Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

bacsinam

New Member
Võ thuật là một đề tài độc đáo của điện ảnh Châu Á (bao gồm cả Hong Kong, Trung Hoa, Nhật, Hàn, Thái và có thể sau này là Việt nam chúng ta ). Những bộ phim võ hiệp cổ trang sẽ là đề tài tôi muốn bàn luận hôm nay. Nhiều người cứ mãi tranh cãi xem diễn viên nào xuất sắc nhất, Thành Long, Lý Liên Kiệt hay Chung Tử Đơn, nhưng ít người chú ý đến một yếu tố khác đã góp phần quan trọng làm nên một bộ phim võ hiệp có giá trị, đó là vũ khí sử dụng trong phim.

Dĩ nhiên khả năng diễn xuất và trình độ võ học của diễn viên, tài nghệ của các ông trùm vũ đạo như Viên Hòa Bình, Trình Tiểu Đông, Lưu Gia Lương… là không thể thiếu, nhưng khi tất cả đã vào cuộc rồi, thì phải có một dấu ấn gì đó thật đặc sắc tiêu biểu cho bộ phim, mang lại cảm xúc mới mẻ cho khán giả. Mỗi khi ngồi vào ghế xem một bô phim võ hiệp, điều tồi tệ nhất là ta phải xem lại những gì quá quen thuôc mình đã xem quá nhiều.

Yếu tố mới lạ quyết định số phận của bộ phim võ hiệp đó. Để tạo nên sự mới lạ nạy cần phải có những sang tạo của đạo diễn, ví dụ Trình Tiểu Đông đã biến bộ phim Tiếu Ngạo Giang Hồ vào cuối thập niên 80 thành một cuộc cách mạng, với những cảnh phi thân trên mặt nước, kiếm khí chạy trên mặt đất hay giao đấu trong gió cát, những góc quay mới lạ… Còn Viên Hòa Bình thì có cảnh giao đấu kinh điển trên cọc gỗ trong phim Thiết Mã Lưu, những cảnh cháy nổ kinh hoàng trong Hỏa Long Phong vân. Gần đây nhất, Chung Tử Đơn đã đa dạng hóa những trường phái võ thuật khác nhau như Võ tự do, Nhu đạo trong những phim hình sự như Sát Phá Lang và Đảo Hỏa tuyến. Nếu không có những sự sang tạo về chiêu thức đó, anh ta sẽ rơi vào thế tự giết chết chính hình ảnh của mình như Lý Liên Kiệt đang gặp phải. Bộ phim Diệp Vấn một lần nữa thay đổi về phong cách của diễn viên, tạo nét mới lạ và vì thế những phim của anh đều gặt thành công lớn.

Nhưng sức sáng tạo của đạo diễn không theo kịp tốc độ thương mại của việc sản xuất, có thể thấy rõ những bộ phim võ hiệp mờ nhạt, dù trong tay những đạo diễn võ thuật tên tuổi như Thập Diện Mai Phục chỉ là bản sao những gì bộ phim Anh hùng đã sang tạo ra, hay những phim như Giang sơn Mỹ nhân, Dạ yến, chỉ là những mảnh vụn chắp vá, dù có dàn sao nổi tiếng và đạo diễn tài năng. Phải có một yếu tố nữa giúp định hình tác phẩm, tạo bản sắc mới. Đó chính là vũ khí.

Khái niệm về vũ khí đi liền với người hùng không phải là mới, thậm chí ở phương tây cũng có những mẫu anh hùng luôn đi kèm vũ khí của họ, ví dụ Rambo cầm cung, Terminator bắn shotgun hay Dirty Harry xài Magnum. Trong lịch sử trung hoa, những anh hung luôn đi vào huyền thoại với vũ khí của họ, như Lỗ Trí Thâm sử dụng thiền trượng, Quan công có đại đao, v v. Trong tiểu thuyết võ hiệp kim Dung, võ khí cũng có vai trò quan trọng then chôt, ví dụ đả cẩu bổng, tử vi kiếm, đồ long đao, kim xà kiếm…

Hãng Thiệu Thị là nơi khai sinh ra nền điện ảnh võ hiệp cổ trang. Từ những ngày đầu, những nhà chế tác đã sớm nhận ra vai trò của võ khí, và biến nó thành một yếu tố câu khách và đặc trưng cho từng nhân vật. Có thể nói xuyên suốt 2 thập niên 60-70 tại thiệu thị người ta dã đưa tất cả các binh khí lên màn bạc, và không ngừng sángtạo. Từ thập bát ban binh khí, đao thương kiếm kích, chĩa ba, côn… đến những thứ kì quái nhất như bánh xe răng cưa, dù, càn khôn quyện, dây xích…

