Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

flowerslegend

New Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Cảm xúc ! Bài viết thú vị
 

GIM

Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Hi hi hay ư! Bài viết hay chỗ nào nhỉ?

Đọc câu trên chắc Bạn Symphony Shock lắm! Nhưng hỏi thật Bạn có phân biệt được định nghĩa Audiophile và Cảm Xúc bao hàm những gì không?

Ta biết đã nói cảm xúc thì bao gồm 5 giác quan của con người:

1. Thị giác

2. Khứu giác

3. Vị giác

4. Thính giác

5. Xúc giác

Nếu là một audiophile (Tại diễn đàn có Bác tự nhận là audiophile --- các Bạn tìm đọc các Bài viết của Bác này nhé!!) Thì Bạn thử hỏi họ dùng đến bao nhiều giác quan trong 5 giác quan trên???

Còn một người bình thường (Như bác nông dân là một ví dụ trong bài của Bạn S) họ dùng đến bao nhiêu giác quan?

Không cần phải dài dòng, tự so sánh với chính cảm xúc của các Bạn khi nghe nhạc thì hình bóng audiophile đã hiện diện đâu đó rồi.

Thô thiển dẫn lại các nhận xét thường nghe trên diễn đàn HDVN nhé để làm căn cứ tham chiếu:

Ta thường nghe nói thế này: Dàn máy này đẹp/khủng/cỏ (Thị giác); Nghe Nhạc vàng âm thương hiệu này hay/phù hợp hơn thương hiệu kia (Khứu giác); phối ghép này nghe ngọt ngào, phối ghép kia nghe chối/chát/lạnh (Vị giác); Phân biệt được thiết bị này nghe rõ/thanh trong /mượt mà/ tông cao-thấp, dày/mỏng (Thính giác); Bài nhạc này nghe phê/đã/ nổi da gà/ sởn tóc gáy (Xúc giác)... những lời trên há chăng không phải xuất phát từ các thần dân audio hay audiophile nhận xét ra hay sao?

Từ nhận định chưa đầy đủ về các thành phần của "Cảm xúc" Bạn đưa ra câu hỏi: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc? là hoàn toàn chưa thỏa đáng.

Đọc qua bài viết Bạn phân tích theo Tôi Tựa đề nên đặt lại là: RANH GIỚI CẢM XÚC GIỮA BÁC AUDIOPHILE VÀ BÁC NÔNG DÂN CÓ GÌ KHÁC BIỆT? có lẽ chuẩn hơn Bạn ạ!

Vài lời góp ý cho một đề tài hay ... nhưng phân tích thiếu thuyết phục.

P/S: Cũng cần nói rõ hơn về tên gọi Audiophile: Tôi không biết trước nay có bao nhiêu định nghĩa về từ này rồi, và đã có cách hiểu chuẩn từ này chưa? nhưng theo Tôi từ Audiophile chỉ đơn giản dịch sang tiếng Việt là cách gọi những con người hạnh phúc khi cảm thụ âm nhạc. và nếu bất kỳ ai thỏa mãn cảm xúc ấy thì đã thỏa điều kiện gọi là một audiophile rồi còn gì!!!! khi hiểu vậy, thì làm gì có giai cấp, mức độ nghiệp dư hay chuyên nghiệp đâu nhỉ ???
 

phusaigon

Active Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

súc tích, không chê củng không khen. Cảm nhận là của riêng mỗi người có giá trị bằng nhau. Chúc bạn nhiều sức khoẻ, thành đạt
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
@GIM:

Cảm xúc chẳng bao hàm 5 giác quan trên như bác nói. Cảm xúc là một trạng thái tổng hợp phức tạp có khi bắt nguồn từ 5 giác quan, có khi không. Ví dụ bác có thể lo lắng, sợ sệt, hạnh phúc... ở trạng thái mà 5 giác quan của bác chẳng có tác động gì đặc biệt.

