[Very Simple] 21.300 đồng/lít

Ðề: [Very Simple] 21.300 đồng/lít

Để làm bài khai trí về kinh tế học phi xã hội chủ nghĩa cho bác Phantom1980 chỉ với vài dòng comments trong thread này cũng hơi khó đối với em quá... ~X( Nhưng không sao em sẽ cố gắng động đậy cái não già cỗi của em cho tương xứng với tuổi xì-teen again của bác Phantom 8X vậy... hihihi :))



Trở lại với trường hợp của VinaSin của chúng ta, đúng ra là sau thời gian ngắn được bơm lượng ty tỷ tiền cụ hồ thì các bác Sin nhà mình phải tạo ra được vài tấn sản phẩm để nó cân bằng với khối lượng tiền tỷ ít ỏi đã được bơm vội vàng vào nền kinh tế... Thế nhưng với đỉnh cao của chí tệ các bác Sin đã giúp tạo ra được 1 lỗ đen vũ trụ hút hết nguồn tiền cụ hồ vào đó.... Làm cho trên thị trường dư thừa tiền cụ hồ khắp nơi... Thế là phải có thật nhiều tiền cụ hồ hơn mới sở hữu được 1 món hàng còm ! ^:)^

Không biết ngu ý của em có làm bác Phantom1980 thỏ mỏn không?
Bác Phantom1980 có thể đăng ký học hoặc download các tài niệu về kinh tế học của chương trình giảng dạy Fullbright do bọn tư túi phương Tây mở tại Vietnam để xem bọn tư bản thế giới tự đào mồ chôn sống như thế nào =D>

Cái lý thuyết về lạm phát thì đương nhiên là tôi biết. Lạm phát bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ và có nguyên nhân chủ yếu từ việc tổng cầu tăng (cung tiền tăng). Nếu bác phát biểu vụ Vinashin cũng góp phần gây ra lạm phát cao thì tôi đồng ý. Tuy nhiên bác lập luận việc bơm tiền cho Vinashin và việc thua lỗ của Vinashin góp phần lớn gây ra lạm phát thì tôi cho rằng phiến diện và võ đoán. Nếu không bác phải có lý luận và số liệu chứng minh NN bơm cho Vinashin bao nhiêu tiền? Số tiền này chiếm bao nhiêu % tổng cung tiền của nền KT để mà vì nó góp phần lớn gây ra lạm phát ở Việt Nam..

Tôi cho rằng vụ Vinashin chỉ là một nhân tố trong hàng loạt các nhân tố góp phần làm cho bức tranh lạm phát Việt Nam diễn biến như hiện nay.
Lạm phát có nguyên nhân từ cung tiền, nhưng cung tiền chỉ lại là hệ quả của sự tương tác giữa tính có chủ đích từ phía chính phủ và nhu cầu tự thân của nền kinh tế. Ngân hàng Trung ương bằng chính sách tiền tệ tiến hành chủ động mở rộng hay thu hẹp cung tiền qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cho vay chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở... Ngược lại, nhu cầu số lượng tiền lưu thông lại chịu tác động khách quan của nền kinh tế bao gồm chi tiêu chính phủ trong chính sách tài khóa, của doanh nghiệp với mở rộng hoạt động kinh doanh và tác động của dòng vốn nước ngoài chảy vào với sự chuyển đổi từ ngoại tệ sang nội tệ.

Giai đoạn 2001-2007, trong khi GDP tăng tương ứng 7,5%/năm thì cung tiền được mở rộng đạt mức bình quân rất cao với mức 26,7% năm. Chính điều này là yếu tố gây nên mức lạm phát cao chưa kể độ trễ và lũy tích của việc tăng cung tiền đối với nền kinh tế trong các năm kế tiếp.

Đặc biệt vào năm 2006 là năm trước khi bùng nổ lạm phát, tốc độ mở rộng cung tiền đạt tới đỉnh điểm 33,6% và cùng với các yếu tố khác đã góp phần làm tăng lạm phát trong năm kế tiếp.

