“Loạn” phiên âm

MyRom

Active Member
Việc phiên âm sang tiếng Việt các từ quốc tế trong sách giáo khoa (SGK) hiện hành gây nhiều tranh cãi và thể hiện sự lạc hậu, làm khổ giáo viên (GV) và học sinh (HS).

Trong chương trình phổ thông, 3 môn học có lượng từ ngữ quốc tế chiếm nhiều nhất là văn, sử, địa nhưng SGK mỗi môn lại có cách phiên âm khác nhau. Thậm chí, cùng một bộ môn thì cách phiên âm ở các khối lớp cũng khác nhau.
loan-phien-am-nd.jpg

Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn hay Stratford-upon-Avon?

SGK lớp 11 ghi phiên âm tên quốc gia có dấu gạch ngang, nối các âm với nhau như: Ma-lai-xi-a, Cam-pu-chia... nhưng SGK 12 thì các danh từ vừa nêu viết liền nhau mà không có dấu gạch ngang: Malaysia, Campuchia...

Đáng nói, có rất nhiều từ giữa nguyên bản và phiên âm tiếng Việt khó lòng xem là một. Trong quyển ngữ văn 11 (tập 1), phần tiểu dẫn của trích đoạn Tình yêu và thù hận có đoạn: “Uy-li-am Sếch-xpia (1564-1616) là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng, ông sinh tại thị trấn

Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn thuộc miền Tây Nam nước Anh”. Thị trấn mà SGK phiên âm Xtơ-rét-phớt ôn Ê-vơn nguyên bản là... Stratford-upon-Avon.

Còn sách lịch sử lớp 12, tên vị Tổng thống thứ 41 của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là George Herbert Walker Bush được phiên âm thành G.Busơ.


Ngày nay quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, không thể tiếp tục sử dụng lối phiên âm tùy tiện. Phiên âm tùy tiện cũng góp phần thui chột các kỹ năng nghe nói khi học ngoại ngữ
Ông Chu Vĩnh Thành - chuyên viên Phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM

Cách phiên âm “sáng tác” thêm các âm tiết khác xa với nguyên bản đã gây khó khăn cho cả GV và HS trong quá trình học tập, giảng dạy và tìm hiểu thông tin. Ông Trần Phước Đức, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trãi (Q.4, TP.HCM), chia sẻ: “Khi cần tìm hiểu một vấn đề nào đó, GV và HS thường tra cứu trên các công cụ tìm kiếm. Nhưng nếu không biết nguyên bản mà dùng từ phiên âm sẽ rất khó tìm được thông tin”.

Cô Hoàng Thị Diễm Trang, Hiệu phó Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), nói: “Bản thân tôi dạy môn địa lý, nhận thấy môn này có rất nhiều từ phiên âm quốc tế. Đơn cử như ở bài Hoa Kỳ (địa lý 11) có các địa danh như Washington, New York... Khi dạy, tôi thường lấy nguyên bản để giảng cho HS chứ không dùng phiên âm tiếng Việt. Trước khi làm việc này, tôi đã lấy ý kiến của các em, đa phần đều tán đồng để nguyên bản”.

Thui chột kỹ năng ngoại ngữ

Nhiều GV cũng cho rằng hầu hết HS đã được học tiếng Anh từ đầu cấp 2 và hiện nay đang thí điểm dạy tiếng Anh từ lớp 3, do vậy để nguyên bản là hợp lý. “Nếu các em quen với cách phiên âm tiếng Việt, khi nói chuyện với người nước ngoài, e rằng lúc phát âm các danh từ người ta sẽ không hiểu, không biết mình đang nói gì”, ông Trần Phước Đức lo ngại.