Còn vụ dưới đây thì phân tích của bác có vẻ lạc đường mất rồi. Nghe nhạc mà ép vị giác, khứu giác với xúc giác vào cuộc liệu có khiên cưỡng quá không?
Ta thường nghe nói thế này: Dàn máy này đẹp/khủng/cỏ (Thị giác); Nghe Nhạc vàng âm thương hiệu này hay/phù hợp hơn thương hiệu kia (Khứu giác); phối ghép này nghe ngọt ngào, phối ghép kia nghe chối/chát/lạnh (Vị giác); Phân biệt được thiết bị này nghe rõ/thanh trong /mượt mà/ tông cao-thấp, dày/mỏng (Thính giác); Bài nhạc này nghe phê/đã/ nổi da gà/ sởn tóc gáy (Xúc giác)... những lời trên há chăng không phải xuất phát từ các thần dân audio hay audiophile nhận xét ra hay sao?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

symphony

Well-Known Member
Re: Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

...Đọc câu trên chắc Bạn Symphony Shock lắm!
.......

Nói thật với bác khi muốn viết bài trên HDvietnam thì đừng bao giờ sốc. Có thể em đúng, có thể em sai nhưng điều quan trọng nhất vẫn là EM DÁM VIẾT.


... Tôi từ Audiophile chỉ đơn giản dịch sang tiếng Việt là cách gọi những con người hạnh phúc khi cảm thụ âm nhạc....

Thứ nhất, em muốn nói với tất cả các bác rằng - quan điểm của em là ngành nghề nào cũng đáng để được tôn vinh như nhau. Cái avatar của em cũng đã nói lên điều đó (nếu như bác nào đã từng xem và từng nuốt từng lời thoại của phim này thì chắc chắn sẽ biết).

Thứ hai, quan điểm "Audiophile chỉ đơn giản dịch sang tiếng Việt là cách gọi những con người hạnh phúc khi cảm thụ âm nhạc" là một nhận định sai lầm.

Theo em, tất cả mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi cảm thụ đúng thứ âm nhạc mà họ thích. Nhưng không phải là ai cũng là Audiophile. Audiophile - tất nhiên sẽ có sở thích âm nhạc đến cuồng nhiệt - nhưng hơn nữa họ phải thực sự là người mê mẩn âm thanh, hay nói đúng hơn là những sóng âm. Đối với họ, âm thanh chính xác không những nâng tầm những trải nghiệm, mà đó còn là niềm đam mê, hy vọng....

Nhiều người cứ thái quá cái cảm xúc của con người, cho rằng audiophile phải có cảm xúc âm nhạc hơn người. Nhưng theo em, cái cảm xúc đó ai cũng có và chẳng ai hơn ai cả. Về nếu chỉ căn cứ vào cảm xúc thì ai cũng là audiophile cả sao? Chẳng lẽ ai học toán cũng là Ngô Bảo Châu cả sao.

Hãy thừa nhận đi, tất cả mọi người đều hạnh phúc với âm nhạc nhưng chỉ có audiophile là mới những người đam mê âm thanh và công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt.
 

scotty

Well-Known Member
Re: Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Hi hi hay ư! Bài viết hay chỗ nào nhỉ?
Câu này có thể đại diện cho mọi vấn đề, chứ không mỗi bài viết này.

Tất cả mọi bài viết đều có chủ đề của nó, cũng như âm nhạc nó cũng có chủ đề, cũng như mỗi dàn âm thanh ra đời đều có đối tượng người dùng nó, v.v... Sở thích bao giờ cũng vẫn chi phối nhiều hơn, nó là nhu cầu, là nền tảng nảy sinh cho cái khác.

Bác không thấy bài này hay chỗ nào, bởi vì (chọn 1 hoặc nhiều trong các lý do sau):

1. Bác đã hiểu vấn đề quá rõ
2. Bác không hiểu ý tác giả
3. Bác không thích chủ đề này
4. Bác không thích người ta tranh cãi nhau chủ đề này

Như vậy, sẽ không bị "ọt rơ" nếu chúng ta có cùng quan điểm, cùng suy nghĩ nhận thức, cùng sở thích, cùng trình độ...

Kết luận lại, bài viết này hay, hay là không hay, tùy người đọc.

