[Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Fidelio

Member

Nói chung là cũng cân nhắc lắm mới dám post bài lên đây :") Căn bản vì Review của em không phải là review chính thống mà là review hài, mang tính chất đâm bị thóc chọc bị gạo nhưng cũng có những đoạn em viết rất nghiêm túc. Nếu không hợp lệ thì xin các đàn anh tha tội. Em mới vết review gần đây thôi T_____T
Bài review được post ở nhiều nơi (Wordpress, VNS, Facebook) để em nhận feedback từ nhiều phía :"> Em xin thề là k có đạo đâu =]]]]]]]]] Và em cũng ứ có hản pha gơ cuồng nên các bác đừng ném đá nhớ =))

Review for Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Nguyệt Hạ (a.k.a Fidelio Đú)

Sherlock_titlecard.jpg


SHERLOCK
(BBC TV Series)

Year: Season one 2010; Season two 2012; Season three 2013 (pre-scheduled)
Duration: 90 phút/tập.
List of episodes: 06 (chính thức) và Một (01) Unair Pilot
Season 01:
“A Study in Pink” (Written by: Steven Moffat | Directed by: Paul McGuigan);
“The Blind Banker” (Written by: Steve Thompson | Directed by: Euros Lyn);
“The Great Game” (Written by: Mark Gatiss | Directed by: Paul McGuigan).​
Season 02:
“A Scandal in Belgravia” (Written by: Steven Moffat | Directed by: Paul McGuigan);
“The Hound of Baskerville” (Written by: Mark Gatiss | Directed by: Paul McGuigan);
“The Reichenbach Fall” (Written by: Steve Thompson | Directed by: Toby Haynes).​
Rating: M (Mature themes, violence and sexual references).
Cast:
Benedict Cumberbatch as Sherlock Holmes
Martin Freeman as Dr John Hemish Watson
Mark Gatiss as Mycroft Holmes
Rupert Graves as Detective Inspector Greg Lestrade
Andrew Scott as James (Jim) Moriarty
Una Stubbs as Mrs Hudson
Louise Brealey as Molly Hooper
Vinette Robinson as Sergeant Sally Donovan
Composers: David Arnold & Michael Price
Executive Producers: Mark Gatiss, Steven Moffat, Beryl Vertue, Rebecca Eaton Masterpiece, Bethan Jones BBC and Sue Vertue.
Producers: Sue Vertue and Elaine Cameron.
Editors: Mali Evans, Tim Porter and Charlie Phillips.
Cinematography: Steve Lawes and Fabian Wagner.

Part 1:

Màn mở đầu thần sầu

Cuộc chạm trán của Watson gai góc và Holmes vô duyên

Cái tài của Steven Moffat và Mark Gatiss

.

.

.​


Thiệt sự thì mình cũng hổng có tính còng lưng ra mà viết cái bài lảm sờ nhảm này đâu, nhưng do hôm nay là Valentine, relationship status thật sự của mình là single nên đâm ra nhàn cư vi bất thiện quá đỗi. Thê thảm hơn là mình đang ở nhà một mình, không có gì mới lạ để giải trí, vân vân và mây mây. Cộng vào đó là sau khi lang thang (đọc và publish) trên fanfiction.net và wordpress cái mớ drabble/fluff vừa viết nhân ngày bị thế giới hắt hủi thì máu đú của mình cũng đã tràn khỏi đầu. Với những lý do hợp lý trên, mình quyết định mở file word và viết review về series Sherlock của đài BBC mà có người đã “tử tế” (do bị cưỡng ép và khủng bố tinh thần) down dùm =)).

Trước khi bước vào review cụ thể thì mình cũng nói luôn do là thần kinh mình vốn đã không ổn định, nay thêm xúc tác trai đẹp trong film nữa nên bài viết này không phải là review chính thống đâu nhé. Rất có thể ngôn ngữ sẽ không-đứng-đắn cũng như những cảm-nhận-thất-thường sẽ tràn lan ra cả đấy (ối giời ơi!).

Mình đến với series này hoàn toàn ngẫu nhiên. Mình cũng chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chết mê chết mệt ba tập film dài 90 phút mỗi tập của Mark Gatiss và Steven Moffat đến như vậy. Chỉ bằng một thao tác đơn giản trên máy tính là copy và paste, mình có đủ season 1 của Sherlock. Khi bật lên, mình cứ hy vọng sẽ thấy một London ở thế kỷ 18, 19 gì đấy với xe ngựa chạy ngược xuôi đường phố, thấy những cô nàng quý tộc áo váy rườm rà và giọng nói cao đến tận đâu đâu, thấy những con hẻm dơ dáy của London, hay quan trọng hơn thảy là thấy căn hộ 221B Baker Street cũ kỹ. Nhưng rồi khi ấn play thì trời ạ, cảnh đầu tiên là súng ống đùng đùng đoàng đoàng, bắn tan nát mọi ảo tưởng của một thiếu nữ mơ mộng về London thời xa xưa.

“Cái gì thế này?!” Chưa kịp xem tiếp thì não đã phản đối. Holmes mà súng ống thế này à? Nhảm nhí thật! Nhưng vì tình yêu với Holmes, mình đã cố và gắng xem tiếp sau màn mở đầu… cha chả là chán của film. Ơ rồi cái gì thế kia?! Ai mà “man-lỳ” thế này?! (Đùa chút). Nam diễn viên đầu tiên xuất hiện là Martin Freeman, là bác sĩ John Hemish Watson đấy. Tới đây mình cứ nghĩ súng ống thế là đủ, vậy mà bác Watson lại lôi ra cái… laptop. Trời đất ơi, vậy ra bối cảnh là hiện đại à? Cái gì thế này? BBC làm gì với Holmes của bác Doyle thế này?

Và rồi thì mình phải thay đổi suy nghĩ, dẹp bỏ ngay cái stereotype không căn cứ, vô lý của bản thân sang một bên. Phải nói là trước giờ film thu hút mình có hai loại: film có diễn viên tốt hoặc film có biên kịch hay. Đến lúc này thì mình đã bị biên kịch của film thu hút rồi. John Watson và bác sĩ tâm lý đã có cuộc đối thoại vô cùng thành công.

‘How’s your blog going?’

‘Yeah, good… *cough* Very good.’

‘You haven’t written a word, haven’t you.’

‘You just wrote still have trust issue.’

‘And you read my writing upside down.’​

Ơi trời ơi, kiểu đối thoại gì thế này. Thú thực là chỉ với vài dòng trên mình đã yêu hai bác biên kịch rồi đó nha! Tất nhiên là diễn xuất của diễn viên thì quan trọng rồi nhưng thực sự ở đây chỉ với vài câu thoại đơn giản, một phần chân chung của bác sĩ Watson đã được dựng lên vô cùng độc đáo. Nếu nguyên bản “Sherlock Holmes” của bác Doyle, Watson vào vai người dẫn truyện, một nhân vật vô cùng bình thường, nếu không muốn nói là khá nhàm nếu như không có sự xuất hiện của Holmes bên cạnh. Cũng phải, vì truyện tập trung chủ yếu vào nhân vật Holmes, Watson chỉ đơn thuần là người dẫn dắt người đọc vào cuộc phiêu lưu của vị thám tử tài năng. Nhưng trong series thì khác, Watson được ‘chăm sóc’ kỹ hơn. John phải đi bác sĩ tâm lý, chứng tỏ bác sĩ có uẩn khúc gì đó trong tâm hồn. Watson trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn và đa chiều hơn khi kết thúc cuộc đối thoại của mình bằng câu trả lời lạnh lùng:

Nothing happens to me.’​


nothinghappens.png

'Nothing happens to me' - John H Watson​

*Nhún vai*, một mồi nhử vô cùng hấp dẫn của các nhà làm film. Chuyện gì đã, đang và sẽ xảy ra với nhân vật này? Thật sự lúc ấy mình quên luôn cả Sherlock Holmes đấy chứ! Bác sĩ Watson quá thu hút rồi, chưa kể đến diễn xuất của Martin Freeman thì quá tuyệt, không cần bàn cãi, khi thể hiện người cựu chiến sĩ – bác sĩ vào sinh ra tử ở Afghanistan lạ lẫm trước London có vẻ như quá đỗi yên bình.

Nhưng London có thật sự yên bình hay không? Watson có thích ứng được với cuộc sống bình thường được hay không? Well, câu trả lời nằm trọn ở trong 87 phút phim còn lại. Chỉ với ba phút ngắn ngủi, hoàn cảnh và một phần tính cách nhân vật đã được khắc hoạ, mình dễ dàng đi đến kết luận: Đây là một series vô cùng đáng xem. Lời thoại, nhân vật, diễn vân và diễn xuất, tất cả đều rất tuyệt vời. Chưa kể là giọng Anh thì luôn làm các cô gái chết lên chết xuống. =))

Tiếp đến là những cảnh quay dẫn người đọc vào vụ án. Thôi, mấy cái đó không quan trọng. Vấn đề ở đây là sự xuất hiện hoành tá tràng của Holmes kìa. =)) Thật đấy chứ, ai đời lại trong buổi conference của người ta lại đi nhắn tin tung hoả mù (mà nhân gian gọi là quăng bom) thế kia =)) Bác Lestrade sau khi bị nhân vật bí ẩn tạt ba gáo nước lạnh với ba chữ ‘Wrong’ vào mặt thì đã nhận được tin nhắn vô-cùng-ngắn-gọn nhưng lại chưa đầy mệnh lệnh của nhân vật quấy nhiễu đáng ghét kia:



text.png

'You know where to find me. SH'

(phải nói là cái cách bác thở dài ngao ngán trước tin nhắn thân ái ấy khiến mình cười toe toét đấy!)

Đấy, chỉ nhìn hai chữ cái SH kia là biết ai xuất hiện rồi! Bác Holmes nhà mình chứ ai nữa trời ạ. Được đấy, thời đại công nghệ thông tin thế này, bác Holmes lại chả phải người có đầu óc bình thường gì nên việc bác ấy quậy thế kia bỗng dưng trở thành… dễ chấp nhận quá đỗi. Đến lúc ấy vẫn còn ngoan ngoãn, thỏ non gọi Holmes là bác đấy ạ :)).

