Thirst [2009]

hoangtrinhag

New Member
Thêm phụ đề của phim Bakjwi, tức Thirst. Phim kinh dị của Hàn Quốc. Phim về ma cà rồng rất lạ, củng cuốn hút mình từ đầu đến cuối. Ông bà già xem nói khó hiểu quá. Thế là mình xem lại bằng phụ đề Việt và phát hiện nhiều đoạn chưa hợp lý, nghỉa là lời nói của nhân vật này bị gắn vào nhân vật kia hơi bị nhiều. Thế là ngồi dịch lại, củng may là thoại ít nên chỉ tốn có nửa ngày. thanks trời.
Em là người miền Nam, hỏi ngã không thành vấn đề, nếu bác nào khó chịu với nhửng lổi đó, thì cho em xin trước. hihihi

Dịch theo bản của Bakjwi.2009.1080p.BluRay.DTS.x264-HDC. Chúc các bác xem phim vui vẻ.

Thêm chút thông tin cho phim

Tin Seoul - Ðạo diễn Nam Hàn từng thắng giải Grand Prix tại Cannes cho bộ phim nhan đề Old Boy, trở lại lễ hội này với một bộ phim vốn đặt loại phim ma cà rồng của Hollywood trong một ánh sáng khía cạnh mới. Ông Park Chan-wook đã làm bộ phim nhan đề Thirst, tạm dịch là Khát, nội dung kể về một linh mục công giáo biến thành ma cà rồng và sẽ được thi tài tại Cannes khi trình chiếu trong tuần này, là một câu chuyện về nguyên tắc đạo đức. Park, nổi tiếng với những bộ phim thường đặt nghi vấn về bản chất tự nhiên của con người qua những cảnh phim bạo động kinh dị và tính chất khôi hài đen tối, trình bày một câu chuyện ly kỳ máu me trong phim Thirst. Phim vốn đã được phát hành tại Nam Hàn trong tháng này trước nhiều lời phê bình ca ngợi. Phim được gọi theo tiếng Hàn Quốc là Bakjwi, với ngôi sao kỳ cựu Song Kang-ho trong vai linh mục, người trở thành ma cà rồng trong một cuộc thử nghiệm y khoa và sau đó bị cám dỗ bởi một phụ nữ trẻ buồn chán đời sống làm vợ trong gia đình xúi giục giết người, do ngôi sao đang lên Kim Ok-vin thủ diễn.



Phim này sẽ là ob phim đầu tiên của ông Park dự thi trong cuộc tranh tài tại Cannes kể từ phim Oldboy vào năm 2004. Ông sẽ cạnh tranh với những phim trong đó là bộ phim bi kịch đệ nhị thế chiến nhan đề Inglourious Basterds của đạo diễn Quentin Tarantino. Sau phim Oldboy, ông Park đã hoàn tất bộ ba với phim Sympathy for Lady Vengeance và kế đến là phim I am a Cyborg but Thats OK. Một trong những ngôi sao ăn khách nhất Nam Hàn là Song Kang-ho, trong vai linh mục công giáo biến thành ma cà rồng, nói rằng đã tới thời điểm những bộ phim Á châu được nhìn nhận bên ngoài khu vực Á Châu mà thôi. Theo tờ báo giải trí Hoa Kỳ Variety tường trình, thì phim Thirst đã là bộ phim Nam Hàn đầu tiên nhận được công tra với quỹ sản xuất và phân phối từ hãng phim Hollywood Universal Pictures và Focus Features đầu tư vào một dự án đầy niềm tin tưởng vào tài năng của đạo diễn Park. Tờ báo Hollywood Reporter còn cho biết phim Oldboy hiện đang được thực hiện lại bởi hãng phim Dreamworks của Steven Spielberg với ngôi sao chính Will Smith
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
20090317085107790b6_085406_0.jpg


Tên phim : Thirst / Evil Live / Bat
• Tên tiếng Hàn : 박쥐
• Đạo diễn: Park Chan-wook
• Writer: Jeong Seo-kyeong , Park Chan-wook
• Dự kiến phát hành : 30/ 4 / 2009
• Phân phối : CJ Entertainment