Trong bộ phim Lãnh huyết thập tam ưng, Địch Long đã sử dụng côn tam khúc, thứ võ khí này tỏ ra rất lợi hại và được ưa chuộng trong hàng loạt phim sau đó, như Thiếu Lâm tam thập lục phòng, Thỉnh thiệp…

toys_5.jpg

Hình: Côn tam khúc

Có hai trường phái trong phim cổ trang Thiệu thị, một là cho diễn viên thi thố tài sử dụng nhiều loại binh khí, như trong phim Thiếu Lâm tam thập lục phòng, thứ hai là nhân vật có một võ khí bất lythân,như Trịnh phối phối Kim yến tử sử dụng đoản kiếm, độc thủ đại hiệp Vương vũ sử dụng mã tấu.

one_arm_swordsman_02.png

Hình: Độc Tí Đao của Vương Vũ

Đặc biệt trong một vài phim, võ khí có khi trở thành chủ đề chính còn quan trọng hơn bản thân người võ sĩ. Ví dụ: một loạt tên phim như: Huyết trích tử, Độc tí đao, Thiên nhai minh nguyệt đao, Phi đao thủ, Viên nguyệt loan đao, Thập bát ban võ nghệ, Ngũ lang bát quái côn…

affiche_8_diagrammes_de_Wu_Tang_1983_1.jpg

Hình: Ngũ lang bát quái côn: phim hay nhất về côn pháp trong lịch sử điện ảnh Hong Kong

Trong những năm 80-90, các đạo diễn Hong Kong đã quên yếu tố này, họ tập trung vào kĩ xảo quá nhiều, cho diễn viên bay nhảy, đất đá nổ tưng bừng mà quên đi hình tượng nhân vật + vũ khí. Tuy nhiên dưới bàn tay sang tạo của Trình Tiểu Đông, ta có những cảnh đấu kiếm đẹp mắt nhất chưa từng có, như trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Tân Long Môn khách sạn. Viên Hòa Bình cũng ngang ngửa với Trình về mặt vũ đạo, những cảnh giao đấu bằng kiếm của ông có nét lả lướt, uyển chuyển nhưng uy lực kinh hoàng, như ta thấy trong phim Hỏa Long, Thái cực trương tam phong….

Trong những phim giai đoạn này ta vẫn thấy những nét đặc sắc của việc hình tượng hóa nhân vật với võ khí, dù không mới. Ví dụ trong phim túy Quyền 2, cảnh ấn tượng nhất là Thành Long “thoát y“ bôi mỡ bóng nhẫy và đánh tan tác bọn cướp bằng 1 bó tre.
Hay trong phim Phương Thế Ngọc, cả 2 phần nhân vật chính đều xuất hiện với vũ khí làm hình tượng, phần 1 anh ta cầm cung bắn 1 lúc 8 mũi tên, phần 2 có cảnh Phương Thế Ngọc võ trang bằng 6 cây kiếm Nhật đi tàn sát Hồng Hoa Hội (Cảnh này bị cắt khi chiếu tại VN, vì quá côn đồ (hi hi) nhưng lại là cảnh hay nhất trong phim đó).

fong%20sai%20yuk01.jpg

fong_sai_yuk_2_dvd_c01d0744265db7edf99b31e977478cee.jpg


Trong suốt 20 năm, không có một sáng tạo nào mới về võ khí trên màn ảnh. Đó là lý do phim võ thuật rơi vào thoái trào, dù có Lý lien Kiệt, Thành Long và kĩ xảo tân tiến.
Bộ phim duy nhất chú trọng đến hình ảnh võ khí là của từ Khắc đưa ra hình ảnh thanh đao gãy: Đao của Từ Khắc gợi lại hồi ức về một độc thủ đại hiệp xa xưa, rất tiếc phim này xuất hiện quá trễ, không kịp cứu vãn doanh thu của điện ảnh võ hiệp cổ trang nữa. Sau đó là một đống phim với chứng bệnh dung kĩ xảo vô tội vạ đã giết dần dần phim võ hiệp.

the_blade_edition_collector_numerotee_.jpg


Phải chờ đến năm 2000 với Ngọa hổ Tàng Long và năm 2002 với Anh hùngthì ta mới có được sự kết hợp hoàn mỹ giữa: chiêu thức, võ khí và nhân vật. Bạn còn nhớ trong Anhhùng: 4 nhân vật chính sử dụng các loại võ khí khác nhau, là vô danh, trường không, phi tuyết và tàn kiếm. Nhân vật gắn liền với võ khí. Đó là lý do tại sao Chung Tử đơn chỉ xuất hiện ngắn ngủi, không nói câu nào nhưng đi vào huyền thoại với cảnh giao đấu sử dụng trường không ngân thương .