Hãy thừa nhận đi, tất cả mọi người đều hạnh phúc với âm nhạc nhưng chỉ có audiophile là mới những người đam mê âm thanh và công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt.
Chúng ta hãy hiểu đơn giản như vầy cho đẹp cuộc đời
 

duongruc1

Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Bác symphony viết hay quá. Em chắc có lẽ là newbie trẻ nhất trên d d và vừa được thức tỉnh trong cơn mê. Chắc tiếp sau đây em sẽ tập trung tu luyện. Thank pac nhieu. :D
 

nha que

Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

P/S: Cũng cần nói rõ hơn về tên gọi Audiophile: Tôi không biết trước nay có bao nhiêu định nghĩa về từ này rồi, và đã có cách hiểu chuẩn từ này chưa? nhưng theo Tôi từ Audiophile chỉ đơn giản dịch sang tiếng Việt là cách gọi những con người hạnh phúc khi cảm thụ âm nhạc. và nếu bất kỳ ai thỏa mãn cảm xúc ấy thì đã thỏa điều kiện gọi là một audiophile rồi còn gì!!!! khi hiểu vậy, thì làm gì có giai cấp, mức độ nghiệp dư hay chuyên nghiệp đâu nhỉ ???
Chào bác GYM , lâu quá mới thấy bác viết bài .
 

GIM

Member
Ðề: Re: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Chào Bạn Chip!

Cảm xúc chẳng bao hàm 5 giác quan trên như bác nói.Cảm xúc là một trạng thái tổng hợp phức tạp có khi bắt nguồn từ 5 giác quan, có khi không. Vậy một trạng thái tổng hợp phức tạp gồm những gì hả Bạn? Giác quan thứ 6 chăng?

Ví dụ bác có thể lo lắng, sợ sệt, hạnh phúc... ở trạng thái mà 5 giác quan của bác chẳng có tác động gì đặc biệt. Thật vậy không hả Bạn? Xem kỹ lại nhé! Ba trạng thái mà Bạn nói tới: lo lắng, sợ sệt, hạnh phúc đều nằm trong 5 giác quan đấy!

Còn vụ dưới đây thì phân tích của bác có vẻ lạc đường mất rồi. Nghe nhạc mà ép vị giác, khứu giác với xúc giác vào cuộc liệu có khiên cưỡng quá không? Không khiên cưỡng đâu Bạn ạ! Không hẳn người nghe audio hay audiophile phải có và áp dụng hết 5 giác quan, nhưng cung bậc cảm xúc khi nghe âm nhạc thì không thể thiếu 5 giác quan đâu. Có thể Bạn có giác quan 1 & 3, cũng có thể 2 & 4 hoặc chỉ có 5 mà thôi ...v.v. Không cứng nhắc cứ phải là có đủ, nhưng chắc chắn hàm lượng cảm xúc qua giác quan của mỗi một con người khi nghe nhạc là phải có.

Ok! Rất Kết câu này của Bạn Symphony:"Nói thật với bác khi muốn viết bài trên HDvietnam thì đừng bao giờ sốc. Có thể em đúng, có thể em sai nhưng điều quan trọng nhất vẫn là EM DÁM VIẾT.
"


Đúng rồi đấy! Bạn khẳng định audiophile là có sở thích thôi chưa đủ, mà họ còn cần có niềm đam mê, cho nên Tôi mới dùng từ Cảm thụ.

Còn câu "Nhiều người cứ thái quá cái cảm xúc của con người, cho rằng audiophile phải có cảm xúc âm nhạc hơn người. Nhưng theo em, cái cảm xúc đó ai cũng có và chẳng ai hơn ai cả. Về nếu chỉ căn cứ vào cảm xúc thì ai cũng là audiophile cả sao? Chẳng lẽ ai học toán cũng là Ngô Bảo Châu cả sao."