Diễn viên chính

• Song Kang-ho : Sang-hyun
• Kim Ok-bin : Tae-ju
• Shin Ha-kyun : Kang-woo

Nội dung :

Thirst xoay quanh câu chuyện về một vị linh mục đáng kính Sang Hyun ( Song Kang-ho ), Sang Hyun tình nguyện tham gia vào một tổ chức nghiên cứu vacxin bí mật phi lợi nhuận ở Châu Phi nhưng vì sự cố trong lúc tiến hành nghiên cứu, điều chế thuốc chữa bệnh nên Sang Hyun đã nhiễm virus và trở thành quỷ hút máu người...Sau đó, Sang Hyun lại yêu Tae Ju( Kim Ok-bin ) - vợ của bạn mình, tạo nên một bi kịch tình yêu không lối thoát ..

Thirst được đầu tư với kinh phí rất lớn và được hứa hẹn là một trong những bộ phim bom tấn của năm 2009

Giải thưởng:

* LHP Cannes 2009 : Đạt giải của hội đồng BGK - Jury Prize ( giải thưởng đứng thứ 2 sau giải Cành cọ vàng )

Theo Wiki
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: Thirst [2009]

Một bộ phim có thể nói là điên loạn và sặc mùi cái tôi của đạo diễn (xem còn thấy điên hơn cả I am a Cyborg but Thats OK)
Thảo nào mà trước đó tui từng được đọc 1 bài critical của Hàn nói khán giả bên đó cũng thấy ớn cái phim này + cả The Mother của Bong Jun Hoo

Thêm nữa là em Kim Oh Bin hồi đóng cái phim Dasepo Naughty Girls thì cute dã man ,
xem đến phim nầy thấy cái mặt em nó cứ như bị phình ra ấy
 

jimminam2000

New Member
Ðề: Thirst [2009]

khi nào có phim vậy ta......thanks poly

phim này có cách đây gần 1 năm rồi,còn bản HD thì có cả tháng nay rồi, bạn chỉ cần gõ vào ô search của diễn đàn từ khóa Thirst bấm enter sẽ thấy khoảng 10 topic của phim này
 

poly

Banned
Ðề: Thirst [2009]

[Bài viết tiết lộ toàn bộ nội dung phim. Trong bài có những từ ngữ mô tả chi tiết bạo lực, tình dục]
http://vagabond7th.blogspot.com/2009/12/review-thirst-park-chan-wook-2009.html


Park Chan-wook trở lại với những gì thuộc về sở trường của ông: máu, tình dục, bạo lực, suy đồi đạo đức. Sau thất bại đáng ghi nhận của năm 2006, thì Thirst dường như là một sự giận dữ vượt mọi ranh giới. Nó được đánh giá như mẩu kinh dị nhất, khủng khiếp nhất, điên cuồng nhất trong sự nghiệp làm phim của Park. Qua Thirst, nhà làm phim người Hàn quốc này muốn thách thức cả Vatican, muốn bó hẹp phạm vi khán giả của chính anh cho dù người ta vẫn tìm xem phim của Park. Với Thirst, Park Chan-wook đã sử dụng hầu như tất cả những kĩ thuật tốt nhất cho bộ phim của chính anh, với một kịch bản dàn trải và kém thân thiện. Tên tiếng Hàn của phim là Bak Jwi - Con dơi, trích cảm hứng từ tiểu thuyết Thérèsa Raquin của Émile Zola.



Sang-huyn - cha xứ, một vị linh mục đang chờ xức dầu và cầu nguyện cho một bệnh nhân trong bệnh xá, van xin cha cố của mình để được đi Nam Phi tìm phương thuốc chữa trị các bệnh nan y, anh ta tình nguyện viêm nhiễm loại virus có tên EV (Emmanuel Virus) và cầu xin Chúa để tìm ra cách cứu giải. Chẳng may, Sang-huyn lìa đời với những khối u nhỏ như mụn nước, ướm máu khắp người. Ngay lúc các bác sĩ tưởng rằng anh đã chết thì nhịp tim của Sang-huyn đập trở lại, và vì vết thương trên khắp cơ thể, anh phải mặc áo trùng tu và quấn khăn trắng khắp khuôn mặt để trở về nhà. Trước tin anh là người duy nhất sống sót sau khi nhiễm EV, ngay lúc Sang-huyn ra xe thì đã có hàng chục người chờ sẵn, van xin anh. Hình ảnh khuôn mặt bó khăn trắng che dung nhan có thể liên tưởng tới phim Nhật The Man without a Face.