Ông Chu Vĩnh Thành, chuyên viên Phòng Giáo dục Q.5, TP.HCM, cho rằng: “SGK địa lý lớp 7 và 8 nghiên cứu về thiên nhiên và con người các châu lục nên có rất nhiều địa danh trên thế giới. Việc phiên âm làm cho người đọc có thể nhớ và phát âm các địa danh một cách dễ dàng, ví dụ:

Y-an-gun (Yangun - cố đô Myanmar), Xít-tơn (Seattle), Xin-ga-po (Singapore), Sicagô (Chicago). Nhưng theo tôi, những phiên âm này phù hợp với thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp đang cần được phổ cập. Ngày nay quá trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ, không thể tiếp tục sử dụng lối phiên âm tùy tiện. Phiên âm tùy tiện cũng góp phần thui chột các kỹ năng nghe nói khi học ngoại ngữ”.

Cô Diễm Trang đề xuất: “Tốt nhất là phiên âm tiếng Việt và để từ gốc kèm theo trong ngoặc đơn. Làm như vậy, HS sẽ hiểu đúng, đầy đủ hơn về một từ quốc tế nào đó trong SGK”.

Giá trị của việc viết đúng tên người nước ngoài
Trong một chương của cuốn sách nổi tiếng Đắc nhân tâm, tác giả Dale Carnegie (Mỹ) nói đến tầm quan trọng của việc gọi đúng tên và viết chính xác tên của một người nào đó. Theo ông, ai không theo quy tắc này tức là tự rước lấy thất bại.

Một số câu chuyện đáng lưu ý mà Dale Carnegie kể lại trong chương này như sau:

Jim Farley, người cổ động đắc lực cho ông Franklin D.Roosevelt được quốc dân bầu làm tổng thống, hiểu rằng hạng trung nhân đều thấy tên mình êm ái hơn hết thảy những tên khác. Nhớ được tên đó, đọc nó được một cách dễ dàng, tức là khen người đó một cách kín đáo và khôn khéo. Còn nếu quên hoặc viết sai tên đó tức là làm cho người ta khó chịu. Riêng tôi, tôi cho rằng người ta vô lễ với tôi, nếu trên bao thư gửi cho tôi người ta đã biên sai tên tôi.

Hoàng đế Napoléon III khoe rằng dù việc nước bề bộn nhưng ông vẫn có thể nhớ tên mỗi người ông đã gặp. Khi ông nghe không rõ một tên nào, ông nói: "Xin lỗi, tôi chưa nghe rõ". Nếu tên hơi lạ, ông bảo người ta đánh vần cho ông nhớ. Rồi trong khi nói chuyện với người đó, ông tìm cách nói tên người đó vài ba lần và ráng ghi trong trí nhớ hình dáng, vẻ mặt người đó để khi thấy người thì liên tưởng ngay tới tên được.

Đọc một đằng, chữ một nẻo

Một tờ báo ở Hà Nội phiên âm tên của Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch Hạ viện Vương quốc Thái Lan là ngài Sổm-sặc Kiệt-sụ-ra-nôn, hay như tên một vị tổng thống là: Mi-kha-in Xa-a-xvi-li. Trong khi đó, hai tờ khác viết là Mikhail Saakashvili. Với cách viết này, độc giả dễ nghĩ rằng Mi-kha-in Xa-a-xvi-li và Mikhail Saakashvili là hai vị tổng thống hoàn toàn khác nhau.

Hay như với cách phiên âm tên cầu thủ của một số bình luận viên trên truyền hình: Tiền đạo cao kều Jan Koller được phiên âm thành Zan Kô-le-ơ. Tương tự HLV Karel Bruckner được phiên âm: Ka-ren Brút-ne. Michel Platini là tên tuổi quá nổi tiếng của Pháp thì lại được phiên âm là Mi-xeo pla-ti-ni, Michael Ballak được phiên âm là Mi-xen Ba-lắc (cũng có người phiên âm thành: Mai-cơn-ba-lach). HLV dẫn dắt đội tuyển Đức tại WorldCup 2010 là Joachim Loew được phiên âm thành: Hoa-Kim-Lớp, thậm chí có người phiên âm thành: Xoa-Chim-Lâu... Ronaldinho (Rô-nan-Đít-Nhô).