Và rồi Sherlock Holmes cũng xuất hiện. Lúc này thì cảm xúc lẫn sờ lộn hết trơn hết trọi rồi nhé. Cái gì thế này? Trẻ vậy à? Đùa nhau à? Hình tượng nhân vật Holmes và hoá trang của Benedict Cumberbatch làm mình chán quá xá. Ngoại trừ giọng Anh trầm trầm đầy quyến rũ thì thú thật mình hoàn toàn “oải” Sherlock Holmes của BBC rồi đấy nhé. Nhưng rồi anh ấy trở nên… BỆNH gì đâu =)) khi làm mặt tỉnh rụi, lơ đẹp toàn tập những lời ‘lèm bèm’ của cô nàng Molly, lạnh lùng nói:

‘Fine. We start with the riding crop.’​



crop.png

‘Fine. We start with the riding crop.’ – Sherlock Holmes

Sau đó thì anh nở nụ cười không thể đơ hơn được nữa =)). Và tiếp đến là cảnh quay anh ấy dùng roi ngựa đánh điên đánh cuồng như đang thù hận ai trước ống kính. Thế này thì có thể đòi hỏi hơn được gì ở biên kịch đây? Nhân vật xuất hiện không quá hoành tráng nhưng lại vô cùng… bệnh hoạn và đương nhiên là không thể không có khoản ấn tượng. Trở về với vấn đề stereotype, đến lúc này mình lại ngậm ngùi gỡ bỏ cái suy nghĩ cứng nhắc trong não của bản thân rằng Holmes đã… già, lạnh lùng, từ tốn và sở hữu trí thông minh kinh khủng. Benedict Cumberbatch đã thành công khi tái hiện một Holmes của thế kỷ 21 năng động hơn, có phần gai góc hơn và chắc chắn là 100% BỆNH hơn so với nguyên bản của bác Doyle.

Ấn tượng thứ hai của anh chàng Holmes ‘trẻ’ này là gì? Thật sự thì một ấn tượng cũ, một ấn tượng mới. Khi Molly lấy hết lòng can đảm để mở lời mời Holmes đi uống café thì anh ta đánh trống lảng một cách quá điêu luyện. Cái cách anh ta nhận xét về sự thay đổi của Molly quá điêu ngoa, quá sát gái =)))))))))). Chị Molly đã bị hạ gục toàn tập khi anh khen cô và quên bẵng việc mời café anh chàng. Để rồi sau đó anh ta bộc lộ rõ bản chất quen thuộc là lờ-đẹp-chị-em-phụ-nữ và một tính cách khác mà mình không thể tìm từ ngữ nào thích hợp hơn ngoài hai từ: Vô duyên =))))).

‘Coffee. Back. Two sugars. I’ll be upstair.’ (và bỏ đi thẳng.)​

Vừa mới để-ý đến sự thay đổi của Molly mà anh đã quay ngoắt thái độ từ quan tâm (giả tạo), sát gái (điêu luyện) thành sai bảo người khác không thương tiếc. Tóm lại, đây là kiểu mẫu các cô gái nên tránh xa như tránh dịch bệnh đi, vì anh ta không quan tâm tới cô đâu, anh ta chỉ quan tâm đến cái lợi của cô mang lại cho anh ta thôi.

Từ đấy cho thấy, BBC đã ‘thêm’ quá đà mắm muối cho anh Holmes rồi. Nhưng quá ‘quá đà’ này không làm cho seires trở nên quá khiên cưỡng. Nó cũng không làm cho người xem, phần lớn nhà những fan của Holmes do bác Doyle tạo nên, cảm thấy quá phản cảm hay cảm nhận rằng biên kịch đang cô gắng qua mặt Doyle. Không, ‘mắm muối’ của Steven và Mark thêm vào đều là những gia vị được tuyển lựa vô cùng kỹ lưỡng. Họ đã đồng sáng tạo nên một Sherlock Holmes độc nhất vô nhị, một Sherlock Holmes vô cùng cuốn hút và một Sherlock Holmes hài hước đến dáng yêu. Nếu như Holmes trong truyện là một người lạnh lùng, đứng đắn, trưởng thành thì Holmes của BBC lại là một đứa trẻ ngang ngược, không biết gì về thế giới xung quanh, là một tên thám tử cố vấn với vô số sợi dây thần kinh bị lỗi dẫn đến đơ đơ và bệnh không ngôn từ nào có thể diễn tả cho hết.

Và tiếp theo là cuộc chạm mặt ‘ăn tiền’ của hai nhân vật chính. Có thể nói thành công của bộ film có hay không là ở cảnh quay này. Nếu hai bạn diễn không phối hợp ăn ý với nhau thì mọi công sức xây dựng nhân vật Holmes hay Watson của bác Steven và bác Mark coi như đi tong. Và quả nhiên là hai bác không làm mình thất vọng. Đây là một trong những cảnh ‘original’ nhất film. Mọi câu thoại, thái độ đều được viết dựa theo tác phẩm. Nhưng tuyệt vời ở đây là diện xuất của Martin Freeman và Benedict Cumberbatch quá ăn ý với nhau, người tung kẻ hứng vô cùng điêu luyện khiến cho khán giả không khỏi buồn cười.

Bạn không nghĩ vậy? Thế thì bằng chứng đây: Bác sĩ Watson lạnh lùng, khổ sở vật lộn với cuộc sống mới ở London dường như biến mất tạm thời, thay vào đó là một Watson… ngu ngơ toàn tập trước sự ‘bắt nạt’ của anh chàng Sherlock Holmes khi anh ta quăng bơ vào Watson trước những câu hỏi đầy nghi hoặc cũng như tò mò về khả năng ‘chém gió’ trúng đích 100% của Holmes. Watson thì mặt đực ra đấy, còn Holmes thì vẫn cứ đơ đơ vô duyên như lúc mới xuất hiện khiến người xem không khỏi thích thú. Đoạn hội thoại ở đây phải nói là quá tuyệt vời. Người hỏi mặc người hỏi, người trả lời mặc người trả lời.

‘How did you know about Afghanistan?’

‘Got my eye on a nice little place in centralLondon. Together we ought to be able to afford it. We’ll meet there, tomorrow evening, 7 o’clock.’​

Sherlock Holmes lại một lần nữa bộc lộ sự lạnh lùng đến chạm ngưỡng thờ ơ, vô cảm của mình trước thế giới xung quanh. Còn Watson và người xem lại được dịp há hốc vì sự vô duyên lẫn sắc sảo của anh chàng.

Nhưng nhân vật là nhân vật, họ cần có một tính cách vô cùng thống nhất. Đến lúc Holmes bỏ đi lạnh lùng mặc do Watson vận mắt chữ A miệng chữ O phải gõi giật anh lại. Watson, người đang có ‘trust issue’ lại xuất hiện.

‘Is that it?’

‘Is that what?’

‘We’ve just met and we’re looking for a flat.

‘Problem?’

‘We don’t know a thing about each other. I don’t know where we’re meeting. I don’t even know your name.’​

Vậy đấy, Martin diễn quá hay ở trong đoạn này đi. Cái cách anh kìm nén sự khó chịu đến bực bội của mình trước Holmes lẫn cái cách anh lấy làm thú vị trước người rất có thể là bạn cùng thuê nhà của mình. Anh ta chưa tin tưởng Holmes, nhưng lại lấy làm thú vị. Trong lời thoại của Watson không có bất cứ dấu hiệu của sự từ chối việc phải share nhà với Sherlock Holmes. Thậm chí vị bác sĩ của chúng ta còn cài ngầm câu hỏi về nơi gặp mặt ở đâu nữa kìa!



problem.png

‘We don’t know a thing about each other' - JW

name.png

'I don’t even know your name.' - JW

Lý do tiếp theo để nói cuộc chạm mặt này ‘ăn tiền’ chính là ở chỗ Holmes quay lại tiếp chuyện Watson. Không giống như với Molly, mình dám cá sau câu ra lệnh của Holmes dù cô ấy có nói cái gì đi nữa thì anh ta cũng không nghe đâu. Nhưng John chỉ cần nói ba từ mà anh đã quay lại. Đây chính là lúc sợi dây ràng buộc giữ hai nhân vật chính chính thức được thắt lại. Tại sao Holmes lại bỏ đi thẳng sau khi đề nghị share nhà? Tại sao anh ta lại không nói địa điểm gặp mặt cho Watson? Có lẽ Holmes chờ đợi phản ứng từ vị bác sĩ – chiến sĩ ấy. Cái cách anh “đọc vị” một người vừa mới chạm mặt hẳn sẽ khiến cho người khác cảm thấy khó chịu. Holmes biết điều đó nhưng anh ta vẫn cứ làm, vì đó là con người của anh ta. Nhưng Holmes lường trước được phản ứng của người đối diện nên chẳng có lý do gì anh ta cho Watson biết chi tiết quá về việc share căn hộ, thậm chí là bỏ đi thẳng cứ như là cuộc đối thoại vừa rồi không diễn ra hoặc lời mời trước đó cũng chỉ là mời ‘lơi’. Ấy vậy mà khi John vừa đặt câu hỏi, chàng thám tử đã quay hẳn vào phòng, ung dung nói chuyện như anh ta chả vội vàng gì. Lúc đấy là lúc mối quan hệ của Holmes và Watson chính thức được thiết lập.

Vậy là chỉ với 12 phút ngắn ngủi trong 90 phút của tập film ‘The Study in Pink’ đã khiến cho người xem vô cùng thích thú trước bối cảnh, nhân vật mà hai bác Steve và Mark đã nhọc công tạo nên. Thành công của một bộ phim thứ nhất là ở nội dung, thứ hai là ở biên kịch, thứ ba là diễn viên (và nhiều thứ hầm bà lằng khác sẽ được đề cập sau.). Vấn đề thứ nhất thì không cần bàn cãi. Tựa film nói lên tất cả. Không ít film lấy đề tài là vị thám tử tài ba này, nhưng rất ít film đủ táo bạo để bóp méo anh ta không thương tiếc như Sherlock của BBC, hay nói cách khác là như bác Steven Moffat và Mark Gatiss. Nhân tố thứ hai có thể nói là nhân tố lớn nhất để bộ film thành công. Từng câu thoại của nhân vật không thừa, không thiếu. Đôi lúc lại cảm thấy chúng quá ngắn để sau đó được lấp đầy bằng những câu thoại quá dài, tạo ra một cảm giác đủ trước màn hình. Nhưng ‘đủ’ không đồng nghĩa với ‘hài lòng’. Biên kịch đã xuất sắc xây dựng nên tình tiết lẫn tính cách nhân vật rất táo bạo và độc đáo, khiến người xem lúc nào cũng muốn xem tiếp, xem thêm. Vấn đề thứ ba thì khỏi bàn cãi rồi, Benedict Cumberbatch và Martin Freeman diễn xuất quá ăn ý, diễn xuất quá tuyệt vời. Nếu ai biết Benedict trước đó với bộ film Hawking (sản xuất năm 2004) thì chắc hẳn sẽ không thể bỏ qua film này để chứng kiến sự thay đổi trong diễn xuất rất tinh vi của anh. Martin thì mình không đưa ra quan điểm được, vì mình không xem nhiều film của anh. Nhưng có thể nói rằng, qua “Love Actually” thì anh cũng là một diễn viên triển vọng.

