Trịnh đêm nay [và muôn vàn đêm sau]

namjake

New Member
Có anh em nào mê Trịnh với namjake không? Tối nay lại ghiền Trịnh. Hát Trịnh quen thuộc có Trịnh Vĩnh Trinh, Khánh Ly, Hồng Nhung. Mới mới thì nhiều. Trong số đó namjake ấn tượng Thuỷ Tiên - lần đầu nghe, đứng hồn mất mấy giây, sau là Phương Thanh. Khà khà, lão làng Phương Thanh hát Ướt Mi namjake nghe wài hok chán các đồng chí ơi :D

Anh em nào chưa nghe nghe thử:
Ướt Mi - Phương Thanh | Tải, lyrics, nhạc chờ bài hát
 

namjake

New Member
Ðề: Trịnh đêm nay [và muôn vàn đêm sau]

Trịnh Công Sơn, Dao Ánh và những bức thư tình
01/04/2011 09:02

(VTC News) - Lần đầu tiên, hơn trăm bức thư tình của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi cho một trong những bóng hồng bất hủ trong âm nhạc của ông được gia đình chính thức công bố.

“Hai mươi năm xin trả nợ người
Trả nợ một thời em đã bỏ ai.
Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi”

2_7.jpg

Dao Ánh và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời.

Là dòng thơ trên những khuôn nhạc trong bài hát Xin trả nợ người mà nhạc sĩ họ Trịnh viết riêng cho Dao Ánh sau cuộc hội ngộ cách nhau đằng đẵng 20 năm (1964-1993). Dao Ánh (thời gian trước hay được viết tắt là Dao. A hay D.A vì một số lý do tế nhị) có phần ít được biết đến hơn so với những cái tên như Nguyệt (Nguyệt ca), Hoàng Lan (Hoa vàng mấy độ), Bích Khê (Biển nhớ), Hồng Nhung (chùm ca khúc về Bống)… nhưng có thể nói rằng đây là một trong những mối tình lớn nhất, sâu nặng nhất của cố nhạc sĩ.

Nếu như những bóng hồng khác chỉ xuất hiện trong một hoặc hai ca khúc của ông, thì cái tên Dao Ánh tuy không được nói ra nhưng được ngầm hiểu là giai nhân trong hàng loạt những Mưa hồng, Tuổi đá buồn, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh… Và dấu ấn đậm nhất có thể kể đến Xin trả nợ người (1993), bài hát là những ân tình mà Dao Ánh có “trả nợ một đời” cũng “không hết tình đâu” với ông.

Scan_107.jpg

Chân dung Dao Ánh thời trẻ.

Trước khi nảy sinh mối tình sâu nặng với Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng yêu thầm Ngô Vũ Bích Diễm – người chị ruột của Dao Ánh. Mối tình ấy gắn liền với những tàn lá long não gầy xanh xao, những con đường “dài hun hút cho mắt thêm sâu”… của xứ Huế mộng mơ. Tuy nhiên phần nhiều của mối tình này là đơn phương từ phía Trịnh Công Sơn, để bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm ấy ông trút đầy vào ca khúc mang tên cô – Diễm xưa để bài hát ấy trở thành một thiên tình ca bất hủ của nhạc Trịnh, bài hát được chuyển ngữ sang rất nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật... Cái tên Bích Diễm chỉ gắn với cố nhạc sĩ trong một giai đoạn ngắn và chỉ qua một bài hát duy nhất, tuy nhiên chỉ qua ca khúc ấy, Diễm lại trở thành một trong những người tình lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Cái bóng quá lớn ấy phần nào át đi chân dung của Dao Ánh…

Những ngày qua, một loạt những chương trình ca nhạc cũng như những ấn phẩm về người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đã và đang được gia đình, bạn bè thân hữu cho ra mắt khán thính giả mộ điệu trên cả nước. Ngoài những đêm nhạc xuyên Việt, những buổi triển lãm tranh ảnh mang tên Bóng núi, Người ca thơ, Huế - Sài Gòn – Hà Nội,… thì 4 đầu sách viết về ông, trong đó đáng chú ý nhất là việc lần đầu tiên Những bức thư tình của Dao Ánh và Trịnh Công Sơn chính thức được bà Dao Ánh và gia đình nhạc sĩ cho công bố.

