Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Thế Anh

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công ngệ

Bài mới viết cũng ngu ko kém

Nhưng ko hiểu sao bọn số hóa lại lấy được hình anh CHIP và bộ dàn lên để minh họa nhỉ?
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công ngệ

Bài mới viết cũng ngu ko kém

Nhưng ko hiểu sao bọn số hóa lại lấy được hình anh CHIP và bộ dàn lên để minh họa nhỉ?

Thế mới hỏi bác Chip xem bác ý có quen với "người mới chơi HD ở quận 3" không mà bác ý lại không biết >:)
 

tinhdhd

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công ngệ

moá ơi,đọc loạt bài của mấy chú póng viên này nhảm và buồn cuời quá,nghe mấy bác kháo nhau vui phết,kakakaka.đúng là chuối 1 nãi,CRT mà xem HD thì chỉ pó tay con chim bay...ai da đau bùng với mấy thằng viết nhảm quá,ăn cơm với muối lại còn ngồi trên núi viết bài...lạy chúa
 

game_matter

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Hạn chế lớn nhất của TV CRT khi chơi phim HD là sắc màu thường không trung thực mặc dù hệ thống PC hỗ trợ mạnh đến từng nào. Một thành viên có nick Nhatvm tại diễn đàn HDVietnam cho hay, anh đã thử dùng máy tính card đồ họa rời Nvidia 7900GS cùng TV Panasonic CRT 21 inch. Hình ảnh xuất ra màn hình khá nét, nhưng màu sắc nhờ nhợ dù sửa màu đủ cách nhưng "vẫn không hề ưng ý", anh nói.
Bác Nhatvm nào của HDVN mình ra mặt cho em hỏi cái thằng PV đó phỏng vấn bác khi nào thế ạ :D
cả cái hình lão Chip "ngồi viết phụ đề" nữa ,chẳng biết lấy đâu ra :))
 

laser_HDTV

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

... cái hình lão Chip "ngồi viết phụ đề" nữa ,chẳng biết lấy đâu ra :))

Em cũng thắc mắc chả biết tay phóng viên ấy lấy đâu ra hình bác Chip nhà ta ngồi vọc bộ máy trông cần mẫn nông dân phết :)) :)) :)) đề nghị bác Chip bật mí cho anh em hết tò mò?
(cả bài viết dài chỉ được bức hình là có giá, kekeke)
 

Dai Minh Kim

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Tác giả bài báo chuối thiệt đó nhe, không biết cha nội gà này nghe ai nói vậy ta ? hay cha này tự biên tự diễn nhỉ. Mình bấy giờ chỉ ước gì biết cha nội này là thằng cha nào để né cho nó đỡ khổ
 

sudoku

Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

em nghĩ bác viết bài cho Sohoa.net chưa tham gia diễn đàn HDVN, nghe lóm được vài câu thì về phăng ra mà viết bài thôi, thông tin trên NET nhiều như vậy mà cũng chẳng biết chọn lọc, đúng là quá kém :(
 

hoangtuan_neu

Active Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Cập nhật : 15/03/2009

Chọn TV LCD để chơi HD

Nhiều dân chơi HD khi chọn TV LCD thường để ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng hơn là độ phân giải và độ tương phản động mà nhà sản xuất chú trọng.

"Nếu chi phí đầu tư chỉ đủ cho màn hình LCD không quá 50 inch, thì việc lựa chọn công nghệ Full HD hay HD Ready là điều không quan trọng", anh Việt Anh với nickname Chip, quản trị viên của diễn đàn HD Việt Nam, chia sẻ. Anh phân tích, với kích cỡ trên, mắt thường khó thể nhận biết được sự khác biệt giữa hai độ phân giải này khi ngồi xem phim ở khoảng cách từ 2 tới 4 mét. Chỉ những người chơi tinh ý với chút kinh nghiệm hoặc phải ghé sát mắt vào màn hình thì mới có thể thấy được khác biệt về độ phân giải này. Bên cạnh đó, việc chiếu phim có độ phân giải 720p (chiếm đa số tại VN) trên màn hình Full HD sẽ không khác gì khi chiếu trên màn hình HD Ready.