Phew, review film không dễ, nhất là với film nhiều hàm ý như Sherlock. Người viết tốn khá nhiều chất xám đó nha. Mời các bạn đón chờ Part 2 với tên gọi (tạm thời):

.

.

.

Khoảng cách giữa người thường và kẻ điên

Các cảnh quay giữa Watson ngu ngơ và Holmes biến thái

Sự mỉa mai thâm thuý và những đoạn đối thoại kinh-dị-điển-hình

.

.

.​

14th February 2012

Nguyệt Hạ

also published here.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Fidelio

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Review for Sherlock (BBC series 2010 – 2012)
Nguyệt Hạ (a.k.a Fidelio Đú)

Part 2:

Khoảng cách giữa người thường và kẻ điên

Các cảnh quay giữa Watson ngu ngơ và Holmes biến thái

Sự mỉa mai thâm thuý và những đoạn đối thoại kinh-dị-điển-hình

.

.

.

Quả đúng là sau màn mở đầu thần sầu của bác Steve và bác Mark, mình cũng bị xuống sức khá nhiều trong công cuộc review lại tập film này. Có lẽ đây cũng sẽ là tập film của series duy nhất mình làm review, vì hầu hết tinh hoa đều đã có trong tập ‘The study in pink’ mất rồi. Nếu có thời gian rảnh rỗi mình sẽ làm thêm một vài bài tổng hợp, review/phân tích nhân vật thôi (từ part 3 trở đi). Bởi vì tập này làm gì đã có anh Jim :x, làm gì đã có chị Adler nhỉ :)))))) Vả lại, tính cách nhân vật thì bộc lộ đa phần qua các ep nữa.

Thôi không dài dòng như bài đầu tiên, bài thứ hai mình xin đi vào luôn phân cảnh tiếp theo phân cảnh dừng ở part 1. Cảnh Watson ‘google’ Sherlock Holmes cũng không có gì là lạ, nhưng đó là một cảnh quan trọng. Tuy chỉ chiếm có vài giây nhưng nó góp mặt trong những lý do mà John đồng ý thuê nhà cùng với Sherlock. Đơn giản không quá cầu kỳ hay thách đố, cảnh quay chỉ thể hiện sự tò mò của Watson trước Sherlock Holmes, như mình đã kết luận là vô duyên, bệnh và đơ. Tuy nhiên, sư ‘tò mò’ này lại là cột mốc xác định mọi chuyển biến của câu chuyện. Và là lời lý giải hoàn hảo cho những tình huống xảy ra sau này, khi John đi theo Sherlock phá án.

Một trong những yếu tố mình thích nhất ở film của Anh là những tràng cười được dẫn dắt vô cùng nhẹ nhàng, thậm chí tự nhiên như không có chủ ý. Ở cảnh tiếp theo cũng vậy, rất nhiều những đoạn đối thoại gây cười khiến người xem không khỏi toe toét một cách vô thức. Trong những cuộc đối thoại đó thì cách nhân vật cũng bộc lỗ rõ ràng hơn rất nhiều. Đặc biệt là những điểm mình chọn làm tiêu đề part 2.

Điều thú vị ở Sherlock của BBC là sự tỉnh rụi đến sững sờ, đến mức mất nhân tính của chàng thám tử với gò má cao chót vót này. Điển hình là:

‘Mrs Hudson, landlady, is giving me a special deal. Owns me a favor. Few years back, her husband got himself sentenced to death in Florida. I was able to help out.’

‘So you stopped her husband being executed.’

‘Oh, no, I ensured it.’​

Anh chàng này rất bệnh khi động đến chuyện tử thi, trinh thám. Anh ta có thể nói về cái chết như điều vô cùng hiển nhiên và không thèm tỏ ra vẻ tiếc thương cho nạn nhân của vụ việc. Điều đáng yêu thứ hai là vẻ sững sờ của John khi bác sĩ tưởng tên tưng tửng trước mặt mình ngăn ngừa được bản án tử hình, để rồi mặt anh lại thộn ra gấp đôi như thế khi Sherlock trả lời hoàn toàn trái ngược. Nói gì ở đây ngoài sự ca ngợi diễn xuất chân thực của hai bạn trẻ này?

Tuy vậy, Mark và Steven không dừng sức tưởng tượng và khiếu hài hước của mình ở lại đó. Càng về sau, nhân vật Sherlock của hai bác lại có thêm một nét mới lạ nữa. Đó chính là sự biến thái. Không hiểu nổi trong bộ não anh ta nghĩ gì mà lại nhảy tưng tưng như một đứa trẻ khi Lestrade đến thông báo về xác chết thứ tư. Tuy vậy, chàng ta vẫn giữ nguyên vẻ mặt lạnh lùng của mình khi thanh tra cảnh sát còn ở trong nhà. Tuy nhiên anh cũng không kìm được nụ cười sung sờ sướng. Nhìn Sherlock vậy thôi chứ cũng biết giữ hình tượng lắm đó nha =))))).

‘Will you come?’

‘Not in the police car. I’ll be right behind.’

‘Thank you.’

(không thể không kể đến Watson lúc này, nhìn mặt anh cứ gọi là ngu ngờ khù khờ ngờ nghệch cả ra vì không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Ngay sau đó là hành động biến thái đầu tiên của Sherlock trong series.)

‘Brilliant! Yes! Ah, four serial suicides and now a note. Ah, it’s Christmas.’​

excitement.png

Và rồi anh ta ngoe nguẩy ra khỏi nhà luôn, quên hẳn luôn việc mình đang thương lượng nhà ở với John. Ngay lúc này đây, sự biến thái và sự vô duyên của nam chính nhà ta đã lên đến đỉnh điểm. Tuy vậy các quý cô không vì thế mà rời khỏi màn hình TV vì nhiều lý do. Thứ nhất là tình tiết film bỗng như trở nên hấp dẫn với nhạc film cứ hở ra là bung lên, hở ra là ầm ầm cả hai bên tai. Thứ hai là vẻ ngây nghệt đến quá sức chịu đựng của bác sĩ Watson thật là quá xá đáng yêu. Ai bảo Martin ngoài 40 là già? Nét mặt của anh lúc nào cũng ‘phơi phới’, lâu lâu thì khờ cả làng ra như một đứa trẻ bị bỏ lại phía sau cái đầu thần kinh không bình thường kia. Cái thứ ba là anh chàng Sherlock này càng ngày càng xinh (=]]]]]]]]) đó nha *tung tim tung toé*. Nụ cười của anh phải nói là làm sáng bừng cả căn hộ 221B Baker Street luôn, mặc dù bản chất của nó thì vô cùng mất nhân tính.



surprise.png

John Watson ngu ngơ =))

Và John, tuy lớn tuổi hơn Sherlock nhưng lại bị chàng trai này bắt thóp. Chi tiết này được ‘đặt’ vào đây hoàn toàn có ngụ ý của biên kịch hẳn hòi đấy nhé, chứ không phải là chỉ lời mời của Sherlock dành cho bác sĩ Watson đâu. Nếu như nói rằng ở bên cạnh Watson, Sherlock càng bộc lộ vẻ thông thái thần thánh của mình thì ở cạnh Sherlock, nhân vật Watson cũng thể hiện được con người thật của mình hơn hẳn. Sherlock như là một chất xúc tác nho nhỏ nhưng đầy hiệu quả để kích thích trí tò mò, máu phiêu lưu mạo hiểm của vị bác sĩ đáng yêu :X Cũng chính chi tiết này mà thói quen cùng nhau đi phá án của hai người được hình thành.

‘You are a doctor. Actually an army doctor.’

‘Yes.’

‘Any good?’

‘Very good.’​



anygood1.png

'Any good?' - SH

verygood.png

'Very good.' - JW

Ơ cái vẻ mặt của anh Sherlock hài lòng ra mặt nhé, còn Watson lại như được trở lại với chiến trường ngày xưa. Và Sherlock hào hứng đề nghị đi thăm thêm vài cái xác nữa thì Watson đồng ý không chớp mắt luôn. Rõ ràng là mối liên hệ giữa họ khá đặc biệt rồi nhỉ. E hèm, xin nêu rõ luôn là tớ hơm phải slash fan girl nên hổng có chuyện anh Sherlie và Johnie êu nhau trong bài review này đâu nha =))))))))))))). Thôi, trở lại với vấn đề đoạn đối thoại trên, Watson vô cùng tự tin khi nhận mình là một bác sĩ rất giỏi. Từ đó cho thấy vỏ bọc ngây ngô của Watson chỉ không qua mắt được Sherlock thôi chứ toàn bộ người xem bị lừa đẹp hết rồi. Watson của BBC có chút gì đó cao ngạo, tự tin và lý hú hơn rất nhiều so với Watson dưới ngôi kể thứ nhất của Doyle.

Và Sherlock đã thành công:

‘Want to see some more?’

‘Oh, God, yes!’​



wannaseesomemore.png

‘Want to see some more?’ - SH

ohgodyes.png

'Oh, God, yes!' - JW

Đây chính là lúc ‘bản chất’ của Watson bộc lộ rõ nét. Từ đầu phim đến giờ, Watson luôn là một ngưới điềm tĩnh, tiết kiệm lời nói nhưng đến lúc này thì máu ‘chiến binh’ đã trỗi dậy hoàn toàn. Thực chất đây mới là con người của bác sĩ. Tuy vẻ ngoài thì ngơ như con nai tơ nhưng bên trong thì máu mạo hiểm cũng đầy ra đấy. Sherlock nhà ta chỉ cần gạt công tắc một phát là nó tự động khởi động luôn, không cần rào trước đón sau gì hết.

Tuy nhiên, thành công của Sherlock không chỉ là tính cách nhân vật được lồng ghép khéo léo và đòi hỏi sự chú tâm tuyệt đối đến bộ film mà còn ở những đoạn đối thoại như đã đề cập đến ở part 1. Đặc biệt là những đoạn có sự hiện diện của Sherlock Holmes. Đó là những đoạn mà mình phong luôn cho mác ‘kinh-dị-điển-hình’. Thứ nhất là những đoạn Sherlock nhà mình nói không thở, không chớp mắt và nói với giọng đều đều khiến mình bật dậy, nín thở theo anh ấy. Chả hiểu anh ý lấy đâu ra hơi dài thế mà nói như pháo nã khiến mình theo không kịp, cho nên mỗi lần anh ấy nói xong não mình lại nhũn ra thêm tí nữa. Thứ hai là nội dung của những cuộc đối thoại ấy lúc nào cũng độc nhất vô nhị, thu hút người xem. Ngoài ra chúng còn đóng vai trò như những ngòi kích nỗ những tràng cười đến đau cả bụng.

