Tìm hiểu công nghệ 3D trên TV

sitecforum

New Member
Hiện nay trên thị trường TV 3D nổi lên cuộc cạnh tranh gay gắt giữa hai công nghệ 3D chủ đạo: 3D chủ động và 3D thụ động. Dưới đây là một số thông tin về bản chất của công nghệ 3D.

Đôi nét về công nghệ 3D
Một cách cơ bản, công nghệ tạo ra hình ảnh 3D là công nghệ khiến người xem tạo ra ảo giác về độ sâu và hình khối của hình ảnh đang được trình chiếu. Bình thường, hình ảnh 2D được tạo ra khi một máy quay quay hình ảnh từ một góc độ. Với hình ảnh 3D - sẽ có 2 máy quay cùng một hình ảnh ở 2 góc độ khác nhau. Kính 3D sẽ có nhiệm vụ tổng hợp 2 hình ảnh này, qua hiện tượng thị sai để tạo nên cảm giác độ sâu và hình khối khi xem 3D.
Có nhiều cách thức khác nhau để tạo nên hiệu ứng 3D. Cả công nghệ chủ động và công nghệ thụ động (FPR) đều có thể giúp tạo ra ảo giác này, theo những cách thức khác nhau. Cụ thể:
Với kính màn trập chủ động (active shutter glasses). Sở dĩ gọi là "màn trập" (shutter) vì kính sẽ lọc và cung cấp hình ảnh theo kiểu đóng-mở. Nếu mắt phải được cung cấp hình ảnh thì mắt trái sẽ không nhận được và ngược lại. Sự đóng-mở liên tục của hình ảnh (trong một khoảng thời gian rất nhỏ) sẽ được đồng bộ hoá và tạo ra ảo giác về 3D.
Nhược điểm của công nghệ này là kính to, nặng, khó thiết kế (do chứa chất lỏng tinh thể pha lê có thể dẫn điện) và phải được cung cấp năng lượng (qua sạc điện, pin) thường xuyên, cũng như góc xem rất hẹp (80 độ) và giá thành đắt (50-100 USD/cặp). Biểu đồ dưới đây cho chúng ta cái

Tags: Travel to Vietnam|Classic Vietnam Tour|Tours in Vietnam|Halong bay tours|SITEC|Thiet ke website|Tin nhắn thương hiệu|SMS Brand Name|Google SEO|Google Adword
=D>
 
Ðề: Tìm hiểu công nghệ 3D trên TV

Hình như bạn chưa viết hết bài :)

Mình góp ý thêm thôi: Kính 3D của công nghệ trập động đang ngày càng khắc phục được nhược điểm về kính do ứng dụng các công nghệ kim loại nhẹ. Kính không còn nặng nữa, việc xạc điện cũng khá tiện vì xạc 3 tiếng là có thể coi được tầm 15 bộ phim 3D. Góc xem không hẹp như bạn đề cập đâu, thậm chí góc theo chiều thẳng đứng còn cao hơn 3D thụ động nữa kìa. Tuy nhiên so với kính 3D thụ động vẫn không thể bằng ở độ nhẹ (dù có cải tiến nhưng kính chủ động vẫn nặng hơn vài chục gram) và độ rẻ.

3D chủ động hiện nay có lợi thế về độ phân giải, hay nói khác đi là chất lượng 3D luôn tốt hơn gấp đôi. Nhưng với sự ra đời của TV 4K, tương lai của lợi thế này đang bị đe dọa. Con đường còn dài, hãy đợi xem.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Tìm hiểu công nghệ 3D trên TV

Đôi nét về công nghệ 3D
Kính 3D sẽ có nhiệm vụ tổng hợp 2 hình ảnh này, qua hiện tượng thị sai để tạo nên cảm giác độ sâu và hình khối khi xem 3D.
Có nhiều cách thức khác nhau để tạo nên hiệu ứng 3D. Cả công nghệ chủ động và công nghệ thụ động (FPR) đều có thể giúp tạo ra ảo giác này, theo những cách thức khác nhau. Cụ thể:
Với kính màn trập chủ động (active shutter glasses). khó thiết kế (do chứa chất lỏng tinh thể pha lê có thể dẫn điện) và phải được cung cấp năng lượng (qua sạc điện, pin) thường xuyên, cũng như góc xem rất hẹp (80 độ) và giá thành đắt (50-100 USD/cặp).

Bác này đọc ở đâu, nhưng hình như chép sai: - Kinh 3D không tổng hợp mà tách ra (dù là chủ động hay thụ động) để mỗi mắt chỉ nhìn được ảnh được người ta dành cho mắt ấy (tv 3D không kính thì dùng các micro lăng kính trụ để làm lệch hướng ánh sáng cũng với mục đích tách ảnh của mỗi mắt). Cái phần "tổng hợp" được là não người!
- Kính 3D chủ động không chứa "tinh thể pha lê có thể dẫn điện" mà chứa các tinh thể có thể xoay hướng theo chiều của điện trường như cái cửa chớp làm cho mắt kính cho ánh sáng đi qua (theo một hướng ciura điện trường) và không cho ánh sáng đi qua (theo hướng ngược lại của điện trường) y như tấm màn hình của những cái tv LCD (và LED)!
 
Bên trên