'Ở Amazon, đôi lúc chúng tôi tuyển người chỉ để sa thải'

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Một số quản lý tại Amazon cho biết họ thuê nhân viên chỉ để sa thải. Họ làm việc này để đạt chỉ tiêu "thay máu nhân sự" mà công ty này đề ra theo kế hoạch.

Chỉ tiều về tỉ lệ nghỉ việc mỗi năm tại Amazon luôn khiến các nhà quản lý đau đầu. Để đạt được mục tiêu này họ phải thuê thêm nhân viên và sau đó sa thải.

6093e1f434af8d001859bbf5.jpg

Chân dung CEO của Amazon, Jeff Bezos. Ảnh: Insider.

“Nhiều lúc chúng tôi phải thuê những người mà mình biết trước sẽ đuổi họ. Chúng tôi làm việc này chỉ để bảo vệ phần còn lại của nhóm”, một người quản lý giấu tên nói.

Hình thức này được gọi là “thuê để sa thải”. Các nhà quản lý sẽ thuê những người họ có ý định đuổi việc trong vòng một năm chỉ để đạt được tỉ lệ thay máu nhân sự hàng năm của công ty. Chỉ số này được gọi với cái tên hoa mỹ là "tiêu hao không hối tiếc" (URA).

Tuy nhiên, người phát ngôn của Amazon phủ nhận việc công ty thuê nhân viên với ý định đuổi việc họ và không sử dụng cụm từ "thuê để sa thải". Tuy vậy, hình thức này tồn tại ở một số bộ phận của Amazon, nơi yêu cầu các nhân viên quản lý phải đạt được chỉ số URA đề ra mỗi năm.

Theo các tài liệu từ Insider, những giám đốc điều hành cấp cao nhất tại Amazon, tuân thủ chặt chẽ các mục tiêu URA được đề ra. Ngay cả Andy Jassy, người kế vị Jeff Bezos cũng dự kiến thay thế 6% bộ phận của mình.

Các quản lý bị áp lực phải đạt những mục tiêu này bằng cách này hay cách khác. Cụ thể, nếu một nhóm chỉ đạt được URA là 3% trong năm 2020 trong khi mục tiêu là 5%, họ sẽ phải đạt được 7% ở năm kế tiếp.

Theo bản ghi nhớ nội bộ, để ép nhân viên nghỉ việc, Amazon có chương trình đào tạo mang tên Focus. Đại diện Amazon cho biết công ty không có mục tiêu cụ thể về việc có bao nhiêu nhân viên sẽ được nhận vào Focus.

Theo báo cáo trước đây từ Insider, các mục tiêu trong kế hoạch huấn luyện của Focus là không thực tế. Những người không qua được khóa huấn luyện này sẽ được đưa vào giai đoạn tiếp theo là Pivot, nơi quyết định việc họ rời khỏi công ty.

Nhân viên của Amazon cho biết các quản lý có thể đưa bất cứ ai vào khóa Focus, điều này khiến họ không thế ứng tuyển vào những vị trí khác trong công ty. Hậu quả là việc tự nguyện từ chức hoặc buộc phải thôi việc.

Theo Zing​
 

tlamhp

Well-Known Member
Cách thay máu đơn thuần để tạo sự thúc đẩy cho bộ máy luôn được tươi mới. Góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường
Chẳng phải là Amazon muốn thúc đẩy cho bộ máy này nọ được tươi mới hoặc gia tăng cơ hội cạnh tranh với ai cả mà đơn thuần là muốn bóc lột con người lao động bằng cách chẳng bao giờ chịu thuê Part-Time hay Full-Time bao giờ. Họ chỉ thuê nhân viên theo kiểu seasonal (thời vụ) với mức lương tối thiểu tại từng địa phương (tiểu bang) để tránh phải trả cho nhân viên những phúc lợi xã hội mà đáng lẽ người lao động phải được hưởng (Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, các kỳ nghỉ phép, nghỉ đau bệnh, hoặc tích luỹ working credit cho việc nghỉ hưu sau này... tất cả đều không có). Đây thực sự là cỗ máy hút máu người lao động tại Mỹ (không biết các nước khác thì như thế nào). Do đặc thù chỉ là những nhân viên seasonal nên không có lịch làm việc cố định, khi nào hứng thì Amazon sẽ gửi lịch làm việc cho các nhân viên, nhân viên tự chọn ca làm (chỉ có 4h/ca) vậy nên nhân viên dễ chán nản với lịch làm việc bát nháo của Amazon mà tự bỏ việc để tìm công việc khác. Amazon là thị trường lao động tởm nhất tại nước Mỹ.
Chưa kể đến áp lực Amazon dành cho người lao động bằng cách họ tính vận tốc đóng hàng cho các order của khách hàng. Trung bình bắt buộc phải đạt 2 phút/1 mặt hàng (kể từ lúc nhận order cho đến lúc hoàn tất quá trình đóng gói cho mỗi order). Áp lực như vậy nên người lao động bỏ việc cũng là điều tất nhiên, còn những ai không đạt được 2phút/sản phẩm họ sẽ kiếm cớ sa thải. Mà mọi người cứ tưởng tượng cái warehouse của Amazon giống như đại siêu thị, làm sao tìm hàng và đóng gói nhanh theo yêu cầu của họ được. Kinh tởm Amazon.
 

tlamhp

Well-Known Member
Cách thay máu đơn thuần để tạo sự thúc đẩy cho bộ máy luôn được tươi mới. Góp phần giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường
Chẳng phải là Amazon muốn thúc đẩy cho bộ máy này nọ được tươi mới hoặc gia tăng cơ hội cạnh tranh với ai cả mà đơn thuần là muốn bóc lột con người lao động bằng cách chẳng bao giờ chịu thuê Part-Time hay Full-Time bao giờ. Họ chỉ thuê nhân viên theo kiểu seasonal (thời vụ) với mức lương tối thiểu tại từng địa phương (tiểu bang) để tránh phải trả cho nhân viên những phúc lợi xã hội mà đáng lẽ người lao động phải được hưởng (Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, các kỳ nghỉ phép, nghỉ đau bệnh, hoặc tích luỹ working credit cho việc nghỉ hưu sau này... tất cả đều không có). Đây thực sự là cỗ máy hút máu người lao động tại Mỹ (không biết các nước khác thì như thế nào). Do đặc thù chỉ là những nhân viên seasonal nên không có lịch làm việc cố định, khi nào hứng thì Amazon sẽ gửi lịch làm việc cho các nhân viên, nhân viên tự chọn ca làm (chỉ có 4h/ca) vậy nên nhân viên dễ chán nản với lịch làm việc bát nháo của Amazon mà tự bỏ việc để tìm công việc khác. Amazon là thị trường lao động tởm nhất tại nước Mỹ.
Chưa kể đến áp lực Amazon dành cho người lao động bằng cách họ tính vận tốc đóng hàng cho các order của khách hàng. Trung bình bắt buộc phải đạt 2 phút/1 mặt hàng (kể từ lúc nhận order cho đến lúc hoàn tất quá trình đóng gói cho mỗi order). Áp lực như vậy nên người lao động bỏ việc cũng là điều tất nhiên, còn những ai không đạt được 2phút/sản phẩm họ sẽ kiếm cớ sa thải. Mà mọi người cứ tưởng tượng cái warehouse của Amazon giống như đại siêu thị, làm sao tìm hàng và đóng gói nhanh theo yêu cầu của họ được. Kinh tởm Amazon.
 
Bên trên