3_4.jpg

Ngô Vũ Dao Ánh

Hơn 100 lá thư viết tay được bà gìn giữ cẩn thận, kể cả những nhành hoa, chiếc lá ép trong thư cũng được bà nâng niu lưu giữ qua bao năm tháng. Kể cả bức thư điện tử (email) duy nhất và cũng là cuối cùng mà Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh trước khi mất 2 tháng. Những lời cuối cùng mà cố nhạc sĩ nhờ người bạn viết giùm mình khi ông đang trên giường bệnh… 300 lá thư được sắp xếp theo 2 giai đoạn từ 1964-1967 (chuyện tình tan vỡ khi Trịnh Công Sơn thất vọng về Dao Ánh) và giai đoạn từ 1980 -1/2001 khi hai người bắt đầu liên lạc lại đến khi ông qua đời.

Thu_tinh_gui_mot_nguoiaa.jpg

Có một điều ít người biết là vài năm trước đây, trong những chuyến trở về Việt Nam, bà Dao Ánh từng thổ lộ mong muốn công bố những bức thư này và thậm chí đã giao bản thảo cho một nhà xuất bản uy tín trong nước nhưng phía gia đình cố nhạc sĩ không đồng ý vì một số lý do tế nhị. Nay nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, quyển sách mới được ra đời. Âu như cũng là một cái duyên… Theo nhà thơ Nguyễn Duy – người được gia đình nhạc sĩ và người trong cuộc tin tưởng nhờ chấp bút cho quyển sách Trịnh Công Sơn – Thư tình gửi một người và ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh – cô em gái út của nhạc sĩ thì: “Câu chuyện tình yêu của Trịnh Công Sơn lúc này không còn là của riêng một người nữa mà là của nhiều người, như một biểu tượng của tình yêu vậy!”.
Khánh Nguyễn

:) Xin trả nợ người (nghe) :)


(Trích từ vtc.vn)
 

namjake

New Member
Ðề: Trịnh đêm nay [và muôn vàn đêm sau]

Một người "ca sĩ" nữa mà namjake rất mến mộ, mến mộ bởi giọng hát và cả sự nghiệp của anh - Thái Hoà, giám đốc chiến lược của FPT từ đầu năm 2011 :)

Như một người nghệ sĩ thực thụ :)

Thái Hòa rưng rưng nhớ Trịnh

Chàng Việt kiều Canada nhắm mắt thả hồn vào từng câu hát và nghẹn ngào kể lại những kỷ niệm với nhạc sĩ “Hạ trắng” trong đêm nhạc kỷ niệm ngày mất Trịnh Công Sơn, tối 2/4, tại Tòa nhà FPT Cầu Giấy, Hà Nội.


IMG_8305.jpg

Thái Hòa xúc động trước bàn tưởng niệm Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn mất vào đúng ngày 1/4. Trong ngày nói dối, thông tin về sự ra đi của ông khiến người hâm mộ tưởng trò đùa ác ý. Sau đám tang của Trịnh năm 2001, cuối mỗi tháng 3, những người yêu nhạc Trịnh lại chuẩn bị cho một cuộc về nguồn, đi tìm chính mình qua âm nhạc của ông.

Chín năm kể từ ngày Trịnh ra đi, năm nào Thái Hòa cũng ra một album nhạc Trịnh thay cho nén hương tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. “Tôi may mắn vì bố mẹ tôi là bạn của Trịnh Công Sơn. Trong quan hệ xã hội tôi thường gọi là anh Sơn, nhưng trong gia đình tôi gọi là cậu Sơn. Riêng Trịnh Công Sơn thích gọi tôi thân mật bằng tiếng Pháp là “Moa - Toa”. Từ 9 tuổi, tôi đã nghe nhạc Trịnh. Tôi lớn lên trong dòng nhạc ấy” - ngài giám đốc chất lượng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của tập đoàn điện lực lớn tại Pháp tâm sự về mối duyên đưa đẩy anh trở thành một tín đồ nhạc Trịnh.

Thân thiết với nhạc sĩ tài hoa là thế nhưng đến tận bây giờ, Thái Hòa vẫn đi tìm lời đáp cho câu hỏi “Who is Trinh Cong Son?” - "Trịnh Công Sơn, anh là ai?". Trong ấn tượng của Thái Hòa, Trịnh là người cực kỳ cô đơn. Cô đơn như những ca từ trong Lặng lẽ nơi này anh hát tối 2/4. “Trời cao đất rộng / Một mình tôi đi / Một mình tôi đi / Đời như vô tận / Một mình tôi về / Một mình tôi về với tôi”. Khi Thái Hòa hát, mắt anh nhắm nghiền, dường như thả cả hồn vào câu hát, không còn để tâm đến xung quanh. Một chất giọng trầm ấm, thênh thang, không chút dụng công kỹ thuật và đôi khi hơi run bởi sự tuôn trào của cảm xúc. Anh bảo, cái hay của nhạc Trịnh là cho phép người hát nhắm mắt, người nghe cũng nhắm mắt theo. Như thế mới nghe hết, cảm hết nhạc Trịnh.

IMG_8318.jpg

Nhạc sĩ Trương Quý Hải (trái) khoe ngón đàn vilolin điêu luyện.

Khi được hỏi điều gì làm lên thành công của Thái Hòa với nhạc Trịnh, anh trả lời rất dung dị: “Tôi cho rằng, cái quan trọng nhất của nhạc Trịnh là hát thật. Cái thật thể hiện ở sự đơn giản và một chút hồn nhiên, bởi bản thân anh Sơn khi viết rất mộc mạc. Nếu toan tính hay chuẩn bị quá kỹ lưỡng, đôi khi lại không còn là nhạc Trịnh nữa. Nó đi từ bên trong ra và đúng với cảm xúc người hát”. Không quan tâm đến kỹ thuật, Thái Hòa đã không chủ tâm thành ca sĩ. “Tôi không để ý tới việc người ta gọi tôi là nhà khoa học, kỹ sư hay ca sĩ. Tôi cho rằng trước tiên phải làm một người Việt Nam tốt, còn việc được mong mỏi là gì thì chỉ là người hát nhạc Trịnh tài tử. Anh Sơn từng nói với tôi: Có hai thế giới của âm nhạc, một của những người chuyên nghiệp kiếm tiền bằng nghề nhạc và một của những người tài tử. Cái tài tử cho phép mình đi xa và không cần giới hạn” - chàng Việt kiều Canada tâm sự. Anh cũng cho biết, đây chính là nguyên nhân anh lựa chọn sân chơi FPT thay vì đồng ý nhận lời biểu diễn ở những nơi chuyên nghiệp.

Mỗi bài lựa chọn trình diễn, anh lại kể một câu chuyện thú vị đi kèm về Trịnh mà không mấy người được biết. Với Chiếc lá thu phai, cả hội trường nín lặng nghe Thái Hòa kể về mối tình của Trịnh Công Sơn với người con gái đã xuất hiện trong hơn 100 bài hát của ông. Hai người yêu nhau từ những ngày chiến tranh, vì sự trắc trở của số phận, nàng đi lấy chồng, xa chàng nửa vòng trái đất. Năm 1993, sau 20 năm, nàng trở lại, tặng Trịnh một món quà gói trong khăn tay, mở ra là chiếc lá phong với những răng cưa đã vàng. Trong cuộc tái ngộ, người đàn bà run run khóc, người đàn ông đứng yên, từ đó dồn hết những xúc cảm vào âm nhạc, cho ra đời dồn dập các sáng tác mà mở đầu là Hai mươi năm xin trả nợ người. Cô gái ngày xưa khi gặp lại đã là thiếu phụ 50 tuổi, tối tối đến thăm Trịnh và ra về lúc 23h. Riêng đêm Trịnh viết Chiếc lá thu phai, nàng ở lại suốt đêm, ngồi chờ ngoài lan can. Khi Trịnh đang viết dở đi ra ngoài thấy người yêu ngủ, đầu gục trên gối, tay đỡ trán, những món tóc dài chảy qua tay, có sợi đã bạc liền cảm thán viết rằng: “Chiều hôm thức dậy / Ngồi ôm tóc dài / Chập chờn lau trắng trong tay” - đầy xót xa cho một cuộc đời.

IMG_8318.jpg

Nguyệt Ca - Đức Thịnh - Thái Hòa phiêu trong "Cánh chim cô đơn".