Đỉnh cao của sự kinh dị và sự điển hình là đoạn đối thoại vô cùng đáng yêu và nghẹt thở trong chiếc xe taxi trên đường đi đến Brixton của John và Sherlock. Đương nhiên kẻ ‘lắm lời’ ở đây là Sherlock rồi. Anh ta nói một hơi như có trữ oxygen sẵn ở trong buồng phổi ấy. Khéo khi tìm trên người lại thấy một nút bật một phát là nó tự bơm khỏi thở luôn =))))))))))).

Đến lúc này thì cả John và Sherlock đều đáng yêu vô cùng. Tuy anh Sherlock thì vừa vô duyên vừa biến thái, tọc mạch đời tư của người khác nhưng cũng tỏ ra vô cùng căng thẳng khi kết thúc lời thoại của mình. Còn John thì lại một lần nữa mang vẻ mặt khổ sở đến phát thương khi khó khăn chạy theo dòng duy nghĩ của Sherlock. Và như đã nói ở trên, John không phải tầm thường!

sherlockandjohn.png

‘That… was amazing.’



amazing.png

'That was amazing!' - JW (Khuôn mặt Sherlock "căng" chưa kìa =)))

John khâm phục đến không thốt nên lời, còn nét mặt của Sherlock thì lại giãn ra yêu vô cùng tận. Cứ như chàng đã trút được gánh nặng vì bị thế gian ném đá trước khả năng chém bão chuẩn không thể chỉnh của mình.

‘Is it actually?’ Sherlock quay ra với vẻ mặt ngạc nhiên và sung sờ sướng vì được khen.​



isitactually.png

'Is it actually?' - SH (Mắt sáng vì sướng)

‘Of course it was. Extraordinary. It’s quite extraordinary.’

‘It’s not what people normally say.’

‘What do people normally say?’

‘Pissed off.’​


'

pissedoff.png

Pissed off.' - SH

Vẻ mặt vô cùng cam chịu của Sherlock thiệt là lấy máu mũi của fan girl mà! Đáng yêu thế không biết. Càng nhìn gò má anh ý càng cao. Thậm chí về sau chi tiết ấy cũng được đưa vào kịch bản luôn đó. Thiệt là hết sức đáng yêu quá đi mất.

Ngoài ra phải kể đến tốc độ nhả chữ của cả hai nhân vật. Sherlock và John đều rất hào hứng trước lời nói của người bên cạnh. Nếu bác sĩ John là thật thà đến đáng yêu (để sau này bị Sherlock lợi dụng cái sự thật thà chết người đó) thì Sherlock lại mang tâm trạng vô cùng thích thú khi được tâng bốc (hiếm hoi lắm đấy anh ạ!). Diễn xuất của cả hai tự nhiên đến sững sờ, đặc biệt là vả mặt của Benedict. Tuy anh hầu như không thay đổi nét mặt nhiều nhưng vẫn thể hiện được sự lo lắng hay thích thú trước lời nói của Watson bằng những chuyển động vô cùng nhỏ của mắt và môi. Chúng nhỏ đến nỗi phải xem kỹ thật kỹ lại mới nhận ra được diễn xuất quá điêu luyện/ngoa của anh. Thật không hổ danh là người từng được đề cử BAFTA :”> Benedict làm các fan girl thật tự hào =))) (và tự sướng :- ” )

Đây cũng là một đoạn đối thoại khá thú vị và bệnh bệnh của John và Sherlock là khi John ngu ngơ hỏi:

‘What am I doing here?’

‘Helping me make a point.’

‘I was supposed helping you pay the rent.’

‘Well, this is more fun.’​

Đấy, rõ như ban ngày rồi đấy nhé. Không có lời biện hộ nào cho sự biến thái của anh nữa đâu Holmes ạ. Trước một xác chết hồng loè hồng loẹt (Sherlock đã mỉa mai chính xác: ‘the alarming shade of pink!’ =))))) mình ghét hồng, và mình thấy vui khi anh cũng không hứng thú =)) ) thế này anh nhận xét là vui thì đúng là không còn ai trên đời này có thể cứu rỗi linh hồn anh. Đến nước này, vẻ mặt của Watson cũng chán nản luôn chứ không còn ngây ngô như trước. Hình như John bắt kịp nhịp hoạt động của Sherlock rồi ấy nhỉ? *cười toe*.

Càng xem, càng thấy sự biến thái của Sherlock luôn được ghép chung với sự ngù ngờ của John. Mỗi khi anh ta tỏ ra sắc sảo thì John lại cảm thấy sự chậm chạp của trí não của bản thân. Tuy vậy bác sĩ luôn luôn ‘hào phóng’ thưởng cho Sherlock những lời khen làm anh chàng khoái chí đến vô cùng tận. Sherlock Holmes cần một cái đầu lâu để làm khán giả, nhưng còn gì tuyệt vời hơn một đầu lâu tinh tế đến mức biết khen mình cơ chứ? John ngay từ đầu đã bị số phận định cho làm ‘đầu lâu biết nói’ của Sherlock rồi. Thậm chí chàng thám tử cũng công nhận ra mặt luôn.

‘It’s brilliant!’ John nhận xét đầu tiên sau những phân tích của Sherlock. Anh thám tử sướng mà cố giấu trông tội ghê lắm cơ.

‘It’s fantastic!’ John vẫn cứ thật thà (đến mức muốn nựng lên cả hai má) với vẻ mặt đần hết cả ra. Đến mức này thì Sherlock sướng hết chịu nổi rồi, không lơ được phải comment thôi.

‘Do you really do that out loud?’

‘Sorry, I’ll shut up.’

‘No, it’s… fine!’​

Đành thú nhận thôi, sướng đến điên cuồng ấy chứ. Khoảng nghỉ giữa chữ ‘it’s’ và ‘fine’ của Sherlock thể hiện rõ ràng sự khoái chí và việc anh ta cố giữ vẻ kiêu ngạo của bản thâncho riêng mình mà thật bại. Không hổ danh Watson, nguy hiểm mà cứ giả vờ ngu =)))))))). Không có Lestrade khéo anh ấy đã nhảy múa lung tung rồi ấy chứ nhẩy? Sherlock mà, chuyện gì chả dám làm.

Những đoạn đối thoại của John và Sherlock không bao giờ gây nhàm chán với người xem cả. Đến đây thì mình cũng phải khâm phục khả năng chịu đựng của John với tính tình biến thái, vô duyên, tệ hại của Sherlock mất rồi! Làm gì có ai có thể giữ bình tĩnh đến mức đáng sợ thế kia trước một kẻ không coi ai ra cái gì nhỉ? Thật đúng là một ‘đôi bạn cùng tiến’ nhỉ =))))). Sherlock luôn công kích nhưng vô tác dụng với John, ngược lại John luôn nói thẳng nói thật và nhận được câu trả lời phũ phàng, đôi lúc bệnh và đơ đến không tưởng của chàng ta.

Thêm một đoạn kinh-di-điển-hình khi cả hai nói về phương án nicotine patch của Sherlock này:

‘Bad news for brain work.’

‘Good news for breathing.’

‘Ug, breathing! Breathing’s boring!’​

Đấy, mình bảo mà. Anh ấy không cần oxygen đâu, có công tắc đấy, chỉ cần gạt là khỏi thở luôn đó. Chả có người bình thường nào ngán thở như anh ta cả. Như thế đã đủ bằng chứng cho sự lập dị của con người này chưa nhỉ? Holmes theo nguyên tác của Doyle cũng lập dị, nhưng anh Holmes của BBC thắng mất rồi. Tìm đâu ra một kẻ sống… ngược với trật tự xã hội như anh ấy bây giờ?!?!? =))))))) Hình tượng nhân vật Holmes trở nên vô cùng sống động và hấp dẫn, khiến người xem như có cảm tưởng mình đang sống ngược với anh ta vậy.

Đoạn đối thoại này của Sherlock và John phải nói là siêu hấp dẫn và hài hước luôn. Mọi bất mãn của John đã được bộc lộ ra hết cùng với sự đơ và vô duyên của Sherlock. Nội với việc gọi John từ bên kia thành phố về nhà chỉ để mượn điện thoại là đã ngoài sức tưởng tượng rồi. Vậy mà anh ta còn thản nhiên bắt John gửi tin nhắn dùm mình nữa. Nhìn mặt John cười mà sát khí đùng đùng mà thật thoả mãn con ngan quá trời. Nhưng chưa hết, tinh hoa sự biến thái của Sherlock lại nằm ở đoạn nói chuyện về Mycroft. Thế này nhé:

‘Your arch-enemy, according to him. Do people have arch-enemy?’

‘Did he offer you money to spy on me?’​



spy.png

‘Did he offer you money to spy on me?’ - SH

Sau khi nghe John sửa ‘friend’ thành ‘enemy’, nét mặt của Sherlock giãn ra hẳn luôn. Anh ta không cần bạn bè, thậm chí tỏ vé khó chịu khi nghe đến tiếng bạn. Vậy mà khi nói về kẻ thù thì mắt sáng rự rỡ, lại còn quan tâm vô cùng nữa chứ.

‘Yes.’​



yes.png

'Yes'

Vẻ mặt John thật thà vô cùng luôn.

‘Did you take it?’

‘No.’​



no.png

'No'​

Đến lúc này thì John tự hỏi quyết định của mình có đúng đắn không thật quá sức là hài hước. Mặc dù nhân vật không ai cười hay tỏ vẻ hài hước cả. Đặc biệt John thể hiện rõ sự phân vân luôn. Lại một lần nữa bác sĩ lại không bắt kịp tên tâm thần này rồi.

‘Pity. We could split the fee. Think it through next time.’​

Vậy đấy, anh ta sẵn sàng ‘bán thân’ cho kẻ thù với vẻ thích thú nữa. John cũng đã hoàn toàn bó tay trước con người này rồi.

.

.

.

Trong part 2 này thì mình cũng muốn thêm cả vào đó những câu thoại mỉa mai của Sherlock với những người xung quanh, mà mũi rìu ác ý ấy hướng đến hầu như chỉ một nhân vật duy nhất.

