Tổng hợp các bài viết về dòng NAS chuyên nghiệp Buffalo

isalightingg

New Member
Ðề: Hướng dẫn cấu hình chi tiết cho Buffalo Linkstation có thể down torrent

cho mình hỏi, sau khi chạy lệnh vi /opt/etc/lighttpd/lighttpd.conf để bỏ dấu # ở dòng "mod_fastcgi", rồi lưu lại, lưu lại bằng cách nào vậy mọi người? thêm nữa là khi mình dùng lệnh mv /mnt/disk1/share/Rapidleech /opt/share/www/lighttpd/ để copy cái thư mục Rapidleech thì nó báo như này?

root@LS-XHLAC7:~# mv /mnt/disk1/share/Rapidleech /opt/share/www/lighttpd/
mv: cannot remove '/opt/share/www/lighttpd/Rapidleech': Is a directory
root@LS-XHLAC7:~#

Như thế là bị sao vậy?
 

Minh Kỳ

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Hình như giá bác mua là đô Sing? Em đang phân phối chính hãng tại Việt Nam cho dòng NAS Synology nè. DS210j chứa được 4TB (2bays) em bán giá: 264USD.

Synology_HD.jpg


Synology_Solutions.jpg

Nếu các bác cần dòng khác như 2TB, 8TB, hoặc lên đến 20TB. Em xin sẵn sàng phục vụ, Tốc độ của Synology thì nhỉnh hơn các hãng khác đấy các bác. Các bác có thể xem preview dễ dàng bằng cách hỏi google là ra ngay.

Trân Trọng,
Minh Kỳ
093.5500.368
 

PS2Guy

New Member
Một số hướng dẫn cài đặt, cấu hình các thiết bị lưu trữ của hãng Buffalo

Update ngày 18/07: Kernel / Modules và Rootfs Debian (2.6.34) dành cho 2 NAS Linkstation Pro LS-GL và và Linkstation Live HS-DHGL ==> Bài viết thứ 2

Update ngày 28/07: thành viên bluke đã sử dụng kernel của HS-DHGL và chạy trên Linkstation Quad LS-QL R5 và đã thành công, kernel có thể mount và đọc/ghi tốt các NTFS partition, các bạn có thể tham khảo các thông tin do bluke cung cấp tại đây - Linkstation Quad với kernel 2.6.34

Update ngày 03/08: Kernel / Modules và Rootfs Debian (2.6.34) dành cho 2 NAS Linkstation LS-CL và và Linkstation Live LS-CHL ==> Bài viết thứ 3

Update ngày 16/08: Hướng dẫn và cung cấp các gói cài đặt Webmin, Transmission dành cho các Debian NAS ==> Bài viết thứ 4 hoặc các bạn có thể tham khảo một topic mới của blacksea tại đây

(Bài viết này được viết bởi PS2Guy từ TroChoiDienTu.com dành cho diễn đàn HDVietnam, vui lòng không sao chép nội dung này sang bất kỳ nơi nào khác nếu không được sự đồng ý của tác giả).

Foreword: Nếu các bạn tạm thời quên đi các Web Admin của các Buffalo NAS và muốn toàn quyền điều khiển NAS của mình cũng như muốn biến các Buffalo NAS thành một server headless mạnh mẽ, tự mình mày mò một số tính năng thì đọc bài viết này, nếu không thì có thể đóng cửa sổ Web Browser lại và sang bài viết khác :)

Nếu các bạn yêu thích sự tiện dụng có trong Web Admin của các Buffalo NAS thì không nên đọc tiếp vì nếu muốn đạt được các điều đó các bạn sẽ phải đổ một tí mồ hôi :) (vẫn có thể cài đặt Webmin để điều khiển nhưng mình không khuyến khích Webmin vì nó có rất nhiều lỗi security - thậm chí Webmin còn không được đưa vào repo của Debian).

Nếu bạn chỉ là người dùng cuối và chỉ muốn có một cái gì đó "cắm vào là chạy" thì không nên làm theo các hướng dẫn dưới đây mà có thể cài đặt Firmware Stock của Buffalo là đã có hết tất cả mọi thứ cần thiết (tại thời điểm mình viết bài này thì Firmware 1.31 dành cho Linkstation CHL/XHL/WXL đã tích hợp uTorrent và Web Server/PHP5 trực tiếp trong Firmware stock, bạn có thể dùng ngay mà không cần tinh chỉnh gì thêm).

Bài viết này tiếp theo bài viết, nhưng thay vì sử dụng PC, chúng ta sẽ sử dụng Buffalo NAS: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent của Meg2k.

debianlogo.jpg

debianarmelv2.jpg

68418126.jpg


Dedicated NAS?
Mình nghĩ rằng đa số các bạn từng biết đến các thiết bị NAS của Buffalo như Linkstation Live / Pro / CL / CHL / XHL / Pro Duo và Terastation Pro I / Pro II / III / Duo....và nhiều các NAS khác nữa (không chỉ có Buffalo kinh doanh trong lĩnh vực NAS, vui lòng "đừng thiếu hiểu biết" đến mức bảo người khác là "đầu cơ NAS", người khác người ta cười cho :D ).

Đa số các thiết bị NAS trên thị trường hiện nay đều sử dụng một nhân Linux (sau đây mình sẽ dùng từ kernel cho phù hợp) và một số tinh chỉnh của nhà sản xuất để có được các Web Admin như các bạn đã thấy (thực tế đấy chỉ là ứng dụng viết thêm với một vài script Python/shell, không thay đổi gì nhiều bản thân NAS).

Về mặt lý thuyết thì mọi NAS của các nhà sản xuất NAS nếu sử dụng nhân Linux đều là như nhau và chỉ khác nhau ở phần tinh chỉnh cài đặt thêm để có thêm được một vài tính năng nào đó đặc thù dành riêng cho NAS đó (VD, NAS HS-DHGL và NAS LS-XHL về cơ bản là giống nhau đến 99.99% cách vận hành, khác nhau chỉ là kernel mới hơn/CPU mạnh hơn nên LS-XHL có nhiều tính năng hơn HS-DHGL).

Debian Lenny/Squeeze
Như đa số các bạn đã biết, Linux có rất nhiều phiên bản phân phối và trong số đó thì Debian là một phiên bản rất mạnh được biên dịch gần như hầu hết cho các bộ xử lý, và Lenny là phiên bản 5.0 ổn định hiện tại (phiên bản 6.0 Squeeze đang được phát triển).

Linux được xây dựng dựa trên một phần lõi được gọi là kernel và tại thời điểm mình viết bài viết này thì đã đạt được kernel 2.6.34. Nhân Linux sẽ được kết hợp với các modules và applications để thành một hệ thống hoàn hảo.

Đa số các NAS Buffalo hiện tại chỉ sử dụng đến kernel 2.6.22 là mới nhất (XHL) nên sẽ có một số tính năng khá hạn chế so với kernel mới nhất (2.6.34 - Squeeze). Nếu bạn truy cập được vào SSH của NAS thì thử gõ lệnh sau để biết được kernel của NAS
Mã:
uname -a
Rất nhiều phân phối Linux hiện tại là "dẫn xuất" từ Debian, bạn có thể tham khảo tại đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Linux_distributions#Debian-based

Nếu bạn muốn tham khảo danh sách các gói phần mềm đã được biên dịch sẵn cho Debian Lenny thì các bạn có thể tham khảo tại đây (chú ý: danh sách cực kỳ dài, có thể dẫn đến treo browser, bạn nên dùng tính năng search package của trang debian.org hơn là liệt kê hết danh sách package):

http://packages.debian.org/stable/allpackages

Buffalo thậm chí cũng tung mã nguồn mở cho các firmware của họ, bạn cũng có thể tự biên dịch một phiên bản firmware dành cho riêng mình, lấy mã nguồn tại đây:

http://opensource.buffalo.jp/gpl_storage.html

Tại sao chúng ta phải cài đặt Debian Lenny lên các Buffalo NAS này vậy?
..... câu hỏi hay đấy........
  • Vì kernel của chúng hơi cũ
  • Vì tôi muốn có một vài tính năng mới mà kernel này không đáp ứng được (VD sử dụng Webcam USB để biến NAS thành thiết bị báo chống trộm - motion detector, hoặc tôi muốn đọc ghi NTFS trên NAS nhưng kernel không hỗ trợ FUSE).
  • Tôi muốn biến NAS của tôi thành một server mạnh mẽ với đầy đủ tính năng hơn (email server, torrent seedbox, web server, mySQL server...vv)
  • Có rất nhiều tính năng đòi hỏi phải có thêm các modules khác nhưng kernel hiện tại của NAS không cho phép làm điều đó (repo của Optware bootstrap không có đủ modules cần thiết, repo của Debian là repo có số lượng modules khủng khiếp nhất).
  • Một khi cài đặt Debian, tôi cũng có thể tự biên dịch modules từ source code chỉ với vài câu lệnh nếu như modules đó không có sẵn....
  • Câu trả lời đơn giản nhất: tôi cài Debian Lenny lên Buffalo NAS đơn giản là vì........tôi chứng minh rằng tôi có thể làm được điều đó và tôi muốn "vọc" :D :D

Điều quan trọng khi vọc các Buffalo NAS thì các bạn nên biết được NAS đó chạy trên CPU nào, đa số các Buffalo NAS sau này đều chạy trên nền CPU ARM và bài viết này chỉ đề cập đến kernel dành cho CPU ARM (VD Terastation Pro I chạy trên nền PPC).