Kết quả là lạm phát dường như ngoài tầm kiểm soát trong những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 và gây nên những ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Vậy nguyên nhân nào đưa đến cung tiền cao như vậy:

- Thứ nhất: CP đặt mục tiêu tăng GDP từ 7,5% - 8% và có thể cao hơn nữa nhằm đạt mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 1.100USD vào năm 2010, song lại không đưa ra một con số cụ thể về mức lạm phát kỳ vọng được đánh đổi. Như vậy, tăng trưởng được đặt lên hàng đầu và là đích hướng tới trong điều hành vĩ mô.

Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế, nhiều biện pháp được thực hiện dựa trên các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng như tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp; mua vào USD để ổn định tỷ giá trong biên độ dao động nhằm thúc đẩy xuất khẩu; mở rộng đầu tư công qua các chương trình phát triển và hỗ trợ dưới nhiều hình thức cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tuy vậy, những chính sách này lại tiềm ẩn nguyên nhân lạm phát do việc lũy tích của gia tăng số lượng tiền theo thời gian.

Cung tiền mở rộng quá nhanh, nhưng không có biện pháp tương ứng để giảm lượng tiền trong lưu thông đã gây ra những tác động tiêu cực và góp phần tạo ra lạm phát. Riêng trong nửa đầu năm 2007, việc mua vào gần 7 tỷ USD từ Ngân hàng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu Chính phủ và chuyển đổi nội tệ của vốn bên ngoài chảy vào dẫn đến đưa thêm khoảng 110.000 tỷ đồng (tương đương 10% GDP) vào lưu thông.

- Thứ hai: Hiệu quả đầu tư xã hội thấp đặc biệt là khu vực quốc doanh , tính kém hiệu quả và thất thoát của đầu tư công (Vụ Vinashin được xếp nằm trong nhóm này), chỉ số suất đầu tư chung ICOR (chỉ số này phản ánh muốn 1 đồng tăng trưởng thì cần bao nhiêu đồng đầu tư) cao và chưa có dấu hiệu cải thiện đã, đang và sẽ tiếp tục tạo sức ép nới lỏng điều kiện tín dụng thương mại của các ngân hàng, do đó làm tăng nguy cơ bùng nổ lượng tiền vào lưu thông với tư cách là các luồng vốn kích cầu đầu tư, từ đó trực tiếp làm tăng áp lực lạm phát.

Bàn thêm về lạm phát các năm từ 2008 đến nay:

Lạm phát năm 2008 ở mức cao là tổng hòa của các loại nguyên nhân, cả chi phí đẩy, cầu kéo, lạm phát tiền tệ và cộng thêm yếu tố tâm lý.

Về chi phí đẩy: giá nguyên liệu đầu vào quý 1/2008 tăng rất cao. Thép, vật liệu xây dựng... tăng giá liên tục. Nền kinh tế chúng ta là nền kinh tế mở, và Việt Nam phải nhập nhiều nguyên liệu, nên khi giá thế giới tăng đã như cơn bão ập vào ngay, khiến chúng ta phải gánh chi phí đầu vào tăng mạnh. Cụ thể là việc tăng giá xăng, dầu đã ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng như thép, xi măng, lương thực... Đặc biệt, trong năm này thị trường thế giới thiếu lương thực trầm trọng, gạo từ mức giá 400-500 USD/tấn đã tăng đến thậm chí 1.200 USD/tấn. Tuy nhiên có những mặt hàng chẳng phải nhập khẩu gì mà giá vẫn tăng rất cao như gạch tăng giá gấp ba.

Về cầu kéo, nếu nhìn cả năm thì nhu cầu tiêu dùng năm 2008 so với các năm trước đó không thay đổi nhiều, nhưng giai đoạn 6 tháng đầu năm lại tăng khá cao, mặc dù giai đoạn này giá hàng hóa tăng.

