Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
"Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"


Hồi nhỏ đọc câu này mình chỉ tủm tỉm cười đoạn "yêu rồi lấy thầy", còn câu trên thì hiểu một cách mơ hồ và hiểu chưa rõ ràng.

attachment.php

Tất nhiên, câu dưới không có nghĩa là yêu rồi lấy thầy mà có nghĩa là yêu kính người dạy dỗ con mình, nên có khi người ta hay chữa lại câu ca dao để tránh hiểu nhầm thành, "muốn con hay chữ phải yêu kính thầy".

Về câu đầu, theo cách hiểu thông thường thì có nghĩa là "muốn sang (sông) thì phải bắc cầu", nhưng ở đây còn có thêm chữ kiều, cầu kiều, tại sao phải là cầu kiều, đâu phải sông nào cũng bắc cầu kiều?

Vậy cầu kiều là gì? Trong tiếng Việt cổ có một từ "kiều" dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa: "Sông sâu ngựa lội ngập kiều/ Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương" hay là "Ngựa ô anh thắng kiều vàng/ Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh". Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều. Vậy nên ở đây cầu kiều có nghĩa là cây cầu cong cong cao cao giống với cái yên ngựa.

Còn theo điển tích thời Tam Quốc, Tào Tháo cho xây Đài Đồng Tước tại Lâm Chương, Hà Nam với ý định sau chiến thắng sẽ an dưỡng tại đây, tuyển mỹ nữ vui thú cảnh hồi xuân. Đài Đồng Tước gồm 1 đài chính và 2 đài phụ ở phía đông và phía tây (Ngọc Long và Kim Phượng). Chúng được nối với nhau bằng những chiếc cầu cong nguy nga bề thế vững chãi. Tào Thực (Con trai Tào Tháo) đã làm phú ca ngợi rằng: "Liên nhị kiều ư đông tây hề/ Nhược trường không chi đế đống"; dịch nghĩa: Hai cây cầu nối từ đông sang tây/ Như cầu vồng chói sáng giữa trời cao.

Tuy nhiên, sau đó Gia Cát Lượng Khổng Minh tài ba cái thế đã sửa lại để dùng cho kế khích tướng của mình (dẫn đến trận Xích Bích lừng lẫy), thành "Lãm nhị Kiều ư đông nam hề, Lạc triêu tịch chi dữ cộng", Nghĩa là: Tìm hai Kiều nam phương về sống, Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân". Trong đó Tiểu Kiều là vợ của Chu Du, Đại Kiều là vợ của Tôn Sách (người lập nên nhà Đông Ngô).

Kết lại, người ta quan niệm cầu kiều là một loại cầu đẹp và sang trọng, bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã.

Vì thế câu này nên được hiểu theo nghĩa: muốn sang (sang trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài.

Với những hàm ngôn quá sâu gắn với điển tích như vậy, rất có thể bài ca này do lớp trí thức Nho học sáng tác và rơi vào hiện tượng “Những bài thơ bay đi” theo cách nói của nhà thơ Xuân Diệu để trở thành ca dao. Và dân gian dùng bài ca khuyên nhủ con cháu trên tinh thần lấy thông điệp cơ bản để giáo dục là chủ đạo chứ không cần cắt nghĩa tường minh.

BuiAn tổng hợp phân tích
 

capricorn131

Active Member
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải "yêu lấy thầy"
~> sao không nói là "yêu quý thầy" hay gì gì đó nhỉ?! Tiếng Việt cực kì phong phú, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng, ai muốn "hiểu" sao cũng được :))

Nhất tự vi sư, bán tự vi sinh
Kính chúc các Thầy/Cô những điều tốt đẹp nhất!
 

quanchua

Well-Known Member
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

em cũng yêu cô giáo lắm
sure.gif
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

Mình thì lại nhớ một đôi câu đối thời còn khó khăn

Thầy giáo, tháo giầy đi chân đất
Nhà trường, nhường trà uống nước sôi. :D
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

"Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy"


attachment.php

BuiAn tổng hợp phân tích
Nguyên gốc của 02 câu này là:
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thày”
Sau này được một số tác phẩm điện ảnh (Hài) sửa lại cho khớp với kịch bản nên chuyển dị là:
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thày”

Còn về "Cầu kiều" em lục thấy có bài của Ths Nguyễn Đình Minh nói rất rõ về nghĩa của chúng, qua đó thấy luôn được nội dung của câu ca dao trên:
Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc được thể hiện trong rất nhiều ca dao tục ngữ thành ngữ. Trong số ấy có một bài ca dao rất hay, nhưng trong đó có một từ ghép“Cầu Kiều” thì không mấy ai tường nghĩa: “Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu kính thày”.
LuCau_kieu_chientranhTrungNhat_7Jul1937.jpg
Bài ca có một số dị bản do là văn học truyền miệng, nhưng từ “cầu kiều” ở bài ca nào cũng có. Khi đọc bài ca này, người Việt ai cũng hiểu được thông điệp mà nó muốn truyền tải, đó là phải yêu quý kính trọng người thày thì mới có thể trở thành người tài giỏi hữu dụng; và đó cũng là điều căn cốt nhất.
Mặc dầu vậy để thấu đáo nội dung bài ca thì không thể chỉ hiểu như vậy. Trong bài ca, câu “bát” rất rõ nghĩa, nhưng câu “lục” ẩn chứa tầng hàm ngôn cần lý giải. Cấu trúc của nhiều bài ca dao, các câu lục thường nêu một thông tin có sự tương đồng về hình thức với dụng ý so sánh, để vừa gắn kết và làm sáng rõ ý của câu bát cùng toàn bộ bài ca ; Nhưng ở đây, mật mã là từ “cầu kiều” chưa rõ ám chỉ gì?
Theo từ điển Hán -Việt của Thiều Chửu (1902-1954) là nhà văn hóa, dịch giả, cư sĩ, và từ điển của một số tác giả khác thì có ba cách giải nghĩa khác nhau. Ba cuốn từ điển của Nguyễn Quốc Hùng, Bửu Kế,Thiều Chửu, đều có chung chú thích “Kiều” với nghĩa loại từ là tính từ biểu thị sự cao và cong. Tuy vậy, trong từ điển còn nêu 2 loại nghĩa khác. Đó là từ “kiều”, với loại từ là tính từ lại đồng thời mang nghĩa mềm mại đáng yêu. Cũng tại đây, các cuốn từ điển đồng thời xác định từ “ kiều” mang nghĩa danh từ lại cũng mang nghĩa cao và cong.
Dựa vào cách tiếp cận nghĩa của từ vựng tiếng Việt và thông điệp của bài ca, ta có thể loại được cách giải thích từ “Kiều” mang nghĩa mềm mại đáng yêu. Tương tự từ kiều với loại từ xác định là danh từ cũng không đúng vì “Kiều” tiếng Hán có nghĩa là cầu ; vả lại danh từ không có chức năng bổ ngữ cho danh từ. Một số tác giả khác cho rằng, bởi là văn học dân gian, nên người xưa không chú trọng cấu trúc ngữ pháp trong cách tạo từ. Điều này có thể đúng, nhưng so sánh “Thày” với sự “mềm mại đáng yêu” thì rõ ràng không đạt chuẩn mực.
Như vậy cách hiểu đúng nhất về từ kiều” là: nó thuộc loại từ tính từ, làm nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ “cầu”; và nghĩa của cả từ ghép là cây cầu cao và cong. Từ đây cũng xác định được từ “kiều” trong bài ca không là từ viết hoa, tức là nó không phải là tên riêng của người hoặc vật.