Đây là một số thứ bạn có thể làm được sau khi cài đặt Debian lên NAS (lấy từ KuroPro)

Mấy thông tin này lấy ở đâu ra vậy?
Chắc chắn là không phải của tác giả, đa số thông tin đều lấy ở đây:

http://forum.buffalo.nas-central.org/index.php

Đa số các thông tin đều được lượm lặt từ diễn đàn này, mọi người đều đang phát triển và biên dịch kernel cho Buffalo NAS cho nhu cầu sử dụng của riêng mình.

Chúng ta đang đạt được những gì?
(Debian Lenny hiện tại đang sử dụng kernel 2.6.28 nhưng với "lòng tham vô đáy" của các "vọc sĩ" - trong đấy có bản thân mình, thì sau khi cài đặt thành công 2.6.26 thì "làm luôn" 2.6.34 - Squeeze).

Linkstation Pro LS-GL: 2.6.34 (tested) - Lenny sử dụng kernel 2.6.26
Linkstation Live HS-DHGL: 2.6.34 (tested)
Linkstation CL: 2.6.31 (not test)
Linkstation CHL: 2.6.34 (not test).
Linkstation XHL: 2.6.31 (tested)
Terastation Duo (2 cổng LAN): 2.6.31 (chưa test vì đang có dữ liệu RAID quá lớn).

Có khả năng gây brick NAS và biến thành cục chặn giấy không?

Câu trả lời là: Có ! Tuy nhiên nếu bạn đừng động vào các biến của UBoot thì sẽ không trục trặc gì.
Đến thời điểm hiện tại thì mình mới có thể truy cập Serial Access vào các NAS HS-DHGL/LS-GL để restore U-Boot, các NAS khác vẫn chưa biết cách truy cập Serial Access.


Tôi chưa hiểu bắt đầu từ đâu? Và tôi có thể làm gì sau khi cài đặt xong Debian Kernel lên NAS?


Đa số các Buffalo NAS ARM có firmware chuẩn đều hoạt động như sau lúc boot:

  1. Một hệ thống có tên là U-Boot sẽ tải kernel (uImage.buffalo) và Ramdisk (initrd.buffalo) tại phân vùng #1 của HDD lên và trao quyền cho kernel/ramdisk.
  2. Kernel/Ramdisk sẽ chạy một số tác vụ kiểm tra và bắt đầu tải root file system tại phân vùng thứ 2 của HDD, mount dữ liệu tại phân vùng 5 của HDD....vv, và sau đó Ramdisk sẽ tự gỡ bản thân mình ra khỏi bộ nhớ và trao quyền lại cho RootFS. RootFS chứa các modules cần thiết để vận hành hệ thống thông qua tương tác giữa modules <--> kernel.

Lưu ý: ramdisk đi kèm trong firmware gốc của Buffalo NAS làm một số tác vụ kiểm tra xem chúng đang được cài đặt ổn hay không, nếu không ổn thì chuyển vào EM Mode. 2 tập tin mà các bạn sử dụng "đẩy TFTP" vào NAS lúc rebuild HDD chính là kernel và ramdisk để giúp NAS có thể vào EM Mode mà tiến hành upgrade Firmware.

Làm gì để thay đổi kernel của Buffalo NAS?
Về mặt lý thuyết, chúng ta sẽ....

  1. Thay đổi tập tin kernel uImage.buffalo tại phân vùng 1 của HDD bằng kernel mới hơn
  2. Thay đổi tập tin initrd.buffalo tại phân vùng 1 bằng 1 ramdisk "rỗng" (chúng ta không cần EM Mode hoặc bất kỳ sự kiểm tra rootfs nào).
  3. Thay đổi toàn bộ cấu trúc root file system tại phân vùng 2 của HDD bằng root file system hoàn chỉnh kèm modules của Debian.

Sau khi hoàn tất 3 bước trên thì các bạn sẽ có được một hệ thống Debian hoàn chỉnh và chỉ còn làm 2 việc sau:

Mã:
apt-get update
apt-get upgrade
là các bạn sẽ có được một hệ thống server Debian ổn định và hoàn chỉnh.

Bạn có thể làm gì à? Có thể làm mọi điều mà một server Linux cơ bản có thể làm được và gần như Linux đều làm được .......... đủ thứ chuyện !!!

Chúng ta bắt đầu nhé.....

(kỳ tới, cài đặt Debian với HS-DHGL/LS-GL....)

(Bài viết này được viết bởi PS2Guy từ TroChoiDienTu.com dành cho diễn đàn HDVietnam, vui lòng không sao chép nội dung này sang bất kỳ nơi nào khác nếu không được sự đồng ý của tác giả).
 

PS2Guy

New Member
Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Update ngày 18/07: Kernel / Modules và Rootfs Debian (2.6.34) dành cho 2 NAS Linkstation Pro LS-GL và và Linkstation Live HS-DHGL ==> Bài viết thứ 2

Update ngày 28/07: thành viên bluke đã sử dụng kernel của HS-DHGL và chạy trên Linkstation Quad LS-QL R5 và đã thành công, kernel có thể mount và đọc/ghi tốt các NTFS partition, các bạn có thể tham khảo các thông tin do bluke cung cấp tại đây - Linkstation Quad với kernel 2.6.34

Update ngày 03/08: Kernel / Modules và Rootfs Debian (2.6.34) dành cho 2 NAS Linkstation LS-CL và và Linkstation Live LS-CHL ==> Bài viết thứ 3

Update ngày 16/08: Hướng dẫn và cung cấp các gói cài đặt Webmin, Transmission dành cho các Debian NAS ==> Bài viết thứ 4 hoặc các bạn có thể tham khảo một topic mới của blacksea tại đây

(Bài viết này được viết bởi PS2Guy từ TroChoiDienTu.com dành cho diễn đàn HDVietnam, vui lòng không sao chép nội dung này sang bất kỳ nơi nào khác nếu không được sự đồng ý của tác giả).

Foreword: Nếu các bạn tạm thời quên đi các Web Admin của các Buffalo NAS và muốn toàn quyền điều khiển NAS của mình cũng như muốn biến các Buffalo NAS thành một server headless mạnh mẽ, tự mình mày mò một số tính năng thì đọc bài viết này, nếu không thì có thể đóng cửa sổ Web Browser lại và sang bài viết khác :)

Nếu các bạn yêu thích sự tiện dụng có trong Web Admin của các Buffalo NAS thì không nên đọc tiếp vì nếu muốn đạt được các điều đó các bạn sẽ phải đổ một tí mồ hôi :) (vẫn có thể cài đặt Webmin để điều khiển nhưng mình không khuyến khích Webmin vì nó có rất nhiều lỗi security - thậm chí Webmin còn không được đưa vào repo của Debian).

Nếu bạn chỉ là người dùng cuối và chỉ muốn có một cái gì đó "cắm vào là chạy" thì không nên làm theo các hướng dẫn dưới đây mà có thể cài đặt Firmware Stock của Buffalo là đã có hết tất cả mọi thứ cần thiết (tại thời điểm mình viết bài này thì Firmware 1.31 dành cho Linkstation CHL/XHL/WXL đã tích hợp uTorrent và Web Server/PHP5 trực tiếp trong Firmware stock, bạn có thể dùng ngay mà không cần tinh chỉnh gì thêm).

Bài viết này tiếp theo bài viết, nhưng thay vì sử dụng PC, chúng ta sẽ sử dụng Buffalo NAS: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent của Meg2k.

debianlogo.jpg

debianarmelv2.jpg

68418126.jpg


Dedicated NAS?
Mình nghĩ rằng đa số các bạn từng biết đến các thiết bị NAS của Buffalo như Linkstation Live / Pro / CL / CHL / XHL / Pro Duo và Terastation Pro I / Pro II / III / Duo....và nhiều các NAS khác nữa (không chỉ có Buffalo kinh doanh trong lĩnh vực NAS, vui lòng "đừng thiếu hiểu biết" đến mức bảo người khác là "đầu cơ NAS", người khác người ta cười cho :D ).

Đa số các thiết bị NAS trên thị trường hiện nay đều sử dụng một nhân Linux (sau đây mình sẽ dùng từ kernel cho phù hợp) và một số tinh chỉnh của nhà sản xuất để có được các Web Admin như các bạn đã thấy (thực tế đấy chỉ là ứng dụng viết thêm với một vài script Python/shell, không thay đổi gì nhiều bản thân NAS).

Về mặt lý thuyết thì mọi NAS của các nhà sản xuất NAS nếu sử dụng nhân Linux đều là như nhau và chỉ khác nhau ở phần tinh chỉnh cài đặt thêm để có thêm được một vài tính năng nào đó đặc thù dành riêng cho NAS đó (VD, NAS HS-DHGL và NAS LS-XHL về cơ bản là giống nhau đến 99.99% cách vận hành, khác nhau chỉ là kernel mới hơn/CPU mạnh hơn nên LS-XHL có nhiều tính năng hơn HS-DHGL).

Debian Lenny/Squeeze
Như đa số các bạn đã biết, Linux có rất nhiều phiên bản phân phối và trong số đó thì Debian là một phiên bản rất mạnh được biên dịch gần như hầu hết cho các bộ xử lý, và Lenny là phiên bản 5.0 ổn định hiện tại (phiên bản 6.0 Squeeze đang được phát triển).

Linux được xây dựng dựa trên một phần lõi được gọi là kernel và tại thời điểm mình viết bài viết này thì đã đạt được kernel 2.6.34. Nhân Linux sẽ được kết hợp với các modules và applications để thành một hệ thống hoàn hảo.

