Valve mạnh miệng phản pháo vụ kiện chống độc quyền, chỉ trích nguyên đơn có lí lẽ phi thực tế

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT

Epic Games Store đang trở thành căn cứ cho nhiều chỉ trích hướng tới Steam và Valve

Valve tiếp tục bày tỏ bằng cách dẫn chứng về những tiền lệ và luật chống độc quyền để thể hiện rằng “Valve không có nghĩa vụ phải thực hiện cạnh tranh với chính mình...hay Vavle cũng không có nghĩa vụ tiếp tục cung cấp [Steam Key] miễn phí, hay tạo ra chúng với số lượng không hạn định, hoặc cho phép các nhà phát triển sử dụng chúng để bán những tựa game trên Steam ở các cửa hàng khác với giá thành rẻ hơn trên Steam”.

Đơn kiện của Wolfire cũng cáo buộc rằng Valve đã tìm cách ép buộc việc giữ giá ngang bằng không chỉ cho những mã game trên Steam mà cả cho những phiên bản không phụ thuộc Steam của cùng sản phẩm được bán trên các nền tảng khác. Phía Valve đáp lại rằng họ không có ấn tượng gì với những cơ sở của cáo buộc này, mà theo phía Valve là “một giai thoại về việc Valve nói với một nhà phát triển vô danh rằng họ không nên tặng miễn phí phiên bản không tích hợp Steam trên nền tảng cạnh tranh của Discord nếu họ thu 5 USD cho phiên bản tích hợp Steam trên nền tảng của Valve.”. Luận điểm của Valve về trường hợp riêng lẻ đó là “thất bại trong việc cáo buộc hành vi ép buộc trên toàn thị trường hay có thể ảnh hưởng một chút nào về cạnh tranh”.

Phía Wolfire cũng đưa ra bằng chứng rằng rất nhiều trò chơi được bán ở cùng mức giá trên Steam và các nền tảng khác dù cho những nền tảng này thu mức phí thấp hơn. Nhưng Valve phản bác rằng hành vi đặt giá bán ngang bằng này là phổ biến, thông thường trên mọi nền tảng. Mà dù cho nếu điều này không phải vậy, thì đơn kiện cũng thiếu “bất kì cáo buộc thực trạng nào rằng Valve đã làm bất cứ điều gì để ảnh hưởng tới các nhà phát triển để bán ở cùng mứuc giá trên 2 cửa hàng giống nhau, chứ không phải nói đến việc ép buộc nữa.”

Tỉ suất cạnh tranh

Trong phản hồi của mình, Valve cũng chỉ trích phía Wolfire đã đưa ra khẳng định rằng mức phí 30% của Steam là cao hơn mức của một thị trường “có tính cạnh tranh” mà không có số liệu thực tế nào làm dẫn chứng. Valve chỉ trích “phía nguyên đơn chỉ tổng hợp lại một mô hình kinh tế mà trong đó mức phí 30% của Valve sẽ giảm đi theo thời gian”.

Valve khi đó đã chỉ ra rằng họ chưa từng tăng mức phí này “kể từ khi Steam bắt đầu ra mắt với không chút thị phần nào, và từ đó cũng không có khả năng thu bất kể mức phí nào mà không cạnh tranh.”. Mặt khác, vào năm 2018, Steam thậm chí còn giảm mức phí cố định với những tựa game doanh thu cao, một hành động mà theo Valve là có tính cạnh tranh rất cao.

Tại điểm này, Valve chỉ ra vụ kiện chống độc quyền vào năm 2008 với bị đơn khi đó là Apple và chợ âm nhạc iTunes của họ. Trong vụ kiện đó, Apple đã thành công trong việc chỉ ra rằng họ vẫn giữ mức giá cơ bản 0.99 USD với mỗi bài hát “cả trước và sau khi họ có vị thế độc quyền - và không bao giờ thay đổi mức giá đó, kể cả khi một nhà bán hàng lớn (Amazon) tham gia thị trường.”


iTunes là chợ âm nhạc điện tử lớn nhất trên thế giới, và cũng có vị thế "người đi đầu" giống như Steam

Thực tế rằng mức phí 30% của Steam cao hơn những đối thủ cạnh tranh như Epic Games Store là một sự phản ánh rằng “thị trường đã xác định rằng Steam như là ở vị trí cao hơn...điều ổn định với khả năng của Valve để điều chỉnh mức giá cao hơn”, theo Valve. Để bổ sung cho luận điểm này, Valve đã trích dẫn một đoạn trong chính đơn kiện của Wolfire, mô tả về sự phản đối của người tiêu dùng khi trò Borderlands 3 không có trên Steam.

“Nền tảng Steam mang lại giá trị thực tế tới game thủ và nhà phát triển chứ không chỉ là một bên trung gian”, Valve viết. “Thậm chí, nhiều game thủ còn yêu quý Steam nhiều tới mức khi Epic đưa ra những tựa game phổ biến độc quyền trên cửa hàng Epic Games Store của họ, Epic đã gặp phải phản ứng và kêu gọi tẩy chay từ những game thủ phải chờ đợi một phiên bản tích hợp Steam hoặc sử dụng một nền tảng chơi game trên PC mà họ không thích”.

Steam lớn tới cỡ nào?

Đơn kiện của Wolfire cho rằng riêng Steam chiếm tới 75% thị phần trong mảng gaming trên PC, điều đồng nghĩa với việc hầu hết những nhà phát hành game PC không có nhiều lựa chọn ngoài việc bán game của mình trên nền tảng này. Nhưng Valve quả quyết cho rằng đơn kiện này “không có bất cứ số liệu thực tế nào” để minh chứng cho con số đó.

Valve cũng tiếp tục tranh luận rằng việc đo lường thị phần của Steam không thể làm theo cách “trực giác” trong một thị trường mà bao gồm cả “lưu trữ game, mạng xã hội, một hệ thống bảng thành tích và cộng đồng mod game”, chứ không chỉ là doanh số bán hàng hay phân phối cơ bản.

Theo Genk​
 
Bên trên