Lý lẽ của học giả Trung Quốc

hdamateur

Member
Tranh biện về Biển Đông với học giả Trung Quốc -
Tác giả: Huỳnh Phan

Phóng viên Tuần Việt Nam trò chuyện với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) để thấy góc nhìn của một số nhà nghiên cứu Trung Quốc xung quanh câu chuyện Biển Đông.

>> VN tổ chức hội thảo quốc tế lần 2 về Biển Đông
>> Có thể giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng luật quốc tế
>> "Đã thấy đủ ý chí độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc"
>> Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ
>> Việt Nam và Trung Quốc nắm giữ chìa khóa cho vấn đề Biển Đông
>> Xung đột quân sự trên Biển Đông không phải là tất yếu

Các đồng nghiệp, cả trong lẫn ngoài nước, nói rằng, tại cuộc Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất, họ rất khó tiếp cận với các học giả đến từ Trung Quốc, hoặc, nếu có, thì các vị này chỉ nói rất qua loa về quan điểm phía Trung Quốc.

Phóng viên Tuần Việt Nam đã may mắn có cơ hội tiếp xúc với một học giả từ nước này, Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh), người đã trải qua thời thơ ấu ở một địa phương sát với biên giới Việt Nam, nơi xảy ra sự kiện Tháng Hai năm 1979, bên lề một cuộc hội thảo quốc tế về khai thác chung nguồn năng lượng biển ở châu Á, diễn ra vào thượng tuần tháng 8 năm nay tại thành phố Hồ Chí Minh.

(Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh cũng là một diễn giả tại Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai này, với tham luận nhan đề "Hợp tác quốc tế cùng phát triển nguồn lợi thủy sản".)

Thông qua những trao đổi với Tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh, Tuần Việt Nam hy vọng cung cấp thêm cho độc giả một góc nhìn của giới nghiên cứu Trung Quốc về những vấn đề gây tranh cãi như đường lưỡi bò, lập trường giải quyết tranh chấp ở Biển Đông..., hay thậm chí cả cách tiếp cận đối với ASEAN của cường quốc phía Bắc này.
GS Ramses Amer (Thụy Điển) trao đổi với TS Vương Hàn Lĩnh bên lề Hội thảo tại TP.HCM.

Không tự lựa chọn hàng xóm được

Xin ông cho biết, vì sao phía Trung Quốc vẫn kiên trì với cách tiếp cận song phương đối với các tranh chấp trên Biển Đông?

TS Vương Hàn Lĩnh: Bởi vì cách giải quyết giữa hai bên liên quan, theo cái cách mà hai bên cho rằng công bằng nhất, là giải pháp tốt nhất. Còn sự tham gia của bên thứ ba chỉ làm phức tạp thêm tình hình.

Hơn nữa, nếu bên thứ ba lại tham gia bằng cách dùng vũ lực, hay các biện pháp phi hoà bình, thì ngay cả nếu tranh chấp được giải quyết, anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa.

Tôi muốn nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai.

Rõ ràng lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã chứng kiến nhiều cuộc can qua, tuy rằng cũng có nhiều lúc quan hệ hai nước tốt đẹp...

(Cắt ngang) Đúng vậy. Nhưng những lúc quan hệ xấu không đáng là bao so với những lúc hữu hảo. Hữu hảo vẫn là hướng chủ đạo trong quan hệ. Và chính vì vậy hai nước nên chọn cách đàm phán song phương để vừa giải quyết được tranh chấp, và vừa duy trì được quan hệ hữu hảo.

Đàm phán song phương là tốt nhất, khó quá thì khai thác chung
TS Vương Hàn Lĩnh.
Có một thực tế là tranh chấp trên Biển Đông không chỉ có song phương mà cả đa phương nữa, chẳng hạn như tại khu vực quần đảo Trường Sa. Vậy làm sao có thể chỉ chọn cách đàm phán song phương được?

Thứ nhất, dù thế nào đi nữa, câu chuyện tranh chấp trên Biển Đông vẫn chủ yếu là giữa Trung Quốc và Việt Nam, chứ ít liên quan tới các nước khác.