Một đặc điểm nữa là năm 2008, thị trường chứng khoán kém sôi động, thị trường bất động sản cũng đóng băng nên một lượng tiền đã đổ vào thị trường hàng tiêu dùng, chuyển thành tích trữ hàng hóa, khiến giá hàng hóa tăng.

Năm 2008, yếu tố tâm lý cũng có đóng góp đáng kể vào mức tăng của chỉ số giá...

Yếu tố tâm lý nổi lên ở mấy đợt sốt giá cả trong năm 2008, liên quan đến xi măng, sắt thép, đặc biệt là các lần sốt gạo. Riêng về sốt gạo, có thể khẳng định là hoàn toàn do yếu tố tâm lý, vì nước ta là nước xuất khẩu gạo, không hề thiếu nguồn cung. Cơn sốt gạo phát đi từ Tp.HCM và lan ra cả nước. Trong thời điểm giá gạo tăng đột biến, tại Tp.HCM, có hiện tượng người dân tranh nhau đi mua gạo giá cao, thậm chí mỗi người chỉ được mua vài kg. Điều này càng kích thích giá cả tăng cao hơn.

Về chính sách tiền tệ: trong nửa đầu năm này được điều hành theo hướng thắt chặt. Trong tháng 2 và tháng 3, Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% và mở rộng diện tiền gửi phải dự trữ bắt buộc ở tất cả các kỳ hạn, phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng cho các NHTM. Bước sang tháng 7, tình hình kinh tế thế giới diễn ra theo chiều hướng bất ổn rõ nét: Từ khủng hoảng thị trường nhà đất của Mỹ chuyển sang khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu, suy thoái kinh tế đã xảy ra ở hầu hết nền kinh tế chủ chốt, như Nhật, Mỹ, Anh...; giá dầu và giá lương thực giảm mạnh kéo theo giá các mặt hàng tiêu dùng khác giảm theo... Kinh tế thế giới đang từ xu hướng suy thoái kinh tế gắn lạm phát sang suy thoái kinh tế gắn với giảm. Để cứu nguy cho tình hình này, hầu hết các nền kinh tế chủ chốt đã thực hiện CSTT và chính sách tài khóa nới lỏng nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường, khuyến khích các NHTM mở rộng cho vay, kích thích đầu tư... Trong tình hình kinh tế thế giới như vậy, để ngăn chặn ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và giảm áp lực lạm phát vẫn diễn ra ở Việt Nam đến tận tháng 9, NHNN đã phải tiếp tục áp dụng một số biện pháp hỗ trợ thị trường như nâng lãi suất tín phiếu bắt buộc, trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND…

Để kích thích kinh tế chống lại nguy cơ giảm phát, bắt đầu từ tháng 10, các loại lãi suất chỉ đạo đã liên tục được hạ xuống. Lãi suất cơ bản từ mức 14%/năm sau 4 lần hạ xuống còn 8,5%, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng được hạ tương ứng, biên độ dao động tỷ giá được nâng từ từ +/-2% lên +/- 3%... Hành động này nhằm giảm một phần chi phí hoạt động cho các NHTM, để các NHTM có điều kiện hạ lãi suất cho vay hỗ trợ cho các doanh nghiệp duy trì và mở rộng sản xuất, khuyến khích xuất khẩu trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái.

Năm 2009 tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là trọng tâm, CP tiếp tục thực hiện CSTT nới lỏng. Trong năm này tăng trưởng tín dụng 38% để đạt được mức tăng trưởng GDP 5,3%, tổng phương tiện thanh toán vượt mức tăng 25% trong so sánh cuối năm và đầu năm. Chênh lệch giữa tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng GDP thực tế cho thấy lượng hàng hóa sản xuất ra chưa tương xứng với lượng tiền lớn được đưa vào lưu thông. Tuy nhiên lạm phát trong năm này chỉ là 6,52% so với tháng 12/2008 và bình quân cả năm chỉ tăng 6,88% so với năm trước. Nguyên nhân là do trong năm 2009 các yếu tố chi phí đẩy (giá nguyên vật liệu), cầu kéo (sức mua) suy giảm cùng với giá cả lương thực thực phẩm giảm, xuất khẩu gặp khó khăn tạo áp lực giảm giá hàng hóa trong nước.