Trong lúc Sang-huyn giảng đạo và trò chuyện với trẻ em, một phụ nữ - mẹ của người bạn cũ của Sang-huyn - Lady Ra, đã réo gọi và van xin anh đến cứu giúp đứa con trai bệnh tật của mình là Kang-woo. Đến bệnh viện, Sang-huyn gặp vợ bạn mình là Tae-ju, một cô gái trẻ nhưng ăn mặc dơ dáy, cẩu thả, đầu tóc bù xù, mặt mày thất thần như một kẻ điên, chẳng màng đến ai, cứ lo việc của mình.

Chẳng hiểu sao sau đó ít lâu Kang-woo khỏi bệnh, thế là Lady Ra mời Sang-huyn đến nhà dùng cơm tối. Tại đây, anh tiếp xúc lần nữa với Tae-ju và nhận ra sau bộ áo nhung rũ rượi, tóc rối và mồ hôi của cô gái này là tiếng gọi từ địa ngục: dục vọng. Có thể nói Park cố tình chạm đến điều cấm kị: cha xứ vô luân. Và trong nhiều tác phẩm của anh, các đề tài giật gân như loạn luân chị em, cha con trong Oldboy hay xâm hại tình dục trẻ em (Sympathy for Lady)...đã tạo dựng tên tuổi và cái nhìn riêng của Park về thực tế cuộc sống hôm nay. Chính những chủ đề rất khó chấp nhận ở số đông và ở các nước phương Đông vô tình đưa Park vào hai phía khán giả: yêu hoặc ghét. Khán giả phương Tây có vẻ thích phim của ông hơn cả, nhất là các nhân tố bạo lực rùng rợn và dữ dội.

Xét về mức độ máu me thì Thirst là đỉnh cao, vì chủ đề của nó xoay quanh ma-cà-rồng. Trong một cảnh khi Tae-ju bị shock nặng và thiếu máu, cô đã nôn oẹ ra sàn nhà trắng tinh một vũng máu rất dài (?). Một cảnh khác, Tae-ju lừa người đi đường, giết và hút máu anh ta bằng cái kéo cắt vải nhỏ, chọc thủng qua cổ, máu tuôn xối xả...Điểm quan trọng trong Thirst, máu đỏ tươi và đậm đặc được dựng tương phản với nền trắng của sàn nhà, ánh đèn hoặc màu xanh blue velvet của địa ngục. Những cảnh bạo lực khác bao gồm đoạn Sang-hyun kéo chân Tae-ju khiến mặt cô đập mạnh vào tường và rớt xuống đất. Những cảnh bóp cổ, cắn cổ và hút máu...

Xét về mức độ tình dục thì Thirst cũng là đỉnh cao. Có vẻ như sau thất bại của , Park mạnh tay và nôn nóng muốn lấy lại danh vị ? Tình dục trong Thirst nó kích thích từ cả cái nhìn, điệu bộ vì quan hệ giữa cha xứ - gái có chồng là điều hoàn toàn trái đạo đức. Mà những mối quan hệ như thế, tác giả phải khéo léo xây dựng những khoảng khắc "không thể kiềm chế". Cái nhìn của Sang-hyun trên thân thể đẫm ướt của Tae-ju, trông thấy quần lót đen của cô khi cô té ngã trên sàn. Cảnh khác, Tae-ju mặc mỗi áo ngủ trắng tinh chạy vun vút trên phố bằng đôi chân trần. Sang-hyun ôm nhẹ cô, nhấc người cô lên, bỏ đôi giày của mình lại và đặt đôi chân Tae-ju vào đôi giày của anh. Đây là một hình ảnh ẩn dụ mà phần sau tôi sẽ đề cập trực tiếp.

