Thờ ơ đang “giết” chúng ta

bichchimeo

Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

bác nào nói cũng hay quá, nhưng túm lại không thấy phương pháp+giải pháp+hành động gì để thực hiện cả (Nói chung cả nhé, mình là dân đen làm được gì, những bác làm chính sách bận họp suốt biết cái quái gì đang diễn ra; Dám nói dân mình không hiểu biết là thức ăn không có bẩn, hic...hic. Bọn hắn ăn thức ăn thì trước khi ăn có người thử trước xem có thuốc chuột không thì biết quái gì; cho nó ra lãnh lương như công nhân, nông dân đi 1 tháng hơn 3trieu thôi, bán gì ăn miễn rẻ là được. Công nhân, nông dân ĂN ĐỂ SỐNG còn bọn hắn SỐNG ĐỂ ĂN mà. Bác Bùi An cảm thán cũng đúng mà, thôi thì mình làm được gì thì làm dù là việc nhỏ như mua dùm em bé, người khuyết tật vài tờ vé số, ủng hộ người nghèo vài chục bạc, giúp người già neo đơn, góp tiền cùng nhau mua vài bao gạo+vài thùng mì cho người già neo đơn....Nhiều việc mình cần làm lắm các bác à, chứ cần gì đao to búa lớn hả các bác. VÀ CUỐI CÙNG LÀ MÌNH SỐNG VÀ ĐỐI XỬ TRONG GIA ĐÌNH TỐT CHƯA??? thì hãy nói tiếp ngoài xã hội. Mong các bác đừng gạch đá nhé. THANKS
 

aciadgnuh

New Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

nói chung là định kệ ko comment nhưng lại sợ bị tiêu đề nó "giết" nên comment cho có :)) mình chỉ giúp những gì cảm thấy hợp lý như: đi đường nhắc chân chống, nhắc xinhan, biếu tiền mấy cụ ăn xin già lọm khọm, ko có sức lao động, chứ mấy lão 4-5 chục cái tuổi đi ăn xin + bọn trẻ con bán kẹo cao su thì không bao giờ, vân vân, nhưng riêng nhìn thấy bị cướp thì mình xin, tránh chúng nó ra, giúp lấy được lại đồ mai mất mạng có khi
 

Quoc Hiep HD

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Cái nhân cách của người Việt thiết nghĩ trách nhiệm chính là phải từ giáo dục.Nhà trường và gia đình phải làm, dậy trẻ phải ngay từ lúc mẫu giáo, trẻ con như tờ giấy trắng để vẽ lên nhân cách một con người. Thật là thất vọng với câu tục ngữ ( Chợ trời ) : " Thật thà ăn cháo bố náo ăn cơm "
 

tatam

Well-Known Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Bác Thanksforsharing định cư ở ngoại quốc nhưng vẫn thông hiểu ... ghê!=D> Thật ra cái gốc vấn đề tại sao như vậy, ai cũng biết nhưng không nói, không tiện nói, ...

Đọc bài của Bùi An tôi lại nhớ gần đây báo Tuổi Trẻ dẫn lời chào chia tay nhắn nhủ khi bị bãi nhiễm trước thời hạn của TT Nguyễn Tấn Dũng hôm 26/3 với các thành viên chính phủ: "Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế."

"Người tử tế" của ông làm tôi lại nhớ hồi năm 1985 khi đạo diễn Trần Văn Thủy thực hiện bộ phim 'Chuyện tử tế', ông nói người Việt ngày nay dường như 'ít tử tế' với nhau hơn là thời chiến tranh đói khát gian khổ. Ông gọi đây là "bi kịch cực lớn trong quan hệ giữa người với người". Để con người sống ít "vô cảm" hơn, ba yếu tố quyết định, theo ông, là giáo dục, hệ thống pháp luật và tôn giáo. Về tôn giáo chúng ta có thời gian dài chủ trương vô thần đã đành, riêng trong lĩnh vực giáo dục, đạo diễn cho rằng người Việt Nam được dạy dỗ để trở thành những con người trung thành, chứ không chú trọng giáo dục nhân cách.

Nói đến giáo dục, tôi lại nhớ tới thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người nhiều năm đấu tranh chống lại gian lận trong thi cử và giáo dục. Thầy cho rằng, để có xã hội tử tế cần những người công dân tử tế, nhưng cốt lõi nhất là có những lãnh đạo tốt để người dân học tập. Xin trích lại nguyên văn lời thầy nói:

"Môi trường sống, môi trường xã hội là nguyên nhân quan trọng nhất cho sự tử tế của con người mà người làm gương trước hết là cha mẹ, anh chị trong gia đình, sau đó là thầy cô giáo ở trường, mà cao hơn nữa là những tấm gương của chính quyền.