050305am.jpg


Năm 2005, sự ra đời của phim Thất Kiếm cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Từ Khắc đối với võ khí, 7 cây kiếm mang những tính chất độc đáo là tâm điểm của bộ phim, làm khán giả thích thú chứ không hẳn là sức thu hút của Lê Minh hay cô đào Hàn quốc trong phim. Phe ác trong phim cũng nổi bật với những vũ khí rất độc đáo như huyết trích tử, song thiết…

14+blades+poster+b.jpg


Trong năm 2010 này, một bộ phim được trông chờ của Chung Tử Đơn là Cẩm Y vệ cũng đã tạo hướng đi mới cho chính mình, với việc sáng tạo võ khí mới, trong phim này xuất hiện Kim Xà Kiếm, phi đao và độc đáo nhất là bộ Bảo đao thập tứ thế của Thanh Long cẩm y vệ. Nếu nhìn vế kịch bản và nhất là dàn diễn viên thì có thể thấy phim này không có hứa hẹn gì nhiều về tính nghệ thuật hay cốt truyện, vì vậy cái tên tiếng anh 14 Blades cũng đủ nói lên ý đồ của nhà làm phim rồi.

Để kết luận, xin có ý kiến cuối cùng: trong 20 năm nay điện ảnh việt nam không làm nổi một phim võ hiệp cổ trang nào thành công có lẽ cũng vì thiếu cả 3 yếu tố trên: Vũ đạo, diễn viên, và võ khí. Sự xuất hiện của Lý Hùng hay Johnny Trí nguyễn không đủ để cầm cự lâu dài. Chỉ mong một ngày nào đó ta được xem phim có xuất hiện Nỏ thần của An Dương Vương, Ngựa sắt của Gióng hay bảo kiếm thần rùa gì đó sẽ rất hấp dẫn. Mà cũng lạ, ông cha ta dung mã tấu đánh Tây hay thế mà không đưa nó vào phim.
Thôi chuyện cũng dài, xin chào tạm biệt các bạn. hẹn gặp lại trong lần tới.
 

webrom

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Trước h trận đấu kiếm (đao) mình thích nhất là trận Kim Thành Vũ vs Lưu Đức Hoa trong Thập diện mai phục, thật sự ấn tượng, các chiêu đánh nhìn rất thực dụng chứ ko hoa mỹ, còn đao kiếm mẻ từa lưa, cũng rất thích loại kiếm đó (cũng thực dụng như chiêu đánh :D), down cả phim về chỉ để xem trận đấu và cảnh... lăn lộn trên cánh đồng :">
 

ProSkyR

Well-Known Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Lưu Gia Huy sử dụng Ngũ lang bát quái côn thật là lợi hại, xem mãi không chán.
Còn điện ảnh Việt Nam thì làm gì có cổ trang mà võ với khí :))
 

trinhducpro6868

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

trích:
bacsinam
HD-upscale
trong 20 năm nay điện ảnh việt nam không làm nổi một phim võ hiệp cổ trang nào thành công có lẽ cũng vì thiếu cả 3 yếu tố trên: Vũ đạo, diễn viên, và võ khí. Sự xuất hiện của Lý Hùng hay Johnny Trí nguyễn không đủ để cầm cự lâu dài. Chỉ mong một ngày nào đó ta được xem phim có xuất hiện Nỏ thần của An Dương Vương, Ngựa sắt của Gióng hay bảo kiếm thần rùa gì đó sẽ rất hấp dẫn. Mà cũng lạ, ông cha ta dung mã tấu đánh Tây hay thế mà không đưa nó vào