‘Nhân vật’ vô cùng đáng yêu và đầy diễm phúc được ta đề cập đến trong tập film này ngoài Sherlock, John và Lestrade thì còn Andersonnữa. Tuy bị đặt ở vai phản diện nhưng đoạn đối thoại nào giừa Andersonvà Sherlock đều tạo hiệu ứng cười vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là khi Sherlock tiến tới đóng cửa không đắn đo và trả lời: ‘Yes, thank you for your input.’ thì sự xung đột đáng mong đợi này có hiệu quả phi thường. Và hầu như thất cả mũi rìu mỉa mai, coi thường của Sherlock đều chĩa vào vị bác sĩ này. Thiệt là độc ác quá đi mà!

Đâu hết, anh ý còn bị xỉa xói thế này nữa này:

‘Shut up! Everybody shut up! Don’t move! Don’t speak! Don’t breath! I’m trying to think. Anderson, face the other way. You’re putting me off.’​

Rồi lại thế này:

‘Anderson, don’t talk out loud, you’ll lower the IQ of the whole street.’​

Không phải ngẩu nhiên mà Sherlock chỉ chĩa tên vàoAnderson. Có lẽ nhân vật này cũng không thể chịu nổi sở thích… đào bới của Sherlock. Thật sự giữa cả hai có chuyện gì, hy vọng bác Moffat và Gatiss sẽ triển khai thêm ở những phần sau. Tuy vậy, sự mỉa mai thâm thuý của Sherlock không phải là phần nổi bật của series. Nó chỉ có tác dụng gây hài, giảm bớt những căng thẳng trong tình tiết của film. Nhưng những câu thoại được lồng ghép khéo léo cũng khiến mọi người cảm thấy thích thú trước những khoảng lặng đáng yêu này.

Haiza, thiệt là hại não khi vừa review vừa coi film, nghe nhạc, nói chuyện và xem ‘Ai là triệu phú’ =))))))))))))))) Phần tiếp theo của loạt review này sẽ mang tựa đề:

.

.

.

Sự kiêu ngạo của một kẻ điên

Mrs Hudson với tuyệt chiêu như lai thần chưởng

Mycroft Holmes và sự bó tay trước cậu em tung tửng

.

.

.​

14th February 2012

Nguyệt Hạ (a.k.a Fidelio Đú)

also published here.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Fidelio

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Review for Sherlock (BBC series 2010 – 2012)
Nguyệt Hạ (a.k.a Fidelio Đú)

Part 3:

Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh

Mycroft Holmes, cây dù và sự bó tay trước cậu em tung tửng

Nạn nhân vẫn là John tội nghiệp!

untitsefled-1.jpg

"Keep Calm and Bring An Umbrella"

.

.

.
Viết được hai bài review rồi, bài nào bài nấy đều không đứng đắn như nhau nên bài thứ ba này mình quyết định thay đổi bằng cách… mở đầu bằng một câu hỏi vô cùng dễ:

‘Bạn xem Sherlock vì cái gì?’

Vì nó hay? Vì bạn thích tất tần tật mọi film về trinh thám? Hay vì nhân vật John và Sherlock được xây dựng quá hài hước và hấp dẫn? Mỗi người sẽ có một câu trả lời riêng của mình. Nhưng nếu bạn chỉ ‘xem’ Sherlock mà không ‘thưởng thức’ sẽ chắc hẳn sẽ mất đi hơn nửa dư vị của bộ film này rồi. Nói đến Sherlock Holmes, thì chắc hẳn nhân vật Holmes, Watson và Moriarty sẽ xuất hiện ngay trong tâm trí của bạn. Tuy vậy, còn vô số những nhân vật khác đáng để chúng ta nghiền ngẫm. Sherlock của đài BBC đã khai thác đến triệt để từng nhân vật. Có thể nói mỗi người một vẻ, không ai giống ai. Để hiểu được hết tất cả các nhân vật, có lẽ coi film lần một lần hai không đủ. Càng xem, khán giả lại phát hiện ra càng nhiều nét độc đáo trong tâm hồn của từng nhân vật.

Một trong những nhân vật được đúc kết khá hoàn hảo là Mycroft Holmes. Tại sao mình lại ‘rinh’ diễn viên phụ lên để nói mà không đi vào những diễn viên chính như Sherlock hay John hay Jim? Đơn giản bởi vì những nhân vật phụ không dưng mà có. Chính họ và mối liên hệ của họ với nhân vật chính đã làm cho các nhân vật chính trở nên nổi trội hơn. Xem film mà bỏ qua nhân vật phụ thì đắc tội với biên kịch, không những thế bạn sẽ chẳng hiểu hết được tính cách của nhân vật đâu. Vả lại, đời còn dài, tình yêu với Sherlock và với John hay Jim của fan girl thì không bao giờ cạn, vậy sao không ‘Save the best for last?!’ =))

Thôi, dài rồi, thu dây trước đã =)))))). Mycroft xuất hiện khá là bí ẩn, thậm chí lại còn bị lép vế so với dàn diễn viên chính đến mức người xem tưởng anh là Moriarty, không những vậy, ở phần unair plot dài 58 phút ban đầu của Sherlock, Mycroft bị bỏ ra ngoài luôn, thương ơi là thương (chấm nước mắt)!

backmh.png

Đây là một trong những nhân vật được chăm chút chi tiết nhất, vì trong nguyên gốc anh chỉ xẹt qua xẹt lại như tên bắn ở một, hai mẩu truyện mà thôi. Trong khi ở series anh lại xuất hiện thường xuyên và lần nào cũng độc đáo và cứ phải gọi là ‘beyond godlike’ =)))))) Không phải bàn cãi đến diễn xuất của Mycroft vì chính bác Mark Gatiss thủ vai mà. Còn ai có thể hiểu nhân vật hơn chính cha đẻ đây? Lần nào Mycroft xuất hiện, độ căng thẳng của plot được tăng lên một nấc, và tần số cười cũng tăng không phanh, không ma sát luôn :))))))))). Đặc điểm nổi bật nhất của Mycroft là anh ta rất… chịu chơi. Nội việc cử chiếc xe đen bóng loáng không cần nhìn logo cũng biết mắc tiền để đón John hay việc kiểm soát camera của toàn thành phố đã khiến cho người xem trầm trồ và ấn tượng rồi. Mình còn nhớ như in lần trước lang thang trên Tumblr và tìm được tấm hình của fan “thiết kế” dành riêng cho Mycie. Đó là “cake chart” (không phải piechart đâu nhá!!). Trong đó 30% của đời của Mycroft là “ăn mặc chỉnh tề”, 30% là ăn bánh (vì Sherlock hay đâm chọt anh trai về vấn đề cân nặng =))), 30% là tình yêu với cây dù, 5% là theo dõi mọi người qua CCTV, 2% linh tinh và 3% làm việc chính trị. Chừng đó cũng đủ thấy nhân vật Mycroft được khắc hoạ quá ấn tượng rồi!

4cams.png


frontmh.png

Không hổ danh là anh trai của Holmes, Mycroft cũng rất là… bệnh. Nhưng các fan đừng có vì thế mà đánh đồng độ bệnh của Mycie nhà tớ với Sherlie nhé, vì mức độ “bệnh” của Mycie không phải là sự biến thái của một tên “high functioning sociopath” đâu, mà là độ “bệnh” của một quý ông lịch lãm thích đá xoáy người khác đó! Cứ thử nhìn mỗi lần Mycroft xuất hiện với những nhận xét quá tinh vi, và đầy tính chất đâm chọt (Ừm, tiện thể nói luôn mình cực kỳ thích đoạn đối thoại đầu tiên của Mycroft và John, một đoạn “đáng đồng tiền bát gạo” khác của Mark và Stephen):

‘The bravery of a soldier. “Bravery” is by far the kindest word for “stupidity” don’t you think?’​

brave_stu.png

'“Bravery” is by far the kindest word for “stupidity” don’t you think?' - Mycroft Holmes

Well, Mycroft quá xá thâm thuý đấy chứ? Xét trên phương diện cuộc sống hoặc phương diện tính cách của nhận vật, thì câu thoại trên chẳng phải đã thành công vượt xa mong đợi trong viết khắc hoạ hình tượng một nhân vật nắm quyền bộ máy nhà nước Anh sao? Mycroft là một người sống theo chủ nghĩa hiện thực, luôn có ánh nhìn vô-cùng-thực-tế đến mức khô khan và tàn nhẫn trước vạn vật trong cuộc sống. Một câu thoại duy nhất!

‘Umm, and since yesterday you’ve moved in with him. And now you’re solving crimes together. Are we expecting to have the announcement by the end of the week?’​

À, hình như anh ý cũng rất là vui tính a~ =))))))))) Chưa gì đã tung một quả innuendo cho John khiến bác sĩ “đứng hình” một chút xíu luôn. Xin nhắc lại (và xin phép sẽ còn nhắc lại nhiều lần ở những bài review sau) rằng mình ứ có là slash fan girl ah~ không có chuyện Johnie và Sherlie yêu nhau trong cái bài review này a~ Thiên hạ hiểu sao hiểu a~ Kỳ thị mình cũng được a~ Nhưng nhớ a~ =))))))))))))))))). Thôi, dài, trở lại vấn đề trên. Câu thoại này là bước đệm cho tính cách thần thánh của Mycie ở các episode sau đó, chú ý nha! Anh ta không chỉ chọc John đâu mà còn xỏ xiên Sherlock nhà mình nữa đó!

‘I’m the closest thing to a friend that Sherlock Holmes is capable of having.’

‘And what’s that?’

‘An enemy.’

‘An enemy?’

‘In his mind, certainly. If you do ask him, he’d probably say his arch-enemy. He does love to be dramatic!’

‘Oh thank God, you’re above all that!’​


dramatic.png

'He does love to be dramatic!' - MH

aboveallthat.png

‘Oh thank God, you’re above all that!’ - John Watson

Ô hô hô hô, anh John đã trở lại! Vị bác sĩ với những câu nhận xét thâm thuý đầy mỉa mai đã lấy lại vẻ bình tĩnh và đánh trả lại Mycroft một đòn đáng nể! Nhưng John, để sau :-j, bài này là của Mycroft! Tuy không có mặt Sherlock ở đây, chưa gì Mycroft đã bộc lộ sở thích chê bai của mình rồi. Từ “dramatic” chẳng phải rất xoáy đó sao? (Nói thật, cái trò làm quá của Sherlock và thái độ biến mọi chuyện trở nên “dramatic” của anh ta bị nhận xét như vậy là quá xứng đáng đó!) Và hình như, ẩn hiện đâu đó trong câu thoại vẫn là sự quan tâm lo lắng của một người anh trai với cậu em tưng tửng của mình! Hí hí, yêu Mycroft từ cái nhìn đầu tiên. NHƯNG, đó là nhận xét sau khi xem lại thôi, chứ thực sự ban đầu Mycie y chang như Jim luôn! Mình cứ nghĩ là Moriarty đó chứ =))))).

