Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

DanielTran

Well-Known Member

Hôm nay, Western Digital giới thiệu WD Se SATA 3,5 inch, ổ cứng tiêu chuẩn, cung cấp không gian lưu trữ lên đến 4TB. Mặc dù nó không phải là ổ cứng đầu tiên có dung lượng lớn thế này nhưng WD cho biết rằng ổ WD Se mới lần đầu tiên được thiết kế cho các trung tâm triển khai dữ liệu nhưng giá cả vẫn phải chăng.

WD cho biết ổ cứng WD Se đã trải qua ít nhất 5 triệu giờ thử nghiệm chức năng và test nhiệt cùng với hơn 20 triệu giờ thử nghiệm bổ sung theo khối lượng công việc thực tế trong máy chủ và hệ thống lưu trữ.
Nguồn: cnet.com

Sử dụng đĩa cứng có lẽ ai trong chúng ta cũng đã đọc qua thuật ngữ MTBF với những con số ấn tượng hàng trăm nghìn, hàng triệu giờ giữa hai lần hư hỏng. Cũng như trong bản tin trích dẫn trên đây, khi nhà sản xuất cho rằng họ đã thử nghiệm đến 5 triệu giờ, và thậm chí là 20 triệu giờ bổ sung!

"Cá viên chiên" đã dịch chuẩn xác những con số này!

Nhưng nghĩ lại một chút, mỗi năm tạm tính chỉ có 8760 giờ. Muốn có 5 triệu giờ nghĩa là cần 570 năm. Làm thế nào họ bịa ra con số này?

MTBF (mean time between failure) được diễn nôm là số thời gian trung bình giữa hai lần bị hỏng của đĩa cứng. Thế này thì lại còn ảo hơn nữa! Như chúng ta đã biết đĩa cứng một khi đã hỏng thì khó mà sử dụng lại được, nếu có chăng thì nó sẽ hỏng lai rai đến khi ta chịu hết nổi phải mua một ổ mới. Vậy nên thuật ngữ này khiến cho người dùng rất yên tâm, vì nó sẽ khiến nhiều người tin rằng thời gian sử dụng cho đến lần hỏng đầu tiên còn dài hơn con số công bố này!

Thực chất đây chỉ là một thuật ngữ mang đậm tính chất tiếp thị.

Bởi vì nếu không thì làm thế nào họ lại chỉ bảo hành 2-3-5 năm, mà không là 10 năm hoặc trọn đời? thời gian giữa hai lần hỏng lên đến 570 năm cơ mà?
Bởi vì nếu không thì làm thế nào một số chủng loại ổ đĩa khác nhau, tiêu chí kỹ thuật khác nhau, giá thành khác nhau lại có cùng con số MTBF rất chẵn, rất đẹp?

Google trong một khảo sát nội bộ dựa trên mạng lưới server lưu trữ khổng lồ và rộng khắp của họ, đã cho biết có đến 6-8% số đĩa cứng bị hỏng hàng năm. Nhiều người hẳn đã có kinh nghiệm không nên dùng một đĩa cứng quá 5 năm, và back up ngay dữ liệu từ lỗi bad sector đầu tiên.

Như vậy các nhà sản xuất đã làm thế nào để có những con số này?

Nếu tử tế, họ làm theo mô hình toán xác suất, lấy ra (ví dụ) 1000 cái đĩa cứng và cho chạy liên tục trong một tháng. Ghi nhận số đĩa hỏng ở ngày thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... đến ngày cuối cùng. Từ đó họ vẽ ra được một biểu đồ số lượng đĩa hỏng theo thời gian. Sau đó dùng các công thức của xác suất để tính ra giá trị MTBF thô.

Nếu ít thời gian hơn, họ cũng lấy ra (ví dụ) 1000 cái đĩa cứng và cho chạy liên tục trong một vài ngày. Giả sử ở giờ thứ 15 có một cái đĩa hỏng. Đến giờ thứ 75 (ngày thứ 4) lại có một cái đĩa hỏng. Như vậy hai cái đĩa hỏng cách nhau 60 giờ x 1000 đĩa = 6000 giờ = MTBF thô.