1.jpg

Lựa chọn thông số tivi LCD được in trên tờ bướm. Ảnh: H.T.​

Các tiêu chí quan trọng được anh đưa ra để người tiêu dùng lựa chọn một chiếc TV LCD ưng ý nhất cho HD là: chi tiết hình ảnh, độ trung thực của màu sắc, góc nhìn (dọc và ngang), thang độ màu đen và tính năng cân chỉnh tự động - những đặc điểm hầu như không nhà sản xuất nào nhấn mạnh khi bán sản phẩm của mình. Để chọn lựa người mua cũng phải có đôi mắt "kinh nghiệm". Một tiêu chí anh tâm đắc khi chọn mua LCD là "LCD tốt hiển thị rõ chi tiết hình ảnh khó thể hiện trong khi LCD không tốt thì làm bết chúng lại". Ví dụ cụ thể trong trường hợp hình ảnh hiển thị trên TV LCD gồm một tấm vải đen và con kiến đen: nếu người xem có thể phân biệt được rõ ràng con kiến và tấm vải thì có thể yên tâm về thông số quan trọng nhất của sản phẩm này. Đây cũng là bài kiểm tra để người tiêu dùng định rõ được độ tương phản thực sự của sản phẩm, loại bỏ thông số “tương phản động” mà nhà sản xuất đưa vào chỉ mang tính quảng cáo.

Bên cạnh đó, thang độ màu đen cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thẩm định TV LCD. Bởi đây là điểm yếu trong công nghệ sản xuất màn hình LCD, nên mặc nhiên trong giới kỹ thuật nó cũng được xem là một tiêu chí để đánh giá loại sản phẩm này. Màn hình LCD được cấu tạo chính từ tấm LCD (panel) và đèn nền. Nếu tấm LCD có chất lượng tốt thì ánh sáng từ đèn nền khi cần có thể bị chặn hầu hết để màn hình thể hiện màu đen sâu thẳm. Đẳng cấp LCD có thể bị phơi bày khi so sánh các dòng LCD với các giá tiền khác nhau. Cùng thể hiện một màu đen, TV cao cấp cho màu đen tuyền, TV tầm trung cho màu đen pha xám, LCD thấp cấp cho màu xám bạc.

Anh Phương, quận Tân Bình, TP HCM, cũng cùng ý kiến trên, nhưng còn lưu ý đến tốc độ dòng quét và thời gian đáp ứng.

Nhiều TV LCD cũ chỉ hỗ trợ tốc độ này ở mức 60 Hz nên thường có hiện tượng giật hoặc nhòe hình ở những hình ảnh chuyển động nhanh. Các dòng TV LCD mới hỗ trợ dòng quét đến 120 Hz hay 240 Hz khắc phục hiệu quả hơn nhược điểm này.

Theo nhiều người chơi khác, thông số về thời gian đáp ứng (respond time) cũng khá quan trọng. Phần lớn các loại TV LCD đang có mặt trên thị trường đều đã được cân bằng ở mức 8 ms - con số này cải thiện rất nhiều chất lượng hình ảnh hiển thị so với thông số cũ 16 ms.

Trong khi đó, định nghĩa chính xác về respond time là khoảng thời gian để một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái từ tối sang sáng và ngược lại (rising time và falling time) vẫn không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Các nhà sản xuất chỉ đưa ra thông số 5 ms hay thậm chí 2 ms để chạy đua nhưng đều không nêu rõ con số này có được chỉ tính 1/2 chặng đường từ tối sang sáng hay toàn bộ quá trình này.

cho1.jpg

Những thông số nghe ấn tượng từ quảng cáo chưa chắc đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng hình. Ảnh: Hoàng​
Hà.

Nhiều dân chơi dân chơi HD cho biết, họ không chú ý nhiều vào các tiêu chí nổi bật nhằm câu khách do nhà sản xuất đưa ra, như độ tương phản động.

Một chiếc TV LCD được quảng cáo có độ tương phản động lên đến 1.000.000:1, hay tốc độ đáp ứng 2 ms, nhưng "những con số này ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của chiếc TV thì không được làm rõ", anh Bùi Văn Hậu, Thủ Đức, TP HCM, cho hay. Theo anh, đó chỉ là những chiêu tiếp thị của nhà sản xuất nhằm ghi "kỷ lục" trong mắt khách hàng.