Sau hành động này, Tae-ju chính thức thèm khát Sang-hyun không ngần ngại. Một đêm, cô lôi kéo anh trở lại căn phòng của cửa hàng vải trước nhà, để làm tình. Sang-hyun, bản chất là đàn ông, với cương vị linh mục. Anh thèm khát như cậu con trai mới lớn, vừa sợ ăn trái cấm sẽ bị hình phạt muôn đời. Tất nhiên, Sang-hyun đã bị chất virus biến dạng tâm lí của anh: nhục thể hơn, ham muốn thể xác hơn. Tae-ju chủ động ngồi trên người anh đang co ro chống cự một cách yếu kém. Cô cởi bỏ áo ngoài để lộ bầu ngực và nói rằng "Tôi không phải cô gái hay mắc cỡ". Tae-ju tiếp tục lần mò đến đũng quần Sang-hyun, cởi nó ra. Thế nhưng quan hệ này không kéo dài vì Lady Ra réo gọi Tae-ju từ bàn ăn. Sang-hyun vội vã mặc quần áo ra về.

Hôm sau, trong một buổi chơi bài, Tae-ju và Sang-hun đã lợi dụng buổi hẹn chơi bài vào Chủ nhật để nói lái đến cuộc hẹn làm tình đầu tiên giữa họ. Tae-ju xin mẹ Chủ nhật vào viện xá làm từ thiện, nhưng cái chính là hoan lạc với Sang-hyun. Buồn cười thay sau khi họ ân ái như vũ bão bên cạnh...một cái xác vô hồn giường kế bên, Sang-hyun lại cố ý để cho Tae-ju biết anh hút máu người. Cô gái trẻ, vừa sợ hãi, tìm cách trốn chạy.

Diễn xuất của Song Kang-ho thiếu thuyết phục, nhất là đoạn anh phân trần với Tae-ju về việc mình là ma cà rồng nhưng yêu cô, hay đoạn đám người phát giác ra Sang-huyn có cưỡng hiếp một phụ nữ trẻ... Có thể đánh giá cách xây dựng Sang-hyun chưa chuẩn, đạo diễn chưa thấu đáo và diễn viên còn mặc cảm. Mặc cảm ở đây không phải vì anh ta phải khoả thân trực diện, mà có lẽ anh ta mặc cảm vì tôn giáo của mình và đã không thông suốt được tâm lý nhân vật Sang-huyn, bởi đó là một vai rất khó. Càng về sau, Song diễn càng đuối, không rõ được đặc tính ác/ thiện của nhân vật, càng không tạo được sự đồng điệu. Trong khi Tae-ju của Kim Ok-bin phần nào nhẹ nhàng hơn. Một chút điên, một chút hoang dại, lạnh lùng đã có thể ra chất Tae-ju, phụ nữ bất chấp tất cả.

Hai diễn viên còn lại của phim là Kim Hae-sook vai Lady Ra và Shin Ha-kyun vai Kang-woo diễn như thường lệ, bởi họ đã từng cộng tác với Park trong những vai quái chiêu: tù nhân đồng tính ăn thịt chồng và bồ trong Sympathy for Lady, kẻ câm điếc trả thù cho chị trong Sympathy for Mr. Có thể nói Park xây dựng hai nhân vật phụ này rất quái đản, mà nếu xem lần đầu thì có thể thấy thú vị, nếu nhiều quá sẽ nhàm chán, phản cảm vô cùng: Lay Ra trắng bệch môi đỏ chót, bất động, béo ú. Kang-woo như một thằng hề với nụ cười toe toét đến ám ảnh, thân hình gầy gò, tổng thể bệnh hoạn. Tất cả đã làm rất tốt vai trò hóa trang, phục trang nhân vật. Còn độ chín diễn xuất thì chưa ai đạt được, nếu rộng rãi thì đó là Kim Ok-bin.