Trên nhiều bản tin của một tờ báo thường có dẫn nguồn “theo Roi-tơ” (cách phiên âm này làm người đọc phải tốn thêm thời gian nghĩ ngợi đây là nguồn nào).

Trên infonet.vn người ta cũng chỉ ra rằng, phiên âm cũng sẽ gặp những trường hợp tế nhị như: Upradit đọc thành: U-pra-đít/U-pra-địt, Aidit có thể phiên đọc thành Ai-đít/ Ai-địt (theo cách đọc thành hai loại thanh điệu của miền Bắc và miền Nam).

Link:“Loạn” phiên âm | Thanh Niên Online

---------- Bài dưới được thêm vào lúc 09:36:23 PM ---------- Bài trên gởi vào lúc 09:35:26 PM ----------

Y-éc-xanh là ai?


Viết đúng, phát âm chính xác tên của một người là thể hiện sự tôn trọng, phép lịch sự trong giao tiếp. Đối với tên riêng nước ngoài, điều này thật sự càng có ý nghĩa. Có nhiều câu chuyện cho thấy tầm quan trọng của việc gọi đúng tên, đúng người.

Theo Dale Carnegie, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Đắc nhân tâm (How to win friends & influence people), một trong 30 nguyên tắc dẫn đến thành công là “Luôn nhớ rằng tên của một người là âm thanh êm đềm, thân thương và quan trọng nhất đối với họ”. Ông đã dẫn chứng trong lịch sử thế giới, nhiều người thành công vì biết rằng “mỗi cái tên dù đơn giản đến đâu, cũng chính là điều quan trọng và niềm vui của người ấy”.

Để khuyến khích sinh viên viết đúng tên riêng nước ngoài, cố Giáo sư Cao Xuân Hạo hay kể câu chuyện một chuyên gia ngôn ngữ học người nước ngoài thường yêu cầu mọi người hãy viết chính xác tên của ông. Ông có thể bỏ qua nếu tên bị đọc sai đôi chút nhưng không thể chấp nhận viết sai.

Nguyên tắc đơn giản nhưng quan trọng này dường như bị xem thường trong cách giáo dục của chúng ta. Lâu nay, từ sách giáo khoa (SGK) đến một số văn bản khác vẫn dùng lối phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt theo kiểu chữ viết một đằng, phiên âm một nẻo. Điều này dẫn đến hậu quả là chúng ta chẳng những đọc sai mà còn khó viết đúng tên riêng, địa danh tiếng nước ngoài.

Trong SGK hiện hành có vô số những trường hợp phiên âm và từ nguyên bản khó khớp nhau, thậm chí phần phiên âm sai so với nguyên bản. Có những trường hợp, nhiều khi để nguyên bản còn dễ đọc hơn cả phiên âm.

Trong sách tiếng Việt lớp 3, tập 2 hiện hành có những từ phiên âm khiến chúng ta vừa buồn cười vừa lo ngại cho con cái. Vì nếu quen đọc theo kiểu này, về sau nếu tiếp xúc từ nguyên bản làm thế nào học sinh có thể đọc đúng? Chẳng hạn tên bác sĩ Yersin được phiên âm thành Y-éc-xanh, tay đua xe đạp nổi tiếng thế giới Armstrong đọc là Am-xtơ-rông… Tên nhà bác học Edison chắc hẳn không khó để những người làm SGK phiên âm thành Ê-đi-xơn? Những người tên tuổi đã vậy, với những cái tên bình thường như Cô-rét-ti, Xtác-đi, Nen-li… người đọc đành “bó tay” nếu muốn biết từ nước ngoài. Buồn cười nhất là trong thời đại này mà vẫn phiên âm in-tơ-net cho từ internet! Chắc hẳn không ít người đã từng bối rối khi muốn biết từ tiếng Anh của các thành phố trong SGK môn địa lý như thành phố Lốt An-giơ-let, Côn-ca-ta, Xơ-un, Tê-hê-ran, Niu Đê-li, Gia-các-ta…