đúng thật là.
anh em sao lại đi so sánh nước ta với TQ chứ :-$
xét về văn hóa tiến bộ họ trước chúng ta hàng nghin năm.
xét về dân số mình khéo chỉ bằng một tỉnh của họ chứ mấy.
Nhưng em thấy phim Việt Nam cũng hay đấy chứ. xét về võ thuật ta thua thì k phải bàn. Nhưng về chuyện hài thì chưa trắc đâu các bác nhỉ he he
 

J4yJ4ckj3

Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Mình thì thích nhất cảnh trong Anh hùng giữa Lý Liên Kiệt và Chung Tử Đơn, hay trong film Hoàng Phi Hồng cũng giữa Lý Liên Kiệt và Chung Tử Đơn toàn cảnh đấu võ kinh điển
 

MrMilan

Banned
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Xin lỗi chủ thớt tí, trong phim Thất Kiếm không có Lê Minh, chỉ có Chung Tử Đơn và cô đào Kim Hee Sun của HQ thôi
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Xin lỗi chủ thớt tí, trong phim Thất Kiếm không có Lê Minh, chỉ có Chung Tử Đơn và cô đào Kim Hee Sun của HQ thôi

Đùa à? Lê Minh đóng vai lão Nhị trong Thất Kiếm đó. Đoạn cuối cho Chung Tử Đơn mượn kiếm oánh với Phong Hỏa Liên Thành
 

MrMilan

Banned
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Đùa à? Lê Minh đóng vai lão Nhị trong Thất Kiếm đó. Đoạn cuối cho Chung Tử Đơn mượn kiếm oánh với Phong Hỏa Liên Thành

hi hi, nhầm nhọt phim này với Thần Thoại.
Phim này có Lê Minh và ko có Kim Hee Sun, em kia là Kim So Yeon
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Cẩm Y Vệ mua vũ khí ở Lạng Sơn, vừa nhìn là nhận ra ngay :))
Trong đó có cây kiếm lớn như poster của bài 1 là hàng nhái lại của bạn Cloud Strife :D
Cloud_strife.jpg
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Trong năm 2010 này, một bộ phim được trông chờ của Chung Tử Đơn là Cẩm Y vệ cũng đã tạo hướng đi mới cho chính mình, với việc sáng tạo võ khí mới, trong phim này xuất hiện Kim Xà Kiếm, phi đao và độc đáo nhất là bộ Bảo đao thập tứ thế của Thanh Long cẩm y vệ.

Hôm nay mới coi phim này. Rất tiếc là bộ binh khí không có gì sáng tạo cả, bắt chước Final Fatansy rập khuôn.
 

lhlan

Active Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Thất Kiếm The Seven Swords à?

Phim này chẳng hiểu sao được khen - chán òm - vừa xem vừa ngủ gật. Hết phim xoá sạch.

Hình như tại nhiều diễn viên quá em chẳng theo dõi hết được - mình thiểu năng trí tuệ - chỉ đếm được hết một bàn tay.
 

Kachjusha

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Trong này có bác nào từng xem phim "Truyền Nhân Sát Thủ" (Bọn đĩa lậu nó dịch thế), Cách nay khoảng 6-8 năm mình xem trên VCD, ko nhớ dv tên gì, phim Cẩm Y Vệ làm lại từ phim này, nhân vật chính là Đường Trảm là một trong những sát thủ của thái giám Nguỵ Trung Hiền.

Theo cảm nhận thì hay hơn Cẩm Y Vệ rất nhiều lần, chiêu đánh rất đẹp, ko hoa mỹ, ko có những chiêu thức thừa thải. Nhân vật chính Đường Trảm sữ dụng thanh Đao mẻ như que sắt của thợ rèn nhưng Đao ra là đoạt mạng. Phim rất ít câu thoại nhưng mỗi câu thoại trong phim mang hàm ý triết lý rất cao.

Phim miêu tả cảnh vật rất thực, từ cách ăn mặc đến phục trang hết sức thực tế, nhân vật Thái giám búi tóc rất lạ, nhìn vào toát lên vẻ tàn độc, lạnh lẽo, ghê rợn...