Thứ hai, giữa các nước ASEAN cũng có những tranh chấp song phương với nhau mà tự họ không giải quyết được. Chẳng hạn, mới năm ngoái thôi, Philippines đã phản đối mạnh mẽ đối với bản đăng ký chung về thềm lục địa mở rộng của Việt Nam và Malaysia.

Đã không tự giải quyết với nhau được, làm sao các nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông lại có thể cùng nhau đàm phán với Trung Quốc được?

Thế nhưng, ngay cả với giả định các nước ASEAN chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, mặc dù tôi không mấy tin vào điều này, người ta vẫn nói rằng, trên thực tế, trong sự chênh lệch về tương quan lực lượng, nước nhỏ thường bị lép về hơn trong đàm phán song phương với nước lớn, thưa ông?

Nhưng chúng ta có việc phân định Vịnh Bắc Bộ là hình mẫu cho một kết quả công bằng cho cuộc đàm phán giữa một nước nhỏ và một nước lớn. Và cùng với nó là một thoả thuận đánh cá chung.

Thế nhưng, những ngư dân Việt Nam phàn nàn rằng tàu nhỏ của họ thường bị tàu lớn của Trung Quốc chèn ép. Đã đành phía Việt Nam cũng thừa nhận rằng thiếu sự chuẩn bị về phương tiện đánh bắt khi chỉ đăng ký những tàu nhỏ, trong khi Trung Quốc đã chủ động đổi thành tàu lớn, ngay trong quá trình đàm phán.

Như vậy, thoả thuận thì công bằng, nhưng trên thực tế, tàu nhỏ của nước nhỏ vẫn bị lép vế so với tàu lớn của nước lớn. Ông nghĩ sao?

Tôi chỉ biết rằng số lượng tàu cá của Việt Nam nhiều gấp bội so với số tàu cá của Trung Quốc.

Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết. - GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)

Anh nói ngư dân Việt Nam phàn nàn, tôi cũng nói cho anh rằng ngư dân Trung Quốc cũng phàn nàn rằng họ thiệt thòi. Bởi theo thỏa thuận, phía Trung Quốc phải giảm bớt số tàu đánh cá, và nhiều ngư dân Trung Quốc bị mất việc, phải trông chờ vào trợ cấp của chính phủ.

Nói chung, chuyện tàu nhỏ, tàu lớn, chúng ta không có số liệu bằng chứng nên mọi chuyện chưa rõ ràng.

Nhân nói chuyện ngư dân, xin được hỏi ông về lệnh cấm biển của Trung Quốc. Mặc dù, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cần phải cấm đánh cá một khoảng thời gian nào đó để tái tạo nguồn lợi hải sản.

Thế nhưng, đối với vùng chồng lấn về yêu sách chủ quyền, nên chăng Trung Quốc nên ngồi đàm phán với các nước ASEAN liên quan, rồi ra một lệnh cấm chung, như gợi ý của nhiều chuyên gia về biển, thay vì hành động đơn phương như Trung Quốc?

Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (Đường Lưỡi Bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm.

Chỉ có những chỗ liên quan đến thềm lục địa của các nước có liên quan, cũng như ngoài biển khơi, là chưa xác định rõ ràng và được coi là vùng chồng lấn. Cách tốt nhất là đàm phán song phương, còn chỗ nào khó quá thì khai thác chung.

Nhưng nhiều học giả trong và ngoài khu vực cũng cho rằng, bên cạnh thành công của thoả thuận khai thác chung về thuỷ sản ở vùng phân định ranh giới tại Vịnh Bắc Bộ giữa Trung Quốc và Việt Nam, hay khai thác chung dầu khí ở Vịnh Thái Lan giữa Thái Lan và Malaysia, cũng có sự thất bại liên quan đến thoả thuận thăm dò địa chấn biển chung (JMSU) giữa ba bên là các công ty dầu khí của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Ông giải thích thế nào về chuyện này?

Còn anh nghĩ thế nào?