Điều trên thì Tôi không biết Bạn đút rút từ đâu ra? có lẽ có rất nhiều người quan trọng hóa cụm từ Audiophile, nhưng cung bậc cảm xúc tùy từng thời điểm và từng con người là khác nhau Bạn ạ! Ở đây không ai nói chuyện hơn thua, cùng đi trên một con đường Nguyễn Du trong khung cảnh lá me rơi: Người khen cảnh đẹp, người bồi hồi nhớ chuyện xưa, nhưng cũng không ít người lớn tiếng chửi vì lá me bay vào mắt. Âm nhạc cũng vậy, cũng như Tôi nói ở trên có người dùng giác quan 1 & 3, lại có người 1 & 4...v.v. Nhưng nếu họ đủ đam mê tìm hiểu và đi đến cùng một vấn đề thì việc trở thành một audiophile không phải là khó. Còn mục đích học toán là dùng tính toán, nhưng nếu Bạn có niềm đam mê toán học như Ngô Bảo Châu thì việc Bạn trở thành Ngô Bảo Châu cũng là chuyện có thể! Chính câu này Ngô Bảo Châu cũng đã từng nói khi đến giao lưu với SV ĐHQG Hà Nội, "Nếu Các Bạn có niềm đam mê Toán học thì ngày sau Việt Nam chúng ta không chỉ có một Ngô Bảo Châu" (Nguồn Báo Thanh niên tháng 4/2010).

Có thể câu chữ hay từ ngữ chưa bao hàm, lột tả hết ý người viết, nhưng vẫn cảm ơn tấm lòng chia sẻ của Bạn, và mục đích "tranh luận" không nhằm bảo vệ một quan điểm cá nhân, hay một sự hiểu biết nào cả, mà chỉ làm tỏ hơn vấn đề đã nếu ra mà thôi. Vậy Bạn nhé!

Chào Thân ái.
 

nha que

Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

nhưng hơn nữa họ phải thực sự là người mê mẩn âm thanh, hay nói đúng hơn là những sóng âm. Đối với họ, âm thanh chính xác không những nâng tầm những trải nghiệm, mà đó còn là niềm đam mê, hy vọng....
Hãy thừa nhận đi, tất cả mọi người đều hạnh phúc với âm nhạc nhưng chỉ có audiophile là mới những người đam mê âm thanh và công nghệ âm thanh đến cuồng nhiệt.
Có bao nhiêu người tự xưng là audiophile có thể biết được bài nhạc đó được chơi đúng hay sai nhạc lý, ca sĩ hát đúng hay sai note ...
 

lehoang40

New Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Dạo này bận quá nên không online thường xuyên, vào lại thấy ngay một đề tài rât nóng và hay của bác Symphony...:)

Định nghĩa về audiophile đã có sẳn ở wikipedia, dù không chính thống, nhưng ít ra cũng được số đông tán đồng:
" Một audiophile là một người có sự yêu thích cuồng nhiệt sự tái tạo âm thanh (thường là âm nhạc) có chất lượng cao"
Audiophile - Wikipedia, the free encyclopedia

Xem ra định nghĩa audiophile của bác Symphony gần với wikipedia hơn là định nghĩa của bác GIM.


Cá nhân mình cũng đứng về phía Symphony:
- Một người ham thích tham dự các buổi trình diễn âm nhạc live không được gọi là audiophile, dù rằng họ có cảm xúc khi nghe nhạc (LIVE).
- Một nhạc sĩ ăn ngủ cùng giai điệu âm nhạc (khi thì do mình tự chơi qua các nhạc cụ, tự hát.. hoặc nghe trực tiếp các ca sĩ hát), họ luôn có cảm xúc khi nghe nhạc, họ biết rõ từng nốt nhạc nhưng cũng không được gọi là audiophile.
 
Audiophile! Hãy hiểu từ này nhưng không nên dịch ra tiếng Việt. Bởi không phải từ EL nào cũng được/nên/bị dịch ngang hông qua như ý của bác GIM.
Ai cũng biết trong âm nhạc việc cảm thụ được giai điệu bài hát là do cảm xúc của mỗi người (và trong mỗi người ở mỗi thời điểm lại cũng khác nhau), thế nên ngay cả việc bác Sym khi viết bài này em cho rằng bác cũng đang trong trạng thái ít nhiều có cái "cảm xúc" đó - điều này nên tôn trọng chứ không nên mang ra mổ xẻ hoặc cộng trừ rồi suy ra đáp án phải là thế này hay thế khác như bác GIM phân tích.
Tất nhiên khi đã đánh giá hoặc so sánh việc dùng từ có liên quan đến yếu tố nhạy cảm ( như là từ Audiophile kia) dễ làm cho một số bác ngứa ngáy là điều dễ hiểu. Nhưng việc bác GIM có áp cho bài là "phân tích thiếu thuyết phục" thì hơi quan trọng hóa vấn đề, vì như em hiểu: bác Sym viết theo tâm trạng và ai có cùng tâm trạng (nổi hứng đó) sẽ cùng "cảm" được chứ đâu có muốn "phân tích" hay "thuyết phục" ai phải theo đâu ạ.
 