Năm 2010, CP tiếp tục ở mức độ nào đó chính sách nới lỏng tín dụng để duy trì mức tăng trưởng kinh tế không dưới 6,5% theo kế hoạch đặt ra. Tác động trễ thông thường của mức tăng tín dụng cao (gấp bảy lần mức tăng GDP) trong năm 2009 sẽ bộc lộ dần trong 2010, tức sẽ trực tiếp tạo áp lực gia tăng lượng phương tiện lưu thông và thanh toán trong nền kinh tế như là nguyên nhân hàng đầu của lạm phát tiền tệ mà Việt Nam đã chứng kiến trong năm 2007. Tỷ giá ngoại tệ liên tục được điều chỉnh theo xu hướng tăng cùng với việc giá nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu tăng (do kinh tế thế giới phục hồi, do Mỹ thực hiện chính sách đồng Dollar yếu để hỗ trợ sx trong nước và xuất khẩu -> giá hàng hóa tăng) đã tác động kép đến chi phí sản xuất -> giá cả hàng hóa trong nước tăng mạnh. Kèm theo đó giá một số mặt hàng chủ chốt tăng lên như xăng, dầu, than, điện, nước… tác động mạnh tới CPI năm 2010 của Việt Nam.

Bước sang năm 2011, điều hành kinh tế của CP không còn chạy theo mục tiêu tăng trưởng GDP cao mà chuyển sang: Kiềm chế lạm phát, Ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội … Kèm theo đó là hàng loạt giải pháp được triển khai thực hiện: thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, bảo đảm phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa. Cụ thể, sẽ hạn chế cung tiền, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán 15 - 16% nhưng vẫn bảo đảm bố trí vốn tín dụng phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; Thúc đẩy sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng … Hiệu quả của các giải pháp trên đến đâu thì phải một thời gian nữa mới đánh giá được. Tuy nhiên bóng ma lạm phát của năm 2008 đang hiện về và ngày càng rõ nét hơn.

Kết luận: Lạm phát hiện nay có nguyên nhân từ nhiều nguồn: cả chi phí đẩy, cầu kéo, lạm phát tiền tệ và cộng thêm yếu tố tâm lý. Như đã phân tích ở trên vụ Vinashin chỉ là một nhân tố nằm trong nhóm nhân tố: Hiệu quả đầu tư xã hội thấp đặc biệt là khu vực quốc doanh , tính kém hiệu quả và thất thoát của đầu tư công. Nó cũng bắt nguồn từ việc đầu tư giàn trải, thiếu hiệu quả và thiếu chiều sâu của Nhà nước cộng thêm chạy theo tăng trưởng GDP mà coi nhẹ yếu tố phát triển bền vững của nền kinh tế. Hậu quả của chính sách tiền tệ mở rộng từ các năm trước, chi phí đẩy, cầu kéo và yếu tố tâm lý là những nhân tố chính làm cho lạm phát diễn ra như hiện nay.

PS: Bài viết được tổng hợp và sử dụng số liệu từ nhiều nguồn. Nội dung bài viết hơi dài nhưng với mong muốn các bạn có cái nhìn toàn cảnh để ứng xử thích hợp thì không thể ngắn hơn được. Mong các bạn thông cảm.
 