Nhạc Trịnh Công Sơn, tính nhân văn nằm ở việc đi vào thân phận con người và thân phận tình yêu, thứ tình yêu vừa cá nhân gắn với những người con gái cụ thể, vừa đại diện cho tình yêu của nhân loại. Chính vì thế, nhạc Trịnh được xếp vào hàng những bài hát không có tuổi và được người ta truyền bá như truyền đạo. Đó là lý do cho những đêm nhạc giỗ Trịnh hàng năm. “Có những điều kiện lý tưởng hội tụ nên đêm nhạc. Đầu tiên là sức sống của nhạc Trịnh. Nếu thiếu điều này, tất cả đều vô nghĩa. Thứ hai, bản thân những người FPT đều làm công nghệ nhưng bên trong đó là tâm hồn yêu âm nhạc. Thứ ba, chúng tôi may mắn gặp những người tài tử nhưng rất chuyên sâu trong nhạc Trịnh. Thái Hòa đã mang đam mê của anh đến với người FPT” - ông Bùi Quang Ngọc, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị FPT, cho biết.

Không chỉ hát, Thái Hòa còn khoe tài với đàn piano, dạo cùng tiếng violin của nhạc sĩ Trương Quý Hải bài Diễm xưa. Nhưng phút cao hứng nhất của anh là phần hòa giọng với Nguyệt Ca, nhạc sĩ Đức Thịnh trong tiếng guitar điêu luyện mà Đức Thịnh cống hiến với những ký ức tuổi thơ về bài Cánh chim cô đơn.

Ngoài phần đinh của chương trình là sự xuất hiện của Thái Hòa, “Hãy yêu nhau đi” - đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn còn có những giọng ca FPT với những bài hát quen thuộc của Trịnh: Một đêm thấy ta là thác đổ, Hoa vàng mấy độ, Để gió cuốn đi, Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa… Trong khi Thái Hòa chinh phục hàng trăm người có mặt trong hội trường thì bản thân anh lại thú nhận, anh bị chinh phục bởi những giọng hát không chuyên ngây thơ, run rẩy. Anh dự định hỗ trợ dự án người FPT hát nhạc Trịnh, xuất bản CD lưu hành toàn quốc, số tiền thu được từ CD này dùng giúp đỡ trẻ em nhiễm chất độc da cam.

Ngọc Trần
Ảnh: Ngọc Trần


Và đây là Nguyễn Hữu Thái Hoà đầy bản lĩnh trên thương trường :D

Tân Giám đốc chiến lược FPT: Vì sao bỏ Tây về ta?

Nguyễn Hữu Thái Hòa - Việt kiều Canada, trở thành Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT từ ngày 1/1/2011.

d00NguyenHuuThaiHoa.jpg

Nguyễn Hữu Thái Hòa, Việt kiều Canada, Giám đốc Chiến lược của FPT từ đầu năm 2011, từng là Tổng Giám đốc Chất lượng Công nghệ ISC khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Schneider Electric (Pháp). Đối với tân Giám đốc Chiến lược của FPT, thần tượng một cá nhân là khái niệm nhất thời hình thành từ trạng thái cảm xúc nhiều hơn là bản chất, bởi “nhân vô thập toàn”.

Trước khi về nước, Nguyễn Hữu Thái Hòa, Việt kiều Canada, Giám đốc Chiến lược của FPT từ đầu năm 2011, từng là Tổng Giám đốc Chất lượng Công nghệ ISC khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn Schneider Electric (Pháp), trụ sở chính đặt tại Hồng Kông. Anh kể: “Tôi mất một tháng đắn đo để quyết định chia tay Schneider Electric sau 13 năm hợp tác”.

Thực tế, từ năm 2008, anh đã liên tục về Việt Nam để tư vấn và thực hiện dự án Quản lý chất lượng Vươn tới đỉnh cao (Best in Class – BiC) của Bộ Khoa học và Công nghệ, được thực nghiệm tại 2 tập đoàn Đồng Tâm và FPT. Trước khi anh về Việt Nam, Schneider Electric châu Á Thái Bình Dương đã đề nghị anh làm Tổng Giám đốc Hệ thống Chất lượng Toàn cầu cho Tập đoàn. Thư đề nghị đó cũng được anh chia sẻ với Hội đồng Quản trị FPT và người viết bài này, khi giải thích lý do quyết tâm trở về.

- Vì sao anh từ bỏ công việc ở một tập đoàn toàn cầu để về làm cho tập đoàn trong nước?