scotty

Well-Known Member
Re: Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

- Một người ham thích tham dự các buổi trình diễn âm nhạc live không được gọi là audiophile, dù rằng họ có cảm xúc khi nghe nhạc (LIVE).
- Một nhạc sĩ ăn ngủ cùng giai điệu âm nhạc (khi thì do mình tự chơi qua các nhạc cụ, tự hát.. hoặc nghe trực tiếp các ca sĩ hát), họ luôn có cảm xúc khi nghe nhạc, họ biết rõ từng nốt nhạc nhưng cũng không được gọi là audiophile.

Đọc đoạn này của bác Hoàng, em có suy nghĩ, tất cả đều bị chi phối bởi cảm xúc (từ cả thiết bị lẫn nhạc), tức là cả "ó-đi-ầu phao" cũng có cảm xúc khi thưởng thức, hay nói như bác GIM ở trển là cảm thụ, mà hình như đa phần chúng ta đều cho là không hề có mà chỉ thiên về kỹ thuật hay thiết bị công nghệ.

Như vậy, "ó-đi-ầu phao" được xác định là có "trình" hơn bác nông "rân" ở chỗ, họ nghe không chỉ bằng cảm xúc mà còn bằng cả sự tinh tế (từ thiết bị nghe nhìn lẫn thể loại nhạc), còn bác nông "rân" thì chỉ là cảm xúc chân chất, 1 cảm xúc mà chúng ta nói nôm na là "lỏn mọn" (romantic).

XIN MỌI NGƯỜI ĐỪNG HIỂU LẦM NÔNG "RÂN" Ở ĐÂY LÀ ÁM CHỈ CÔ, BÁC NÔNG DÂN THỨ THIỆT. NÔNG "RÂN" Ở ĐÂY ÁM CHỈ ĐẾN NGƯỜI NGHE KHÔNG CHUYÊN, HAY ĐƠN GIẢN LÀ ĐỂ DỄ PHÂN BIỆT VỚI "AU-ĐI-Ô PHAI"
 

noob

Member
Nói đơn giản Audiophile là những người có yêu cầu về âm thanh rất cao, mục đích tối thượng là làm sao tạo được thứ âm thanh chân thực nhất (Và hình như là chẳng bao giờ đạt được), phân biệt với 1 người yêu âm nhạc bình thường là chất lượng bản nhạc, nguồn phát... sao cũng được, miễn là nghe rõ. Tất nhiên 1 audiophile cũng có lúc chẳng cần nghe nhạc theo kiểu thẩm định- thường phải tập trung cao độ, chú ý từng chi tiết. Giống như mình, nếu lúc thưởng thức theo kiểu audiophile thì thường nghe Jazz hoặc Country, phần lớn là nhạc ngoại vì kĩ thuật thu âm của họ tốt hơn VN nhiều. Còn những lúc buồn, hoặc tâm trạng thì thích nghe Sĩ Phú, Phượng Hoàng, nhạc của Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng....Về mảng này mình lại có yêu cầu khác hẳn loại kia, có lúc mình bỏ 1 bản lossess hoặc MP3 320 để giữ lại 1 bản thu âm trước 75 nghe rè rè vì bản nhạc chất lượng cao kia nghe hay nhưng không có hồn, cũng có khi là do cách phối khí. Cùng một ca sĩ, cùng một ban nhạc nhưng cách phối khác nhau cũng tạo ra những cảm xúc khác nhau.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Binbinle

Active Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Cám ơn về một bài viết quá hay! Cá nhân em cũng đồng quan điểm với bác.
 