Cách phiên âm này có thể phù hợp trong một giai đoạn, khi nước ta chưa có điều kiện tiếp xúc với bên ngoài, trình độ dân trí còn thấp, mức độ hội nhập chưa cao… Ngày nay, tình hình đã khác. Theo chương trình giáo dục hiện hành, trẻ lớp 3 đã bắt đầu học ngoại ngữ. Chưa kể ở các thành phố lớn, trẻ đã tiếp xúc với ngoại ngữ (tiếng Anh) từ mẫu giáo, lớp 1 nên rất khập khiễng khi chúng ta vẫn dùng lối phiên âm theo kiểu mấy chục năm trước. Cuộc sống đã có quá nhiều thay đổi nhưng nhiều điều trong nền giáo dục của ta rất cũ, đứng im từ bao nhiêu năm qua. Khi đối tượng học sinh ngày nay đã tiếp xúc ngoại ngữ từ rất sớm, tiếp cận internet từng phút mà chúng ta vẫn dùng cách phiên âm từ nước ngoài theo kiểu đã tồn tại hàng mấy thập niên thì sẽ không tránh khỏi những bất cập. Chính vì thế dù SGK dạy vậy nhưng khi phải vận dụng trong thực tế, những người hiểu biết đều không theo cách phiên âm đã được dạy. Và nhiều văn bản chính thống khác vẫn không chuộng cách phiên âm của sách SGK.

Cần phải thay đổi. Theo cách nào đó thì những người quản lý giáo dục và nhà ngôn ngữ học nước nhà phải tính, nhưng chắc chắn người học ngày nay không thể chấp nhận những điều đã quá lạc hậu so với cuộc sống.

Link: Y-éc-xanh là ai? | Thanh Niên Online
 

tolydieu

New Member
Ðề: “Loạn” phiên âm

Phiên âm tiếng Hàn thế nào cũng gặp: Chơi-xong-dông, Chơi-xong-hiếp, Hiếp-xong-giết...
rồi các tiếng khác như phec-nan-đô-cu-to, i-van-nốp-móc-cu-ra-đốp, xúc-xuổng-không-cần-xẻng...=))



Lượm lặc các tên phiên âm vui


Những cái tên siêu chuối NHỮNG CÁI TÊN SIÊU CHUỐI




Xin nhiệt liệt chào mừng các đoàn đại biểu đến từ khắp năm châu bốn biển đến tham dự hội thảo Vì Một Thế Giới Ngày Mai hôm nay.

Trước tiên là đoàn Việt Nam, gồm có:

Đào Công Sự
Mai Thanh Toán
Lại Nguyên Văn
Bùi Như Lạc
Trần Như Nhộng
Đinh Ba
Đinh Ốc
Hải Dóng
Phí Công Anh

Đặc biệt là đại biểu người dân tộc Lò Văn Tôn, Cú Có Đeo và Lừa Song Phắn
Phấn đấu bao nhiêu đời, cuối cùng dòng họ Tôn Thất cũng có được những vị trí chủ chốt trong xã hội.

Chúng tôi trân trọng giới thiệu:
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Tôn Thất Học
- Bộ trưởng Bộ Lao đông, thương binh và xã hội: Tôn Thất Nghiệp.
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Tôn Thất Đức
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Tôn Thất Thủ
- Bộ trưởng bộ NN&PTNT: Tôn Thất Bát
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao: Tôn Thất Thế
- Bộ Trưởng Bộ KH&ĐT: Tôn Thất Sách
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tôn Thất Sủng
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Tôn Thất Thu
- Bộ trưởng Bộ Du lịch: Tôn Thất Thểu

Lào:

Lông Chim Xoăn Tít
Vay Vay Hẳn Xin Xin Hẳn
Hắc Lào Mông Chi Chít
Đang Ị Lăn Ra Ngủ
Xăm Thủng Kêu Van Hỏng
Ôm Phản Lao Ra Biển
Say Xỉn Xông Dzô Hãm
Cu Dẻo Thôi Xong Hẳn
Cai Hẳn Thôi Không Đẻ
Xà Lỏn Luôn Luôn Lỏng
Ngồi Xổm To Hơn Hẳn
Teo hẳn mông bên phải
Xà lỏn dây thun giãn