Sau đó họ tiến hành hiệu chỉnh dựa trên các thử nghiệm của các dòng đĩa cứng cũ, và thông số phản hồi về bảo hành của các dòng sản phẩm đó trong thực tế. Ví dụ dòng cũ có MTBF thô = 5000 giờ, và thông tin bảo hành đưa về (dựa trên số lượng lớn đĩa đã bán đi) tính ra theo mô hình toán xác suất là 1 triệu giờ. Thì như vậy dòng sản phẩm mới sẽ tương ứng có MTBF là (6000/5000) * 1 triệu = 1,2 triệu giờ.

Tóm lại các thông tìn MTBF này chỉ đọc cho biết chứ hoàn toàn không có ý nghĩa thực tế. Hãy luôn backup dữ liệu của bạn nếu có thể. Và hãy thay đĩa cứng càng sớm càng tốt, tất nhiên trong tương quan là, dữ liệu của bạn quan trọng hơn giá thành của đĩa cứng sắp thay. Nếu không bạn có thể chờ xem bao nhiêu năm thì nó sẽ hỏng!

Tham khảo: (1) (2) (3) (4)

Trên đây là những gì Daniel tìm hiểu được, nếu các bạn thấy có những nguồn đáng tin cậy và cụ thể hơn về cách thức thử nghiệm và mô hình tính toán, vui lòng góp thêm vào cho topic này được bổ ích hơn!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Secretvn

Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Chả gì có thể bền nếu quay liên tục. Ngoài ra đồ điện tử còn xác xuất hên xui. Nhiều cái dùng mấy năm không hư nhưng có cái dùng vài ba ngày hư liền. Mình mua thiết bị dự trên thương hiệu và giá cả nên mấy thông số đó quan tâm làm gì.
 

Ceibga

Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Vậy ổ cứng để trong NAS chạy 24/24 thì có nhanh hỏng ko bác viên chiên? NAS e ko dùng torrent nhé, chỉ thi thoảng mới truy cập vào lấy film thôi, nhưng vẫn bật 24/24 vì mỗi lần bật lên khá lâu, nó lại chả tốn điện mấy :p
 
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

tiêu chí kỹ thuật khác nhau, gái thành khác nhau
- Chắc type nhanh quá nên dính lỗi chính tả. Tốt nhất là mua thêm cái hdd box nữa để lưu những thứ quan trọng. :)
 

Hai Scm

Active Member
Em chưa sử dung ổ cứng nào quá 6 năm nên ko biết vụ này vì sau 6 năm thì thay máy đồng thời bỏ luôn ổ cứng cũ rồi...
 

angel_of_dead_91

Well-Known Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Mua ổ cứng chỉ để ý đến dung lượng, với nhãn mác còn những cái còn lại thì kệ, của bền tại người mà :))
 

vinhtroc

Member
Đây lại là chiêu kinh doanh nhằm lăng xê tuổi thọ ổ cứng của mấy hãng sx đây mà!
 

linhquanaudio

Well-Known Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Cái seagate 80Gb ata xài hơn 9 năm rồi mà vẫn chạy phà phà. Chưa thấy lỗi gì.
 
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Mua ổ cứng chỉ để ý đến dung lượng, với nhãn mác còn những cái còn lại thì kệ, của bền tại người mà :))

Thời đại bây giờ không còn 100% là của bền tại người nữa đồng chí ạ. Có những thứ hỏng ngay từ lúc sản xuất. Nhưng vì các nhà phân phối mua giá rẻ hoặc thậm chí mua không bảo hành (ôm lô hàng không bảo hành, chấp nhận xác xuất hỏng) nên vẫn bán ra ngoài thị trường. Còn khách hàng cứ yên tâm mà trả tiền, hàng sẽ giao tận nơi, mở ra kiểm tra lỗi sẽ "bị bảo hành". Chẳng ai muốn bỏ tiền ra mua thứ đồ mới dùng đã phải đi bảo hành cả, nhưng thói quen tiêu dùng của dân ta thì cũng xứng đáng đón nhận sự phục vụ đó thôi.

Ví dụ: năm 2009 công ty máy tính Mai H nhập tới 2000 chiếc màn hình D..LL từ F...T và phải test toàn bộ trong vòng 3 ngày. Trong 3 ngày thấy cái nào lỗi sẽ được đổi cái mới, còn qua 3 ngày thì MH tự chịu trách nhiệm. Như vậy có thể thấy các nhà phân phối bán cho nhau còn chẳng có bảo hành, tất cả chỉ vì giá rẻ. Trong quá trình test, tôi thấy có những màn hình lỗi tới mức đóng cả logo bằng kim loại vào panel vỡ tan (chính tay tôi test). Như vậy có thể thấy quá trình sản xuất hoàn toàn không có khâu kiểm tra sản phẩm xuất xưởng.
 

williamtruongvtv

Active Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Mình còn 1 em Hitachi cho laptop dung lượng cực khủng 540MB đây, có cài win bản quyền, vẫn chạy tốt. Mình rút trong máy IBM cổ ra...
 

johnkenerdi

Well-Known Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

EM cứ xài thôi, 2-3 tháng check bad 1 lần = HDD tunes, thấy bad thì thay luôn và ngay
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Chỉ cần ta đặt thêm 1 câu hỏi và tự trả lời là sẽ thấy ngay thôi mà. Việc gì phải bị ảnh hưởng bởi những lời ngụy trang của hãng SX?

5 triệu giờ là tính cho bao nhiêu cái HDD?
20 triệu giờ là tính cho bao nhiêu cái HDD?
Nếu tính cho 1 triệu cái HDD thì mỗi cái chỉ mới thử nghiệm 5 giờ => Quá dễ để làm.
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Trung bình 6 năm thay 1 lần. Nếu dùng ít thì 7 năm, dùng nhiều thì 5 năm
 
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Thật ra thuật ngữ MTBF không phải là gì mới mẻ và nó càng không mới khi áp dụng vào các ổ đĩa cứng. Tôi nhớ cách đây hơn 5 năm có đọc trên một diễn đàn, họ cãi nhau chí chóe về cách tính MTBF lên hard drive. Và tôi nghĩ đến nay chắc là vẫn chưa ngã ngũ. Các bạn có thể xem qua bài này đã viết khá lâu mà tôi tình cờ đọc được trên mạng.
Cũng chính vì lẽ đó mà cả biên tập viên người Việt làm việc cho CNet cũng như WD đã tránh đền cập đến thuật ngữ MTBF khi đề cập đến chất lượng và đô bền của sản phẩm mới được tung ra này.
Cuối cùng, riêng với trường hợp các ổ đĩa cứng, cứ theo kinh nghiệm cá nhân cũng như lời khuyên của mọi người mà sử dụng, đừng quan tâm lắm đến những con số triệu này triệu kia.
 
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Em có cái ổ 4o gB cua SS mua hồi 2003 giờ vẫn chạy tốt thế mới ác :)) > Ổ dung lượng càng nhỏ càng bền và ngược lại :))
 

VThanhgtvt

Well-Known Member
Cái gì cũng thía, suy từ cái nhỏ ra cái to. Dùng nhiều thì ắt sẽ nhanh hỏng... Lý thuyết vẫn là lý thuyết!
 

labylife

Member
Tính toán thử:
Xác suất không lỗi = Exp^(-hours/MTBF) --> Số giờ sử dụng hours = -MTBF*Ln(Xác suất không lỗi)
Để tính ra xác suất lỗi của nhà sản xuất --> cho h = warranty time = 3 year * 24*365 = 26.280h
Nếu MTBF = 800.000h (dòng ổ SE của WD làm ví dụ):
--> Xác suất ổ cứng lỗi P(error) = 1-Exp^(-26280/800000) = 3.23 %
Vậy là nếu theo nhà sản xuất, ổ cứng chạy 24/7 liên tục trong 3 năm thì có 3,23 cái phải bảo hành! :D
Theo tài liệu em đọc được thì khi tính toán đầu tư hệ thống lưu trữ, người ta chỉ sử dụng MTBF cho ổ cứng là 400.000h thôi. Lúc này xác suất lỗi tăng gấp đôi (6.36%).
Giải trí chút góp vui cùng các bác.
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: Thuật ngữ MTBF và sự lừa đảo của thứ ngôn ngữ tiếp thị đội lốt kỹ thuật

Toàn đưa ra các thông số khó hiểu để lừa bịp người dùng, đưa ra cái thông số nào dễ hiểu ý, ví dụ: thời gian bảo hành = 5 năm; hoặc xác suất gặp lỗi khi chạy liên tục 100.000h là 1%
 
Bên trên