Theo thông tin báo chí mà tôi được biết, Quốc hội Philippines đã không phê chuẩn việc tiếp tục thoả thuận này sau ba năm, và nó tự nhiên hết hiệu lực. Quốc Hội Philippines dựa vào luận điểm rằng có sự mờ ám giữa thoả thuận này, khoản ODA khổng lồ mà Trung Quốc cam kết với chính phủ của Tổng thống Arroyo, và những ưu đãi thuế quan liên quan đến hãng truyền thông ZTE của Trung Quốc.

Báo chí nói sai rồi. JMSU thất bại do sự can thiệp của Mỹ, khi họ gây sức ép lên chính phủ của bà Arroyo thông qua phe đối lập. Thoả thuận nào trong khu vực này mà Mỹ chẳng can thiệp.

Không thể thay đổi lịch sử

Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán từ hơn 2000 năm nay. Phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?

Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.


Việt Nam đang chuẩn bị Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (thời điểm diễn ra buổi trò chuyện là vào tháng 8/2010 - pv), với biểu tượng lớn nhất là giữ vững nền độc lập, cũng như đấu tranh giành lại nó trong những khoảng thời gian nhất định trong lịch sử.

Tại sao chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên có luật pháp, công ước quốc tế đàng hoàng, mà ông lại sử dụng cách suy luận mang nặng tính hình thức trong quan hệ nước nhỏ với nước lớn ngày xưa như vậy?

Nhưng chúng ta cũng không thể thay đổi lịch sử.

Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp - Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?

(Im lặng).

Vậy để lần sau có dịp, tôi sẽ giới thiệu với ông một số nhà nghiên cứu Việt Nam nắm vững vấn đề này cung cấp thêm tư liệu cho ông, với tư cách một học giả, để có thêm thông tin phục vụ nghiên cứu. Được không ạ?

Rất cám ơn anh.

(Nguồn Vietnamnet.vn)
 

xedap

New Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Thằng giặc Tàu, lúc nào cũng mơ tưởng xâm chiếm Việt Nam, chó!
Được cái ông phóng viên nói đoạn cuối tốt, tiếc cái bài báo lại bị xóa đi...
 

ktq

Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Tư tưởng làm cha thiên hạ ăn vô não rồi, không bỏ được đâu.
 

bkpro_54

Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Quay lại chuyện chủ quyền, Trung Quốc nói có chủ quyền và quyền tài phán từ hơn 2000 năm nay. Phía Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và chứng cớ pháp lý, chẳng hạn với quần đảo Hoàng Sa, từ hàng trăm năm nay. Ông nói sao?

Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc.
......................

Vẫn theo cách lập luận về tính lịch sử của mình, tại sao ông không nhắc tới Hoà ước Pháp - Thanh năm 1887, khi nhà Thanh chấp nhận để người Pháp, nhân danh chính phủ An Nam, thực thi chủ quyền ở những quần đảo này?

(Im lặng).

Đuối lý=)).
Anh phóng viên chắc cũng phải cố gắng chịu đựng khi làm bài phỏng vấn này.
Tìm lại bài này trên tuanvietnam.net thì nó đã mất, topic này cũng bay sớm thôi.
 

bacsinam

New Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

chẳng có gì phải ồn ào. Chỉ là 1 thằng tàu nói lảm nhảm thôi. Lẽ ra không cần phải đăng báo cho phí giấy.
 

EverGreen

New Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

chẳng có gì phải ồn ào. Chỉ là 1 thằng tàu nói lảm nhảm thôi. Lẽ ra không cần phải đăng báo cho phí giấy.
cái gì mà ồn ào với không ồn ào. Sự thật thì cứ đăng đi có chi mà ngại. Thằng ngại duy nhất chỉ có thằng Tàu thôi, lý lẽ bọn Tàu nói thật **** không ngửi được. Lý lẽ của một con bò với giấc mơ làm vua thiên hạ. Lũ Tàu thực hiện chính sách ngu dân nên dân Trung Quốc chẳng biết thế giới thế nào. Hỏi chuyện 1 thằng sinh viên Tàu, nó bảo đĩa DVD là do Trung Quốc phát minh. Hỏi nó lấy thông tin ở đâu ra, nó bảo xem phỏng vấn 1 giáo sư Tàu trên truyền hình nghe thấy nó bảo thế =))
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Quả là xấu hổ quá, khen thay cho anh (chị) phóng viên vietnamnet. Cỡ tiến sỹ bên Tàu mà như thế này thì em xin đầu hàng ! Nếu em có quốc tịch Tàu chắc em độn thổ mất, chạy qua xin nhập tịch Việt Nam. À, mà bọn Tàu qua đây chắc các bác nhà mình cũng không cho tị nạn đâu (làm gì có quy chế tị nạn vì xấu hổ các bác nhỉ), vả lại nếu có chắc chúng nó chạy qua đây hết trơn rồi (với mục đích đồng hóa í). Phải công nhận, bên Tàu cái gì cũng có, ngoại trừ sự tự trọng và xấu hổ là không có mà thôi.
 