Đa số các NAS Buffalo hiện tại chỉ sử dụng đến kernel 2.6.22 là mới nhất (XHL) nên sẽ có một số tính năng khá hạn chế so với kernel mới nhất (2.6.34 - Squeeze). Nếu bạn truy cập được vào SSH của NAS thì thử gõ lệnh sau để biết được kernel của NAS
Mã:
uname -a
Rất nhiều phân phối Linux hiện tại là "dẫn xuất" từ Debian, bạn có thể tham khảo tại đây:

http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Linux_distributions#Debian-based

Nếu bạn muốn tham khảo danh sách các gói phần mềm đã được biên dịch sẵn cho Debian Lenny thì các bạn có thể tham khảo tại đây (chú ý: danh sách cực kỳ dài, có thể dẫn đến treo browser, bạn nên dùng tính năng search package của trang debian.org hơn là liệt kê hết danh sách package):

http://packages.debian.org/stable/allpackages

Buffalo thậm chí cũng tung mã nguồn mở cho các firmware của họ, bạn cũng có thể tự biên dịch một phiên bản firmware dành cho riêng mình, lấy mã nguồn tại đây:

http://opensource.buffalo.jp/gpl_storage.html

Tại sao chúng ta phải cài đặt Debian Lenny lên các Buffalo NAS này vậy?
..... câu hỏi hay đấy........
  • Vì kernel của chúng hơi cũ
  • Vì tôi muốn có một vài tính năng mới mà kernel này không đáp ứng được (VD sử dụng Webcam USB để biến NAS thành thiết bị báo chống trộm - motion detector, hoặc tôi muốn đọc ghi NTFS trên NAS nhưng kernel không hỗ trợ FUSE).
  • Tôi muốn biến NAS của tôi thành một server mạnh mẽ với đầy đủ tính năng hơn (email server, torrent seedbox, web server, mySQL server...vv)
  • Có rất nhiều tính năng đòi hỏi phải có thêm các modules khác nhưng kernel hiện tại của NAS không cho phép làm điều đó (repo của Optware bootstrap không có đủ modules cần thiết, repo của Debian là repo có số lượng modules khủng khiếp nhất).
  • Một khi cài đặt Debian, tôi cũng có thể tự biên dịch modules từ source code chỉ với vài câu lệnh nếu như modules đó không có sẵn....
  • Câu trả lời đơn giản nhất: tôi cài Debian Lenny lên Buffalo NAS đơn giản là vì........tôi chứng minh rằng tôi có thể làm được điều đó và tôi muốn "vọc" :D :D

Điều quan trọng khi vọc các Buffalo NAS thì các bạn nên biết được NAS đó chạy trên CPU nào, đa số các Buffalo NAS sau này đều chạy trên nền CPU ARM và bài viết này chỉ đề cập đến kernel dành cho CPU ARM (VD Terastation Pro I chạy trên nền PPC).

Đây là một số thứ bạn có thể làm được sau khi cài đặt Debian lên NAS (lấy từ KuroPro)

Mấy thông tin này lấy ở đâu ra vậy?
Chắc chắn là không phải của tác giả, đa số thông tin đều lấy ở đây:

http://forum.buffalo.nas-central.org/index.php

Đa số các thông tin đều được lượm lặt từ diễn đàn này, mọi người đều đang phát triển và biên dịch kernel cho Buffalo NAS cho nhu cầu sử dụng của riêng mình.

Chúng ta đang đạt được những gì?
(Debian Lenny hiện tại đang sử dụng kernel 2.6.28 nhưng với "lòng tham vô đáy" của các "vọc sĩ" - trong đấy có bản thân mình, thì sau khi cài đặt thành công 2.6.26 thì "làm luôn" 2.6.34 - Squeeze).

Linkstation Pro LS-GL: 2.6.34 (tested) - Lenny sử dụng kernel 2.6.26
Linkstation Live HS-DHGL: 2.6.34 (tested)
Linkstation CL: 2.6.31 (not test)
Linkstation CHL: 2.6.34 (not test).
Linkstation XHL: 2.6.31 (tested)
Terastation Duo (2 cổng LAN): 2.6.31 (chưa test vì đang có dữ liệu RAID quá lớn).

Có khả năng gây brick NAS và biến thành cục chặn giấy không?

Câu trả lời là: Có ! Tuy nhiên nếu bạn đừng động vào các biến của UBoot thì sẽ không trục trặc gì.
Đến thời điểm hiện tại thì mình mới có thể truy cập Serial Access vào các NAS HS-DHGL/LS-GL để restore U-Boot, các NAS khác vẫn chưa biết cách truy cập Serial Access.


Tôi chưa hiểu bắt đầu từ đâu? Và tôi có thể làm gì sau khi cài đặt xong Debian Kernel lên NAS?


Đa số các Buffalo NAS ARM có firmware chuẩn đều hoạt động như sau lúc boot:

  1. Một hệ thống có tên là U-Boot sẽ tải kernel (uImage.buffalo) và Ramdisk (initrd.buffalo) tại phân vùng #1 của HDD lên và trao quyền cho kernel/ramdisk.
  2. Kernel/Ramdisk sẽ chạy một số tác vụ kiểm tra và bắt đầu tải root file system tại phân vùng thứ 2 của HDD, mount dữ liệu tại phân vùng 5 của HDD....vv, và sau đó Ramdisk sẽ tự gỡ bản thân mình ra khỏi bộ nhớ và trao quyền lại cho RootFS. RootFS chứa các modules cần thiết để vận hành hệ thống thông qua tương tác giữa modules <--> kernel.

Lưu ý: ramdisk đi kèm trong firmware gốc của Buffalo NAS làm một số tác vụ kiểm tra xem chúng đang được cài đặt ổn hay không, nếu không ổn thì chuyển vào EM Mode. 2 tập tin mà các bạn sử dụng "đẩy TFTP" vào NAS lúc rebuild HDD chính là kernel và ramdisk để giúp NAS có thể vào EM Mode mà tiến hành upgrade Firmware.

Làm gì để thay đổi kernel của Buffalo NAS?
Về mặt lý thuyết, chúng ta sẽ....

  1. Thay đổi tập tin kernel uImage.buffalo tại phân vùng 1 của HDD bằng kernel mới hơn
  2. Thay đổi tập tin initrd.buffalo tại phân vùng 1 bằng 1 ramdisk "rỗng" (chúng ta không cần EM Mode hoặc bất kỳ sự kiểm tra rootfs nào).
  3. Thay đổi toàn bộ cấu trúc root file system tại phân vùng 2 của HDD bằng root file system hoàn chỉnh kèm modules của Debian.

Sau khi hoàn tất 3 bước trên thì các bạn sẽ có được một hệ thống Debian hoàn chỉnh và chỉ còn làm 2 việc sau:

Mã:
apt-get update
apt-get upgrade
là các bạn sẽ có được một hệ thống server Debian ổn định và hoàn chỉnh.

Bạn có thể làm gì à? Có thể làm mọi điều mà một server Linux cơ bản có thể làm được và gần như Linux đều làm được .......... đủ thứ chuyện !!!

Chúng ta bắt đầu nhé.....

(kỳ tới, cài đặt Debian với HS-DHGL/LS-GL....)

(Bài viết này được viết bởi PS2Guy từ TroChoiDienTu.com dành cho diễn đàn HDVietnam, vui lòng không sao chép nội dung này sang bất kỳ nơi nào khác nếu không được sự đồng ý của tác giả).
 
Chỉnh sửa lần cuối:

PS2Guy

New Member
Ðề: Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Debian Lenny Headless Server cho Linkstation Pro/Live LS-GL/HS-DHGL

Lưu ý: bài viết này yêu cầu người sử dụng phải có một ít kiến thức tối thiểu về Linux để có thể vận hành tốt một Headless server Linux - Debian. Nếu bạn chỉ là người dùng cuối và không cần thiết "vọc" để cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau trên Linkstation (IP camera, đọc ghi NTFS trên Buffalo NAS, USB Wifi...vv) thì đây không phải bài viết dành cho bạn.

Đây là các thiết bị có thể cài đặt được phiên bản này:
0233643a-07dc-4213-b37c-96bd9e41be60.jpg

a39812c6-0208-4841-9ab6-1a4aca4e3717.jpg


debian.jpg


Các bạn có thể tham khảo thêm về 2 sản phẩm này tại đây:

Buffalo LinkStation Live™ / HS-DHGL

Buffalo LinkStation Pro™ / LS-GL

Nếu bạn từng biết đến SheevaPlug hoặc từng thử build một headless server theo cách của bạn Meg2k tại đây hướng dẫn thì bài viết này cũng tương tự như thế, thay vì bạn dùng PC để là headless server thì lúc này bạn sử dụng Buffalo NAS để làm điều này (và Debian hoàn toàn hỗ trợ kiến trúc CPU ARM của Buffalo NAS với khoảng gần 40.000 packages đã được biên dịch sẵn cho ARM - không như Optware trong các phương thức bootstrap). Sau bài viết này thì các bạn sẽ có được một headless server để chạy mail/web/torrent với công suất tiêu thụ điện năng 17W.

Đây là phiên bản kernel được TroChoiDienTu.com biên dịch và hỗ trợ Uboot chuẩn của các thiết bị Linkstation Pro/Live (các bạn không cần phải thay đổi bất kỳ một biến Uboot nào cả mà vẫn có thể chạy Debian - hạn chế tình trạng brick một khi các bạn muốn cài đặt lại firmware chuẩn).