"Nếu chúng ta có lãnh đạo trong sáng, toàn tâm toàn ý với dân, trách nhiệm, thực sự vì dân, thực sự dân chủ, thì tôi đảm bảo rằng không có công dân nào chê trách lãnh đạo đó, và họ coi đó là tấm gương để học tập. Đáng tiếc là Việt Nam bây giờ không có được lãnh đạo như vậy." Thầy còn nói thêm, trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã được học và nhìn thấy cái xấu ở khắp nơi, từ trên đường phố cho tới trong nhà trường.

Và cuối cùng, không phải ngẫu nhiên mà tôi lại dùng lời nói của Martin Luther King thay cho chữ ký của mình.
 

tatam

Well-Known Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Trong xã hội đang có quá nhiều thứ giả, biểu sao bà con không thờ ơ được. Bằng cấp giả, thuốc tây giả, thuốc sâu giả, phân bón giả, thị heo nạc cũng giả (vốn heo không phải giống heo nạc, phương pháp nuôi, thức ăn không phải cho heo nạc mà dùng thuốc tạo nạc cấp kỳ), ... đến ăn xin cũng giả, tai nạn xe cộ cũng giả (dựng cảnh để ăn vạ, cướp), ... Thì hỏi sao dân không thờ ơ ? Phương pháp nào, hành động gì khi người cần hành động thì không hành động, chúng ta làm được gì? Muốn có đầu HD xem phim thì phải có tiền để mua, muốn hành động để thay đổi xã hội thì phải có quyền hành, ..., có phương pháp cũng chả làm được gì nếu không có quyền.

bác nào nói cũng hay quá, nhưng túm lại không thấy phương pháp+giải pháp+hành động gì để thực hiện cả (Nói chung cả nhé, mình là dân đen làm được gì, những bác làm chính sách bận họp suốt biết cái quái gì đang diễn ra; Dám nói dân mình không hiểu biết là thức ăn không có bẩn, hic...hic. Bọn hắn ăn thức ăn thì trước khi ăn có người thử trước xem có thuốc chuột không thì biết quái gì; cho nó ra lãnh lương như công nhân, nông dân đi 1 tháng hơn 3trieu thôi, bán gì ăn miễn rẻ là được. Công nhân, nông dân ĂN ĐỂ SỐNG còn bọn hắn SỐNG ĐỂ ĂN mà. Bác Bùi An cảm thán cũng đúng mà, thôi thì mình làm được gì thì làm dù là việc nhỏ như mua dùm em bé, người khuyết tật vài tờ vé số, ủng hộ người nghèo vài chục bạc, giúp người già neo đơn, góp tiền cùng nhau mua vài bao gạo+vài thùng mì cho người già neo đơn....Nhiều việc mình cần làm lắm các bác à, chứ cần gì đao to búa lớn hả các bác. VÀ CUỐI CÙNG LÀ MÌNH SỐNG VÀ ĐỐI XỬ TRONG GIA ĐÌNH TỐT CHƯA??? thì hãy nói tiếp ngoài xã hội. Mong các bác đừng gạch đá nhé. THANKS
 

bichchimeo

Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Trong xã hội đang có quá nhiều thứ giả, biểu sao bà con không thờ ơ được. Bằng cấp giả, thuốc tây giả, thuốc sâu giả, phân bón giả, thị heo nạc cũng giả (vốn heo không phải giống heo nạc, phương pháp nuôi, thức ăn không phải cho heo nạc mà dùng thuốc tạo nạc cấp kỳ), ... đến ăn xin cũng giả, tai nạn xe cộ cũng giả (dựng cảnh để ăn vạ, cướp), ... Thì hỏi sao dân không thờ ơ ? Phương pháp nào, hành động gì khi người cần hành động thì không hành động, chúng ta làm được gì? Muốn có đầu HD xem phim thì phải có tiền để mua, muốn hành động để thay đổi xã hội thì phải có quyền hành, ..., có phương pháp cũng chả làm được gì nếu không có quyền.

Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc và gần gủi dể hiểu nhất là cha mẹ sinh ra ta nuôi ta khôn lớn và ta đã làm gì cho cha mẹ? hic...hic dù cha mẹ có đòi hỏi ta làm gì đâu. Thôi hạt cát thì làm những việc nhỏ của hạt cát, và nhiều hạt cát như vậy mới tạo nên sự khác biệt (P/s: Hy vọng vậy:-S). Hãy hài lòng những gì ta đang có, mất đi rồi không bao giờ tìm lại được.
 

youknowho

Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Đọc bài này lại nhớ câu nói trong phim 2012 "The moment we stop fighting for each other, that's the moment we lose our humanity."
 

binhhc

Moderator
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Thờ ơ cũng đồng nghĩa với Vô cảm - thật đáng buồn.
 

minhthu250210

New Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Thái Bá Tân
THỜ Ơ
Ở đời luôn vẫn vậy.
Cái tốt đẹp có nhiều.
Cái xấu xa không ít.
Nhưng phải nói một điều,
Rằng còn có cái khác,
Có hàng ngày, hàng giờ,
Ác hơn cả cái ác,
Đó là sự thờ ơ.
Thờ ơ với cái thiện,
Thờ ơ với cái tà.
Thờ ơ với tất cả
Chỉ mình ta biết ta.
Thờ ơ với vận nước,
Thờ ơ với dân tình.
Với công an đàn áp,
Với cả người biểu tình.
Thế đấy, ngẫm mà sợ,
Vừa sợ vừa đau lòng,
Khi sự thơ ơ đó
Hiện đang là số đông.
Vì thiếu năng trí tuệ?
Vì trầm cảm, thất tình?
Không, đó là thái độ
Chỉ biết sống vì mình.
Đáng sợ hơn, trong họ
Quả có không ít người
Trẻ, thông minh, có học
Mà thờ ơ, phớt đời.
Cứ như thể họ nghĩ
Đất nước thân yêu này
Hoàn toàn của người khác,
Đây không biết, không dây.
Cứ như thể những việc
Đang diễn ra xung quanh
Không liên quan đến họ,
Không phải việc của mình.
Thật đau, các bác ạ,
Đau gấp đôi, gấp ba,
Giật mình thấy trong họ
Có người thân của ta.
Xin nhắc lại lần nữa:
Trong tình hình bây giờ
Ác hơn cả cái ác,
Đó là sự thờ ơ.
Hà Nội, 24. 7. 2012

PS: VN cũng đi con đường TQ đang đi thôi, TQ bây giờ cũng thờ ơ, cũng ô nhiễm môi trường vì chính sách phát triển dự vào bán tài nguyên và bán sức lao động. Hôm trước có xem 1 video 1 người bị đâm ở ngã tư đường rộng lớn, mà ko xe nào dừng lại, ko ai tới xem xét hay đưa đi viện :(
bài thơ rất hay, đúng với thực trạng của xã hội ngày nay
 

segovia2013

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta



Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc và gần gủi dể hiểu nhất là cha mẹ sinh ra ta nuôi ta khôn lớn và ta đã làm gì cho cha mẹ? hic...hic dù cha mẹ có đòi hỏi ta làm gì đâu. Thôi hạt cát thì làm những việc nhỏ của hạt cát, và nhiều hạt cát như vậy mới tạo nên sự khác biệt (P/s: Hy vọng vậy:-S). Hãy hài lòng những gì ta đang có, mất đi rồi không bao giờ tìm lại được.
Bác nói như loa hát hay ấy nhỉ, kkk. Em ăn gói mỳ tôm 5000 có 500d thuế. Vậy em đã làm gì cho đất nước?
 

pcccsaigon

New Member
Mình có theo dõi bác Tân đây, mà đôi lúc bác hơi nóng tính nên viết kiểu trẻ con quá. Bác này nghe bảo toàn bị mấy anh chị hỏi thăm lắm kaka
 

KitanoOkami

New Member
Nói thế này thì hơi gây mất lòng nhưng mà nói trắng ra, xã hội mình hiện tại là dạng xã hội ích kỷ chuyên lo vun vén cho bản thân, từ các ông to cho đến những người dân thường ai cũng sợ sự thiếu thốn, ai cũng sợ sự bất an. Thành thử ra vun vén nhiều tiền là cách để bản thân cảm thấy an toàn hơn, lo cho mình xong thì rồi lại nghĩ đến con mình. Thế là lo kiếm tiền cho con, xong rồi nghĩ đến cháu chắt, thế là lại lo kiếm tiền cho cháu chắt. Cả đời lo kiểm tiền và sợ tiền nên đời có lúc nào được yên an mà nghĩ đến việc giúp người khác? Và khi còn đang ích kỷ lo cho cái mạng của mình thì đương nhiên cũng không dám giúp người vì sợ giúp người xong mình có bị làm sao không? Giúp người thì có được nhận lại gì không? Cứ thế bảo làm sao "sự thờ ơ" nó lên ngôi là phải.
 
Đôi khi làm việc tốt lại bị hiểu lầm vậy lên con người ngày càng trở nên thờ ơ vô cảm
 
Bên trên