Với dân chơi HD thì độ tương phản tĩnh quyết định rất nhiều đến việc thể hiện hình ảnh chi tiết hay không, nhưng hầu như con số này không được bất cứ nhà sản xuất TV LCD nào đưa ra, bởi nó không gây ấn tượng bằng độ tương phản động. Nếu như độ tương phản động khoảng 3.000:1 thì độ tương phản tĩnh tương ứng nhỏ hơn nhiều (chỉ khoảng vài trăm). Nhưng độ tương phản tĩnh ở LCD chỉ cần đạt mức khoảng 800:1 là đã có thể hiển thị hình ảnh chi tiết tuyệt vời.

Việc này cũng tương tự như việc nhiều thiết bị nghe nhạc được ghi công suất đỉnh (PMPO) 1.500 Watt để quảng cáo trong khi công suất thực (RMS) của chúng trên thực tế chỉ đạt khoảng 50 Watt.

Thị trường VN có nhiều thương hiệu TV LCD, sự ưa chuộng cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người, trong đó, Sony, Panasonic, LG, Samsung được dân chơi HD đánh giá cao. Thương hiệu Sharp có nhiều mẫu cao cấp, chất lượng được đánh giá tốt nhưng lại hiếm gặp trong nước.

Mã:
LCD Full HD và HD Ready tại VN hiện có giá chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, việc quảng cáo ồ ạt cũng như sự chạy đua của các hãng sản xuất cho công nghệ mới này thường khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang.

Ready HD có độ phân giải 1.280 x 720 pixel, còn Full HD có độ phân giải lên tới 1.920 x 1.080 pixel.

Source : http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2009/03/3B9AFD0C/
 

sieucan

Active Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Sai ở chỗ nào vậy Tuấn ui?
 

James Vo

Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công ngệ

4/Phim HD nào mà dung lượng thường 23-25Gb một phim??? Nếu là lọai 7.1 Audio HD thì dung lượng cao hơn, mà cũng hiếm chứ ko phải là thường được

Em thấy có phim Bluray loại này mừ ( 23 - 25 GB ). Hình như là nó bỏ bớt mấy phần hông cần thiết trong phim đó ( behind scenes hay mấy đọan phim giới thiệu gì đó )
 

hoangtuan_neu

Active Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Sai ở chỗ nào vậy Tuấn ui?
Cập nhật : 15/03/2009

Chọn TV LCD để chơi HD

Nhiều TV LCD cũ chỉ hỗ trợ tốc độ này ở mức 60 Hz nên thường có hiện tượng giật hoặc nhòe hình ở những hình ảnh chuyển động nhanh. Các dòng TV LCD mới hỗ trợ dòng quét đến 120 Hz hay 240 Hz khắc phục hiệu quả hơn nhược điểm này.

Thực sự là em không hiểu dòng quét mà bác ấy viết ở đấy là gì, chính xác ra đó là Refresh Rate, Refresh Rate đo lường xem màn ảnh có thể vẽ lại bao nhiêu frames trong một giây đồng hồ. Loại LCD có refresh rate là 120Hz, tức là mỗi giây màn ảnh được refresh 120 lần. Ví dụ khi coi các phim ảnh hoặc các chương trình thể thao trên ESPN (như là bóng bầu dục) mà hình ảnh trên TV chuyển động quá nhanh thì các loại tivi có refresh rate là 60Hz thường bị nhòe đi (trái banh bay trên không trung nhìn giống như là có cái đuôi phía sau), còn 120Hz thì "nét như HD :)) "! :)>-


Cập nhật : 15/03/2009


Theo nhiều người chơi khác, thông số về thời gian đáp ứng (respond time) cũng khá quan trọng. Phần lớn các loại TV LCD đang có mặt trên thị trường đều đã được cân bằng ở mức 8 ms - con số này cải thiện rất nhiều chất lượng hình ảnh hiển thị so với thông số cũ 16 ms.