Kernel: 2.6.34 (source download tại đây: www.kernel.org)
Modules: hỗ trợ nhiều thứ, EXT4/NTFS/CIFS support (chưa được test kỹ).
Root file system: Debian Lenny (Linux 5.0 ARM)
Compiled by: TroChoiDienTu.com

Các thứ cần thiết:
  • Đương nhiên là phải có 1 thiết bị NAS Linkstation Pro/Live như ở trên
  • Một HDD đủ lớn (Lenny chỉ cần 500MB để cài đặt rootfs, tuy nhiên bạn cần một HDD lớn để chứa dữ liệu torrent/nhạc...vv) ==> khuyến cáo 500GB
  • Một USB HDD Enclosure (hộp chứa HDD 3.5" thông qua cổng USB) hoặc kết nối trực tiếp HDD vào cổng SATA của máy tính
  • Ubuntu Live CD, download tại đây: www.ubuntu.com (phiên bản này là phiên bản cài đặt tuy nhiên cho phép bạn chạy chế độ Live - chế độ hoàn toàn không ghi gì và HDD hiện tại của bạn mà chỉ boot từ CDROM).
  • Một router hỗ trợ DHCP (để lấy được số IP mới của thiết bị một khi thiết bị khởi động)

Sau khi có được cái thành phần trên, chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: download các gói được biên dịch sẵn

Kernel, Modules và RootFS: http://www.mediafire.com/?ki5t1ayywcfdk5r
Script cài đặt: http://www.mediafire.com/?brb1bpufsm2qm9f
Ubuntu Live CD: Get Ubuntu

Bước 2:
Sau khi download các tập tin trên bạn sẽ được 2 tập tin
installer.sh
LS_HS_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2 (với XXXXXXXXXX là số ngày image được biên dịch).

Bạn chép 2 tập tin trên vào HDD trong máy PC hoặc một thẻ nhớ USB (để Ubuntu có thể nhìn thấy được các tập tin này).

Bước 3: khởi động Ubuntu và chuẩn bị môi trường cài đặt
Bạn gắn HDD chuẩn bị cài đặt vào PC qua USB hoặc SATA.
Bạn cho CD Ubuntu vào CDROM và khởi động, bạn chọn chế độ "Try Ubuntu" (không cài đặt hoặc ghi chép vào bất kỳ vào HDD).

Sau khi vào đến Ubuntu, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tắt tính năng automount của Ubuntu đi (vì trong lúc đoạn script cài đặt chạy thì Ubuntu tự động mount các phân vùng do script tạo ra nhưng các phân vùng này chưa hoàn chỉnh nên đây là điều không mong muốn).

Bạn gõ Alt-F2 và nhập vào polkit-gnome-authorization
Sau đó Ubuntu sẽ mở một cửa số có tên là Authorizations
Bạn vào mục "storage", chọn mục "Mount filesystem from removable drives"
Tiếp đó bạn chọn Edit và trong phần Active Console, bạn chọn là Authentication

automountubuntu.jpg


Lúc này mỗi khi Ubuntu muốn mount bất kỳ phân vùng nào thì nó cũng sẽ hỏi bạn trước và bạn chỉ việc nhấn Esc nếu không muốn nó tự động mount.

Bước 4: Chạy Terminal

Trong Ubuntu, chọn Menu Applications --> Accessories --> Terminal
Ubuntu sẽ mở một cửa sổ lệnh và chờ bạn gõ lệnh.

Bạn gõ vào
Mã:
sudo -i
Để được chạy thường trực ở root
(không tắt terminal này vì toàn bộ các bước ở sau bắt đầu từ terminal này)

Bước 5: Xác định HDD cần cài đặt trong Ubuntu
Vẫn trong terminal lúc nãy bạn nhập lệnh:

Mã:
fdisk -l

Chương trình sẽ liệt kê các HDD/USB đang có trong hệ thống, bạn vui lòng xác định kỹ xem HDD cần cài đặt Debian cho NAS là HDD nào (tên thiết bị sẽ có dạng là /dev/sda hoặc /dev/sdb...vv) ==> xác định sai HDD có thể làm hỏng luôn cấu trúc HDD hiện tại của bạn đang được cài đặt Windows...

Sau khi xác định xong HDD, vui lòng ghi chú ==> mình sẽ giả định rằng HDD cần cài đặt Debian sẽ là /dev/sdb trong suốt bài viết này (có thể của bạn là /dev/sdd.. hay /dev/sde..vv)

Bước 6: Cài đặt

Bạn đi đến nơi đã chứa 2 tập tin nêu trên (installer.sh và LS_HS_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2) và nhập lệnh sau
Mã:
./chmod 0777 installer.sh
./installer.sh /dev/sdb

(thay /dev/sdb bằng tên thiết bị HDD của bạn)

Lúc này bạn sẽ thấy đoạn script thể hiện một lần nữa HDD mà bạn chọn xem có đúng là HDD bạn muốn hay không, nếu đồng ý, nhập Y để bắt đầu.

Đoạn script sẽ bắt đầu phân vùng HDD (thành 4 vùng cơ bản) như sau:

Partition #1: 250MB (kernel)
Partition #2: 500MB (rootfs)
Partition #5: 250MB (swap)
Partition #6: phần còn lại (chứa dữ liệu).

Sau khi phân vùng thì script sẽ xả nén các tập tin cần thiết vào HDD. Trong mỗi bước script sẽ dừng lại để bạn kiểm tra xem có trục trặc gì không, nếu bạn không thấy trục trặc gì thì cứ nhấn ENTER để tiếp tục (hỏi 3 lần). Trong suốt quá trình script đang chạy, nếu Ubuntu hỏi bạn muốn mount bất kỳ phân vùng nào của HDD đó bằng cách hiện dialog hỏi password (chắc chắn sẽ hỏi :D Ubuntu đôi lúc thông minh hơn mức cần thiết) thì bạn cứ nhấn Esc để bỏ qua ==> không mount bất kỳ phân vùng nào trong Ubuntu cho đến khi script chạy hoàn tất.

Bước cuối cùng: boot !!!!!!!!!

Bạn gắn HDD này vào Linkstation Pro/Live, gắn dây mạng và gắn dây điện (bước này là optional .... bạn có thể không gắn dây điện cũng được, miễn sao cho Linkstation chạy là được rồi, không cần gắn điện cho nó cũng được :D :D :D).

Bật NAS và đợi nó boot hoàn tất (khi 2 đèn Power và LAN cháy sáng hoàn toàn) - mất khoảng 1 phút.

Lúc này bạn đăng nhập vào Router của mình tại nhà và kiểm tra xem số IP mới được cấp phát là gì (chính là Linkstation được cấp phát).

Bạn dùng PuTTY và đăng nhập vào Linkstation bằng SSH với thông số sau:

IP: IP được cấp phát
Port: 22
Username: root
Password: trochoidientu

debian.jpg


Ngay sau khi login thành công vào Linkstation thì bạn có thể đổi mật khẩu ngay bằng lệnh:

Mã:
passwd

Sau đó cập nhật lại Debian
Mã:
apt-get update
apt-get upgrade
#Sync giờ hệ thống
dpkg-reconfigure tzdata
apt-get install ntp

(chắc các tín đồ Ubuntu thấy cái này quen lắm :) ==> Ubuntu là dẫn xuất từ Debian).

Sau đó bạn có thể cài đặt Samba, 3g-ntfs, Torrent...blah blah bất kỳ cái gì mà một linux server có thể cài đặt (bài viết này mình sẽ không giới thiệu về các package đó vì Debian có quá nhiều).

Đây là một số thứ bạn có thể làm được sau khi cài đặt Debian lên NAS (lấy từ KuroPro)

Bạn có thể bắt đầu cấu hình server của mình theo cách Meg2k hướng dẫn hoặc vào đây để lấy các package có sẵn của Debian (phiên bản của mình là Lenny nhưng kernel là mới nhất).

http://www.debian.org/distrib/packages#view

Kernel này được mình biên dịch hỗ trợ NTFS nên các bạn có thể bắt đầu thử nghiệm đọc ghi NTFS.

Mong các cao thủ Linux lượng thứ nếu có gì sơ suất trong bài hướng dẫn trên, ném đá nhẹ tay nhé. :D :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

PS2Guy

New Member
Ðề: Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Debian Lenny Headless Server cho Linkstation Pro/Live LS-GL/HS-DHGL

Lưu ý: bài viết này yêu cầu người sử dụng phải có một ít kiến thức tối thiểu về Linux để có thể vận hành tốt một Headless server Linux - Debian. Nếu bạn chỉ là người dùng cuối và không cần thiết "vọc" để cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau trên Linkstation (IP camera, đọc ghi NTFS trên Buffalo NAS, USB Wifi...vv) thì đây không phải bài viết dành cho bạn.

Đây là các thiết bị có thể cài đặt được phiên bản này:
0233643a-07dc-4213-b37c-96bd9e41be60.jpg

a39812c6-0208-4841-9ab6-1a4aca4e3717.jpg


debian.jpg


Các bạn có thể tham khảo thêm về 2 sản phẩm này tại đây:

Buffalo LinkStation Live™ / HS-DHGL

Buffalo LinkStation Pro™ / LS-GL

Nếu bạn từng biết đến SheevaPlug hoặc từng thử build một headless server theo cách của bạn Meg2k tại đây hướng dẫn thì bài viết này cũng tương tự như thế, thay vì bạn dùng PC để là headless server thì lúc này bạn sử dụng Buffalo NAS để làm điều này (và Debian hoàn toàn hỗ trợ kiến trúc CPU ARM của Buffalo NAS với khoảng gần 40.000 packages đã được biên dịch sẵn cho ARM - không như Optware trong các phương thức bootstrap). Sau bài viết này thì các bạn sẽ có được một headless server để chạy mail/web/torrent với công suất tiêu thụ điện năng 17W.