Nếu nói về doanh thu và quy mô thì tập đoàn của Pháp lớn hơn gấp 20 lần so với tập đoàn trong nước. Song ngược lại, trong lĩnh vực công nghệ, khi vai trò của bạn đã đạt đến đỉnh cao, sắp sửa đụng trần thì không còn gì mới mẻ để tìm tòi, học hỏi nữa. Nếu tôi nhận vị trí Tổng Giám đốc Hệ thống Chất lượng Toàn cầu của Schneider Electric, có nghĩa là tần suất đi lại giữa các nước càng dày thêm. Như vậy, thời gian, sức khỏe và tâm huyết dành cho giấc mơ Việt ấp ủ bấy lâu nay phải ngưng luôn.

Về FPT, tôi làm chiến lược. Với công việc này, tôi có thể nhúng tay vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên kiến thức sẽ rộng hơn. Thứ nữa, độ tuổi trung bình ở FPT là 26, có thể coi là đại diện cho lứa tuổi vàng của Việt Nam đầy tâm huyết cống hiến. Cách hành xử của những người quản lý Tập đoàn cũng là điểm thu hút tôi. Họ có thừa tiền để nghỉ ngơi hưởng thụ, nhưng mỗi ngày, ở đây, họ lao vào làm việc say mê không biết mệt mỏi vì một khát vọng vươn lên tầm quốc tế.

- Quyết định về làm cho FPT có phải đến từ những lần tư vấn quản lý chất lượng theo BiC?

Cuối tháng 11.2010, dự án BiC của Bộ Khoa học Công nghệ kết thúc, được anh Bùi Quang Ngọc, Phó Chủ tịch FPT giới thiệu, tôi đã có buổi trình bày dự án với anh Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT. Cả tôi và anh Bình đều rất ngạc nhiên khi giấc mơ Việt Nam của cả hai có nhiều điểm tương đồng đến vậy và chúng tôi đã thảo luận sâu hơn về chiến lược xây dựng FPT đạt tầm quốc tế. Khi đã có điểm chung, chúng tôi bàn nhiều về chiến lược và sau cùng mới đặt vấn đề lương bổng, đãi ngộ. Đã từng là nhà quản lý tại một tập đoàn toàn cầu, tất nhiên khi quyết định một thay đổi lớn trong cuộc đời, tôi không thể thiếu cân nhắc mà phải phôi thai từ rất lâu.

- Dự án BiC mà anh thực hiện với Đồng Tâm và FPT có còn được triển khai sau khi anh rời Schneider Electric?

Dự án BiC đang được triển khai mạnh mẽ và giai đoạn 1 được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu ở cả cấp chuyên gia và cơ sở. Sau này, Bộ sẽ triển khai hàng loạt cho những doanh nghiệp khác như Thủy sản Bình An, Dược Hậu Giang, Cơ khí Quang Trung, Vinaxuki. Đối với FPT, Chính phủ cũng có kế hoạch hỗ trợ, nâng cấp thêm BiC giai đoạn 2 nên khi tôi về đây, việc triển khai càng dễ dàng hơn.

- Vậy thành công của dự án BiC sau 2 năm thực hiện là gì?

Là thay đổi tư duy trong chiến lược cải tiến hệ thống và nâng cao chất lượng của sản phẩm Việt Nam. Bộ Khoa học Công nghệ đã chấp nhận dùng doanh nghiệp làm chủ thể của dự án chứ không phải là khoa học lý thuyết, số lượng báo cáo hay bằng cấp học hàm, học vị. Theo tôi, nếu chúng ta muốn phát triển đất nước, nhất định phải đặt doanh nghiệp làm chủ thể.

- Chế độ đãi ngộ của FPT so với Schneider Electric khác nhau thế nào?

Đây là điều cuối cùng tôi thương thảo với FPT. Do cần tôn trọng các quy định bảo mật của hợp đồng, tôi chỉ có thể khẳng định là kết quả rất tốt cho cả 2 phía. Nói về chế độ đãi ngộ, tôi cam đoan rằng, nếu làm việc hiệu quả và thành công, chế độ đãi ngộ ở công ty Việt Nam ngày nay thừa sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài.

- Khi bàn luận cùng ông Bình, anh đặt ra tham vọng gì với Tập đoàn?