Trong khi đó, định nghĩa chính xác về respond time là khoảng thời gian để một điểm ảnh thay đổi từ trạng thái từ tối sang sáng và ngược lại (rising time và falling time) vẫn không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Các nhà sản xuất chỉ đưa ra thông số 5 ms hay thậm chí 2 ms để chạy đua nhưng đều không nêu rõ con số này có được chỉ tính 1/2 chặng đường từ tối sang sáng hay toàn bộ quá trình này.
Định nghĩa chính xác thì Respond Time là khoảng thời gian cần thiết để một điểm pixel trên màn hình từ trạng thái non-active (tắt) trở thành active (mở) khi màn hình nhận được lệnh.
Còn nôm na thì các bác mình vẫn thường hiểu thì Respond Time là thời gian để 1 điểm ảnh chuyển từ màu này sang màu khác. Respond time mà lớn, lúc hình ảnh thay đổi -> điểm ảnh của màn hình ko đáp ứng kịp -> khung hình (frame) cũ sẽ mờ mờ chứ không mất hẳn -> rất gây khó chịu, mà bà con nhà mình hay gọi đó là hiện tượng bóng ma 8-}


 

dunga

Active Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Còn bác phóng viên này lại dựa vào công nghệ những năm cuối thế kỷ trước để viết bài. Chả hiểu sao lại cho rằng tuổi thọ của Plasma chỉ là 30.000h!
http://vnexpress.net/GL/Vi-tinh/2009/03/3BA0CE4D/
 

ohyesssvn

Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

thực ra cấu hình máy bạn quá ổn rồi,decode bằng VGA tuy hình ảnh chuyển đọng có vẻ mượt mà hơn và CPU hoạt động ít hơn nhưng về phần âm thanh và chiêu sâu của hình lại ko bằng decode CPU,theo tôi bạn nên đọc bài của bác Nhâm18 và của bác Chip nhé,đây là ý kiến của cá nhân mình....còn tuỳ thuộc vào cảm nhận của bạn nhé...Thân:-h
:confused: .
 

9fly

Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ




Thực sự là em không hiểu dòng quét mà bác ấy viết ở đấy là gì, chính xác ra đó là Refresh Rate, Refresh Rate đo lường xem màn ảnh có thể vẽ lại bao nhiêu frames trong một giây đồng hồ. Loại LCD có refresh rate là 120Hz, tức là mỗi giây màn ảnh được refresh 120 lần. Ví dụ khi coi các phim ảnh hoặc các chương trình thể thao trên ESPN (như là bóng bầu dục) mà hình ảnh trên TV chuyển động quá nhanh thì các loại tivi có refresh rate là 60Hz thường bị nhòe đi (trái banh bay trên không trung nhìn giống như là có cái đuôi phía sau), còn 120Hz thì "nét như HD :)) "! :)>-



Định nghĩa chính xác thì Respond Time là khoảng thời gian cần thiết để một điểm pixel trên màn hình từ trạng thái non-active (tắt) trở thành active (mở) khi màn hình nhận được lệnh.
Còn nôm na thì các bác mình vẫn thường hiểu thì Respond Time là thời gian để 1 điểm ảnh chuyển từ màu này sang màu khác. Respond time mà lớn, lúc hình ảnh thay đổi -> điểm ảnh của màn hình ko đáp ứng kịp -> khung hình (frame) cũ sẽ mờ mờ chứ không mất hẳn -> rất gây khó chịu, mà bà con nhà mình hay gọi đó là hiện tượng bóng ma 8-}



Theo tôi biết thì LCD không có respond time mà chỉ có response time.

Ngoài ra response time trong TFT/LCDchính là thời gian cần thiết để điểm ảnh chuyển từ đen sang trắng và từ đen sang đen lại. Tùy theo hãng sẽ có cách tính toán khác nhau cho quá trình này.

Hiện tại với cách tính toán mới thì response timeđược tính cho thời gian G2G (grey to grey) chỉ chuyển từ xám sang xám lại. Do vậy nhiều màn hình được tính với response time nhỏ hơn trước nhiều tuy không thay đổi mấy về công nghệ. Ngoài ra các hãng cũng tăng khả năng chép đè data lên pixel chưa kịp tắt và tính luôn thành khả nằng response time.