Hàn Cuốc Hàn Xẻng: (Korea)

Chim Đang Sun
Chim Sun Sun
Chim Sưng U
Chim Can Cook
Choi Suk Ku
Nâng Su Chieng
Kim Đâm Chim
Pắt Song Híp
Chơi Xong Dông
Soi Giun Kim
Hiếp xong dông
Eo Chang Hy (y chang heo)

Nhật Bản:

XaKuTara
TaChoKuRa
Cutataxoa

Liên Xô:

Cu Nhét Xốp
Cu Dơ Nhét Xốp
Nicolai Nhai Quai Dep
Ivan Cu To Nhu Phich
Trai Cop Xờ Ti
Mooc Cu Ra Đốp
Ivan Xach Xô Vôi

Gruzia:

Xuyên Phát Nát Đe

Ucraina:

Nâng Cu Lên Cô

Hungary:

Kukelop

Rumany:

Lo Nhet Cu
Lôi Cu Ra Đốp

Trung Quốc:

Bành Tử Cung
Đại Cường Dương

Tây Ban Nha:

Rờ Mông Mu Tê

Pháp:

Mecci Bố Cu
Mông ToĐít Cũng To
Phăng Phăng Xi Lip

Bồ Đào Nha:

Fecnando Cuto

Mông Cổ:

Giao Hợp Phát Một
Cấp Tốc Thoát Nước
Lạc Mốc Hột Lép

Thái Lan:

Ki a Ti Suck

Campuchia:

Su Va Đu Mông

Ấn Độ:

Xì Líp Văng Đi

Apganixtan:

ÔiSaoMà ChimTaĐen (Osama Binladen)
 

Guest_Vo Danh

New Member
Ðề: “Loạn” phiên âm

À đây là cách nói theo kiểu Tạ Biên Cương đó mà:
" Mặc dù đã cố nhịn viết sau tận mấy trận, vì chẳng lẽ trận nào cũng chửi các anh (mà thực tế là thế!), nhưng sau khi xem trận Hà Lan - Đan Mạch hôm nay anh éooo thể ko viết nữa. Bài này sẽ cố gắng không dùng từ ngữ bậy bạ, mà chỉ viết tắt Đan Mạch là ĐM để biểu lộ sự cáu đéo chịu được của người viết (đoạn này gạch bỏ vì càng viết càng ko kiềm chế được). Và do cảm xúc cáu bẳn của anh quá 'dũng mãnh' (từ của anh Cường) và 'căng cứng' (từ của anh Cương) quá lâu nên note sẽ rất dài và sẽ lồng cả cảm xúc của mấy trận hôm trước vào đây.

Nghề của các bạn là Bình luận viên - người Bình và Luận - sử dụng văn mô tả và bình giảng, kết hợp với phán đoán để nói về một trận đấu (các bạn chắc chắn là có học qua mấy thể loại văn này rồi, nếu đã học hết cấp 2). Chữ tiếng Anh (vì nghề này xuất phát từ nước ngoài, du nhập vào VN) là Commentator. Nếu dùng forum hoặc ít ra là lên mạng, chắc ai cũng biết từ comment - bình luận, cũng biết là comment ngu thì sẽ bị bâu vào chửi, ngu quá và ở chỗ public quá thì sẽ bị treo lên làm trò cười hoặc admin treo lên cột điện. Xin nhớ cho, commentator chứ đéo phải Entertainer.

