SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

phuong210876

New Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

:p Từ 1-10-2009, Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực. Phía Nhật Bản sẽ miễn thuế 95% các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời phía Việt Nam cũng đáp ứng miễn thuế 88% mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản (Khoảng 2500 mặt hàng và có hàng điện tử trong đó =P~)
Còn thuế VAT thì =0 vì mình mua đã chịu thuế bên đó rồi.

Em cũng khoái nhất cái câu trả lời này "Bác chịu khó trích cái hiệp định đối tác kinh tế việt nam Nhật bản cái" => chuẩn bị hàng điện tử nhật bản giảm giá. Ku hàn quốc mệt rồi đây
 

sonbigb

Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

Hình như chỉ hàng nhập chính ngạch có CO đàng hoàng mới được bác ơi :D
Đã là hàng nhập khẩu thì tiểu ngạch cũng như chính ngạch. Mà còn chưa nói đến việc mua chỉ có 1 bộ về dùng thì nhiều khi cũng không phải chịu thuế (Ngoài hộp gửi về đề hàng gửi tặng, biếu là :-bd:)) )

Hiệp định ký từ năm 2008, mọi người search trên google là có. Còn thông tư hướng dẫn Bộ Tài chính đang soạn.
Danh mục hàng gần giống như hiệp định ASEAN-JAPAN (AJCEP) đã được hướng dẫn tại thông tư 83/2009/TT-BTC và bổ sung thêm hơn 100 mặt hàng nữa.
Nó đây: Thông tư 83/2009/TT-BTC: http://vbpq.mof.gov.vn/download.aspx?Docmain_ID=28148_1.pdf ; Danh mục kèm theo thông tư: http://vbpq.mof.gov.vn/download.aspx?Docmain_ID=28148_2.pdf


Việt Nam và Nhật Bản sẽ chính thức thực hiện việc giảm thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (VJEPA) vào đầu tháng 10 này.
Thông tin này được nêu ra với doanh nghiệp hai nước tại hội thảo về VJEPA diễn ra ngày 13-8 tại TPHCM do Ban Xúc tiến Đầu tư – Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản và Jetro TPHCM với sự hợp tác của Bộ Công Thương và Bộ Tài chính Việt Nam tổ chức.

Theo đó, sẽ có 2.586 dòng thuế trong tổng số 8.873 dòng thuế sẽ được phía Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật trong giai đoạn cắt giảm đầu tiên này.

Trong khi đó, cũng cùng thời gian này sẽ có khoảng 7.220 trong số hơn 9.100 dòng thuế Việt Nam vào thị trường Nhật được xóa bỏ thuế quan (hưởng thuế suất 0%).

Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu tiến hành đàm phán về VJEPA từ tháng 1-2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau 9 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận trên nguyên tắc vào tháng 9-2008 và ký hiệp định vào ngày 25-12-2008.

VJEPA là hiệp định tự do thương mại thứ 10 mà Nhật Bản ký kết với các nước, nhưng là hiệp định tự do thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO. Theo VJEPA, trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này và đặc biệt sẽ miễn thuế đối với 86% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước thành viên ASEAN.

Hiệp định kinh tế với Nhật Bản: Nhiều mặt hàng sẽ được xóa bỏ thuế

Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJCEP) được Chính phủ hai nước ký 25/1/2008. Bộ Tài chính đang soạn thảo Thông tư ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2009-2012. Đồng thời, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2008-2012 cũng vừa mới được Bộ Tài chính ban hành.

AJCEP và VJCEP

VJCEP là Hiệp định song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản; trong khi Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) là Hiệp định giữa khu vực ASEAN và Nhật Bản. AJCEP và VJCEP cơ bản có cấu trúc tương tự nhau, tuy nhiên VJCEP có một số cam kết sâu hơn ở một số lĩnh vực mà hai bên quan tâm và khó có thể đạt được ở cấp độ khu vực.

Hiệp định khu vực và Hiệp định song phương tồn tại song song nên các nước thuộc cả hai Hiệp định có thể sử dụng mức ưu đãi nhất của một trong hai Hiệp định. Doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản nếu có đủ điều kiện xuất xứ sẽ được áp dụng một trong hai ưu đãi theo biểu AJCEP và VJCEP. Ngược lại, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản cũng có thể lựa chọn mức ưu đãi hơn trong 2 Hiệp định.