Nếu bác muốn đọc thì xin vào đây xem. Link này giới thiệu rất nhiều công ngệ đang được áp dụng cùng tên thương mại của từng hãng.
Mã:
http://www.tftcentral.co.uk/advanced.htm

Thực ra thấy các bác bắt bẻ từng chữ từng câu của người nào đấy tôi thấy (nói xin lỗi trước các bác đừng giận) như trò trẻ con.

Mọi thứ đều có nhiều mặt của nó. Có thể bạn hiểu vấn đề như thế này nhưng người khác hiểu khác thế thôi. Cuối cùng của chuyện chê người khác viết vớ vẩn hay ngu ngơ chỉ để thấy mình giỏi hơn hay tốt hơn ?????. ^:)^

Xin lỗi nếu bác đọc lại thấy bực mình nhưng tôi nghĩ trước khi nói người khác sai thì nên kiểm tra lại kiến thức của mình đã đúng chưa và đúng ở đâu.

Have a good day.
 

Dai Minh Kim

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

T

Thực ra thấy các bác bắt bẻ từng chữ từng câu của người nào đấy tôi thấy (nói xin lỗi trước các bác đừng giận) như trò trẻ con.

Cuối cùng của chuyện chê người khác viết vớ vẩn hay ngu ngơ chỉ để thấy mình giỏi hơn hay tốt hơn ?????. ^:)^

Ở đây ae HD không có ý chê người viết ngu, ae chỉ có ý nếu đã viết thì nên viết cho chuẩn bởi vì bài viết của anh sẽ có nhiều người theo dõi và cũng chính vì sự sai lầm của tác giả sẽ làm cho nhiều người khác có sự sai lầm theo. Chẳng ai khuyên khích người khác đem cái ngu dốt đi quảng bá tùm lum hết, nếu có điều đó xảy ra thì họ đang manh tâm đầu độc độc giả đó bạn, điều đó chẳng hay ho chút nào

và cuối cùng cũng xin lặp lại câu của bạn " Xin lỗi nếu bác đọc lại thấy bực mình nhưng tôi nghĩ trước khi nói người khác sai thì nên kiểm tra lại kiến thức của mình đã đúng chưa và đúng ở đâu ".
 

9fly

Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Theo tôi biết thì trên này có bác Cuti. Dân điện tử và đã có thời gian làm công việc chuyên cân chỉnh TV. Nếu có thắc mắc các bác có thể liên lạc bác Cuti.

hehe. Em xin lỗi anh Cuti vì lôi anh vào đây.

@Dai Minh Kim,
Xin bác hiểu cho, người viết cũng có những quan điểm chủ quan của mình và chắc chắn không phải ai cũng có cái tài mà viết mà chiều lòng tất cả người đọc báo.

Bản thân tôi cũng đã đọc bài báo đấy và thấy chẳng hiều sao báo bảo là mang sự ngu dốt đi quảng bá hay thế nào là đầu độc? Chắc mấy chuyện làm tươi nhanh hay độ tương phản lớn thì xem được hình đẹp hơn. Hay khuyên người mua hàng đừng nhìn vào thông số màn hình mà hãy tự nhận biết bằng cách xem trực tiếp là đầu độc người đọc. Theo cá nhân tôi viết thể cũng là khá rồi.

Còn nữa, thể nào người viết bài báo đấy cũng nằm trong cộng đồng này, không hiểu sẽ nói thế nào khi đọc được mấy cái nhận xét được viết trên. Thôi thì cứ để họ xem lại rồi viết lại cho chiều thêm được một số đọc giả nữa. May mà viết có mấy cái thông số LCD đã bị phang tán loạn không biết mon men sang viết chuyên sâu về đầu phát hay công nghệ giải nén hay chương trình quản lý phim trên máy tính.... thì chắc lại thành chiến tranh liên Triều quá. hihi.

Em chúc cả nhà vui vẻ.
 

REVOLUTION

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Theo tôi biết thì LCD không có respond time mà chỉ có response time.

Ngoài ra response time trong TFT/LCDchính là thời gian cần thiết để điểm ảnh chuyển từ đen sang trắng và từ đen sang đen lại. Tùy theo hãng sẽ có cách tính toán khác nhau cho quá trình này.