Tại sao lại nói đến Entertainer ở đây? Vì kiểu bình luận của các bạn BLV bây giờ - chỉ đích dach là Tạ Biên Cương cùng đồng bọn - khiến cho khán giả cười lăn cười bò trong một vài trận đấu. Nhưng CHỈ một vài trận đấu thôi. Chứ không phải lúc đéo nào cũng có thể cười với các bạn khi suốt trận này qua trận khác các bạn tìm mọi cách biến nó thành trò lố bịch. Bây giờ là vòng bảng, các trận đấu vẫn có nhiều chỗ làng nhàng, nhưng thử tưởng tượng tới tứ kết bán kết các bạn vẫn cố làm trò hề thì sao? Khán giả là những người thích đùa và thích giải trí, chứ éo phải là những thứ để các anh vật ra đè lên để chọc cười. Các bạn nhớ cho.

Thứ nhất, nói về những lỗi trong trận đấu. Anh có thể tha thứ cho một vài vụ nói nhầm, vì nói suốt thế không nhầm sao được nhưng nhầm có hệ thống, nhầm liên tục, nhầm vô lý, nhầm đến mức khán giả phải thộn mặt ra ko biết mình nghe nhầm hay không thì đéo thể chấp nhận được. "Kuyt là cầu thủ có bố người Ba Lan và cha người Đức", "Beckham đã từng ghi bàn quyết định cho đội tuyển Mỹ tại vòng loại WC 2006", "Anh là một cầu thủ trẻ đầy tài năng, sinh năm 1980". ĐM. Cho anh hỏi. Các ông nghĩ thế lộn nào mà nói vậy? nhầm nhầm cái kard! Tốp. Viết tiếp lại chửi bậy.

Thứ hai, nói về những nhận định trong trận đấu. Anh rất hiểu công sức của các bạn khi thu thập thông tin của các cầu thủ để có thể nói trong suốt trận đấu. Nhưng đây là BÓNG ĐÁ và BÌNH LUẬN BÓNG ĐÁ, nghề của các bạn là bình luận về những tình huống trên sân, cùng thông tin bổ sung cho lối chơi của cầu thủ và đội bóng. Chứ đm xin lỗi anh kard quan tâm đến nhóm máu của các cầu thủ, hay là "Thật thú vị vì hai trọng tài biên hôm nay đều có nhóm máu B". Thông tin đấy các bạn có thể đem ra chém với gái, ngoài quán nước, quán kafe. Nhưng không phải là để mang lên nói cho hàng triệu khán giả nghe. Để nhiều khi các bạn nói xong thì bóng vào cmn lưới rồi. Máu máu cái kard! Cứ tưởng thế là hay!

Cái khán giả cần là dẫn giải cho họ biết đội đang chơi với đội hình nào, các cầu thủ di chuyển và đổi vị trí ra sao, lối chơi từng cầu thủ. Vâng, tức là cần một kiến thức cơ bản về bóng đá để nói được. Các bạn có thể kêu lên là Bọn tao có phải HLV đéo đâu mà nói được? Anh cũng nói ngay là thế Đài trả tiền cho các bạn để làm gì? Đây là yêu cầu nghề nghiệp. Không thì tại sao không mời một HLV hoặc cầu thủ nào đó nói cùng (nói cùng, vì cầu thủ hoặc HLV thường ko to mồm bằng các bạn) để dẫn giải. Khán giả là khách hàng, trả tiền cho Đài và các bạn để được nghe bình luận, ít nhất là plain và simple như đọc tên cầu thủ nhận bóng, hô Sút vào, chứ đéo phải để nghe các bạn huyên thuyên tỏ rõ cái óc lợn về bóng đá ra!

