Nhân công Amazon ở Đức và Ý đình công ngày Black Friday

torune

Film critic
Amazon đã và đang là một đơn vị chủ lực cho trào lưu mua sắm trực tuyến trong những ngày lễ cuối năm, đặc biệt là Black Friday (thứ Sáu Đen), cũng như các ngày còn lại từ giờ cho tới đầu năm mới. Tuy nhiên, vừa qua, một vài công nhân của Amazon tại Châu Âu đã chọn chính Black Friday để tiến hành đình công. Họ gọi sự kiện này là "Strike Friday" (thứ Sáu đình công).

01.jpg

Ảnh: Huff Post

Cụ thể, công nhân làm việc cho các cơ sở của Amazon tại Ý và Đức đã và đang đình công bên ngoài các kho chứa hàng của ông trùm thương mại điện tử để thu hút sự chú ý của nhiều người trước khi đưa ra lý do cho cuộc đình công rằng môi trường làm việc của Amazon gây hại cho sức khỏe của người lao động. Các tác nhân gây hại bao gồm chiến lược lãnh đạo cũng như phương thức chấm công.

Những cuộc đình công ngay lúc này ảnh hưởng khá lớn tới chi nhánh của Amazon ở những thị trường Châu Âu.

Ở những nước đã phát triển, Amazon đang chuyển mình sang các dịch vụ trên mây và dịch vụ cho trí tuệ nhân tạo cung cấp. Nhưng, bên cạnh đó là nhiều báo cáo cho thấy Amazon mập mờ ở công tác khai báo thuế và độc chiếm thị trường của các thương nhân địa phương và các mô hình kinh doanh nhỏ hơn.

02.jpg

Ảnh: AP

Về vấn đề thuế tại các quốc gia ngoài Mỹ hay những nơi Amazon đã có mặt, chính quyền của Anh đã bắt đầu đầu tư vào AI và 5G để hạn chế sự độc quyền của thương nhân nước ngoài. Trong khi đó, ở Châu Âu cũng khó khá nhiều vụ kiện tụng dính líu tới Amazon (và người đồng hương Apple).

Đức là thị trường lớn thứ hai của Amazon, chỉ sau Mỹ. Các cuộc biểu tình ở đây diễn ra tại 6 trụ sở ở Bad Hersfeld, Leipzig, Rheinberg, Werne, Graben và Koblenz. Xin nói thêm, những cuộc biểu tình đã diễn ra từ đầu tuần và dự tính kéo dài đến hết tuần. Ở Ý, công nhân đã liên kết với 3 nghiệp đoàn - CGIL, CISL và UIL - để cùng nhau đình công tại một địa điểm: Piacenza.

Tại Đức, nghiệp đoàn Verdi đã yêu cầu Amazon triển khai quy ước làm việc mới "Gute und gesunde Arbeit" (công việc tốt và khỏe mạnh), được hậu thuẫn bởi nhiều khung pháp lý sẵn có.

03.jpg

Ảnh: Reuters

"Amazon gây tổn hại vĩnh viễn tới sức khỏe nhân viên thông qua cách làm việc. Áp lực cao để tạo ra nhiều sản phẩm trong thời gian ngắn, quyền kiểm soát và giám sát tuyệt đối, văn hóa lãnh đạo tồi và thời gian nghỉ ngơi không đủ là những hiểm nguy trong quá trình lao động tại Amazon" - Stefanie Nutzberger, đại diện Verdi, chia sẻ.

Những bên ủng hộ cuộc biểu tình bên Ý cũng đưa ra ý kiến tương tự. Theo đó, họ hy vọng Amazon tổ chức những cuộc đối thoại mở với các liên đoàn về quan hệ lãnh đạo, sự ổn định của người lao động và phúc lợi.

Hiện, đại diện của Amazon chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào trước những cuộc đình công này.

Năm ngoái, thị trường Đức đã mang về cho Amazon doanh thu hơn 14,2 tỷ USD (nhưng vẫn chưa thể bằng doanh thu hơn 90,3 tỷ USD tại Mỹ). Trong khi đó, Ý là thị trường lớn thứ tư của Amazon tại Châu Âu, chỉ sau Đức, Anh và Pháp. Năm 2016, Amazon đã chi hơn 550 triệu USD để nâng cấp cơ sở hạ tầng cho Ý, tại những nơi mà tiêu chuẩn Internet còn kém so với các vùng khác ở Châu Âu.

Theo Tech Crunch
 

movierwc

New Member
Biểu tình có văn hóa và được pháp luật hỗ trợ tốt thế nhỉ :eek::eek::eek: trời Âu hay thật. :rolleyes::rolleyes::rolleyes:
 
Bên trên