bkpro_54

Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

thấy topic vẫn sống nên em quăng cái này rồi chạy
Lịch sử đâu phải thích bẻ cong, uốn thẳng là được!

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy có đôi lời nói lại với TS Vương Hàn Lĩnh, từ Viện Luật pháp Quốc tế, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (Bắc Kinh) quanh những nội dung trao đổi của vị TS này về vấn đề Biển Đông trên Tuần Việt Nam.

Thuộc quốc?

... Bỏ qua thái độ kì quặc khi một học giả dự hội thảo về vấn đề đa phương gồm đại biểu nhiều phía mà lại cứ khăng khăng đòi giải quyết vấn đề bằng song phương; cũng bỏ qua việc "lý sự" này nọ rồi tiến tới đe doạ thiên hạ: "...anh sẽ gặp rắc rối trong tương lai...Tôi nhắc lại nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực thậm chí chiến tranh", người viết chỉ trao đổi thêm với vị tiến sĩ đôi điều về lịch sử.

Không biết ngài tiến sĩ nghĩ gì và dựa vào đâu mà dám cao giọng nhắc: "Nên nhớ rằng cho đến năm 1885 Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc"?

Vẫn biết với tấm bằng tiến sĩ luật, lịch sử không phải là chuyên sâu của ngài, nhưng cái cách "phán bừa" như vậy chỉ có mấy lý do: một là quá dốt, học không vào; hai là đầu óc bá quyền quá nặng nên cứ hoang tưởng là như vậy.

Người Việt Nam chưa bao giờ phủ nhận đã từng là châu quận của thiên triều Trung Quốc trong gần một ngàn năm cũng như sau khi giành được nền độc lập tự chủ cũng đã bị thiên triều cử đại binh sang đô hộ vài lần, lâu nhất là thời Minh - khoảng 20 năm.

Và để sống yên ổn bên cạnh anh hàng xóm lớn, nặng tư tưởng bá quyền, các thế hệ Việt Nam đã tìm ra cách chung sống hiệu quả bằng cách ứng xử "trong đế ngoài vương", nghĩa là bên ngoài vẫn phải cầu phong, xưng thần với thiên tử Trung Quốc, nhưng bên trong thì đường hoàng là hoàng đế Việt Nam, "nghêng ngang riêng một biên thuỳ, thiếu gì cô quả thiếu gì bá vương".

HaiBaTrung2.jpg
Tuy nhiên, ngài đừng chỉ nhìn cái bề ngoài mà ảo tưởng này nọ.

Sử sách Trung Quốc các ngài tuy biết không hề có sự thực thần phục của vua chúa Việt Nam mà vẫn đành ghi chép vậy thôi. Suy cho cùng, đó cũng là một cách "thắng lợi tinh thần" của AQ.

Dù có 3 lần đánh bại "ông" trên sông Bạch Đằng, dù Thoát Hoan có phải chui vào ống đồng chạy trốn, dù có chém chết Liễu Thăng nhưng sau đó "xứ Nam" vẫn phải cúng người vàng.... Dù quân Tôn Sĩ Nghị thua chạy tan tác, nhưng hoàng đế xứ Nam (dù xứ ngài cũng biết là giả) vẫn phải sang cống hoàng đế xứ ngài...

Nhắc lại một vài ví dụ như thế, những mong nhắc nhủ ngài về lo học lại lịch sử!