Thứ ba, về từ ngữ và ngôn ngữ. Anh biết cái này khó. Vì ai cũng là người Việt nhưng không phải ai cũng giỏi tiếng Việt. Đối với nghề các bạn thì đọc sõi nói sõi là yêu cầu cơ bản. Có vốn liếng từ ngữ và ít chửi bậy là một lợi thế. Nhưng không thể nào vốn tiếng Việt của các bạn - anh nghiêm túc phê bình bạn Cương - nghèo nàn đến nỗi có 2 từ 'mảng miếng' và 'căng cứng' mà phun tha lôi suốt từ trận này sang trận khác như thế chứ? Thật sự, nghe bạn bình luận mà tức đéo chịu được. Nếu là khán giả nữ và hay thẹn chắc chắn là bỏ không xem TV. Đấy là lúc bình thường. Lúc các bố thăng hoa thì thật đáng sợ. Cái gì mà "Các sư tử Cameron bất lực", "đường bóng của Van De Vaart thật dịu dàng", "HLV đưa Gronkjaer vào sân vì hàng công ĐM cần một chút mềm mại" (chú thích - anh Gronkjaer 34 tuổi, già vãi ra rồi, nên đưa vào để hàng công ĐM mềm mại?), "sau bàn thua này Simon Paulsen sẽ nuôi tóc dài hơn vì đầu trọc khó đánh đầu", "Tuyển Anh của Capello đang đá với phong cách rât Capello", "Cú sút vừa rồi quả là rất Van De Vaart", " Dis.con.maire.bọn.mày.đấy!". Người Việt có câu: Câu chuyện làm quà. Quà. Không phải C.t, cũng không phải chuyện nào cũng làm quà được. Phong cách bình luận đấy có thể ngoài hàng quán rất ok, nhưng không phải mang lên TV. Khán giả đều có văn hóa, xin đừng mang những trò đùa lố bịch, so sánh vớ vẩn đấy lên TV. Bây giờ ra đường chỉ mặt Cương bảo mày tên Cương nhưng mà chắc chắn là đé0 cương đâu nhểy thì ông tính sao đêy? Nếu thật sự là lúc bình luận về lối chơi từng cầu thủ các bạn thiếu từ ngữ, thì như một số BLV đã làm, ghi sẵn những từ ngữ tả từng cầu thủ ra giấy, càng nhiều càng tốt, ghi ra trước trận đấu, sau đó vào trận thì miêu tả dựa trên đó. Khán giả chỉ cần miêu tả chính xác, rồi hoa lá cành chim ong bướm trăng sao sau. Xin đừng nhầm những thứ lãng mạn trên với c.t của các chú. Có sự khác biệt rất lớn giữa bác sĩ giải phẫu và chuyên gia mổ lợn.

Nói thêm về cách phát âm. Anh biết các bạn cố gắng phát âm cho 'giống Tây' (anh cũng võ vẽ tí tiếng Tây). Nhưng các bạn là BLV người Việt Nam, đang bình luận cho người Việt Nam nghe. Việc của các bạn, giống dịch giả một chút, là làm thế nào nói để mọi người đều hiểu, chứ không phải để khoe mẽ rằng "anh vừa được học phát âm như báo Nhân dân, chuẩn lắm", kiểu "Azen Rốp Bừn" thì nghe mãi ở C1 rồi cũng phải nuốt, nhưng đến khi ông Cường nhìn Johan Cruyff đọc là Zô Han Croi, xong hào hứng nói Chúng ta mãi không quên tuyển Hà Lan năm 74 của Croi đã tuyệt diệu thế nào, xong lải nhãi mãi Thánh Croi nọ kia. Anh thề, lúc đấy mặt anh -và tất cả mọi người trong quán anh ngồi - như mặt Beck lúc nhìn Green tuột tay (ảnh ở dưới). Rồi anh nghĩ mãi, nghĩ mãi, nghĩ mãi xem trong vốn kiến thức bóng đã của mình có ai tên là Croi người Hà Lan rất giỏi? :| Không phải tự hào nhưng anh cũng học qua ĐH, có thể suy xét được. Nhưng hàng vạn người khác, có những người ko nghĩ được, họ sẽ cảm thấy rất hoang mang đấy. Anh thề. Và sau khi hoang mang thì họ sẽ nghĩ : "Cãi lộn gì thế?". Sau khi xong vụ Cruyff thì đến vụ Dirk Kuyt - Đề Coi. Lúc này thì chỉ có hai chữ miêu tả cảm xúc của anh thôi: Vải lôn.