Và hình như sở thích của Mycroft giống y hệt cậu em trai là đem John ra làm trò đùa thì phải? Nhìn vẻ mặt của John ngơ ngác mỗi khi Mycroft xuất hiện là biết anh ta hay ho đến mức nào rồi. Tuy vậy những đoạn đối thoại của Mycroft với John hay với Sherlock đều rất thú vị, thú vị đến mức mình gần như tua đi tua lại để coi đó. Chú ý: ngó lên để xem dẫn chứng minh hoạ cụ thể =)))).

atm.png

"Thank you for your patience. John."

Tuy nhiên, nhân vật này luôn bị lép vế trước cả John lẫn Sherlock. Đối với riêng Sherlock, có lẽ là do anh trai nhún nhường trước cậu em bất trị. Còn đối với John có lẽ lại là sự ghen tị rất ngầm, rất tinh tế khi một người không máu mủ gì với em trai của mình mà lại thân với nó hơn cả mình. Để trả mối thù đó, Mycroft luôn công kích John và Sherlock bằng những câu nói shock hàng hoặc lời ép buộc, hù doạ mà người thường nghe đã phải xanh mặt ra vì sợ. Nhưng John và Sherlock thì khác, họ, trong mắt fan, đã quá thần thánh để phải tin những lời hù đó.

Sherlock ghét Mycroft ra mặt. Hễ tên ông anh xuất hiện là anh chàng lại nhăn nhó, khó chịu, thậm chí là không hề ngại ngần đem chuyện riêng tư là cân nặng của Mycroft ra mà nói chả cả thiên hạ biết. Anh trai thì tỏ vẻ khó chịu ra mặt nhưng cũng chả nói gì, nói trắng ra là anh không thèm chấp cậu em to xác của mình =))))) Cách trả thù của Mycroft thì vô cùng tinh vi. Anh biết rõ Sherlock luôn tự hào về công việc của mình nên toàn đem chuyện đó ra để bắt bẻ. Khuôn mặt của cả hai anh em cứ gọi là giống nhau y chóc, vậy mà không ai thèm nhận ra.


twobro.png

Mycroft & Sherlock Holmes

exactlywhothatis.png

'I know exactly who that is.' - Sherlock Holmes

Đồng thời, những cảnh quay giữa Mycroft và Sherlock thực sự là những khoảng lặng, những hút nghỉ giữa giờ của film. Tuy lời thoại và diễn xuất của diễn viên thì rất “gay gắt” và đầy sự đay nghiến, nhưng không thể không có những cảnh quay như vậy. Mục đích của series này có lẽ, có lẽ, là khai thác khía cạnh khác của con người Sherlock Holmes cũng như tất cả những nhân vật khác. Ai bảo nhân vật phụ không có chiều sâu, không có vai trò quan trọng trong một bộ film? Thiếu Mycroft, Sherlock chắc hẳn sẽ không thể nào thể hiện vẻ trẻ con của mình được! “Trẻ con” ở đây là lúc anh trở nên… con nít, thậm chí có chút gì đó ỷ lại ở Mycroft. Nếu như Sherlock dần dần để ý tới nét mặt John để lựa lời tuy mếch lòng vị bác sĩ nhưng không khiến John giận, thì mỗi lần ở cạnh Mycroft, Sherlock có chút gì đó vô tư. Những lời nói của chàng thám tử gần như 100% là không suy nghĩ. Phải chăng vì đâu đó trong Sherlock, anh thừa nhận Mycroft là anh trai của mình, và mình, với cương vị một đứa em trai, thì có toàn quyền nói xỏ nói xiên mà không khiến anh mình “bận lòng” như John? Sherlock chẳng phải cũng rất để ý tới “tình trạng” sức khoẻ của ông anh mình đó sao? Suốt ngày hỏi han cân nặng còn gì? Không những thế, việc đi “nha sĩ” của Mycroft và thói quen chỉ-nhắn-tin-khi-không-thể-nói của Mycroft Sherlock cũng nhận ra, chẳng phải có chút gì đó ấm áp sao, dù cách thể hiện của cả hai bên đều có chút gì đó… cộc cằn?

Mrs Hudson cũng đã từng bảo rằng gia đình là quan trọng nhất, và Mycroft “đồng tình” bằng cách yêu cầu bà chủ nhà khiến “shut up” khiến Sherlock và John phát “sùng”. Tuy vậy, vẻ ngượng ngùng của Mycroft khi nhận ra những gì Mrs Hudson nói là quá đúng và sự gượng gạo trong việc thừa nhận đó của anh càng khiến cho người xem thấy chàng Holmes lớn trưởng thành hơn cậu em đó sao? Tuy vậy, hai anh em hầu như lúc nào cũng thi đua xem ai trẻ con hơn thì phải?! Và chính điều đó đã mang lại cho cả Mycroft Holmes của Mark và Steven chút gì đó, nhẹ nhàng thôi, … trẻ trung hơn hẳn so với nguyên gốc, dù cho tính cách chủ yếu của nhân vật này vẫn là một quý ông lạnh lùng, cương quyết.

Nào, mình cùng nhìn lại những đoạn đối thoại “đáng yêu” của hai anh em nhà Holmes nhớ! Trời ơi yêu Mycroft lắmmmmmmmmm luôn đó *nhảy múa điên cuồng*:

‘So… another case cracked. How very public spirited! Though that’s never really your motivation, isn’t it?’

‘What are you doing here?’

‘As ever, I’m concerned about you.’

‘Yes, I’ve been hearing about your “concern”.’

‘Always so aggressive. Did it never occur to you that you and I belong on the same side?’

‘Oddly enough, no!’


sameside.png

'Did it never occur to you that you and I belong on the same side?’ - MH

oddlyno.png

‘Oddly enough, no!’ - SH

‘We have more in common than you’d like to believe. This petty feud between us is simply childish. People will suffer. And you know how it always upset mummy.’

‘I upset her? Me? It wasn’t me that upset her, Mycroft.’

‘No, no wait… Mummy? Who’s mummy?’ [John]

‘Mother, our mother! This is my brother, Mycroft. [Pause] Putting on weight again?’

‘Losing it, in fact.’

losingit.png

'Putting on weight again?’ - SH
‘Losing it, in fact.’ - MH



‘Good evening, Mycroft. Try not to start a war before I get home. You know what it does to the traffic.’​

war.png

‘Good evening, Mycroft. Try not to start a war before I get home. You know what it does to the traffic.’ - SH

Ồ, giây phút căng thẳng khi hai nhân vật này “hội ngộ” đã tới! Ban đầu tớ còn đứng tim tưởng Moriarty xuất hiện thẳng thừng trước mũi cảnh sát để gặp Holmes luôn chứ! Ai ngờ càng nói càng thấy buồn cười. Sherlock trước mặt ông anh biến hình ngay thành một đứa trẻ ngỗ ngược, không vâng lời và tìm mọi cách bới móc những vấn đề khiến anh trai “đau đầu” (ví dụ: cân nặng =))))))), (tội nghiệp Mycroft!); hoặc nghề nghiệp của anh trai, tuy có quan trọng và ảnh hưởng thế nào tới sự sống còn của quốc gia thì cậu em vẫn cứ phải ghét cho bằng được, chỉ cần thứ đó cộp mác “Mycroft” là ghét được rồi! Cho thấy chữ “childish” của Mycroft vô cùng ý nghĩa. Tuy vậy, “this petty feud” chỉ được nhắc đến và làm nền tảng cho mối quan hệ đâm xuồng của hai anh em chứ chưa bao giờ, chưa bao giờ được đề cập một cách cụ thể trong film. Một bí ẩn khác vạch ra trong cuộc đối thoại này là nhân vật “mummy”. Khi Sherlock nói từ đấy mà tớ bật ngửa. Sau đó là sự ngỡ ngàng khi nhân vật trông vừa ác vừa nguy hiểm kia là anh trai nam chính biến thái! Vậy, đây là nhân vật mới chăng (chúng ta đã trở lại với nhân vật ‘mummy’ rồi!)? Vì trong nguyên gốc chả thấy hai anh em đề cập tới người đã sinh ra mình cả. Sự “upset” ở đây là gì? Để là mẹ của Mycie và Sherlie chắc cũng chả bình thường gì rồi… (troll face) Hy vọng, thật sự rất rất hy vọng season ba nhân vật này sẽ xuất hiện hoành tá tràng cho khán giả xem! Ôi, cái viễn cảnh (nói đúng hơn là cái sự hoang tưởng) khi nhân vật “mummy” xuất hiện và ÔM Sherlock, chăm chút anh ta từng ly từng tí thật khiến mình sởn cả da trâu da bò, da gà da vịt =)))))))))) nhưng cũng làm mình thích thú đến vô cùng tận luôn đó!

(Thở, type mệt quá =)))))))

Tiếp theo, là một đoạn xỏ xiên nhau nữa của hai anh em đáng yêu này:

‘I can’t.’

‘Can’t.’

‘Stuff I’ve got on is just to big, I can’t spare the time.’

‘Never mind your usual trivia. This is of national importance.’

‘How’s the diet?’

‘Fine.’


howsthediet.png

‘How’s the diet?’ - SH

fine.png

'Fine.' - MH



‘Besides, a case like this, it requires… [Pause] leg work.’ [Sarcastic and enjoyable face, Mycroft, of course]

[Sherlock plays a false note, his face becomes irritated.]​


legwork.png

‘Besides, a case like this, it requires… leg work.’ - MH

falsenote.png

Coi mặt Sherlock kìa =))

Chà, hai anh em gặp nhau một là hỏi han về việc ăn kiêng (có vẻ rất khổ sở với Mycroft) hoặc là châm biếm về nghề nghiệp của người còn lại. Ở điểm này, Sherlock luôn là người bẻ lái đánh trống lảng, trong khi Mycroft thẳng thừng trả lời với vẻ bình thản và khó chịu thấy rõ. Nói chung ở đây vẻ “đẹp trai chai mặt” thì Sherlock cứ phải gọi là học hỏi Mycroft đi anh ơi =))))))))

‘How’s Sarah, John? How was the Lilo?’ [Rõ ràng là cầu cứu John mà =))))))))]

‘So far, Sherlock, it was the sofa.’