Vấn đề tiếp tục đặt ra cây cầu cao và cong có ý nghĩa gì trong việc biểu thị ý kính trọng thày? Có rất nhiều giả thuyết đặt ra, nhưng hiện tại có hai cơ sở từ thực tiễn và truyền thuyết lịch sử có thể dựa vào để biện giải. Về thực tiễn, chiếc cầu cao cong sang trọng là chiếc cầu mà các nhà quyền quý thường cho đặt ở các hồ thủy tạ. Đứng giữa cầu (đỉnh cong nhất) có cảm giác như vượt lên đỉnh núi để ngắm trăng thanh hóng gió lành, thu khí tốt của vũ trụ.
Về truyền thuyết, nó gắn với sự tích Tào Tháo đánh Đông Ngô (Thời tam quốc 220-264), để tỏ rõ lòng quyết tâm và tin tưởng vào chiến thắng Tháo đã cho xây Đài Đồng Tước tại Lâm Chương Hà Nam với ý tưởng sau chiến thắng sẽ hưu trí tại đây, tuyển mỹ nữ vui thú cảnh hồi xuân. Sự kiện này đã được Khổng Minh dùng ly gián kế nói là Tháo sẽ bắt hai chị em Tiểu Kiều (Vợ Chu Du) và Đại Kiều (Vợ Tôn Sách) làm cho cuộc chiến Xích Bích nổ ra.
Đài Đồng Tước gồm 1 đài chính và 2 đài phụ ở phía đông và phía tây (Ngọc Long và Kim Phượng). Chúng được nối với nhau bằng những chiếc cầu cong nguy nga bề thế vững trãi. Tào Thực (Con trai Tào Tháo) đã làm phú ca ngợi rằng: Liên nhị kiều ư đông tây hề/ Nhược trường không chi đế đống; dịch nghĩa: Hai cây cầu nối từ đông sang tây/ như cầu vồng chói sáng giữa trời cao.
Từ đây “cầu kiều” trở thành biểu tượng của con đường chân lý sáng láng dẫn tới sự cao quý sang trọng quyền lực tột đỉnh. Như vậy hàm ngôn của toàn bài ca được biểu thị bởi 2 vế so sánh : muốn đạt thành tựu lớn thì phải bắc cầu kiều, tương ứng với sự học có kết quả cao thì “phải yêu kính thày”. Đấy là 2 điều kiện tiên quyết để con người lập được những thành công trong cuộc đời mình. Người thày được ngầm ví như cây cầu cao cong dẫn trò chinh phục những đỉnh cao, những bến bờ.
Với những hàm ngôn quá sâu gắn với điển tích như vậy, rất có thể bài ca này do lớp trí thức Nho học sáng tác và rơi vào hiện tượng “Những bài thơ bay đi” theo cách nói của nhà thơ Xuân Diệu để trở thành ca dao. Và dân gian dùng bài ca khuyên nhủ con cháu trên tinh thần lấy thông điệp cơ bản để giáo dục là chủ đạo chứ không cần cắt nghĩa tường minh./.
 

adnb46

Member
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

em là thầy giáo đây các bác, mới đi dạy ngày đầu tiên vào hôm qua.kkkkk
 

hunterval

Active Member
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

câu của bác Bùi An cũng hay, nhưng quá vịnh vào tiếng Hán.
Xin góp 1 câu thuần Việt khỏi giải thích dài dòng:
" Qua sông thì phải lụy đò
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

Cảm ơn bác chủ!

:-? Em thấy bác quanchua và bác giuadongdoimiusinh là 2 bác năng nổ nhất trong lĩnh vực tình yêu!
 

ngophuongnam_2006

Active Member
Ðề: Nhân ngày 20 - 11 nói chuyện ca dao

Một số ca dao, tục ngữ khiến chúng ta hiểu nhầm hoặc không rõ. Cầu Kiều như bác An nói là chính xác. Hoặc như câu "Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh... đạo tặc". Do nói nhiều quá mọi người cũng tưởng thiệt chứ thật ra là "bần cùng bất năng di". Ý nói đại khái là người nghèo làm việc gì cũng khó chứ đâu phải ai nghèo cũng sinh trộm cướp... Nhưng mà thời buổi bây giờ mình thấy cũng hơi bị đúng à nha, hihi.
 
Bên trên