Đây là phiên bản kernel được TroChoiDienTu.com biên dịch và hỗ trợ Uboot chuẩn của các thiết bị Linkstation Pro/Live (các bạn không cần phải thay đổi bất kỳ một biến Uboot nào cả mà vẫn có thể chạy Debian - hạn chế tình trạng brick một khi các bạn muốn cài đặt lại firmware chuẩn).

Kernel: 2.6.34 (source download tại đây: www.kernel.org)
Modules: hỗ trợ nhiều thứ, EXT4/NTFS/CIFS support (chưa được test kỹ).
Root file system: Debian Lenny (Linux 5.0 ARM)
Compiled by: TroChoiDienTu.com

Các thứ cần thiết:
  • Đương nhiên là phải có 1 thiết bị NAS Linkstation Pro/Live như ở trên
  • Một HDD đủ lớn (Lenny chỉ cần 500MB để cài đặt rootfs, tuy nhiên bạn cần một HDD lớn để chứa dữ liệu torrent/nhạc...vv) ==> khuyến cáo 500GB
  • Một USB HDD Enclosure (hộp chứa HDD 3.5" thông qua cổng USB) hoặc kết nối trực tiếp HDD vào cổng SATA của máy tính
  • Ubuntu Live CD, download tại đây: www.ubuntu.com (phiên bản này là phiên bản cài đặt tuy nhiên cho phép bạn chạy chế độ Live - chế độ hoàn toàn không ghi gì và HDD hiện tại của bạn mà chỉ boot từ CDROM).
  • Một router hỗ trợ DHCP (để lấy được số IP mới của thiết bị một khi thiết bị khởi động)

Sau khi có được cái thành phần trên, chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: download các gói được biên dịch sẵn

Kernel, Modules và RootFS: http://www.mediafire.com/?ki5t1ayywcfdk5r
Script cài đặt: http://www.mediafire.com/?brb1bpufsm2qm9f
Ubuntu Live CD: Get Ubuntu

Bước 2:
Sau khi download các tập tin trên bạn sẽ được 2 tập tin
installer.sh
LS_HS_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2 (với XXXXXXXXXX là số ngày image được biên dịch).

Bạn chép 2 tập tin trên vào HDD trong máy PC hoặc một thẻ nhớ USB (để Ubuntu có thể nhìn thấy được các tập tin này).

Bước 3: khởi động Ubuntu và chuẩn bị môi trường cài đặt
Bạn gắn HDD chuẩn bị cài đặt vào PC qua USB hoặc SATA.
Bạn cho CD Ubuntu vào CDROM và khởi động, bạn chọn chế độ "Try Ubuntu" (không cài đặt hoặc ghi chép vào bất kỳ vào HDD).

Sau khi vào đến Ubuntu, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tắt tính năng automount của Ubuntu đi (vì trong lúc đoạn script cài đặt chạy thì Ubuntu tự động mount các phân vùng do script tạo ra nhưng các phân vùng này chưa hoàn chỉnh nên đây là điều không mong muốn).

Bạn gõ Alt-F2 và nhập vào polkit-gnome-authorization
Sau đó Ubuntu sẽ mở một cửa số có tên là Authorizations
Bạn vào mục "storage", chọn mục "Mount filesystem from removable drives"
Tiếp đó bạn chọn Edit và trong phần Active Console, bạn chọn là Authentication

automountubuntu.jpg


Lúc này mỗi khi Ubuntu muốn mount bất kỳ phân vùng nào thì nó cũng sẽ hỏi bạn trước và bạn chỉ việc nhấn Esc nếu không muốn nó tự động mount.

Bước 4: Chạy Terminal

Trong Ubuntu, chọn Menu Applications --> Accessories --> Terminal
Ubuntu sẽ mở một cửa sổ lệnh và chờ bạn gõ lệnh.

Bạn gõ vào
Mã:
sudo -i
Để được chạy thường trực ở root
(không tắt terminal này vì toàn bộ các bước ở sau bắt đầu từ terminal này)

Bước 5: Xác định HDD cần cài đặt trong Ubuntu
Vẫn trong terminal lúc nãy bạn nhập lệnh:

Mã:
fdisk -l

Chương trình sẽ liệt kê các HDD/USB đang có trong hệ thống, bạn vui lòng xác định kỹ xem HDD cần cài đặt Debian cho NAS là HDD nào (tên thiết bị sẽ có dạng là /dev/sda hoặc /dev/sdb...vv) ==> xác định sai HDD có thể làm hỏng luôn cấu trúc HDD hiện tại của bạn đang được cài đặt Windows...

Sau khi xác định xong HDD, vui lòng ghi chú ==> mình sẽ giả định rằng HDD cần cài đặt Debian sẽ là /dev/sdb trong suốt bài viết này (có thể của bạn là /dev/sdd.. hay /dev/sde..vv)

Bước 6: Cài đặt

Bạn đi đến nơi đã chứa 2 tập tin nêu trên (installer.sh và LS_HS_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2) và nhập lệnh sau
Mã:
./chmod 0777 installer.sh
./installer.sh /dev/sdb

(thay /dev/sdb bằng tên thiết bị HDD của bạn)

Lúc này bạn sẽ thấy đoạn script thể hiện một lần nữa HDD mà bạn chọn xem có đúng là HDD bạn muốn hay không, nếu đồng ý, nhập Y để bắt đầu.

Đoạn script sẽ bắt đầu phân vùng HDD (thành 4 vùng cơ bản) như sau:

Partition #1: 250MB (kernel)
Partition #2: 500MB (rootfs)
Partition #5: 250MB (swap)
Partition #6: phần còn lại (chứa dữ liệu).

Sau khi phân vùng thì script sẽ xả nén các tập tin cần thiết vào HDD. Trong mỗi bước script sẽ dừng lại để bạn kiểm tra xem có trục trặc gì không, nếu bạn không thấy trục trặc gì thì cứ nhấn ENTER để tiếp tục (hỏi 3 lần). Trong suốt quá trình script đang chạy, nếu Ubuntu hỏi bạn muốn mount bất kỳ phân vùng nào của HDD đó bằng cách hiện dialog hỏi password (chắc chắn sẽ hỏi :D Ubuntu đôi lúc thông minh hơn mức cần thiết) thì bạn cứ nhấn Esc để bỏ qua ==> không mount bất kỳ phân vùng nào trong Ubuntu cho đến khi script chạy hoàn tất.

Bước cuối cùng: boot !!!!!!!!!

Bạn gắn HDD này vào Linkstation Pro/Live, gắn dây mạng và gắn dây điện (bước này là optional .... bạn có thể không gắn dây điện cũng được, miễn sao cho Linkstation chạy là được rồi, không cần gắn điện cho nó cũng được :D :D :D).

Bật NAS và đợi nó boot hoàn tất (khi 2 đèn Power và LAN cháy sáng hoàn toàn) - mất khoảng 1 phút.

Lúc này bạn đăng nhập vào Router của mình tại nhà và kiểm tra xem số IP mới được cấp phát là gì (chính là Linkstation được cấp phát).

Bạn dùng PuTTY và đăng nhập vào Linkstation bằng SSH với thông số sau:

IP: IP được cấp phát
Port: 22
Username: root
Password: trochoidientu

debian.jpg


Ngay sau khi login thành công vào Linkstation thì bạn có thể đổi mật khẩu ngay bằng lệnh:

Mã:
passwd

Sau đó cập nhật lại Debian
Mã:
apt-get update
apt-get upgrade
#Sync giờ hệ thống
dpkg-reconfigure tzdata
apt-get install ntp

(chắc các tín đồ Ubuntu thấy cái này quen lắm :) ==> Ubuntu là dẫn xuất từ Debian).

Sau đó bạn có thể cài đặt Samba, 3g-ntfs, Torrent...blah blah bất kỳ cái gì mà một linux server có thể cài đặt (bài viết này mình sẽ không giới thiệu về các package đó vì Debian có quá nhiều).

Đây là một số thứ bạn có thể làm được sau khi cài đặt Debian lên NAS (lấy từ KuroPro)

Bạn có thể bắt đầu cấu hình server của mình theo cách Meg2k hướng dẫn hoặc vào đây để lấy các package có sẵn của Debian (phiên bản của mình là Lenny nhưng kernel là mới nhất).

http://www.debian.org/distrib/packages#view

Kernel này được mình biên dịch hỗ trợ NTFS nên các bạn có thể bắt đầu thử nghiệm đọc ghi NTFS.

Mong các cao thủ Linux lượng thứ nếu có gì sơ suất trong bài hướng dẫn trên, ném đá nhẹ tay nhé. :D :D
 

PS2Guy

New Member
Ðề: Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Debian Lenny Headless Server cho Linkstation EZ LS-CL/LS-CHL

Lưu ý: bài viết này yêu cầu người sử dụng phải có một ít kiến thức tối thiểu về Linux để có thể vận hành tốt một Headless server Linux - Debian. Nếu bạn chỉ là người dùng cuối và không cần thiết "vọc" để cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau trên Linkstation (IP camera, đọc ghi NTFS trên Buffalo NAS, USB Wifi...vv) thì đây không phải bài viết dành cho bạn.