Thứ tư, nói về văn hóa. Văn Hóa. viết hoa cho nó rõ. Nhắc lại một lần nữa, nghề các bạn là nói cho hàng triệu người nghe. Cao quý và trách nhiệm lớn (các bạn không thấy thế thì bỏ cmn nghề đi!), thế nên phải có văn hóa. Rõ hơn là hướng người xem và người nghe tới cái tốt, cái đẹp, chứ không phải cổ vũ cho thể loại dìm hàng khốn nạn hay lải nhải xỉa xói rất đàn bà (xin lối các bạn gái) từ đầu đến cuối. Trận Anh chẳng hạn. Green mắc lỗi. Đúng. Anh bị hòa vì Green. Đúng. Anh là đội có nhiều người thích. Đúng. Chắc anh Cương em thích Anh lắm. Có thể đúng. Nhưng đấy ĐÉO PHẢI lý do để ông Cương lải nhải về sai lầm của Green từ đầu trận đến cuối trận như đã làm trong trận đấu (và bốc mùi ôi thiu đến tận 2 ngày sau). Đấy là sự dìm hàng! Là cảm xúc cáu bẳn của một CĐV xấu tính khi thấy đội nhà bị cầm hòa, là sự thù dai chấp nhặt nhỏ mọn. Ai cũng tiếc bàn đấy nhưng ai cũng hiểu là thủ môn nào cũng có thể mắc lỗi ở trận này trận kia. Phải chăng bạn Cương - đm bạn đấy! - bị chửi nhiều quá nên dồn hết oán hờn vào Green? Xong sau đấy đến bạn Cường (chữ Cường đi với chữ Cương 1 vần). Bạn Cường cũng không kém trong việc lải nhải lỗi của Paulsen đến cuối trận đấu, nhưng khéo hơn ông Cương ở chỗ dùng những câu chữ rất hình ảnh và mỉa mai xỉa xói. Cái trò "để tóc dài" trên kia là một ví dụ. Hỏi tại sao văn hóa dìm hàng của người Việt phát triển thế? Xuất phát từ chính các bạn và một số các lều báo chứ đâu ra. Các lỗi ở trên là lỗi mang tính chất nghè nghiệp, còn lỗi lầm này xuất phát từ bản chất và văn hóa, mới đáng chửi và đáng lên án.

Kiểu bình luận của các bạn BLV bây giờ - chỉ đích danh là Tạ Biên Cương cùng Khắc Cường, Phan Đăng - khiến cho khán giả cười lăn cười bò trong một vài trận đấu. Nhưng CHỈ một vài trận đấu thôi. Chứ không phải lúc đéo nào cũng có thể cười với các bạn khi suốt trận này qua trận khác các bạn tìm mọi cách biến nó thành trò lố bịch. Bây giờ là vòng bảng, các trận đấu vẫn có nhiều chỗ làng nhàng, nhưng thử tưởng tượng tới tứ kết bán kết các bạn vẫn cố làm trò hề thì sao? Khán giả là những người thích đùa và thích giải trí, chứ đéo phải là những thứ để các anh vật ra đè lên để chọc cười. Các anh nhớ cho. Các anh có thể nghĩ các anh đã làm hết sức mình. Và tự tin bản thân đúng. Nhưng không phải tự nhiên mà Tạ Biên Cương và Khắc Cường trở thành BLV bị chửi nhiều nhất mọi thời đại, từ trong nhà ra ngoài ngõ, từ forum tới facebook, chửi đến mức không còn từ nào chửi. Chắc chắn là có vấn đề lớn ở đây.

Tóm lại là anh và anh nghĩ có hàng nghìn hoặc hàng chục hàng trăm nghìn khán giả đéo thể chịu được (nhưng vẫn phải chịu) những trò hề diễn ra hàng ngày trên từng trận đấu. Anh trả tiền cáp hàng tháng đàng hoàng cho VTV để nghe anh ỉa đái những thứ vô nghĩa, ngu dốt và đôi lúc là vô học như vậy".

Nguồn: http://www.facebook.com/doanduy?v=app_2347471856
 
Bên trên