Nokia chia sẻ những thông tin quan trọng để tăng cường đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực 5G tại VN

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Mới đây Nokia đã tổ chức hội nghị bàn tròn để trao đổi về hiện trạng công nghệ 5G tại Việt Nam. Hội nghị do bà Nguyễn Thị Kim Dung, Tổng Giám đốc và ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc Công nghệ mới được bổ nhiệm của Nokia Việt Nam chủ trì. Hội nghị đã cập nhật những thông tin quan trọng liên quan đến vai trò của công nghệ 5G trong việc thúc đẩy chương trình chuyển đổi số của Việt Nam cũng như tăng tốc độ ứng dụng các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở trong nước.

5G-City-II-1250x585.jpg

Tại hội nghị bàn tròn này, đại diện Nokia đã chia sẻ những thông tin về cách thức theo đó công nghệ 5G có thể trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy Chương trình Chuyển đổi số của đất nước. Việt Nam đặt mục tiêu phát triển xã hội số vào năm 2030 và do đó, việc cung cấp kết nối, truy cập tốt hơn vào các dịch vụ băng rộng sẽ là một tiền đề quan trọng để đạt được mục tiêu quốc gia về kinh tế số. Hội nghị còn trao đổi về cách thức theo đó các ứng dụng kết nối thế hệ mới có thể hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi các ngành kinh tế của đất nước, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất, kho cảng và y tế cũng như chương trình phát triển đô thị thông minh của chính phủ.

“Việc ứng dụng công nghệ 5G không chỉ hỗ trợ quá trình đổi mới kinh doanh mà còn có những tác động sâu rộng hơn về mặt kinh tế và xã hội. Các thành phố, nhà máy và bệnh viện tương lai của Việt Nam sẽ dựa vào năng lực kết nối mới để phát huy tối đa tiềm năng của các giải pháp dựa trên nền tảng 5G như là trí tuệ nhân tạo (AI), Internet Vạn vật và tự động hóa. Trong bối cảnh đất nước quyết tâm triển khai cơ sở hạ tầng thiết yếu để mở rộng vùng phủ sóng 5G trên phạm vi toàn quốc, Nokia tin tưởng rằng công nghệ 5G chính là nền tảng để góp phần mở ra một kỷ nguyên mới về đổi mới sáng tạo, qua đó hỗ trợ sự tăng trưởng trên phạm vi toàn quốc” bà Nguyễn Thị Kim Dung, Tổng Giám đốc Nokia Việt Nam phát biểu.

Tại hội nghị bàn tròn này, đại diện Nokia còn cho biết, công nghệ 5G sẽ tạo đột phá trong các ngành phụ thuộc nhiều vào tài nguyên của Việt Nam, tức là những ngành đã bỏ lỡ cơ hội tham gia ‘cuộc cách mạng số hóa ban đầu’ nhưng giờ đây có cần chuẩn bị sẵn sàng để tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sắp diễn ra thông qua số hóa các quy trình và tăng cường tự động hóa. Để đạt được những cấp độ mới chưa từng có về chuyển đổi số, đại diện của Nokia cho rằng những ngành đó cần tạo thuận lợi cho những kết nối giữa cảm biến, máy móc và người lao động, và tất cả những điều đó đều đòi hỏi các giải pháp mạng không dây trọng yếu.

“Công nghệ 5G cung cấp kết nối cần thiết trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại Việt Nam và giúp đạt được mức độ cải thiện năng suất làm việc chưa từng có, kết nối mọi thành phần trong các ngành kinh tế và doanh nghiệp. Đặc biệt là trong bối cảnh của những thách thức gây bởi đại dịch COVID-19, yêu cầu về kết nối có độ trễ siêu thấp và độ tin cậy siêu cao hiện nay là vô cùng cấp thiết trong các ngành kinh tế - từ những lĩnh vực trọng yếu như y tế và dịch vụ tài chính cho tới các lớp học trực tuyến và hoạt động chơi game.” ông Hoàng Ngọc Thức, Giám đốc công nghệ Nokia Việt Nam phát biểu.

Theo Báo cáo về sự sẵn sàng cho 5G của Nokia Bell Labs (bộ phận nghiên cứu đã giành nhiều giải thưởng của Nokia) các doanh nghiệp có mức độ ứng dụng 5G cao đang phát triển nhanh hơn so với các doanh nghiệp khác trong cùng phân khúc, đạt mức tăng trưởng tuyệt đối ở mức trên 10% về năng suất làm việc trong đại dịch COVID-19. Báo cáo được đề cập đến trong hội nghị bàn tròn còn nêu bật rằng, mặc dù 86% những người có thẩm quyền ra quyết định cho biết họ đã có chiến lược ứng dụng 5G ở mức độ nào đó, nhưng chỉ có 15% hiện đang đầu tư triển khai công nghệ này.

Hiện nay, Nokia là nhà cung cấp giải pháp 5G hàng đầu toàn cầu. Công ty đã ký 183 hợp đồng triển khai mạng 5G thương mại và cung cấp thiết bị cho 69 mạng 5G đang hoạt động của các nhà mạng trên thế giới. Ngoài ra, Nokia còn ký 20 hợp đồng triển khai mạng 5G thương mại tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản - trong đó công ty đóng vai trò chủ động trong việc đưa khu vực này bước vào tương lai của mạng 5G. Công ty còn kết hợp kiến thức chuyên môn về công nghệ mạng và bảo mật để phát triển các giải pháp an ninh mạng cho mạng 5G. Tại Việt Nam, công ty đã cung cấp hạ tầng mạng GSM đầu tiên (cho Mobifone năm 1993 và Vinaphone năm 1996). Cùng với Viettel, Nokia đã thực hiện cuộc gọi 5G toàn trình đầu tiên trên mạng 5G tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2019.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên