'Tiên học lễ...' cần được trân trọng

ilVietnam

Well-Known Member
- Ý kiến của độc giả Tạ Lương (Gia Lai) tham gia diễn đàn bỏ hay không bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ...".

20120726171359_le.jpg

Tôi là một người Việt đại diện cho một thế hệ trẻ đầy năng động, sáng tạo và tư duy đổi mới. Theo dõi diễn đàn VietNamNet thấy mọi người bàn luận về việc có nên bỏ hay giữ lại câu “ Tiên học lễ hậu học văn” rất sôi nổi, có nhiều ý kiến đồng thuận cũng có nhiều ý kiến ngược lại, nhưng tôi thấy đa số phản hồi ngược lại thì nhiều hơn.

Có cần bàn...

Theo tôi nghĩ một số người người đã làm phức tạp hóa nó lên một cách không cần thiết, chúng ta có cần bàn về một điều hiển nhiên nhiều đến vậy không? Có cần bàn trái đất hình tròn hay hình vuông, hay một cộng một bằng mấy?

Chúng ta nên nhớ rằng không phải tự nhiên mà người ta treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn” thật to trong các trường học.

Tôi không biết nhiều về Nho Giáo, cũng không là một nhà nghiên cứu văn học hay nhà giáo dục nhưng tôi hiểu được rằng “ Lễ” và “Văn” ở đây không đơn giản nằm trong một một khía cạnh quá thiển cận giống như kiểu lễ lạc, hay chỉ học về thơ văn. Đối với tôi ý nghĩa của câu nói này rất rộng “Lễ” ở đây nhắc nhở con người về khía cạnh đạo đức, khía cạnh đạo làm người của cuộc sống và “ Văn” ở đây nói về khía cạnh tri thức, khoa học…

Mọi đứa trẻ nào từ khi sinh ra đến khi bập bẹ biết nói đều được cha mẹ chúng dạy cách xưng hô nói và phân biệt cha mẹ, anh chị, ông bà… rồi ai cho gì cũng đều phải dạy con mình nói cảm ơn hay vòng tay ạ ông bà… Đó chính là “Tiên học lễ” đó là tiền đề cho sự phát triển và nhận thức của một con người trong gia đình, trong xã hội.…

Như vậy “Tiên học lễ” giống như là một điều hiển nhiên mà ta đã làm và thực hành từ khi sinh ra đến khi dần biết nhận thức và điều đó không riêng gì ở dân tộc Việt Nam mà còn gắng bó với mọi tầng lớp, mọi dân tộc, mọi quốc gia khác nhau chỉ có điều là họ thực hiện theo mỗi cách riêng của truyền thống văn hóa từng dân tộc, từng quốc gia mà thôi.

Rồi khi lớn lên “Lễ” luôn đi theo chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn luôn phải thực hành và học hỏi về đạo đức, cách hành xử trong mọi tình huống với đối tác làm ăn, các mối quan hệ quan trọng trong cuộc sống, với vợ con và gia đình…có những người không cần giỏi, không cần bằng cấp, nhưng cách hành xử giao tiếp với mọi người luôn trọn tình, trọn nghĩa, sống chuẩn mực, đạo đức luôn kính trên nhường dưới biết đúng sai thì ai ai cũng kính trọng và dễ dàng thành công trong công việc và cuộc sống.

"Tiên học lễ"...cần được trân trọng

Chúng ta không nên quy chụp “Lễ” ở đây là 'lễ lạc', 'lễ bái' hay 'hành lễ' đối với một cá nhân hay một tổ chức nào đó để được hưởng lợi hay thực hiện một nghi thức cứng nhắc, mê tín nào khác bởi chiều hướng này là chiều hướng tiêu cực, chẳng ai treo một câu nói có chiều hướng tiêu cực lên nhà trường để các em học tập cả.

Điều cốt yếu ở đây nhà trường luôn muốn nhắc nhở các em rằng các em hãy cố gắng học tập thành một con người tốt trước khi nghĩ đến chuyện trau dồi tri thức cho mình bởi vì có tài mà không có đức là người không những vô dụng mà còn rất nguy hiểm cho xã hội.

Có ý kiến cho rằng, chúng ta dạy cho các em câu nói theo tư tưởng Nho Giáo như vậy là không nên. Cũng có ý kiến nói “ Tiên học lễ, hậu học văn” là câu hán việt không nên dùng và nên sử dụng từ ngữ thuần việt để thay thế....

