Thái Lan sẵn sàng đón ông ấy, bối cảnh có thể không VN lắm nhưng không đến nỗi. Nói về nghề nghiệp, bối cảnh cần là gì? Một đồng lúa, một làng quê, quá nhiều nơi ở châu Á sẽ có được điều đó. Khi Oliver Stone qua đây là còn vài tháng nữa bấm máy. Trời, một năm chắc gì các thủ tục giấy tờ đã lo xong?

Có ai nghĩ được là giúp một đạo diễn bậc thầy của thế giới đến VN làm phim là có một thế hệ làm phim của VN có thể học được ít nhiều? Không, chẳng có ai nghĩ đến điều đó hết!

Đạo diễn ĐINH ANH DŨNG


Đó là cơ hội làm ăn


ImageView.aspx



NSND Nguyễn Hữu Tuấn - Ảnh do nhân vật cung cấp

Anh Đặng Nhật Minh và tôi được mời tham gia đoàn phim Người Mỹ trầm lặng khi bộ phim bắt đầu khởi quay tại VN. Anh Minh là đạo diễn của second unit (nhóm quay thứ hai), còn tôi chủ yếu quay cảnh hậu trường làm phim (behind the scenes). Nếu nói “học hỏi kinh nghiệm” có lẽ ta đã dùng từ đẹp quá, tôi muốn gọi thẳng cơ hội được cộng tác với các đoàn phim nước ngoài là cơ hội làm ăn thì đúng hơn.

Với Người Mỹ trầm lặng tôi không học hỏi được gì nhiều. Có thể ví von tôi như người đạp xe trên đường làng thì học được gì từ những người lái xe hơi trên xa lộ đây? Sòng phẳng mà nói việc hợp tác đó nếu biết cách cũng là cơ hội kiếm được tiền. Mà cơ hội đó chúng ta đã nhiều lần bỏ phí.

Tôi nghe nói khi đạo diễn Oliver Stone vào VN để dự tính khảo sát quay Pinkville, chúng ta đã đòi kiểm duyệt kịch bản này. Ngay lập tức Oliver Stone đã không chọn VN để quay nữa. ( đoạn này theo poly nghe kể lại là ko chỉ là đòi, mà Oliver Stone đã phát hiện phòng ks nơi ông ở đã bị lục soát để tìm kịch bản )

Và nếu ai đã xem behind the scenes của bộ phim Người Mỹ trầm lặng, chắc hẳn sẽ bật ngửa sửng sốt khi sau những lời khen ngợi VN mang tính chất ngoại giao của các thành phần chủ chốt đoàn làm phim thì có một nhà sản xuất (line-producer) nói: thủ tục xin phép quay phim ở VN là cơn ác mộng đối với ông ta!

NSND NGUYỄN HỮU TUẤN

CÁT KHUÊ thực hiện

http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/399424/Quang-ba-cho-“phim-truong”-Viet-Nam.html
 

babebabe

New Member
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

Cái bài đầu, tình huống cách đây độ chục năm chắc chắn là đúng.
Giờ thì các bợn tây khôn rồi, vào VN làm không bao giờ thông qua cái thể loại cai đầu dài. Đến thông dịch chúng nó cũng mời dân VN oversea chứ không có mời người bản địa >_<
Đợt trước làm việc cùng 1 đội quay phóng sự, tổng cộng chúng nó ký với mỗi người tham gia trung bình khoảng 6 hợp đồng cho 1 job, 2 tuần làm việc. Chú nào léng phéng -> cắt :))
 

Cara

Active Member
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

Cái này thì em không lạ lẫm gì đâu.
Thói ăn dày vô liêm sĩ này có từ xưa đến giờ.
Không chỉ người Việt, mà hồi đó công ty cũ em mấy thằng Phi cũng ăn dày thí mồ
Ông trời có mắt hết mà, cha ăn mặn con khát nước mấy hồi.
Chia sẻ với anh Poly và những người làm phim có tâm huyết.
 

hi_tech

Well-Known Member
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

ôi đất nc tôi thon thả giọt đàn bầu.....1000 năm thăng long hn
 

dotu

Member
Ðề: Làm phim ở Việt Nam

Điều kiện tình trạng VN 1x năm trước quả thật dù ko vướng cơ chế thì cũng ko dám cho làm, cái này có thể hiểu đc. DỞ là sau bao nhiêu năm mở cửa, VN vẵn cứ là VN cái kiểu chụp giựt

Bài phỏng vấn bà TBN chỉ nói chung chung tự hiểu vụng chèo khéo chống
 
Bên trên