Lạm bàn về phim Cẩm Y Vệ mình thấy hư cấu quá nhiều rất khó chấp nhận, nội dung nghèo nàn, tạo hình nhân vật phi thực tế, nhân vật cầm đầu nhóm thảo khấu trên sa mạc chải chuốt như thằng "gay", sạch quá, đẹp quá, cứ như trên sân khấu. Võ khí thì bê nguyên si của người ta vào rồi thần thánh hoá trông rất buồn cười. Chắp vá phi thực tế. Bạn nào từng xem phim hoạt hình Nhật Bản "fantasy" ra đời cách nay 5-6 năm chắc cũng biết rồi mình ko nói thêm. Các bạn thử so sánh thanh Đao trong poster chính của phim với các thanh Đao trong Fantasy thì biết. Lun cả cái hộp cũng vậy, trong Fantasy thì hộp võ khí mang trên xe, còn Cẩm Y Vệ thì hộp võ khí mang ...trên lưng #:-S

Quả thực coi xong thẳng tay xoá cái roẹt khỏi suy nghĩ.

PS: Bạn nào còn thông tin về phim "Truyền Nhân Sát Thủ" cho mình nha, hậu tạ cà phê nếu ở SG, chúc cả nhà vui vẽ!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ProSkyR

Well-Known Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Trong này có bác nào từng xem phim "Truyền Nhân Sát Thủ" (Bọn đĩa lậu nó dịch thế), Cách nay khoảng 6-8 năm mình xem trên VCD, ko nhớ dv tên gì, phim Cẩm Y Vệ làm lại từ phim này, nhân vật chính là Đường Trảm là một trong những sát thủ của thái giám Nguỵ Trung Hiền.

Theo cảm nhận thì hay hơn Cẩm Y Vệ rất nhiều lần, chiêu đánh rất đẹp, ko hoa mỹ, ko có những chiêu thức thừa thải. Nhân vật chính Đường Trảm sữ dụng thanh Đao mẻ như que sắt của thợ rèn nhưng Đao ra là đoạt mạng. Phim rất ít câu thoại nhưng mỗi câu thoại trong phim mang hàm ý triết lý rất cao.

Phim miêu tả cảnh vật rất thực, từ cách ăn mặc đến phục trang hết sức thực tế, nhân vật Thái giám búi tóc rất lạ, nhìn vào toát lên vẻ tàn độc, lạnh lẽo, ghê rợn...

Lạm bàn về phim Cẩm Y Vệ mình thấy hư cấu quá nhiều rất khó chấp nhận, nội dung nghèo nàn, tạo hình nhân vật phi thực tế, nhân vật cầm đầu nhóm thảo khấu trên sa mạc chải chuốt như thằng "gay", sạch quá, đẹp quá, cứ như trên sân khấu. Võ khí thì bê nguyên si của người ta vào rồi thần thánh hoá trông rất buồn cười. Chắp vá phi thực tế. Bạn nào từng xem phim hoạt hình Nhật Bản "fantasy" ra đời cách nay 5-6 năm chắc cũng biết rồi mình ko nói thêm. Các bạn thử so sánh thanh Đao trong poster chính của phim và các thanh kiếm trong Fantasy thì biết.

Quả thực coi xong thẳng tay xoá cái roẹt khỏi suy nghĩ.

PS: Bạn nào còn thông tin về phim "Truyền Nhân Sát Thủ" cho mình nha, hậu tạ cà phê nếu ở SG, chúc cả nhà vui vẽ!!!
Có một phim tên tiếng Việt gọi là "sát nhân giả đường trảm" năm 1993. Trong phim có diễn viên Trương Phong Nghị, không biết có phải ko nữa :D
 

Kachjusha

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Có một phim tên tiếng Việt gọi là "sát nhân giả đường trảm" năm 1993. Trong phim có diễn viên Trương Phong Nghị, không biết có phải ko nữa :D
Chắc đúng rồi, Bác có coi phim này chưa? Hay lém, đoạn cuối Đường Trảm được cứu sống và ở trong nhà người yêu cũ nay đã có gia đình là một nông dân hiền lành và một bé gái là con của họ. Có đoạn Đường Trảm ngồi trên một ngọn đồi và đứa bé gái con của người yêu cũ cùng những chiếc chóng chóng rất đẹp....