toansong

New Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

Bản thân e là người mới chơi chưa lâu, tuy nhiên theo e thì đề tài này đem ra so sánh giữa audiophile và "nông dân" rồi kết lại một cái là cảm xúc âm nhạc là như nhau còn chỉ khác nhau về độ đam mê đồ âm thanh. Nói chung là nói vậy thì hiển nhiên là đúng và vấn đề chỉ nên dừng ở đây. còn thực ra e sẽ đưa ra một ví dụ cho các bác thấy:
1. E có e học bên y tế cộng đồng, trước không đi học thì đến bữa ăn nhiều khi chẳng rửa tay, hoa quả mua về có khi chén luôn, nhưng kể từ khi đi học thì thay đổi hẳn, nhìn đâu cũng ra vi trùng nói chung là tiêu chí về an toàn vệ sinh là lên một tầm mới. Vậy tại sao lại thế? Đơn giản là khi con người ta hiểu biết về cái gì đó càng nhiều thì càng khó tính và yêu cầu càng khăt khe như thế mới thỏa mãn được yêu cầu của họ. Còn đơn giản như bác nông dân thì mấy ai để ý đến rửa tay, hoa quả...có khi tiện tay cầm được cái gì là ăn và vẫn ngon ngọt như thường vì đơn giản là tiêu chí của người ta đâu phải là tránh xa vi trùng mà no cái bụng và khoái cái miệng.
2. Trước e còn nhỏ bên cạnh nhà có ông chú hay nghe nhạc bằng đài băng từ, nghe đủ thể loại. nói thật là e ngoài giờ nấu cơm và đi chơi là e chạy qua nghe không biết chán. Đến bây giờ e vẫn nhớ cảm giác ấy, tại sao? Đơn giản là vì khi ấy là e mới tiếp xúc với âm nhạc, tâm hồn còn rất nhạy, e không quan tâm đến thiết bị phát ra mà e chỉ quan tâm đến nhịp điệu và lời ca nên thấy rất hay. và đặt một câu hỏi bây giờ còn đúng cái đài ấy và đúng băng ấy thì sao? chắc chắn e sẽ không có cảm xúc ấy nữa, đó là điều hiển nhiên và nếu có cảm xúc lúc ấy chỉ là hồi nhớ về quá khứ mình đã từng thích thú với những bài hát này với chiếc đài này. Tại bây giờ mình đã chót biết chút ít rồi nên khi nghe cái gì đó là mình đem ngay một thước đo về chất lượng âm thanh ra nếu thỏa mãn không sao, nếu không được thì bài hát chắc không hay chọn vẹn được.
3. Cũng có những trường hợp là e đang làm gì đó, bỗng nghe thoảng xa xa nhà ai bật một bài mình lâu không nghe, hoặc mình thích thì lại ôi trời thấy hay thế, cảm xúc lại dâng trào. Tuy rằng e biết chắc rằng thứ âm thanh đó có khi chỉ phát ra từ cái TV, hoặc một bộ Microlab....rẻ tiền!
nói tóm lại theo e là:
"âm nhạc và chỉ cảm nhận về âm nhạc thuần túy không có ý thức về thiết bị và khơi dậy cảm xúc thì gọi là cảm xúc không điều kiện và ai cũng có ngay cả audiophile (như ví dụ ở mục 3 e nói nhưng hiếm hoi)"
"âm nhạc mà có sự can thiệp về ý thức thiết bị để khơi dậy cảm xúc thì là cảm xúc có điều kiền và điều này không phải ai cũng có (vì phải có kiến thức) nhưng phổ biến ở giới audiophile"
và một câu chốt hạ " audiophile và bác nông dân thưởng thức âm nhạc theo 2 cách hoàn toàn khác nhau để có cảm xúc khác nhau, điểm khác nhau đó là audiophile còn thêm một cảm giác nữa là thỏa mãn! công thức :Audiophile=Cảm xúc âm nhạc + sự thỏa mãn thiết bị trình diễn. Do vậy không có ranh giới giữa Audiophile với cảm xúc âm nhạc mà cảm xúc âm nhạc nằm trong sự vốn có của Audiophile"
 