Ðề: [Very Simple] 21.300 đồng/lít

Em cược với bác chủ là Phantom1980 là người nhà của:

A. Petrolimex
B. VinaShin
C. Quan chức Chính phủ (Bộ Tài chánh, Bộ Công thương, Bộ....)
D. Cả 3 đều đúng !!!

Bác viết thế này làm tôi cảm thấy rất buồn cười. Thứ nhất: Mục D của bác rất vô nghĩa. Thứ hai: Tranh luận, bàn luận thì người ta dựa vào lập luận để phân đúng, sai chứ không phải dựa vào vai vế, vị trí. Nếu không sẽ rơi vào ngụy biện. Bác xem bài viết về ngụy biện ở đây: tuan's blog: Thói ngụy biện ở người Việt.
Mà tôi cũng khẳng định với bác luôn: Tôi không nằm trong trường hợp nào của bác đưa ra cả.
 

Jiro Tran

Member
Ðề: [Very Simple] 21.300 đồng/lít

Kết luận: Lạm phát hiện nay có nguyên nhân từ nhiều nguồn: cả chi phí đẩy, cầu kéo, lạm phát tiền tệ và cộng thêm yếu tố tâm lý. Như đã phân tích ở trên vụ Vinashin chỉ là một nhân tố nằm trong nhóm nhân tố: Hiệu quả đầu tư xã hội thấp đặc biệt là khu vực quốc doanh , tính kém hiệu quả và thất thoát của đầu tư công. Nó cũng bắt nguồn từ việc đầu tư giàn trải, thiếu hiệu quả và thiếu chiều sâu của Nhà nước cộng thêm chạy theo tăng trưởng GDP mà coi nhẹ yếu tố phát triển bền vững của nền kinh tế. Hậu quả của chính sách tiền tệ mở rộng từ các năm trước, chi phí đẩy, cầu kéo và yếu tố tâm lý là những nhân tố chính làm cho lạm phát diễn ra như hiện nay.

PS: Bài viết được tổng hợp và sử dụng số liệu từ nhiều nguồn. Nội dung bài viết hơi dài nhưng với mong muốn các bạn có cái nhìn toàn cảnh để ứng xử thích hợp thì không thể ngắn hơn được. Mong các bạn thông cảm.

Trùi... bác Phantom1980 viết tổng hợp kinh tế tốt thế này mà cứ giấu thông tin & hiểu biết không chịu chia sẽ với ae trên diễn đàn mà đa số là dân non-economic không thôi... :)>-

Bác Phantom1980 thấy đó, chính phủ muốn duy trì mức tăng trưởng GDP cao hơn các nước trong khu vực nhằm thu hút bọn tư bản có vài triệu obama vào đầu tư ở Vietnam (chứ vài triệu obama thì không có cửa để vào đầu tư ở China hoặc Thailand đâu ) ^#(^

Nhưng để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GPD như thế thì các bác CPVN phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Vina tập đoàn như VinaSin, Vina Than, Vina Gas, Vina nước, Vina điện, Vina Mix... thì các bác ấy lại cứ tăng giá bán để đạt được GDP năm sau cao hơn năm trước cho nó khỏe... (bác làm cái thống kê vật giá neo thang trong các năm vừa qua thì sẽ rõ thôi) :-O

Bên cạnh đó, các tập đoàn Vina Điện, Vina Bảo hiểm, Vina Y tế, Vina Xăng dầu, Vina các kiểu... khi ăn nên làm ra không tập trung đầu tư vào chiều sâu để nâng cao lợi thế cạnh tranh & giảm giá thành, mà lại đi mở rộng đầu tư dàn trải vào các ngành không đúng với chuyên môn nghiệp vụ của tập đoàn mình như địa ốc, trứng khoán, hotel, nhất là Ngân hàng. Đến khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn thì các tập đoàn này đồng loạt than nổ & chỉ có cách duy nhất nà nên giá cho bằng với các nước láng giềng mới mong huề vón... #-o

Còn về việc chia sẽ thông tin, nếu cpvn thông qua hệ thống báo chí của mình công bố đều đặn các số liệu kinh tế như tốc độ tăng trưởng gdp, chỉ số tăng giá tiêu dùng cpi, tình hình thu - chi ngân sách... thì tự khắc các doanh nghiệp tư nhân họ biết cách phải đầu tư như thế nào & vào ngành gì để mà có thể kiếm được lợi nhuận đóng thuế cho nhà nước (chính thức & phi chính thức) :">