Nội dung Biểu thuế

Phạm vi mặt hàng về cơ bản giống với AJCEP, tuy nhiên VJCEP có cam kết thêm một số mặt hàng như phân bón, linh kiện phụ tùng ô tô, sắt thép (khoảng 100 mặt hàng). Cụ thể, biểu thuế VJCEP bao gồm toàn bộ các mặt hàng mà Việt Nam đã cắt giảm trong VJCEP (8.873 dòng thuế) được phân loại theo cấp độ 12 số và xây dựng trên cơ sở Biểu MFN hiện hành (theo AHTN 2007), cấp độ 10 số.

Mức thuế suất áp dụng: thuế VJCEP được xây dựng dựa trên mức thuế suất cơ sở tại thời điểm tháng 1/2007 và cam kết giảm thuế của Việt Nam. Lộ trình cắt giảm thuế cam kết trong VJCEP là đến 2026, tuy nhiên trước mắt Bộ Tài chính chỉ ban hành thông tư cắt giảm thuế giai đoạn 2009-2012 vì sau 1 năm thực hiện Hiệp định, các nước có thể đàm phán lại. Bên cạnh đó, đến năm 2012, Việt Nam và các nước trong ASEAN sẽ phải sửa đổi danh mục hàng hóa theo AHTN mới.

Tác động của VJCEP

Theo cam kết, các mặt hàng có lộ trình cắt giảm nhanh hơn (dưới 10 năm) chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất trong nước như hóa chất, dược phẩm, dệt may, điện tử, giấy, sắt thép, ô tô và máy móc. Những mặt hàng này hiện có mức thuế MFN thấp (hoặc bằng 0%). Các mặt hàng có cam kết dài hơn (trong vòng 10-16 năm) hoặc trong danh mục nhạy cảm chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được hoặc có kế hoạch sản xuất trong tương lai gần. Do đó, diện mặt hàng có thuế suất cắt giảm và xóa bỏ chủ yếu giai đoạn 2009-2012 để thực hiện VJCEP chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Cụ thể tại thời điểm năm 2012, có khoảng 28,4% dòng thuế được xóa bỏ thuế quan. Các mặt hàng khác thuộc diện cắt giảm dần đều (từ thuế suất cơ sở) theo các năm, giữ nguyên thuế suất cơ sở trong cả lộ trình hoặc theo mô hình cắt giảm riêng với năm kết thúc 2019/2024/2025/2026. Lộ trình này sẽ có tác dụng bảo hộ có thời hạn đối với sản xuất trong nước. Do các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản có tính chất bổ sung và có chất lượng tốt nên sẽ hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước, không có tính cạnh tranh trực tiếp với sản xuất trong nước.

Vì vậy Bộ Tài chính cho rằng việc thực hiện giảm thuế VJCEP không có tác động lớn tiêu cực đối với ngành sản xuất trong nước. Mặc dù có thể làm tăng kim ngạch nhập khẩu, song trong một số năm trước mắt tác động cũng không lớn do có lộ trình giảm dần trong nhiều năm.

Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định ASEAN – Nhật Bản giai đoạn 2008-2012

Bộ Tài chính vừa chính thức ký ban hành Thông tư 83/2009/TT-BTC ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản giai đoạn 2008 - 2012 (thuế suất áp dụng viết tắt là thuế suất AJCEP). Thông tư này quy định cụ thể như sau:

+ Cột “Mã hàng hóa” và cột “Mô tả hàng hóa”, được xây dựng trên cơ sở AHTN 2007 và phân loại theo cấp độ 12 số;

+ Cột “Thuế suất AJCEP”, mức thuế suất áp dụng cho các giai đoạn khác nhau, bao gồm từ 1-12-2008 đến 31-3-2009; từ 1-4-2009 đến 31-3-2010; từ ngày 1-4-2009 đến ngày 31-3-2010; từ 1-4-2010 đến 31-3-2011; từ ngày 1-4-2010 đến ngày 31-3- 2011; và từ ngày

1-4-2011 đến 31-3-2012.

Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất AJCEP phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (ban hành kèm theo Thông tư nàỵ)

b) Được nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước mà Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản đã có hiệu lực, cụ thể là: Bruney có thời điểm áp dụng từ ngày 1-1-2009; Lào (1-12-2008); Malaysia (1-2-2009); Myamar (1-12-2008); Singapore (1-12-2008); Nhật Bản (1-12-2008).

c) Được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu, quy định tại Điểm (b) mục này, đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương;

d) Thỏa mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa ASEAN-Nhật Bản, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN-Nhật Bản (viết tắt là C/O mẫu AJ) theo quy định của Bộ Công Thương.

Những hàng hóa thuộc các tờ khai hải quan hàng nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan trước ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này, nếu đảm bảo đủ các điều kiện để áp dụng mức thuế suất quy định tại Điều 2 của Thông tư này, được nộp bổ sung C/O Mẫu AJ và các chứng từ liên quan khác để làm căn cứ tính lại số thuế phải nộp và xử lý tiền thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) nộp thừa theo quy định của Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị tính lại thuế bao gồm:

- Công văn yêu cầu tính lại thuế phải nộp trong đó nêu rõ loại hàng hóa, số tiền thuế, lý do yêu cầu tính lại thuế, tờ khai hải quan. Trường hợp có nhiều loại hàng hóa thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau thì phải liệt kê các tờ khai hải quan yêu cầu tính lại thuế; cam kết kê khai chính xác, cung cấp đúng hồ sơ đề nghị tính lại thuế (01 bản chính);

- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu);

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O Mẫu AJ, quy định tại điểm (d) Điều 2 của Thông tư này (bản chính);

- Chứng từ nộp thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu) trong trường hợp đã nộp thuế;

- Hợp đồng nhập khẩu (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu);

- Hợp đồng uỷ thác, nếu là nhập khẩu ủy thác (01 bản photocopy và xuất trình bản chính để đối chiếu);

- Bảng kê danh mục tài liệu của hồ sơ yêu cầu xem xét tính lại thuế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

sonbigb

Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

Ac Ac:-? Mà chuyển sang chuyện chính sách làm gì.
Các bác tư vấn giúp em 2 con giàn đó ;)
 

tuan_ok

Well-Known Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

thế cái giàn thứ 2 rỗ giá trên hoai phuc là bao nhiêu vậy bác
 

phuong210876

New Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

CO thi đơn giản ý mà. em làm XNK lên biet mấy cái vụ CO này với HQ dễ ợt.
Chủ thớt k đọc kỹ à. Múc con YAMAHA chứ còn con gì nữa
Nếu thích nhân gọn đơn giản không cầu kỳ về âm thanh thì sony
hết
 

sonbigb

Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

CO thi đơn giản ý mà. em làm XNK lên biet mấy cái vụ CO này với HQ dễ ợt.
Chủ thớt k đọc kỹ à. Múc con YAMAHA chứ còn con gì nữa
Nếu thích nhân gọn đơn giản không cầu kỳ về âm thanh thì sony
hết

Thank! Mình múc rồi. Đấy là định hỏi thêm ý kiến về chất lượng âm thanh chứ (Để mua không bị áy náy :)):)):)). )
 
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

Mua xong thì mời bác shown hàng cho anh em xem đê nhá.Trình bày mãi :p
 

phuong210876

New Member
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

http://www.sony-asia.com/product/ht-ddw7500
Total Power Output (1kHz, 6 Ohms, 10%THD);
10% distortion --> âm thanh thiếu chất lượng. Bộ này đúng là dùng đề "khoe khoang" mà.

Ông cân thận bị mấy FAN của tình Nàng nghĩa xóm chém cho te tua bi giờ.... ráng chịu nha. Hàng sony đó mình xem rồi không có ý kiến
 

khactuyen

Banned
Ðề: SONY HT-DDW7500 vs YAMAHA AX565+NS- Loa F210NS: chọn bộ nào hơn?

âm thanh nên chơi hàng rời bác ạ, ko nên chơi kiểu AIO.
 
Bên trên