Cảnh phim hay nhất, mang đúng tinh thần ma-cà-rồng nhất là cảnh Sang-huyn cùng Tae-ju bay qua những toà nhà lúc họ vừa mới...yêu và khi họ rượt đuổi nhau vì Sang-huyn không muốn Tae-ju trở thành một kẻ hút máu người. Về đôi giày của Tae-ju, nó y hệt chiếc giày mà Sang-hyun đã từng tặng cô. Điều này ám chỉ đến việc Tae-ju trở thành ma-cà-rồng và biến thành một kẻ lưỡng tính, nói đúng hơn là phi giới tính. Đôi giày cũng xuất hiện trong cảnh kết phim. Nó là thứ còn lại duy nhất giúp cả hai không bị phát hiện ra là những con ma ban ngày làm việc thiện, ban đêm giết người. [bổ sung của Vũ ánh dương: Đôi giày tượng trưng cho một sự khởi đầu - kết thúc chặng đường, ta tạm gọi là đường đời của Tae-ju]

Trong phim, có nhiều cảnh quay đẹp, hình ảnh đẹp, dàn cảnh khá bắt mắt: xe hơi tông vào Tae-ju, khuôn mặt cô sáng bừng cười man dại, hay đoạn Tae-ju định giết một người bằng cách bóp cổ nhưgn Sang-huyn lại bóp cổ cô ra hiệu cô dừng lại... Khi Sang-hyun và Tae-ju bày mưu giết Kang-woo thì bi kich đã dẫn họ đến chỗ tận cùng. So với cảnh cuối của Oldboy: tuyết phủ đầy những ngọn núi, hai nhân vật trong Thirst đứng trước ánh bình minh và biển, đằng sau họ là Lady Ra và ánh mắt bà ta. Ánh mắt căm hờn của bà đã chứng kiến mặt trời thui trụi thân xác Sang-hyun và cô con dâu trái đạo. Xét về hình ảnh, từ cảnh sáng sớm mờ sương đến sắc rực cam của bầu trời đều truyền tải không khí và không gian đẹp.

Nhưng kết phim này không có gì đặc biệt, nó được cho là hợp lý: ác gặp dữ. Ở Thirst, chả có ai hiền cả, nên không có ai gặp điềm lành. Xem xong Thirst, thiết nghĩ những nhà làm phim như Park đúng là tài giỏi. Cái tài giỏi của anh là có một đội ngũ hùng mạnh về kĩ thuật. Kể từ Oldboy thì phim nào của Park cũng chỉn chu phần nhìn: biên tập, quay phim, ánh sáng, màu sắc đến trang điểm, tạo hình, mỹ thuật...và phần nghe: âm nhạc tốt, âm thanh sống động. Có thể nói tạo hình nghệ thuật và mỹ thuật của phim tốt. Nhưng kịch bản, nó là một kịch bản nhiều biến chuyển, tưởng chừng điều đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn nhưng ngược lại, nó làm người ta ngộp thở.

Và sẽ dần bội thực bởi cá tính của Park không đằm lại mà ngày một phát triển thái quá, đến mức trở nên lố bịch và khó chấp nhận. Mượn Tôn giáo Thiên chúa hòng gây tranh cãi và giành giải BGK nhưng Thirst hoàn toàn không hiểu được cốt lõi vấn đề để đi đến đích.

Trao giải cho Thirst, là trao cho cái gì đó rất kích động nghe nhìn và cảm nhận nhưng để lắng đọng, để yêu thích hay ngưỡng mộ thì không thể. Một bộ phim, sau hết là cảm xúc, những thứ râu ria kia chỉ làm nền cho cảm xúc. Thế nhưng một phim mà cố tình tạo cảm xúc như Thirst e rất khó tồn tại lâu trong lòng người xem.

Chấm cho phim 6.5/ 10 tôi nghĩ đã là một ân sủng lớn. Park đã có những cộng sự tốt, một chủ đề khởi đầu rất đáng bàn cãi song sau khi xem phim, ta chợt thấy nó làm màu nhiều quá, khoa trương nhiều quá.

Grade: B-
 
Bên trên