Hiện tại với cách tính toán mới thì response timeđược tính cho thời gian G2G (grey to grey) chỉ chuyển từ xám sang xám lại. Do vậy nhiều màn hình được tính với response time nhỏ hơn trước nhiều tuy không thay đổi mấy về công nghệ. Ngoài ra các hãng cũng tăng khả năng chép đè data lên pixel chưa kịp tắt và tính luôn thành khả nằng response time.

Nếu bác muốn đọc thì xin vào đây xem. Link này giới thiệu rất nhiều công ngệ đang được áp dụng cùng tên thương mại của từng hãng.
Mã:
http://www.tftcentral.co.uk/advanced.htm

Thực ra thấy các bác bắt bẻ từng chữ từng câu của người nào đấy tôi thấy (nói xin lỗi trước các bác đừng giận) như trò trẻ con.

Mọi thứ đều có nhiều mặt của nó. Có thể bạn hiểu vấn đề như thế này nhưng người khác hiểu khác thế thôi. Cuối cùng của chuyện chê người khác viết vớ vẩn hay ngu ngơ chỉ để thấy mình giỏi hơn hay tốt hơn ?????. ^:)^

Xin lỗi nếu bác đọc lại thấy bực mình nhưng tôi nghĩ trước khi nói người khác sai thì nên kiểm tra lại kiến thức của mình đã đúng chưa và đúng ở đâu.

Have a good day.

Xin thông cãm với những phóng viên trên các mạng thông tin ( và báo chí nói chung ).
Họ cũng là những người bình thường còn phải đi làm kiếm sống, không dư tiền để mà chơi HD như một số anh em. Chẵng qua phải viết bài, lãnh lương nên họ phải search goole, hỏi thăm bạn bè, phỏng vấn người tiêu dùng, Trăm người mười ý nên sai sót là lẽ đương nhiên thôi.
Đến những chuyên gia về HD trên các mạng Review HD cũng search google, vá ghép thông tin rồi kết bằng vài cãm nhận cá nhân còn viết sai nữa là ...
Các Bác chê bai họ, đòi cho " mất việc " thì cũng tội, họ còn phải lo cho gia đình và con cái nữa chứ.
May mà Topic này chỉ là vui đùa, tán gẩu nên cũng xuề xòa đi các Bác nhé
 
Chỉnh sửa lần cuối:

thachthuc

Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

mình dùng crt sony trinitron g200s 17 inch xem rất đẹp kết hợp voi vgacard 8800gts kg thua gì lcd
 

vat1984

New Member
Ðề: Những bài viết ngớ ngẩn về HD của các tạp chí về công nghệ

Xin thông cãm với những phóng viên trên các mạng thông tin ( và báo chí nói chung ).
Họ cũng là những người bình thường còn phải đi làm kiếm sống, không dư tiền để mà chơi HD như một số anh em. Chẵng qua phải viết bài, lãnh lương nên họ phải search goole, hỏi thăm bạn bè, phỏng vấn người tiêu dùng, Trăm người mười ý nên sai sót là lẽ đương nhiên thôi.
Đến những chuyên gia về HD trên các mạng Review HD cũng search google, vá ghép thông tin rồi kết bằng vài cãm nhận cá nhân còn viết sai nữa là ...
Các Bác chê bai họ, đòi cho " mất việc " thì cũng tội, họ còn phải lo cho gia đình và con cái nữa chứ.
May mà Topic này chỉ là vui đùa, tán gẩu nên cũng xuề xòa đi các Bác nhé

Em cũng làm báo, đã viết lên báo chí, cho công chúng đọc (chứ ko phải tán gẫu trên forum như anh em mình) thì phải chuẩn xác chứ, sao lại coi vì cơm áo gạo tiền nên viết sai là lẽ đương nhiên được bác.

Em thấy người viết sai 1, thì người biên tập cũng còn sai 10. Là biên tập viên của cả 1 tờ báo công nghệ như thế mà ko hiểu biết, để cả 1 bài viết với hàng lọat lỗi ngớ ngẩn như vậy lên thì ko chấp nhận được!
 
Bên trên