Đây là các thiết bị có thể cài đặt được phiên bản này:
f1104051-d683-4d51-907d-44b49dd3318a.jpg

b67218d-3b7b-496b-95b6-99344d62ee24.jpg


debian.jpg


Các bạn có thể tham khảo thêm về 2 sản phẩm này tại đây:

Buffalo LinkStation EZ™ / LS-CL

Buffalo LinkStation Live™ / LS-CHL

Nếu bạn từng biết đến SheevaPlug hoặc từng thử build một headless server theo cách của bạn Meg2k tại đây hướng dẫn thì bài viết này cũng tương tự như thế, thay vì bạn dùng PC để là headless server thì lúc này bạn sử dụng Buffalo NAS để làm điều này (và Debian hoàn toàn hỗ trợ kiến trúc CPU ARM của Buffalo NAS với khoảng gần 40.000 packages đã được biên dịch sẵn cho ARM - không như Optware trong các phương thức bootstrap). Sau bài viết này thì các bạn sẽ có được một headless server để chạy mail/web/torrent với công suất tiêu thụ điện năng 17W.

Đây là phiên bản kernel được TroChoiDienTu.com biên dịch và hỗ trợ Uboot chuẩn của các thiết bị Linkstation EZ/Live (các bạn không cần phải thay đổi bất kỳ một biến Uboot nào cả mà vẫn có thể chạy Debian - hạn chế tình trạng brick một khi các bạn muốn cài đặt lại firmware chuẩn).

Kernel: 2.6.34 (source download tại đây: www.kernel.org)
Modules: hỗ trợ nhiều thứ, EXT4/NTFS/CIFS support (chưa được test kỹ).
Root file system: Debian Lenny (Linux 5.0 ARM)
Compiled by: TroChoiDienTu.com

Các thứ cần thiết:
  • Đương nhiên là phải có 1 thiết bị NAS Linkstation như ở trên
  • Một HDD đủ lớn (Lenny chỉ cần 500MB để cài đặt rootfs, tuy nhiên bạn cần một HDD lớn để chứa dữ liệu torrent/nhạc...vv) ==> khuyến cáo 500GB
  • Một USB HDD Enclosure (hộp chứa HDD 3.5" thông qua cổng USB) hoặc kết nối trực tiếp HDD vào cổng SATA của máy tính
  • Ubuntu Live CD, download tại đây: www.ubuntu.com (phiên bản này là phiên bản cài đặt tuy nhiên cho phép bạn chạy chế độ Live - chế độ hoàn toàn không ghi gì và HDD hiện tại của bạn mà chỉ boot từ CDROM).
  • Một router hỗ trợ DHCP (để lấy được số IP mới của thiết bị một khi thiết bị khởi động)

Sau khi có được cái thành phần trên, chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: download các gói được biên dịch sẵn

Kernel, Modules và RootFS: http://www.mediafire.com/?m17pkvkima8j1g2
Script cài đặt: http://www.mediafire.com/?q3e24ftkcsgp2ht
Ubuntu Live CD: Get Ubuntu

Bước 2:
Sau khi download các tập tin trên bạn sẽ được 2 tập tin
installer.sh
CL_CHL_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2 (với XXXXXXXXXX là số ngày image được biên dịch).

Bạn chép 2 tập tin trên vào HDD trong máy PC hoặc một thẻ nhớ USB (để Ubuntu có thể nhìn thấy được các tập tin này).

Bước 3: khởi động Ubuntu và chuẩn bị môi trường cài đặt
Bạn gắn HDD chuẩn bị cài đặt vào PC qua USB hoặc SATA.
Bạn cho CD Ubuntu vào CDROM và khởi động, bạn chọn chế độ "Try Ubuntu" (không cài đặt hoặc ghi chép vào bất kỳ vào HDD).

Sau khi vào đến Ubuntu, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tắt tính năng automount của Ubuntu đi (vì trong lúc đoạn script cài đặt chạy thì Ubuntu tự động mount các phân vùng do script tạo ra nhưng các phân vùng này chưa hoàn chỉnh nên đây là điều không mong muốn).

Bạn gõ Alt-F2 và nhập vào polkit-gnome-authorization
Sau đó Ubuntu sẽ mở một cửa số có tên là Authorizations
Bạn vào mục "storage", chọn mục "Mount filesystem from removable drives"
Tiếp đó bạn chọn Edit và trong phần Active Console, bạn chọn là Authentication

automountubuntu.jpg


Lúc này mỗi khi Ubuntu muốn mount bất kỳ phân vùng nào thì nó cũng sẽ hỏi bạn trước và bạn chỉ việc nhấn Esc nếu không muốn nó tự động mount.

Bước 4: Chạy Terminal

Trong Ubuntu, chọn Menu Applications --> Accessories --> Terminal
Ubuntu sẽ mở một cửa sổ lệnh và chờ bạn gõ lệnh.

Bạn gõ vào
Mã:
sudo -i
Để được chạy thường trực ở root
(không tắt terminal này vì toàn bộ các bước ở sau bắt đầu từ terminal này)

Bước 5: Xác định HDD cần cài đặt trong Ubuntu
Vẫn trong terminal lúc nãy bạn nhập lệnh:

Mã:
fdisk -l

Chương trình sẽ liệt kê các HDD/USB đang có trong hệ thống, bạn vui lòng xác định kỹ xem HDD cần cài đặt Debian cho NAS là HDD nào (tên thiết bị sẽ có dạng là /dev/sda hoặc /dev/sdb...vv) ==> xác định sai HDD có thể làm hỏng luôn cấu trúc HDD hiện tại của bạn đang được cài đặt Windows...

Sau khi xác định xong HDD, vui lòng ghi chú ==> mình sẽ giả định rằng HDD cần cài đặt Debian sẽ là /dev/sdb trong suốt bài viết này (có thể của bạn là /dev/sdd.. hay /dev/sde..vv)

Bước 6: Cài đặt

Bạn đi đến nơi đã chứa 2 tập tin nêu trên (installer.sh và LS_HS_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2) và nhập lệnh sau
Mã:
./chmod 0777 installer.sh
./installer.sh /dev/sdb

(thay /dev/sdb bằng tên thiết bị HDD của bạn)

Lúc này bạn sẽ thấy đoạn script thể hiện một lần nữa HDD mà bạn chọn xem có đúng là HDD bạn muốn hay không, nếu đồng ý, nhập Y để bắt đầu.

Đoạn script sẽ bắt đầu phân vùng HDD (thành 4 vùng cơ bản) như sau:

Partition #1: 250MB (kernel)
Partition #2: 500MB (rootfs)
Partition #5: 250MB (swap)
Partition #6: phần còn lại (chứa dữ liệu).

Sau khi phân vùng thì script sẽ xả nén các tập tin cần thiết vào HDD. Trong mỗi bước script sẽ dừng lại để bạn kiểm tra xem có trục trặc gì không, nếu bạn không thấy trục trặc gì thì cứ nhấn ENTER để tiếp tục (hỏi 3 lần). Trong suốt quá trình script đang chạy, nếu Ubuntu hỏi bạn muốn mount bất kỳ phân vùng nào của HDD đó bằng cách hiện dialog hỏi password (chắc chắn sẽ hỏi :D Ubuntu đôi lúc thông minh hơn mức cần thiết) thì bạn cứ nhấn Esc để bỏ qua ==> không mount bất kỳ phân vùng nào trong Ubuntu cho đến khi script chạy hoàn tất.

Bước cuối cùng: boot !!!!!!!!!

Bạn gắn HDD này vào Linkstation CL/CHL, gắn dây mạng và gắn dây điện.

Bật NAS và đợi nó boot hoàn tất (khi 2 đèn Power và LAN cháy sáng hoàn toàn) - mất khoảng 1 phút.

Lúc này bạn đăng nhập vào Router của mình tại nhà và kiểm tra xem số IP mới được cấp phát là gì (chính là Linkstation được cấp phát).

Bạn dùng PuTTY và đăng nhập vào Linkstation bằng SSH với thông số sau:

IP: IP được cấp phát
Port: 22
Username: root
Password: trochoidientu

debian.jpg


Ngay sau khi login thành công vào Linkstation thì bạn có thể đổi mật khẩu ngay bằng lệnh:

Mã:
passwd

Sau đó cập nhật lại Debian
Mã:
apt-get update
apt-get upgrade
#Sync giờ hệ thống
dpkg-reconfigure tzdata
apt-get install ntp

(chắc các tín đồ Ubuntu thấy cái này quen lắm :) ==> Ubuntu là dẫn xuất từ Debian).

Sau đó bạn có thể cài đặt Samba, 3g-ntfs, Torrent...blah blah bất kỳ cái gì mà một linux server có thể cài đặt (bài viết này mình sẽ không giới thiệu về các package đó vì Debian có quá nhiều).