Cùng với FPT, tôi có nhiều tham vọng. Chẳng hạn, chúng tôi muốn xây dựng hệ thống sản phẩm và dịch vụ dành cho công dân điện tử. Khi đó, thông tin cá nhân và nhu cầu của mỗi công dân sẽ được tin học hóa và quản lý bằng điện tử, người dân không còn phải đối diện với những thủ tục hành chính phiền hà như hiện nay.

FPT cũng đang xây dựng chiến lược 20 năm - OneFPT, tức là trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu Việt Nam và có tên trong danh sách 500 công ty toàn cầu của Tạp chí Forbes (Mỹ). Theo anh Bình, để chiến lược OneFPT thành công, tiến đến vị trí tập đoàn Việt Nam toàn cầu, mức tăng trưởng của FPT phải gấp 20 lần hiện tại. Năm 2000, anh Bình dự tính 10 năm sau nhân sự của FPT đạt 10.000 người. Nhiều người cho là không tưởng nhưng kết quả bây giờ đã vượt hơn mục tiêu đó với 13.000 người và nhiều tướng lĩnh của Tập đoàn nay là tỉ phú tại Việt Nam.

- Cá tính nào ở ông Bình thuyết phục anh nhất?

Tôi quý trọng anh ở cái tâm với công việc. Tôi quen nhiều người giàu hơn anh ở trong lẫn ngoài nước, nhưng cái tâm của họ với công việc khác nhau. Anh Bình đặt ra kế hoạch đến năm 2014 lợi nhuận phải tăng 4 lần. Khi hỏi căn cứ vào đâu, anh bảo đến năm 2014, vị thế của Việt Nam phải thay đổi để xứng tầm phát triển của một quốc gia “lúa nước” phát triển sau cùng trong vùng, cứ tính ngược từ mức tăng trưởng Việt Nam lúc đó rồi tính ngược lại và đưa ra tiêu chí tăng trưởng cho Tập đoàn. Tóm lại là phải biến giấc mơ thành hiện thực một cách thật khoa học và logic. Tôi nghĩ, nếu thực hiện được giấc mơ của những nhà lãnh đạo như Trương Gia Bình, kinh tế Việt Nam sẽ tiến được bước dài.

- Theo anh, sức mạnh lớn nhất của Việt Nam hiện nay là gì?

Con người. Tuổi trung bình của người Việt Nam trẻ hơn người Nhật, nhanh nhẹn và giỏi ngoại ngữ hơn người Trung Quốc. Đó là sức mạnh mà chúng ta phải nhanh nhanh tận dụng. Lúc còn làm việc ở Hồng Kông, cứ mỗi lần đứng trước cảnh phồn vinh ở đại lộ Ngôi Sao, khu Chiếm Sá Chuổi (Tsim Sha Tsui) của họ, tự ái dân tộc trong tôi lại trỗi dậy. Tôi tự vấn: Họ cũng là người da vàng mũi tẹt như mình, trí tuệ người Việt đâu thua kém họ, sao ta lại để thua họ xa đến thế.

Nên nhìn sang Trung Quốc để làm động lực phát triển. Trung Quốc đang là nước thứ 3 thế giới (sau Mỹ và Nhật) về bằng phát minh sở hữu trí tuệ, về nghiên cứu và phát triển và đang ngấp nghé vượt qua cả Nhật.

-Anh có thần tượng một nhân vật nào không?

Đã có lúc tôi thần tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhưng sau một vài sự việc đã thấy mình sai lầm khi đã tự biến một nghệ sĩ thành tướng quân như Trần Hưng Đạo (cười). Từ đó, tôi không còn thần tượng ai cả.
Đối với cố nhạc sĩ họ Trịnh, đơn giản là vì mối thâm tình của cha mẹ tôi (vốn là bạn học của ông) và cũng vì tôi đã yêu và hát nhạc Trịnh từ nhỏ, hát từ những kỷ niệm của riêng mình. Mười năm qua, từ sau khi anh mất, mỗi năm tôi đều đặn cho ra album về Trịnh vì một lời hứa với anh và với cả niềm đam mê của riêng mình

Theo NCĐT
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Trịnh đêm nay [và muôn vàn đêm sau]

Cảm ơn bạn, vì mình cũng rất thích nhạc Trịnh!
 
Bên trên