PS: Bác có link hay thông tin gì thêm về phim này ko? Cám ơn bác rất nhiều nhé!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lioncoeur

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Có một phim tên tiếng Việt gọi là "sát nhân giả đường trảm" năm 1993. Trong phim có diễn viên Trương Phong Nghị, không biết có phải ko nữa :D

Hơ, phim này tên giống y tên truyện của Ôn Thụy An. Chắc là dựng theo. Truyện đọc cũng rất hay, đoạn ám sát bàn tròn cực kỳ bất ngờ.
 

newbie-noob

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

mình thì lại rất thích hình ảnh thanh đao gẫy trong phim The Blade do Triệu Văn Trác đóng vai chính.hình ảnh một võ sĩ cụt tay,một cuốn đao phổ rách mất phân nữa và một thanh đao bị gẫy rất ấn tượng...
 

myeongwol

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

PS: Bạn nào còn thông tin về phim "Truyền Nhân Sát Thủ" cho mình nha, hậu tạ cà phê nếu ở SG, chúc cả nhà vui vẽ!!!

bác thử xem có đúng là phim này không nhé. Link đây:
MEGAUPLOAD - The leading online storage and file delivery service
http://www.megaupload.com/?d=ENR45FTL
http://www.megaupload.com/?d=9CNGCJT0
MEGAUPLOAD - The leading online storage and file delivery service
http://www.megaupload.com/?d=R9LU7BCA
http://www.megaupload.com/?d=7LCGLBR4

nguồn từ VietKungFu.com | Sát Thủ (The Assassine) (kiếm hiệp có Quan Chi Lâm)
 

boyintel

Well-Known Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Phim bạn đưa link ko phải rồi :D
Ai có phim " sát nhân giả đường trảm " không share anh em đi, tự dưng nổi hứng thích xem :)>-
PHim Cẩm Y Vệ nhạt nhẽo quá
 

xicklo

Well-Known Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Nói về võ khí thì em thích nhất " Tiểu Lý phi đao, lệ hư bất phát "
13683421243816756.jpg
 

batlaonhan

New Member
Ðề: Võ khí: Một trong ba yếu tố chủ chốt trong điện ảnh võ hiệp cổ trang

Trong này có bác nào từng xem phim "Truyền Nhân Sát Thủ" (Bọn đĩa lậu nó dịch thế), Cách nay khoảng 6-8 năm mình xem trên VCD, ko nhớ dv tên gì, phim Cẩm Y Vệ làm lại từ phim này, nhân vật chính là Đường Trảm là một trong những sát thủ của thái giám Nguỵ Trung Hiền.

Theo cảm nhận thì hay hơn Cẩm Y Vệ rất nhiều lần, chiêu đánh rất đẹp, ko hoa mỹ, ko có những chiêu thức thừa thải. Nhân vật chính Đường Trảm sữ dụng thanh Đao mẻ như que sắt của thợ rèn nhưng Đao ra là đoạt mạng. Phim rất ít câu thoại nhưng mỗi câu thoại trong phim mang hàm ý triết lý rất cao.

Phim miêu tả cảnh vật rất thực, từ cách ăn mặc đến phục trang hết sức thực tế, nhân vật Thái giám búi tóc rất lạ, nhìn vào toát lên vẻ tàn độc, lạnh lẽo, ghê rợn...

Lạm bàn về phim Cẩm Y Vệ mình thấy hư cấu quá nhiều rất khó chấp nhận, nội dung nghèo nàn, tạo hình nhân vật phi thực tế, nhân vật cầm đầu nhóm thảo khấu trên sa mạc chải chuốt như thằng "gay", sạch quá, đẹp quá, cứ như trên sân khấu. Võ khí thì bê nguyên si của người ta vào rồi thần thánh hoá trông rất buồn cười. Chắp vá phi thực tế. Bạn nào từng xem phim hoạt hình Nhật Bản "fantasy" ra đời cách nay 5-6 năm chắc cũng biết rồi mình ko nói thêm. Các bạn thử so sánh thanh Đao trong poster chính của phim với các thanh Đao trong Fantasy thì biết. Lun cả cái hộp cũng vậy, trong Fantasy thì hộp võ khí mang trên xe, còn Cẩm Y Vệ thì hộp võ khí mang ...trên lưng #:-S

Quả thực coi xong thẳng tay xoá cái roẹt khỏi suy nghĩ.

PS: Bạn nào còn thông tin về phim "Truyền Nhân Sát Thủ" cho mình nha, hậu tạ cà phê nếu ở SG, chúc cả nhà vui vẽ!!!

Phim của bạn đề cập, mình chưa xem, nhưng theo thông tin dưới đây thì bộ phim của bạn nói rất có thể là:
SECRET SERVICE OF THE IMPERIAL COURT mà IMDB ghi là Police Pool of Blood (1984)

Mã:
http://www.imdb.com/title/tt0199651/

Tham khảo:
Mã:
http://www.kungfucinema.com/daniel-lees-14-blades-and-the-remaking-of-a-legend-7402
 
Bên trên