Thật nực cười khi những ngôn từ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay chiếm rất nhiều từ hán việt, nếu vì vậy mà không dùng từ hán việt thì có lẽ tôi cũng sẽ không giao tiếp được trong cuộc sống đời thường.

Nền văn mình nhân loại có nhiều kiến thức và tư duy đúc kết từ những con người tài giỏi kiệt xuất ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau , nếu vì lòng tự tôn dân tộc mà không chịu tiếp thu hay đổi mới tư duy thì đất nước sẽ chắng bao giờ phát triển, và bị cô lập bới thế giới. Nói không dùng từ hán Việt có khác chăng nói không dùng giấy vì giấy do người Trung Quốc phát minh ra…

Cái cốt lõi là chúng ta phải biết phát huy và vận dụng tối đa cái tinh hoa, kiến thức của nhân loại để làm giàu và phát triển con người và đất nước mình chứ không thể thụ động vì lòng tự tôn, tự ti mà đánh mất những tư duy giá trị đáng cần phải tiếp thu và học hỏi.

Vì lẽ đó, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” là khẩu hiệu đáng để chúng ta cần phải trân trọng, gìn giữ và phát huy bởi nó để cao giá trị nhân văn, giá trị đạo đức, tri thức, lối sống.

Một điều mà xã hội ngày nay đang dần bị mất đi và bị lấn áp bởi giá trị của vật chất, kim tiền làm tha hóa về đạo đức và lối sống của một số bộ phận con người trong xã hội đương thời. Nếu chúng ta tự chặt bỏ nó đi thì có khác nào chúng ta tự chặt đứt rễ của thân mình làm cho nó chẳng thể phát triển mà ngày càng khô héo vì thiếu một phương châm sống?

Nguồn: vietnamnet
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HD Star

New Member
Ðề: 'Tiên học lễ...' cần được trân trọng

Bài dài quá em không đọc hết, nhưng quan điểm của em là không nên bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ..."
 

ilVietnam

Well-Known Member
Ðề: 'Tiên học lễ...' cần được trân trọng

Em đọc đc bài viết này thấy hay có đồng cách suy nghĩ, quan điểm của em.
 

Wanderman

Member
"Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín" là những slogan quan trọng nhất của Nho Giáo. Trong đó Nhân có được nhờ 4 từ còn lại, và lúc đó Nhân sẽ là người quân tử!

Bạn Tạ Lương đã hiểu được cốt lõi từ Lễ trong Nho Giáo.

Trong bất cứ một triết thuyết nào người ta cũng chia ra 2 loại:

- Một là dùng cho các đệ tử chân truyền - tức là những có khả năng thực sự hiểu được những cái uyến áo cao viễn của thuyết đó.
- Hai là dùng cho phần đông quần chúng còn lại - những người do khả năng tri thức có hạn hoặc nền tảng giáo dục, văn hóa chưa thể hiểu ngay được.

Cái học của những người thuộc nhóm 1 người ta gọi là Thượng học, còn cái học của những người thuộc nhóm 2 người ta gọi là Hạ học. Nói là Hạ học nhưng gần như những người thuộc nhóm 2 là những người học những quy tắc làm sao cho giống và đặc biệt phải có niềm tin. Tức là phải có niềm tin tuyệt đối vào cái thuyết đó, kể cả là không hiểu lắm về cái thuyết đó.

Câu hỏi đặt ra là không hiểu thì tin thế quái nào được? Tin chứ, những nhà truyền đạo phần lớn người ta không truyền bằng mồm mà phần lớn truyền đạo bằng hành động. Những hành động mang nặng "Nhân, Lễ, Nghĩa,Trí, Tín" làm cho dân chúng tin hơn gấp trăm ngàn lần những lời nói suông.

Khi đã có niềm tin thì những thứ lẻ tẻ nhưng các quy tắc trong đạo, ví dụ như gặp đồng đạo phải cúi đầu vái hay nói hàng tràng dài nhưng từ như "Salamalaykum!" trong tiếng Urdu của người Hindu (Ấn Độ và Pakistan) hay "Mô Phật!" trong tiếng Việt người ta sẵn sàng làm mà không hề thắc mắc là làm sao phải làm thế!