Đây là một số thứ bạn có thể làm được sau khi cài đặt Debian lên NAS (lấy từ KuroPro)

Bạn có thể bắt đầu cấu hình server của mình theo cách Meg2k hướng dẫn hoặc vào đây để lấy các package có sẵn của Debian (phiên bản của mình là Lenny nhưng kernel là mới nhất).

http://www.debian.org/distrib/packages#view

Kernel này được mình biên dịch hỗ trợ NTFS nên các bạn có thể bắt đầu thử nghiệm đọc ghi NTFS.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

PS2Guy

New Member
Ðề: Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Debian Lenny Headless Server cho Linkstation EZ LS-CL/LS-CHL

Lưu ý: bài viết này yêu cầu người sử dụng phải có một ít kiến thức tối thiểu về Linux để có thể vận hành tốt một Headless server Linux - Debian. Nếu bạn chỉ là người dùng cuối và không cần thiết "vọc" để cài đặt nhiều ứng dụng khác nhau trên Linkstation (IP camera, đọc ghi NTFS trên Buffalo NAS, USB Wifi...vv) thì đây không phải bài viết dành cho bạn.

Đây là các thiết bị có thể cài đặt được phiên bản này:
f1104051-d683-4d51-907d-44b49dd3318a.jpg

b67218d-3b7b-496b-95b6-99344d62ee24.jpg


debian.jpg


Các bạn có thể tham khảo thêm về 2 sản phẩm này tại đây:

Buffalo LinkStation EZ™ / LS-CL

Buffalo LinkStation Live™ / LS-CHL

Nếu bạn từng biết đến SheevaPlug hoặc từng thử build một headless server theo cách của bạn Meg2k tại đây hướng dẫn thì bài viết này cũng tương tự như thế, thay vì bạn dùng PC để là headless server thì lúc này bạn sử dụng Buffalo NAS để làm điều này (và Debian hoàn toàn hỗ trợ kiến trúc CPU ARM của Buffalo NAS với khoảng gần 40.000 packages đã được biên dịch sẵn cho ARM - không như Optware trong các phương thức bootstrap). Sau bài viết này thì các bạn sẽ có được một headless server để chạy mail/web/torrent với công suất tiêu thụ điện năng 17W.

Đây là phiên bản kernel được TroChoiDienTu.com biên dịch và hỗ trợ Uboot chuẩn của các thiết bị Linkstation EZ/Live (các bạn không cần phải thay đổi bất kỳ một biến Uboot nào cả mà vẫn có thể chạy Debian - hạn chế tình trạng brick một khi các bạn muốn cài đặt lại firmware chuẩn).

Kernel: 2.6.34 (source download tại đây: www.kernel.org)
Modules: hỗ trợ nhiều thứ, EXT4/NTFS/CIFS support (chưa được test kỹ).
Root file system: Debian Lenny (Linux 5.0 ARM)
Compiled by: TroChoiDienTu.com

Các thứ cần thiết:
  • Đương nhiên là phải có 1 thiết bị NAS Linkstation như ở trên
  • Một HDD đủ lớn (Lenny chỉ cần 500MB để cài đặt rootfs, tuy nhiên bạn cần một HDD lớn để chứa dữ liệu torrent/nhạc...vv) ==> khuyến cáo 500GB
  • Một USB HDD Enclosure (hộp chứa HDD 3.5" thông qua cổng USB) hoặc kết nối trực tiếp HDD vào cổng SATA của máy tính
  • Ubuntu Live CD, download tại đây: www.ubuntu.com (phiên bản này là phiên bản cài đặt tuy nhiên cho phép bạn chạy chế độ Live - chế độ hoàn toàn không ghi gì và HDD hiện tại của bạn mà chỉ boot từ CDROM).
  • Một router hỗ trợ DHCP (để lấy được số IP mới của thiết bị một khi thiết bị khởi động)

Sau khi có được cái thành phần trên, chúng ta bắt đầu nhé.
Bước 1: download các gói được biên dịch sẵn

Kernel, Modules và RootFS: http://www.mediafire.com/?m17pkvkima8j1g2
Script cài đặt: http://www.mediafire.com/?q3e24ftkcsgp2ht
Ubuntu Live CD: Get Ubuntu

Bước 2:
Sau khi download các tập tin trên bạn sẽ được 2 tập tin
installer.sh
CL_CHL_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2 (với XXXXXXXXXX là số ngày image được biên dịch).

Bạn chép 2 tập tin trên vào HDD trong máy PC hoặc một thẻ nhớ USB (để Ubuntu có thể nhìn thấy được các tập tin này).

Bước 3: khởi động Ubuntu và chuẩn bị môi trường cài đặt
Bạn gắn HDD chuẩn bị cài đặt vào PC qua USB hoặc SATA.
Bạn cho CD Ubuntu vào CDROM và khởi động, bạn chọn chế độ "Try Ubuntu" (không cài đặt hoặc ghi chép vào bất kỳ vào HDD).

Sau khi vào đến Ubuntu, việc đầu tiên chúng ta cần làm là tắt tính năng automount của Ubuntu đi (vì trong lúc đoạn script cài đặt chạy thì Ubuntu tự động mount các phân vùng do script tạo ra nhưng các phân vùng này chưa hoàn chỉnh nên đây là điều không mong muốn).

Bạn gõ Alt-F2 và nhập vào polkit-gnome-authorization
Sau đó Ubuntu sẽ mở một cửa số có tên là Authorizations
Bạn vào mục "storage", chọn mục "Mount filesystem from removable drives"
Tiếp đó bạn chọn Edit và trong phần Active Console, bạn chọn là Authentication

automountubuntu.jpg


Lúc này mỗi khi Ubuntu muốn mount bất kỳ phân vùng nào thì nó cũng sẽ hỏi bạn trước và bạn chỉ việc nhấn Esc nếu không muốn nó tự động mount.

Bước 4: Chạy Terminal

Trong Ubuntu, chọn Menu Applications --> Accessories --> Terminal
Ubuntu sẽ mở một cửa sổ lệnh và chờ bạn gõ lệnh.

Bạn gõ vào
Mã:
sudo -i
Để được chạy thường trực ở root
(không tắt terminal này vì toàn bộ các bước ở sau bắt đầu từ terminal này)

Bước 5: Xác định HDD cần cài đặt trong Ubuntu
Vẫn trong terminal lúc nãy bạn nhập lệnh:

Mã:
fdisk -l

Chương trình sẽ liệt kê các HDD/USB đang có trong hệ thống, bạn vui lòng xác định kỹ xem HDD cần cài đặt Debian cho NAS là HDD nào (tên thiết bị sẽ có dạng là /dev/sda hoặc /dev/sdb...vv) ==> xác định sai HDD có thể làm hỏng luôn cấu trúc HDD hiện tại của bạn đang được cài đặt Windows...

Sau khi xác định xong HDD, vui lòng ghi chú ==> mình sẽ giả định rằng HDD cần cài đặt Debian sẽ là /dev/sdb trong suốt bài viết này (có thể của bạn là /dev/sdd.. hay /dev/sde..vv)

Bước 6: Cài đặt

Bạn đi đến nơi đã chứa 2 tập tin nêu trên (installer.sh và LS_HS_XXXXXXX_lenny_vanilla.tar.gz2) và nhập lệnh sau
Mã:
./chmod 0777 installer.sh
./installer.sh /dev/sdb

(thay /dev/sdb bằng tên thiết bị HDD của bạn)

Lúc này bạn sẽ thấy đoạn script thể hiện một lần nữa HDD mà bạn chọn xem có đúng là HDD bạn muốn hay không, nếu đồng ý, nhập Y để bắt đầu.

Đoạn script sẽ bắt đầu phân vùng HDD (thành 4 vùng cơ bản) như sau:

Partition #1: 250MB (kernel)
Partition #2: 500MB (rootfs)
Partition #5: 250MB (swap)
Partition #6: phần còn lại (chứa dữ liệu).

Sau khi phân vùng thì script sẽ xả nén các tập tin cần thiết vào HDD. Trong mỗi bước script sẽ dừng lại để bạn kiểm tra xem có trục trặc gì không, nếu bạn không thấy trục trặc gì thì cứ nhấn ENTER để tiếp tục (hỏi 3 lần). Trong suốt quá trình script đang chạy, nếu Ubuntu hỏi bạn muốn mount bất kỳ phân vùng nào của HDD đó bằng cách hiện dialog hỏi password (chắc chắn sẽ hỏi :D Ubuntu đôi lúc thông minh hơn mức cần thiết) thì bạn cứ nhấn Esc để bỏ qua ==> không mount bất kỳ phân vùng nào trong Ubuntu cho đến khi script chạy hoàn tất.

Bước cuối cùng: boot !!!!!!!!!

Bạn gắn HDD này vào Linkstation CL/CHL, gắn dây mạng và gắn dây điện.

Bật NAS và đợi nó boot hoàn tất (khi 2 đèn Power và LAN cháy sáng hoàn toàn) - mất khoảng 1 phút.

Lúc này bạn đăng nhập vào Router của mình tại nhà và kiểm tra xem số IP mới được cấp phát là gì (chính là Linkstation được cấp phát).

Bạn dùng PuTTY và đăng nhập vào Linkstation bằng SSH với thông số sau:

IP: IP được cấp phát
Port: 22
Username: root
Password: trochoidientu

debian.jpg


Ngay sau khi login thành công vào Linkstation thì bạn có thể đổi mật khẩu ngay bằng lệnh:

Mã:
passwd

Sau đó cập nhật lại Debian
Mã:
apt-get update
apt-get upgrade
#Sync giờ hệ thống
dpkg-reconfigure tzdata
apt-get install ntp

(chắc các tín đồ Ubuntu thấy cái này quen lắm :) ==> Ubuntu là dẫn xuất từ Debian).