‘Oh, yes, of course.’​

how.png

'How... Never mind.' - JW

Và thế là vị bác sĩ ngây thơ vô số tội của chúng ta đã bị lôi vào cuộc và cũng là người chịu thiệt hại nhiều nhất trong vấn đề này luôn. Ban đầu, John còn hỏi rõ ràng tại sao thế này, làm sao thế kia chứ về sau vị bác sĩ không thèm tò mò luôn, để hai anh em họ tự sướng với nhau tới đâu thì tới. Dẫu sao thiên hạ vẫn cứ thái bình cơ mà! À mà tiện nhắc luôn thì đúng là anh John lúc nào cũng phải chạy theo hai anh em nhà này đến phát mệt cả ra! Không chỉ cả suy nghĩ mà còn cả hành động nữa! Cố lên anh, sau season một em thấy level đá xoáy của anh tới Sherlock hoặc Mycroft tăng lên thấy rõ đó!

‘Don’t make me order you, Sherlock!’

‘Oh, I’d like to see you try.’

‘Think it over!’​


dontmakemeorderyou.png

‘Don’t make me order you, Sherlock!’ - MH

idliketoseeyoutry.png

‘Oh, I’d like to see you try.’ - SH

Mycroft ra dáng ông anh chưa kìa?! Mặc dù Sherlock làm mặt tỉnh rụi thế kia nhưng hình như cũng ‘think it over’ rồi đó. Và hậu quả là John phải ngược xuôi chạy lên chạy xuống để điều tra vụ án Mycroft mang tới. Cái cách Sherlock ngấm ngầm nghe lời anh trai mình thiệt là đáng yêu quá đi mà! Thiệt sự thì tớ nghĩ Mycroft bận bịu hoặc khoái troll Sherlock thôi chứ dư sức anh giải quyết được vụ án “dễ chư ăn cháo” thế này! Thương nhất vẫn là John cứ phải để ý đến thái độ của Sherlock, những tin nhắn hù doạ của Mycroft mà thôi!

Nét đáng yêu khác của Mycroft là cách anh ta ngầm bảo vệ cậu em của mình. Dù có hở một phát là dìm hàng Sherlock nhưng cũng phải công nhận một điều là anh ta luôn đứng sau lưng cậu em trai ngang ngược trong vai trò một ‘ông ác’. Phải nói rằng sau episode “The Reichenbach Fall” fan của Mycroft thất vọng hơi bị nhiều, thậm chí là bỏ luôn anh ta đi ngoe nguẩy với anh khác (nếu có!). Tuy nhiên nếu để ý kỹ một chút thì Mycroft thật sự rất thương cậu em đấy chứ! Tuy nhiên anh chỉ không biết cách thể hiện ra mà thôi, cộng thêm là phương pháp bảo vệ cậu em nguy hiểm quá. Ai đời lại đẩy Sherlock vào đường cùng thế kia :-<. Nói gì thì nói, mình bênh Mycroft :)))))))))))

worry_constantly.png

'I worry about him... constantly.' - MH

Mycroft thương thì thương Sherlock đấy, nhưng anh ta phải lợi dụng mọi tìn huống để troll John cho bằng được cơ =)))))))) Quả “đón quý nhân” ở ATM thiệt là rảnh rỗi quá xá.

‘You think this is Moriarty?’

‘He promised Sherlock he’d come back.’

‘If this was Moriarty, we’d be dead already.’

‘If not Moriarty, then who?’

‘Why don’t you talk to Sherlock, if you’re so concerned about him? [Pause] Oh God, don’t tell me.’

‘Too much history between us, John. Old scores, resentments.’​

Đấy, thấy chưa. Cái này là biết chắc tại mình mà không biết nói sao cho cậu em hiểu nên anh trai mới quay sang cầu cứu John đó! Sherlock nhà mình chỉ nghe lời John mà thôi. Mycroft cũng thừa nhận rằng dù có muốn thể hiện sự lo lắng cũng vô ích vì hai anh em có quá nhiều “quá khứ” với nhau rồi. Tuy không được đề cập đến nhưng mình luôn nghĩ nó là sự ganh đua của hai anh em với bộ óc thiên tài mà thôi (từ những vấn đề trẻ con khi còn là con nít đến nhưng vấn đề lớn hơn khi hai người họ trưởng thành theo thời gian… Hah, nói một hồi có khi gửi thư tới bảo bác Mark và Steve làm series “Thời niên thiếu của Sherlock Holmes” thì khổ a~ =))))))))))))))))

Và rồi, chuyện gì tới cũng phải tới. John phát hiện ra Mycroft là người cung cấp thông tin cho Jim.

‘She’s really done her homework, Miss Riley, and it’s thing that only someone close to Sherlock could know.’

‘Ah.’

‘Have you seen your brother address book lately? Two names… yours and mine. And Moriarty didn’t get this stuff from me.’

‘John…’

‘So, how does it work? Your relationship? Do you go out for a coffee? Now and then, you and Jim? Your own brother and you blabbed about his entire life to this maniac.’

‘I never intend… I never dreamt…’

‘This… this is what you were trying to tell me, isn’t it? “Watch his back, because I made a mistake”.’


blabbed.png

'Your own brother and you blabbed about his entire life to this maniac.’ - JW

dreamt.png

‘I never intend… I never dreamt…’ - MH



‘Moriarty wants Sherlock destroyed, right, and you have given him the perfect ammunition.’

‘John… [Long pause] I’m sorry.’

‘Oh, please.’

‘Tell him, would you.’​


imsorry.png

‘John… I’m sorry.’ - MH

tellhimwouldyou.png

‘Tell him, would you.’ - MH

Ôi trời, đến đoạn này thì phải ca ngợi diễn xuất của Martin Freeman một lần nữa mất thôi. Hội đồng thẩm định BAFTA đã quyết định quá đúng đắn khi trao giải thưởng này cho anh với vai diễn John Watson. Dù đây là bài viết dành cho Mycroft nhưng mình nhịn không nổi, diễn xuất tức giận của Martin hiện lên từng nét, từng nét trên khuôn mặt, trong giọng nói dù nét mặt của anh thay đổi rất rất rất ít. Ôi, thíchhhhhhhh :X

À, Mycroft, e hèm. Đoạn mày Mycroft là nhân vật bị buộc tội nên hầu như không nói được một chữ nào cả, toàn bị John “chận” chữ không à! Suy cho cùng cũng là vì lòng tự trọng của ông anh Holmes mà thôi. Nếu như Sherlock không biết cảm ơn hay xin lỗi thì Mycroft cũng chưa bao giờ biết thú nhận mình sai và xin tha thứ từ bất cứ ai. Điều đó lý giải những lời giải thích vòng vo của anh. Nhưng rồi trước sự phẫn nộ của John và sự thật trong từng chữ, từng chữ của vị bác sĩ, Mycroft cũng đầu hàng. Lòng tự trọng của anh đã bị dẹp bỏ khi Mycroft nói “I’m sorry”. Hai chữ đó như lời năn nỉ, cầu cứu John hãy bảo vệ cậu em trai của mình. Mycroft xin lỗi cả John, và nhờ bác sĩ chuyển lời tới Sherlock. Yêu thương một ai đó không dễ dàng, và thể hiện sự yêu thương đó lại càng khó khăn hơn. Với những gì Mycroft đã làm, sự tha thứ và nhận thức về tình thương của anh nơi John và Sherlock hình như đã trở nên quá xa xỉ với anh.

Nhưng, mình vẫn hy vọng rằng một ngày nào đó (ở Season sau chẳng hạn), Sherlock sẽ nhận ra được ý nghĩa trong những hành động của Mycroft. Tất cả những gì Sherlock cần làm là nhận thức thôi!

Dà hú… Cuối cùng cũng xong ah~~~~~~ Part 3 này hơi lâu vì mình đi học mất tiêu rồi =(( Mọi người thông cảm nhớ :X Và cũng xin tung hoa tung toé rằng dạo này mình rất ư là ghiền chị Adler, vì vậy, part 4, xin dành riêng cho chị – “The Woman”.

.

.

.

Sherlock Holmes và quả lên bờ xuống ruộng ngoạn mục

Irene Adler và sự tinh tế của một người phụ nữ

Con nít vẫn là con nít mà thôi

.

.

.​

11th March 2012

Nguyệt Hạ (a.k.a Fidelio Đú)

also published here.
 

pnd4189

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Em mới xem hết season 1, nói chung fim này được
 

Fidelio

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

dai` qua' bac oi :mad:)

Ơ, thế viết ngắn lấy đất đâu cho tớ troll hả bạn :)) Đùa chút thôi chứ do tớ muốn đi hết vào các khía cạnh nên nó dài vậy đấy T_T Thông cảm dùm tớ :"> nhưng đảm bảo đọc k thất vọng đâu :D:D

Em mới xem hết season 1, nói chung fim này được

Tinh hoa ở season 1 hết mà :") tính ra cũng có chi tiết hay ở season 2, nhưng k có nền season 1 thì chưa chắc ss2 đã hay như vậy :))

Mark Gatiss & Steven Moffat are Gods =))
 

Baragon

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Hỏi dùm bạn bác down ở đâu share e với! tìm lòi con mắt mới được SS1!
 

Wild Angel

Well-Known Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

The thing is the intro of this entry is not as charming as the intro of the series :p
 

xicklo

Well-Known Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

S02 sao bác Jim Moriaty chết lãng xẹt vậy nhỉ ?
Em mới xem xong tập 1 S03 mà không thấy hay nữa
 

anh0424

Active Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Mình hay vào nhà sách kiếm sách đọc, đang đọc dở bộ 3 quyển Sherlock Home. Phim thì mới coi 2 part phiên bản điện ảnh, thấy rất thích. Còn phim truyền hình thì chưa có thời gian coi.

Lúc nào coi xong mình sẽ vào đọc lại review này. Mình thích đọc review của các bạn nữ, chẳng hiểu tại sao!

p/s: cm xong mới thấy topic này từ 2012. hic...
 

acquycodon

Active Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Đọc xong truyện òi, vừa nghe audio hết rồi. đang coi ss03 của bản cũ. Ko thể dừng lại. Coi hết mấy cái cũ sẽ coi bản này. Hứa đó.
Bạn có facebook thì cho mình. add vô chém gió với
 

Green Dolphin

Well-Known Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Mình hay vào nhà sách kiếm sách đọc, đang đọc dở bộ 3 quyển Sherlock Home. Phim thì mới coi 2 part phiên bản điện ảnh, thấy rất thích. Còn phim truyền hình thì chưa có thời gian coi.