Thực thi chủ quyền và quyền tài phán với Biển Đông vài nghìn năm?

Cũng trong vấn đề lịch sử, ngài còn nói: "Bởi vì chính phủ Trung Quốc cho rằng tất cả những quần đảo nằm trong đường chữ U chín đoạn (đường lưõi bò) là thuộc về Trung Quốc và Trung Quốc đã thực thi chủ quyền và quyền tài phán từ cách đây hơn hai ngàn năm".

Xin phép được bổ sung: từ đời Tiền Hán như Bộ Ngoại giao nước ngài đã nói.

Để trả lời ý tưởng đó, mong ngài dành chút thì giờ đọc đoạn văn dưới đây: "Chúng ta đã nghe quen luận điệu của nhà cầm quyền Trung Quốc rằng họ phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ các đời Đường, Tống, Minh, Thanh. Tuy nhiên gần đây, họ lại tiến thêm một bước dài nữa về thời gian "phát hiện" ra hai quần đảo này.

Ngày 24 tháng 7 năm 2010, mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa tin:

"Trung Quốc là nước phát hiện và đặt tên sớm nhất, kinh doanh khai thác sớm nhất và quản lý sớm nhất quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa)" (ở đây họ không đề cập tới quần đảo Hoàng Sa vì coi đó đã là lãnh thổ của họ).

Họ viết như sau: "Nhân dân Trung Quốc phát hiện sớm nhất các đảo Nam Hải (tức Biển Đông) có thể truy ngược lên triều Hán. "Dị vật chí" của Dương Phù, Đông Hán có ghi "những mỏm nhô cao ở Trương Hải, (khi) nước cạn có nhiều đá nam châm". "Trương Hải" ở đây là tên gọi của nhân dân Trung Quốc đương thời đối với Nam Hải. "Mỏm nhô cao" là tên gọi đương thời các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát, bãi trong quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và quần đảo Nam Sa (Trường Sa).

"Phù Nam truyện" của Khang Thái, tướng lĩnh Đông Ngô, Tam Quốc không chỉ đề cập tới quần đảo Nam Sa mà còn miêu tả hình dạng: "trong Trương Hải, đến đảo san hô, đáy (nền) đảo có Bàn cổ, san hô sống ở trên đó"..."

Tra cứu trên mạng tiếng Trung Quốc được biết (trích giới thiệu theo nguyên văn): Dương Phù (năm sinh còn đợi khảo chứng) tự Hiếu Nguyên, người Phan Ngu quận Nam Hải thời Đông Hán (nay là người quận Chu Hải thành phố Quảng Châu). Học giả Hán Nghị Lang. Ngay từ nhỏ đã ra sức học tập kinh sử, trình độ nghiên cứu cực sâu. Năm 77 sau công nguyên vì tham gia và được chọn vào "đối sách hiền lương" do triều đình tổ chức nên được phong là nghị lang trở thành cận thần của hoàng đế... Những lúc rỗi rãi không tham dự chính sự đã chăm chỉ theo đuổi việc học, rất có thành tựu về học thuật, trong đó có cuốn "Nam duệ dị vật chí", ghi chép tỉ mỉ sản vật và phong tục của Lĩnh nam cổ đại, là một tài liệu lịch sử quí báu ít có..

"Dị vật chí" được viết thành sách đầu thế kỷ 2 sau công nguyên... Đáng tiếc là đến đời Tống thì thất lạc... Cuối đời Thanh, Tăng Kiếm người Nam Hải, từ các cuốn "Tề dân cầu thuật", "Sơ học ký", "Thái bình ngự giám" đã biên tập thành "Dị vật chí" gồm hai quyển, lưu truyền đến bây giờ."