Sau đó bạn có thể cài đặt Samba, 3g-ntfs, Torrent...blah blah bất kỳ cái gì mà một linux server có thể cài đặt (bài viết này mình sẽ không giới thiệu về các package đó vì Debian có quá nhiều).

Đây là một số thứ bạn có thể làm được sau khi cài đặt Debian lên NAS (lấy từ KuroPro)

Bạn có thể bắt đầu cấu hình server của mình theo cách Meg2k hướng dẫn hoặc vào đây để lấy các package có sẵn của Debian (phiên bản của mình là Lenny nhưng kernel là mới nhất).

http://www.debian.org/distrib/packages#view

Kernel này được mình biên dịch hỗ trợ NTFS nên các bạn có thể bắt đầu thử nghiệm đọc ghi NTFS.
 

PS2Guy

New Member
Ðề: Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Một vài software chuẩn dành cho Debian NAS, do các bạn đã cài đặt Debian lên NAS nên hướng dẫn này sẽ áp dụng cho mọi NAS ở trên...

Bắt đầu ......... copy & paste script nhé:

Webmin

Mã:
#Webmin
apt-get install perl libnet-ssleay-perl openssl libauthen-pam-perl libpam-runtime libio-pty-perl
wget http://prdownloads.sourceforge.net/webadmin/webmin_1.510-2_all.deb
dpkg -i webmin_1.510-2_all.deb

Transmission 2.04

Mã:
#Libevent 1.4.13
wget http://www.trochoidientu.com/debian_nas/libevent-1.4.13-armel-20108016.tar.zip
tar xvjf libevent-1.4.13-armel-20108016.tar.zip
dpkg -i libevent-1.4.13-armel-20108016.deb

#Transmission 2.04
wget http://www.trochoidientu.com/debian_nas/transmission-2.04-armel-20100816.tar.zip
tar xvjf transmission-2.04-armel-20100816.tar.zip
dpkg -i transmission-2.04-armel-20100816.deb

Còn tiếp...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

PS2Guy

New Member
Ðề: Buffalo NAS - Debian Lenny Headless Server - FAQ & How to

Reserved space 3 for next articles !!!
(xin mod vui lòng đừng xóa nhé :D )
 

1080p

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Hehe, có cần phải tạo nhiều nick để tự PR vầy không nhẩy
 

Minh Kỳ

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Hehe, có cần phải tạo nhiều nick để tự PR vầy không nhẩy

Xin lỗi bạn, nick kia không phải của mình !!! Cách tạo nhiều nick trên cùng 1 Forum để PR là cách cũ rích và giờ không còn hợp lệ nữa rồi.
 

myquartz

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

không phải PR cho hãng, mà là khoe của 1 tí thôi :-D.
Vừa mua con WD Green 2T cắm vào, thấy chạy cũng tàm tạm.
Bác phân phối kia bán rẻ hơn tôi mua bên Sing tới gần 400 ngàn cơ à. Tuy nhiên chắc do tớ mua lẻ và lại mua bằng credit card (giá bán gồm 3% phí cho ngân hàng + 4% tớ được hoàn thuế tại sân bay), với lại giá cả bên Sing đắt hơn. Được cái là hàng nó chuẩn, tin tưởng, về mặt tâm lý thì cũng ... an tâm hơn. Ở VN các bác buôn bán hàng cũng được, nhưng lỡ ...
 
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Các bác có thể xem qua bài reveiw ở đây nè:
Bài này do 1 thằng thứ 3 test ở các NAS để thấy tốc độ của chúng:
http://www.smallnetbuilder.com/component/option,com_nas/Itemid,190

Hihii con Qnap Turbo NAS (TS-809 Pro) đứng nhất bảng, thứ nhì là con tui đang xài.Sysnology có 1 con đứng thứ 3.Tất nhiên là dựa theo link bạn đưa (1000 Mbps Average Read Performance).Hồi đó tui có thử 1 con NAS cùi của Netgear thấy được cái ít hao điện có chế độ spin-down, mà tốc độ copy của nó oải quá, không thể cài PS3 media server nên chuyển qua WHS.Vì mục đích là phục vụ cho HD nên không cần chơi mấy cái Qnap chi cho tốn tiền. :))
Thân.
 

hanta

Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Hihii con Qnap Turbo NAS (TS-809 Pro) đứng nhất bảng, thứ nhì là con tui đang xài.Sysnology có 1 con đứng thứ 3.Tất nhiên là dựa theo link bạn đưa (1000 Mbps Average Read Performance).Hồi đó tui có thử 1 con NAS cùi của Netgear thấy được cái ít hao điện có chế độ spin-down, mà tốc độ copy của nó oải quá, không thể cài PS3 media server nên chuyển qua WHS.Vì mục đích là phục vụ cho HD nên không cần chơi mấy cái Qnap chi cho tốn tiền. :))
Thân.

Con Qnap theo bài viết này thì chạy nhất bảng nhưng mà giá cũng không dể chịu tí nào...
 

tdhvn

Active Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Với Qnap các dòng TS-xx9 (SMB & Corporate NAS) không định hướng bán cho người dùng gia đình các bác ạ. Do vậy, các anh em chơi HD thấy chưa phù hợp là đúng rồi.
QNAP có các dòng định hướng cho gia đình (HOME & SOHO) là TS-110, TS-210, TS-410,... giá cũng dễ chịu hơn.
 

myquartz

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Hic.
Con HDD mình vừa mua model là WD20EADS. Trong website của Synology thì nó khuyên ko nên xài NAS với loại đó vì có vấn đề về tốc độ và ổn định. Thảo nào mình thấy nó chạy ì ạch, copy được 12MB/s là cao.
(Xem ở http://www.synology.com/support/faq_show.php?lang=enu&q_id=130 )
Buồn quá, thế lại phải đổi HDD sang Hitachi 1T hiện lắp trong HDPlayer (model HDS721010CLA332). Trong site của Syno thì nói con này làm việc ngon lành với NAS mới mua.
Bài học này là lời khuyên cho các bác nào mua NAS, nhớ coi cái compatibility list.
 

Minh Kỳ

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

TS110 của QNAP giá cao hơn 1 chút so với Synology DS110j theo Amazon. Còn tính năng thì mình đảm bảo Synology Ds110j hay hơn. Thứ 1 là phầm mềm quản lí của Synology thân thiện và dễ sử dụng hơn. Phần Torrent quản lí thông minh hơn, Download nhanh hơn. Thứ 3 là con DS110j có thể hỗ trợ chiếu Full HD mà không bi giật trong khi TS110 đôi lúc hơi bị giật 1xíu.

Đó là đánh giá của 1người đã từng sử dụng qua 2 con này. Có nick là dunlopillo bên VNAV. Các bạn không tin, có thể PM cho bác Dunlopillo bên VNAV, bác đó ở HNội.

Trân Trọng,
Minh Kỳ.
 

PS2Guy

New Member
Ðề: Mới mua con NAS Synology D210j.

Với Qnap các dòng TS-xx9 (SMB & Corporate NAS) không định hướng bán cho người dùng gia đình các bác ạ. Do vậy, các anh em chơi HD thấy chưa phù hợp là đúng rồi.
QNAP có các dòng định hướng cho gia đình (HOME & SOHO) là TS-110, TS-210, TS-410,... giá cũng dễ chịu hơn.

TS110 của QNAP giá cao hơn 1 chút so với Synology DS110j theo Amazon. Còn tính năng thì mình đảm bảo Synology Ds110j hay hơn. Thứ 1 là phầm mềm quản lí của Synology thân thiện và dễ sử dụng hơn. Phần Torrent quản lí thông minh hơn, Download nhanh hơn. Thứ 3 là con DS110j có thể hỗ trợ chiếu Full HD mà không bi giật trong khi TS110 đôi lúc hơi bị giật 1xíu.

Đó là đánh giá của 1người đã từng sử dụng qua 2 con này. Có nick là dunlopillo bên VNAV. Các bạn không tin, có thể PM cho bác Dunlopillo bên VNAV, bác đó ở HNội.

Trân Trọng,
Minh Kỳ.

Theo mình thấy bạn đánh giá trực tiếp về sản phẩm của một dealer khác trong khi chính bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực đó là điều không nên làm...
Những điều bạn nói ở trên rất chủ quan và phụ thuộc vào rất nhiều điều khác nhau trước khi đưa ra những phat biểu trên (VD, bạn bảo rằng torrent download nhanh hơn ?!?!?!?). Về mặt lý thuyết thì đa số các NAS sau này đều hỗ trợ cổng Gigabits và phim "FullHD" (theo đúng từ của bạn) chắc là 1080p thì mình cam đoan là chẳng có NAS nào giật với bitrate chỉ khoảng 20Mbs (thậm chí 100Mbs trong Transformer còn chưa giật).

Mình xin phép không đánh giá 2 sản phẩm trên vì mình kinh doanh sản phẩm NAS Buffalo nhưng nếu bạn đọc sơ qua spec của 2 sản phẩm thì dễ dàng nhận thấy:

Synology Ds110j và TS110 đều sử dụng Marvell Kirkwood 800Mhz nhưng TS110 lại có 256MB trong khi DS110J chỉ có 128MB.

Mình phát biểu chỉ dựa trên "fact", không dựa trên "opinion". Với các "facts" trên, nếu bạn nói rằng với số RAM trên mà TS110 có tốc độ ghi/chép nhanh hơn DS110J thì mình có thể tạm tin, nhưng nếu bảo rằng DS110J nhanh hơn TS110 thì mình thấy nên xem xét lại, mình không nghĩ vậy :).
 
Bên trên