Chỉnh sửa lần cuối:

toansong

New Member
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

e định đi ngủ thì lại có một số câu hỏi?
1. Bác chủ thớt đang nghe nhạc bằng gì nhỉ? cassette hay bộ hi-fi?-chắc chắn là bác đã từng nghe qua đủ các loại và dùng cũng không ít loại thết bị vì đơn giản nếu không vậy thì bác đã không có một bài viết vậy.
2. Có mấy bác nói là đọc xong bài này rồi và nói cảm ơn vì nhận ra nhiều điều nhưng liệu có năng cấp thiết bị khi mà rủng rỉnh kinh phí hoặc tự nhiên thấy đôi tai lên?-chính bản thân các bác đã "nhúng chàm" rồi ạ.
3. Bác nông dân nào đó vào đây đọc bài này chắc chắn không hiểu gì, nhưng ban đầu là thế, sau rồi có ai đó hường dẫn bác ấy cách nghe, được nghe nhiều hệ thống khác nhau trên cùng một bản nhạc yêu thích thì rồi điều gì xảy ra khi quay lại nghe cái đài cassette?-liệu có có gằng cày cuốc làm một bộ tầm tầm về nghe nhạc vàng cho bằng anh bằng e.
4. Và rồi ai cũng nói là "cảm xúc" âm nhạc là sau cùng và quan trọng nhất, không chạy theo thiết bị nếu vậy thì chắc sau một thời gian nữa audiophile sẽ tuyệt chủng, còn toàn nông dân?-không bao giờ là đúng, vì audio đơn giản là đam mê (bao hàm nghĩa tìm tòi và khám phá), cảm xúc là cảm xúc, còn đôi khi mua được bộ loa ưng ý chỉ cần nhìn thôi chưa cần nghe hót đã thấy thích thú và thỏa mãn rồi ạ như bác nông dân trúng mùa ấy.
 
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

danh giới giữa audiophile và âm nhạc từ xưa đã là một câu đố chưa tìm được lời giải .. nay qua bài viết của bác symphony đã dần tan biến .... hi vọng đến một lúc nào đó danh giới đó sẽ được xóa bỏ hoàn toàn để mọi người trên thế giới ai cũng có thể cảm nhận được âm nhạc đích thực ^^
 

scotty

Well-Known Member
Re: Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

danh giới giữa audiophile và âm nhạc từ xưa đã là một câu đố chưa tìm được lời giải .. nay qua bài viết của bác symphony đã dần tan biến .... hi vọng đến một lúc nào đó danh giới đó sẽ được xóa bỏ hoàn toàn để mọi người trên thế giới ai cũng có thể cảm nhận được âm nhạc đích thực ^^

Nhiệm vụ (hoàn toàn) bất khả thi rồi bác ạ.

Sở thích và nhu cầu con người về thưởng thức là đa dạng và hay có chiều hướng thay đổi (phần đông), cũng như khó mà thay đổi được quan niệm, nhân sinh quan lẫn gu thưởng thức... bởi còn tùy thuộc vào môi trường sống, văn hóa, nền tảng, điều kiện kinh tế... Do đó, sẽ không bao giờ có sự đồng nhất hay đồng thuận được. Đó là nói về xã hội loài người nói chung.

Trong phạm vi xã hội thu nhỏ như cộng đồng HDvietnam, vẫn còn số đông vẫn là những bác nông "rân", và "ó-đi-ầu phao" chỉ là 1 nhóm nhỏ, thậm chí thời điểm này là cực nhỏ. Bởi có vẻ diễn đàn giờ đây số có điều kiện chơi high-end hoặc cao cấp hơn (mà lộ diện) thì có thể đếm trên đầu ngón tay, và những người đạt đến trình cảm thụ lẫn kiến thức thì có vẻ họ cũng nản "chia sẻ" (kinh nghiệm, trao đổi thông tin) bởi lý do duy nhất là... "lạc loài".

Thế nên, nếu xét về một mặt khác mà nói, thì bài viết này có thể xem là lời cảnh báo, hơn là chia sẻ thông cảm.
 
Ðề: Tại sao phải có một ranh giới giữa audiophile và cảm xúc âm nhạc?

em ko thisck câu cuối lắm vì nói thật chắc j các bác đã thích làm ruộng mà để dc dc gọi là "thú vui" ! em chỉ góp ý ! ko có ý j :)))
 
Bên trên