Tuy nhiên, đến thế hệ sau, do không trải nghiệm qua những gì thế hệ trước đã trải qua, hoặc do sự bùng nổ chối bỏ thường thấy của tuổi trẻ, họ sẽ đặt dấu hỏi về những quy tắc khuôn sáo đó và đặt hàng loạt các câu hỏi về sự cần thiết của những quy tắc hay những khẩu hiệu đó...

"Lễ" thực ra, về mặt hình thức chỉ là những quy tắc cho những hành động cụ thể nào đó, nhưng cái quan trọng hơn mà cũng chính là sự gửi gắm của tiền nhân là cái tinh thần của nó. Có thể khi đã hiểu được tinh thần đó rồi thì hành động của bạn thế nào cũng được, bạn muốn làm thế nào cũng được, kể cả không làm cái hành động là người ta đã quy đinh cho cũng được.

Các bạn đọc qua câu chuyện này, có thể hiểu được phần nào:

Làm người
(Tác giả: Dương Hán Quang)​

Mẹ tôi bị ốm phải nằm viện, tôi được giao nhiệm vụ chăm sóc mẹ.

Có rất nhiều người đến thăm mẹ, người nào cũng mang theo hoa quả và thức ăn bổ dưỡng. Gặp ai mẹ cũng nói: “Bác (anh, chị) có lòng đến thăm tấm thân già này, tôi cảm động lắm rồi, còn mang quà cáp làm gì? Hãy mang về cho các cháu ở nhà”.

Tất nhiên chẳng ai trong số họ mang quà về. Mẹ bảo tôi đưa lại cho họ nhưng họ đều lén để lại trên bàn rồi ra về.

Mẹ không thể ăn hết được số hoa quả và thức ăn bổ dưỡng đó bèn bảo tôi ăn cùng. Vừa ăn mẹ vừa hỏi tôi:

- Có ngon không?

Tôi nói:

- Ngon ạ.

Hai ngày sau, anh họ tôi đến thăm mẹ. Anh đi người không, không có hoa quả cũng không có thức ăn bổ dưỡng, tuy nhiên, trước khi về anh rút ra tờ bạc một trăm đồng đặt bên cạnh gối của mẹ. Mẹ vội cầm tiền lên trả lại anh, nhưng anh họ đã quay người bước ra cửa. Mẹ đưa tiền cho tôi, chỉ theo bóng anh họ và nói:

- Nhanh lên!

Tôi cầm tiền rồi chạy đuổi theo, một lúc lâu sau mới đuổi kịp. Anh họ một mực không chịu cầm lại tiền. Tôi cứ nhất quyết nhét tiền vào túi anh, nói:

- Anh cầm lấy đi, đừng để mẹ em thêm buồn nữa.

Anh họ lắc đầu, không biết làm thế nào, đành nói:

- Dì quả là một người tốt.

Tôi hoàn thành nhiệm vụ và trở về phòng. Mẹ hỏi:

- Sao con đi lâu thế?

Tôi nói:

- Anh họ đi nhanh quá, con phải đuổi mãi ra tận gốc cây ngọc lan ngoài kia.

- Thế tiền đâu?

- Con trả lại cho anh họ rồi.

Mẹ đang nằm vội ngẩng đầu lên:

- Thế anh ấy có nhận không?

- Anh ấy nhất định không nhận nhưng con cứ đút trả vào túi anh ấy.

Mẹ nằm phịch xuống, không nói gì cả, chỉ thở dài thườn thượt. Tôi lại gần mẹ:

- Mẹ đau ở đâu ạ?

Mẹ đưa bàn tay gầy guộc, xoa lên mặt tôi và nói:

- Đến bao giờ con mới biết làm người?

Tôi hoang mang hỏi mẹ:

- Con đã làm sai gì ạ?

Mẹ chép miệng, dường như cười mà không cười, nói:

- Mẹ là dì của anh họ con, giờ bệnh tật như thế này, anh ấy cho mẹ một trăm đồng chẳng lẽ không xứng đáng sao?

Tôi chợt hiểu ra, quay người định đuổi theo anh họ. Mẹ kéo áo tôi lại, nói:

- Con lại sai rồi!
 

PhuongLe73

New Member
Ðề: 'Tiên học lễ...' cần được trân trọng

Muốn có được 'Tiên học lễ...' thì cần phải có giáo dục học đường :)]
 

naptheonline

New Member
Ðề: 'Tiên học lễ...' cần được trân trọng

Thực tế là nên trân trọng tinh thần Tiên học lễ, hậu học văn.
 
Bên trên