... Ngô, Hoàng Vũ năm thứ năm (năm 226 công nguyên) chính quyền Ngô cử Chu Ứng, Tùng sự Tuyên Hóa và Trung lang Khang Thái đi sứ các nước ngoài. Sau khi trở về Khang Thái chọn viết "Truyện nước ngoài thời Ngô" còn có tên là "Phù Nam truyện", cuốn sách này đã thất lạc, nhưng một số nội dung do được các sách như "Thủy Kinh Chú"* và "Thái bình ngự lãm"* ghi chép lại nên bảo tồn được câu đã dẫn trên: "trong Trương Hải đến đảo san hô, đáy (nền) đảo có đá, san hô sống ở trên đó")

Qua đoạn văn trích dẫn trên chúng ta có thể thấy mấy điểm rất đáng lưu ý sau:

- Cuốn "Dị vật chí" chỉ ghi chép tỉ mỉ sản vật và phong tục của Lĩnh nam cổ đại, chứ không hề có câu ghi chép về "Trương Hải, là tên gọi của nhân dân Trung Quốc thời đó đối với Nam Hải còn "mỏm nhô cao" là chỉ các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát , bãi .." như mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã dẫn.

- Câu "Đáng tiếc là đến đời Tống thì thất lạc và câu "cuối đời Thanh..." cuốn sách đã được biên tập lại, cho thấy rõ là đoạn văn nói trên của Bộ Ngoại giao dẫn mới được thêm vào lúc này. Tức là do Tăng Kiếm người cuối đời Thanh viết chứ không phải là của Dương Phù viết từ thời Đông Hán.

Và cuốn "Thủy Kinh chú" theo giải thích của Trung Quốc: tác giả là Hách Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy thể kỷ 6 sau công nguyên, là cuốn sách chuyên ghi chép hơn một ngàn sông ngòi lớn nhỏ của Trung Quốc, đến đời Tống thất lạc mất 6 cuốn (trên tổng số 40 cuốn) được người đời sau bổ sung, đính chính lại.

Cuốn "Thái bình ngự lãm" là cuốn sách ra đời từ đời Tống, đã bị thất lạc bẩy, tám phần. Điều này cho thấy câu viết trong "Thủy Kinh Chú" và "Thái bình ngự lãm" về "Phù Nam truyện" của Khang Thái đã được người đời sau Trung Quốc thêm vào!

Vì vậy, căn cứ "phát hiện ra các đảo Nam Hải có thể truy ngược lên tận triều Hán" mà nhà cầm quyền Trung Quốc dẫn ra, chỉ chứng tỏ một sự bóp méo, xuyên tạc tài liệu lịch sử.


Từ một việc nhỏ này ta có thể thấy, những cái gọi là "chứng cứ lịch sử" được đưa ra là không đáng tin, không đáng bàn luận.

Lịch sử không phải là chuyện đùa, không phải muốn bẻ queo hay uốn thẳng thế nào cũng được.

Vì lí do sức khỏe, không có điều kiện vào TP.HCM để trao đổi trực tiếp với ngài, nên có đôi lời như vậy.

DDDy.jpg


Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy.
tuanvietnam.net
 

pdnhsa

Well-Known Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Thằng ts tào lao này thật là bố láo thì khỏi nói rồi, nhưng không hiểu lý do gì cp csVN lại không muốn dân chúng biết câu chuyện này? Báo mới đăng lên thì lại bị lôi xuống là tại sao? Hơn nữa, cuộc phỏng vấn này lại được tổ chức ngay tại VN!
 

asterix

Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Thằng ts tào lao này thật là bố láo thì khỏi nói rồi, nhưng không hiểu lý do gì cp csVN lại không muốn dân chúng biết câu chuyện này? Báo mới đăng lên thì lại bị lôi xuống là tại sao? Hơn nữa, cuộc phỏng vấn này lại được tổ chức ngay tại VN!

Cái này bác lên thẳng trang web chinhphu...... mà hỏi. Heheheh
 

ktq

Member
Ðề: Lý lẽ của học giả Trung Quốc

Thằng ts tào lao này thật là bố láo thì khỏi nói rồi, nhưng không hiểu lý do gì cp csVN lại không muốn dân chúng biết câu chuyện này? Báo mới đăng lên thì lại bị lôi xuống là tại sao? Hơn nữa, cuộc phỏng vấn này lại được tổ chức ngay tại VN!

Chuyện tào lao này biết tràn lan để dân nó chém mấy anh 3 Tàu thì khổ lắm các bác ơi. dân nó ai cũng vậy hết mà.
 
Bên trên