Người dùng được lợi từ cuộc chiến 3D

Kinh3D

New Member
Với sự xuất hiện của TV 3D thụ động dùng kính phân cực, các loại kính màn trập ở TV 3D chủ động cũng trở nên nhẹ hơn và được cải thiện về chất lượng.

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những người sở hữu TV 3D tại Anh hầu như chỉ có đúng hai cặp kính chuyên dụng và thậm chí 13% số người nay còn chẳng có một chiếc nào. Mức giá cao khiến nhiều người ngần ngại sắm kính chuyên dụng và chỉ sử dụng tính năng 2D trên TV 3D.

img-1316741074-1.jpg


Nhiều mẫu TV 3D thụ động bắt đầu có mặt trên thị trường trong năm nay. Ảnh: LG.

Theo Tech Radar, trong một khảo sát được thực hiện với những người có TV 3D tại Anh, một nửa đồng ý rằng họ sẽ bỏ tiền sắm thêm kính cho gia đình và bạn bè của mình nếu như giá rẻ hơn.

"Rắc rối tới từ những chiếc kính là sự thật", Jia Wu, chuyên viên phân tích của hãng nghiên cứu trên phát biểu. Dù không thực sự muốn bỏ tiền ra để đầu tư vào TV 3D nhưng sự thật, họ lại phung phí nhiều tiền bạc vào việc giải trí 3D ở màn hình rộng.

Doanh thu từ các rạp chiếu 3D toàn cầu đã chiếm tới 19,3% tổng doanh thu bán vé xem phim trong năm 2010, tăng 8,6% so với một năm trước đó từ 2,5 tỉ USD lên thành 6,1 tỉ USD. Đây là những con số thống kê có được IHS.

Tại Anh, thị trường 3D phát triển nhất châu Âu và lớn thứ ba thế giới, các rạp 3D là một thứ kinh doanh béo bở. Trong khi đó thì TV 3D vẫn thất thế so với TV 3D thông thường. Tính ra doanh số của TV 3D chỉ tăng 1% từ 5% lên 6% tính từ quý IV năm ngoái cho tới hết quý I năm nay.

Hồi tháng tư vừa qua, hãng nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ, NPD cũng đưa ra lập luận cho rằng mức giá cao cùng việc phải đeo kính chuyên dụng là những điều mà người dùng cảm thấy khó chịu nhất ở loại TV thế hệ mới, TV 3D.

img-1316741074-2.jpg


Kính chuyên dụng vẫn là điều cản trở đối với sự phát triển của 3D.

Tuy nhiên, rắc rối ở kính chuyên dụng đã phần nào được giải quyết trong thời gian gần đây nhờ vào sự cạnh tranh giữa hai công nghệ 3D thụ động và chủ động. Giá của kính màn trập đang rẻ dần xuống, được cải tiến về chất lượng và đồng thời người dùng cũng có thêm một lựa chọn về TV công nghệ 3D với loại kính phân cực gọn nhẹ. Khởi xướng bằng việc LG trình làng dòng TV LED Cinema 3D hồi đầu năm nay, kéo theo đó Philips và Toshiba cũng trình làng các dòng TV Easy 3D và Natural 3D của mình.

Tất cả các model trên đều sử dụng công nghệ màn hình FPR với 3D thụ động, tương thích với kính phân cực có giá chỉ vài trăm ngàn đồng. Loại kính này cũng có trọng lượng gọn nhẹ hơn nhiều kính màn trập. Tuy nhiên, sử dụng 3D với loại kính phân cực này người dùng có thể phải hi sinh chất lượng độ phân giải hình ảnh Full HD.

Trong khi đó, các mẫu TV 3D chủ động ra mắt trước lại có thể trình diễn độ phân giải Full HD tới cả hai mắt kính nhờ vào công nghệ màn trập. Tuy nhiên, điểm bất lợi ở loại kính chuyên dụng này là việc hình ảnh 3D dễ gặp hiện tượng nhiễu, chồng hình với môi trường quá sáng và nhiều ánh đèn chiếu. Người xem sẽ bị mỏi mắt nếu xem 3D lâu.

Sự xuất hiện của 3D thụ động với kính phân cực đã khiến cho liên minh các nhà sản xuất TV 3D chủ động dùng kính màn trập phải có những thay đổi. Samsung, Sony và Panasonic chuẩn bị cho sự ra mắt một tiêu chuẩn chung về kính 3D màn trập cho phép người dùng có thể dùng chung kính đối với nhiều mẫu TV 3D khác nhau. Người dùng TV 3D Sony có thể dùng kính chuyên dụng của Samsung hay Panasonic và ngược lại...

Sau nửa năm sau khi có mặt trên thị trường, các mẫu TV Cinema 3D của LG đã có thị phần tăng gấp đôi kể từ khi ra mắt. Tuy nhiên tỉ lệ này vẫn còn khá thấp nếu so với con số 81,5% của TV 3D chủ động tới từ Samsung, Sony hay Panasonic.

img-1316741074-3.jpg


Kính màn trập cũng được cải tiến để trở nên gọn nhẹ hơn.

Ross Rubin, Giám đốc mảng nghiên cứu thị trường của NPD, cho rằng, "với việc kính 3D đang được cải tiến để nhẹ hơn và rẻ hơn, tương thích với nhiều loại màn hình khác nhau cộng với việc công nghệ 3D đang xâm lấn thị trường, rõ ràng người dùng đã có thêm nhiều lựa chọn để có thể thưởng thức 3D". Nhờ thế giá bán của các sản phẩm 3D trở nên đa dạng hơn.

Sự phát triển của công nghệ 3D còn mang tới cho người dùng khả năng thưởng thức 3D trên TV mà không cần đeo kính chuyên dụng. GL1 series hay mới đây là ZL2 series với kích thước 55 inch đang là những mẫu TV 3D không cần đeo kính chuyên dụng đầu tiên trên thị trường. Người dùng được loại bỏ cặp kính cồng kềnh trên mắt để thưởng thức phim ảnh nổi một cách thoải mái như trên TV thông thường.

Dù công nghệ này vẫn còn nhiều điều cần cải thiện khi có chất lượng 3D chưa ổn định bằng cách thức sử dụng kính đeo, góc nhìn hẹp và bị hạn chế với những điểm ngọt cố định. Nhưng vẫn có thể thấy được rằng, người dùng là phía được lợi khi có thêm nhiều lựa chọn để thưởng thức 3D tại gia.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng sự cạnh tranh giữa các công nghệ 3D lại chắc đem lại cho người dùng ích lợi gì. Paul Gray, giám đốc mảng thị trường TV châu Âu của DisplaySearch nói: "Chắc hề có một hiệu ứng nào xuất hiện từ sự cạnh tranh giữa các công nghệ 3D".

Gray cho rằng, "người dùng không quan tâm và họ chỉ thấy rằng dù loại 3D nào thì họ cũng đều có thể thưởng thức được 3D. Cuộc chiến 3D chỉ là sự cạnh tranh giữa hai hãng sản xuất TV hàng đầu thế giới tới từ Hàn Quốc".

Theo Số Hóa

Nguồn: Người dùng được lợi từ cuộc chiến 3D - Thông tin công nghệ
 
Bên trên