Vài dòng comment trên diễn đàn khó mà phân tích được chính xác tình hình đang diễn ra của nền kinh tế Vietnam. Hy vọng bác Phantom1980 rộng lượng bỏ qua cho những gì em nhở mạo phạm bác nhé ! [-O<
 

Jiro Tran

Member
Ðề: [Very Simple] 21.300 đồng/lít

Bác viết thế này làm tôi cảm thấy rất buồn cười. Thứ nhất: Mục D của bác rất vô nghĩa. Thứ hai: Tranh luận, bàn luận thì người ta dựa vào lập luận để phân đúng, sai chứ không phải dựa vào vai vế, vị trí. Nếu không sẽ rơi vào ngụy biện. Bác xem bài viết về ngụy biện ở đây: tuan's blog: Thói ngụy biện ở người Việt.
Mà tôi cũng khẳng định với bác luôn: Tôi không nằm trong trường hợp nào của bác đưa ra cả.

Thế theo kinh nghiệm & suy luận của bác Phantom1980 thì trong vụ việc của Cù Huy Hà Vũ giữa quan tòa & luật sư ai là người ngụy biện ? và sử dụng biện pháp ngụy biện gì trong số các biện pháp mà bác thống kê được ?

Xem thêm đường link của BBC đỡ nhé vì em chẳng tìm được tờ báo nào trong nước cho phép viết theo lề trái (mặc dù lề trái chưa chắc đã đúng) vì muốn phản biện hay ngụy biện gì thì cũng phải có nơi để mà đăng rồi ae mới có cái mà ném chứ !

BBC Vietnamese - Việt Nam - Lý lẽ quanh vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ
 

hauvnn87

New Member
Ðề: [Very Simple] 21.300 đồng/lít

Thế theo kinh nghiệm & suy luận của bác Phantom1980 thì trong vụ việc của Cù Huy Hà Vũ giữa quan tòa & luật sư ai là người ngụy biện ? và sử dụng biện pháp ngụy biện gì trong số các biện pháp mà bác thống kê được ?

Xem thêm đường link của BBC đỡ nhé vì em chẳng tìm được tờ báo nào trong nước cho phép viết theo lề trái (mặc dù lề trái chưa chắc đã đúng) vì muốn phản biện hay ngụy biện gì thì cũng phải có nơi để mà đăng rồi ae mới có cái mà ném chứ !

BBC Vietnamese - Việt Nam - Lý lẽ quanh vụ xử TS Cù Huy Hà Vũ

Nói về vụ Cù Huy Hà Vũ thì mình là 1 người muồn viết theo lề trái đây . Anh chị em thử nghĩ xem nếu tin này dc đăng trên các diễn đàn chính thống và cho phép thảo luận thì thế nào , tất nhiên dân tình sẽ ko đồng thuận với bản án này . Từ vụ án , và qua những việc gần đây trong chính sách quản lý giá của CPVN , có thể thấy đây là cách quản lý độc tài , mình dùng từ độc tài chứ ko phải độc quyền , chừng nào thị trường chưa mở cửa tự do 1 cách thật sự , CPVN còn được quản lý những người không có trình độ , mình xin lỗi nói thẳng luôn , như anh nào có nói toàn tốt nghiệp U Minh Thượng và Trường Sơn cả thôi - thì chừng ấy , VN sẽ ko thoát khỏi tình trạng này , phải chấm dứt tình trạng vừa đá bóng , vừa thổi còi . Về chuyện giá xăng tăng , nói mãi cũng chán rồi , chấp nhận thôi , chừng nào còn mua bán nhỏ lẻ , còn xài tiền Việt thì phải chấp nhận thực tế này , ko như những kẻ ngồi trên , có cần quan tâm giá xăng , giá dầu làm gì , chỉ khổ dân đen mà thôi.
 
Bên trên