Lúc nào coi xong mình sẽ vào đọc lại review này. Mình thích đọc review của các bạn nữ, chẳng hiểu tại sao!

p/s: cm xong mới thấy topic này từ 2012. hic...

Bản này mình thấy hay hơn bản điện ảnh nhiều. Nó mang một không khí Anh rất rõ rệt, từ quang cảnh thành phố, giọng nói trầm trầm đầy quyến rũ, đến cả phong cách thời trang (mình cực thích cái áo choàng bay phấp phới đầy lịch lãm của bạn Holmes :x). Dù ở thời hiện đại thì cái chất Holmes không thiếu chút nào. Các cảnh quay trau chuốt trên từng khung hình, âm nhạc hay. Các vụ án tuyệt vời, thể hiện rõ cái trình suy luận của Sherlock. Xem bản BBC mới thấy Holmes đúng chất để ý đến những chi tiết nhỏ nhất. Mà các vụ án đều dựa một phần vào truyện, tên các vụ cũng là biến tấu tên gốc của truyện, nên nếu ai đã đọc truyện rồi sẽ càng thấy thú vị hơn.

Và phim đã đẩy độ bệnh của các nhân vật lên một tầm cao mới :)), từ thiên tài Sherlock Holmes đến tội phạm sừng sỏ Moriaty (Nếu ai có tiếc rẻ về đối thủ số một của Holmes xuất hiện trong truyện có chút xíu đã tèo thì sẽ thỏa mãn với phim). Các nhân vật phụ cũng không mờ nhạt, họ có thể xuất hiện ít, nhưng đảm bảo gây nhiều ấn tượng (tốt hay xấu thì tùy). Còn tình bạn (tình yêu) của hai bạn trẻ Sherlock và John thì sẽ mãi là nguồn đề tài bàn luận không bao giờ chán (đặc biệt với fangirl) Vì sao nó đặc biệt thì phải xem phim mới hiểu rõ được. 9 tập phim nhưng là cả một quá trình mà nhân vật phát triển.

Phần 3 không có nhiều vụ án xuất sắc, cách xử lí cũng không tuyệt vời bằng. Nhưng lại là phần đi sâu nhất vào thế giới nội tâm và tình cảm. Nó đánh dấu một bước ngoặt trong sự thay đổi tính cách nhân vật (nhất là Sherlock). Có thể thiếu hấp dẫn với ai xem phá án, nhưng lại khiến fan rất thích thú. Một Sherloc thông minh, tài giỏi, nhưng đến cuối cùng vẫn là con người. Anh ta có người thân, có những "điểm áp lực" của mình, có nỗi buồn khi "không ai nhìn thấy anh". Nói chung mình cũng nghĩ phần này hơi mang tính fan service (nhất là tập 1 dày đặc các cảnh rất ba chấm 8-}), tuy nhiên vẫn có sự cuốn hút riêng, vẫn đủ sức giữ người xem đến hết câu chuyện, và vẫn khiến ta tò mò rồi vật vã chờ đợi thêm vài năm cho phần tiếp theo (với muôn vàn câu hỏi tại sao mà nếu ai đã coi hết tập 3 sẽ hiểu)
 

anh0424

Active Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Cuối cùng Sherlock và John có sống thật với bản thân để đến với nhau không nhỉ :">
 

MrHoang

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

thanks bác nha, đang rất cần phim này
 

Undauto

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Bản này mình thấy hay hơn bản điện ảnh nhiều. Nó mang một không khí Anh rất rõ rệt, từ quang cảnh thành phố, giọng nói trầm trầm đầy quyến rũ, đến cả phong cách thời trang (mình cực thích cái áo choàng bay phấp phới đầy lịch lãm của bạn Holmes :x). Dù ở thời hiện đại thì cái chất Holmes không thiếu chút nào. Các cảnh quay trau chuốt trên từng khung hình, âm nhạc hay. Các vụ án tuyệt vời, thể hiện rõ cái trình suy luận của Sherlock. Xem bản BBC mới thấy Holmes đúng chất để ý đến những chi tiết nhỏ nhất. Mà các vụ án đều dựa một phần vào truyện, tên các vụ cũng là biến tấu tên gốc của truyện, nên nếu ai đã đọc truyện rồi sẽ càng thấy thú vị hơn.

Và phim đã đẩy độ bệnh của các nhân vật lên một tầm cao mới :)), từ thiên tài Sherlock Holmes đến tội phạm sừng sỏ Moriaty (Nếu ai có tiếc rẻ về đối thủ số một của Holmes xuất hiện trong truyện có chút xíu đã tèo thì sẽ thỏa mãn với phim). Các nhân vật phụ cũng không mờ nhạt, họ có thể xuất hiện ít, nhưng đảm bảo gây nhiều ấn tượng (tốt hay xấu thì tùy). Còn tình bạn (tình yêu) của hai bạn trẻ Sherlock và John thì sẽ mãi là nguồn đề tài bàn luận không bao giờ chán (đặc biệt với fangirl) Vì sao nó đặc biệt thì phải xem phim mới hiểu rõ được. 9 tập phim nhưng là cả một quá trình mà nhân vật phát triển.

Phần 3 không có nhiều vụ án xuất sắc, cách xử lí cũng không tuyệt vời bằng. Nhưng lại là phần đi sâu nhất vào thế giới nội tâm và tình cảm. Nó đánh dấu một bước ngoặt trong sự thay đổi tính cách nhân vật (nhất là Sherlock). Có thể thiếu hấp dẫn với ai xem phá án, nhưng lại khiến fan rất thích thú. Một Sherloc thông minh, tài giỏi, nhưng đến cuối cùng vẫn là con người. Anh ta có người thân, có những "điểm áp lực" của mình, có nỗi buồn khi "không ai nhìn thấy anh". Nói chung mình cũng nghĩ phần này hơi mang tính fan service (nhất là tập 1 dày đặc các cảnh rất ba chấm 8-}), tuy nhiên vẫn có sự cuốn hút riêng, vẫn đủ sức giữ người xem đến hết câu chuyện, và vẫn khiến ta tò mò rồi vật vã chờ đợi thêm vài năm cho phần tiếp theo (với muôn vàn câu hỏi tại sao mà nếu ai đã coi hết tập 3 sẽ hiểu)

Bạn này nói hết những gì mình muốn nói rồi. Bên Mẽo cũng có 1 bản là Elementary nhg so với Sherlock thì thua xa.
 

Fidelio

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Về vấn đề bản BBC hay vấn đề bạn John và Sherlock có đến với nhau hay không, mình có trình bày quan điểm ở bài review rồi nhé =))))))) Miễn bình luận :))

Còn so sánh giữa bản Guy Ritchie và bản BBC, 2 phong cách làm film của 2 thị trường film khác nhau, 2 format khác nhau (điện ảnh và series), thì không thể cân đo chính xác đc :p Cũng như bản CBS và BBC, đều có cái hay riêng. 1 bên 9 tập, 1 bên gần 48 tập, thì cũng quá khác nhau. Mình thấy 3 bản đều hay, thích cả ba bản. Đều quirky như nhau cả <3 Yêu hết nhé <3

Hì hì, lâu quá mới biết topic có ng` đào lên hahaha
 

sabaku

Active Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

2 phần đầu hay
đến ss3 thì hơi thất vọng với cái cách SH xử lý
càng k thích cách cho JM sống lại để níu kéo SH trở về
có 1 cái gì đó khiên cưỡng
 

anh0424

Active Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Cho tới hôm nay thì mình mới có thời gian coi hết cả 3 ss, và giờ đang vật vã chờ dài cổ tới tận 2016 để tiếp tục ss04 @@ Moriarty, please come back. I miss you! haha.

Đánh giá phim này ngắn gọn thì đơn giản là tuyệt vời! Mình xếp ngang tầm với BB và GOT. Có quá nhiều cái để khen và phân tích. Mình thích những phim bắt não phải tập trung hoạt động liên tục.
Kịch bản tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ, tính cách nhân vật được xây dựng tốt, hình ảnh trau chuốt, nhạc phim hay, lời thoại ấn tượng... nói chung là vãi đái! (sr vì mình không nghĩ ra được từ nào chuẩn hơn!).

Tập phim mình thích nhất chắc là s02e01: A Scandal in Belgravia, đấu trí nghẹt thở từ đầu tới cuối :)) Và hi vọng The Woman sẽ trở lại trong ss04. haha.

Sherlock-2045582.jpg


Về các nhân vật, thì review trang đầu nói kĩ quá rồi, dù nó được phân tích ở góc độ hài hước :D Mình chỉ muốn nói thêm suy nghĩ của mình về Sherlock Homes, cụ thể là trong s03e03 khi SH quyết định bắn chết Magnussen... Ngay từ s01, biên kịch đã xây dựng tính cách cho SH rất "bệnh hoạn" và "điên rồ". Nhiều bạn quá kì vọng vào một người hùng luôn giải quyết mọi việc đúng đắn nhất theo cách của nó, nên không tránh khỏi thất vọng thậm chí là sốc trước quyết định giết người của SH. Ở tình huống đó, SH đã suy nghĩ và lạnh lùng quyết định, không thể cho rằng SH thua Magnussen, mà chính Magnussen mới thua SH khi đánh giá sai những khả năng mà SH dám làm. Với một tên "tội phạm" không có bằng chứng để kết tội, và đang tạo ra nguy hiểm cho chính những người thân thiết nhất, thì mình cho rằng SH quyết định đúng, để bảo vệ Mary, John, Mycroft. Quyết định đó cho thấy SH cũng là con người (dĩ nhiên =))), cũng có tình cảm, dù SH luôn cho rằng mình là thiên tài không giống ai, không muốn để tình cảm trở thành một điểm yếu...

Cuối cùng, mình mong chờ Moriarty trở lại, không có gì là khiên cưỡng cả. Mình luôn thích thú với độ điên của Moriarty trong mỗi kế hoạch :))

201496541546-a160-4124-804c-4e7f44fd341f.jpeg
 

vd221705

Member
Ðề: [Review] Sherlock (BBC series 2010 – 2012)

Đến tận hôm nay mới có dịp tải về xem, trong mấy link trên diễn đàn mình thấy có ss01ep00 mà ko có sup, bạn nào xem rồi cho ý kiến với nếu bỏ tập 00 thì có gây khó hỉu trong quá trình xem ko? Tại lướt qua thì thấy nó cũng hơi giống ep01 hoặc bạn nào có sub ep00 thì cho mình xin với nhé :)
 
Bên trên