White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

shuuichiakai

New Member
Series phim truyền hình của Mỹ này còn Hot hơn cả Prison Break. Bác nào có biết xem nó ở đâu không?

[video=youtube;c5iVTy-GuJ0]http://www.youtube.com/watch?v=c5iVTy-GuJ0&feature=related[/video]
 

hungmh80

Active Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Lên google mà chưa thấy diễn đàn nào ở VN có phim này cả
 

TamNhinSo.Net

Active Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Hỏi ngu tí, cổ cồn là cái gì ta??
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

"Cổ cồn" là ẩn dụ cho giới luật sư
 
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Vậy "cổ cồn trắng" là gi? không lẽ là luật sư hay nhân viên trắng???
Trong giới Hacker có mũ trắng = người tốt?
 

shuuichiakai

New Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Tội phạm có nhiều loại, từ xuất thân từ tầng lớp lam lũ đến những môi trường học thức, giàu có. Loại tội phạm ăn mặc lịch sự nhưng có khả năng can thiệp sâu, lũng đoạn xã hội, thậm chí tham gia điều khiển cả chính sách quốc gia được gọi là "cổ cồn trắng". Ý nghĩa của cổ cồn thì ai cũng biết. Việc dùng nó với nghĩa này mới xuất hiện. Dùng cho phim truyền hình thì chắc nhà văn Như Phong là người tiên phong. Trước đó, ông đã viết 2 cuốn tiểu thuyết Cổ cồn trắng. Túm lại, nó thuộc một loại mafia.
 

shuuichiakai

New Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/28551/nhung-vu-an--co-con-trang--lon-trong-lich-su.html

Những vụ án “cổ cồn trắng” lớn trong lịch sử
Một giám đốc điều hành có thể lừa hàng triệu USD từ nhà đầu tư. Điều gì khiến những tội phạm “cổ cồn trắng” lại nguy hiểm hơn nhiều những kẻ cướp thông thường đến vậy?

Dưới đây là một số vụ tội phạm công ty lớn nhất trong lịch sử:

John Rigas và Cty truyền thông Adelphia

John Rigas đã lập Công ty truyền thông Adelphia vào năm 1952. Rigas cũng đưa các con mình vào công ty và biến nó trở thành công ty truyền hình cáp lớn thứ 5 nước Mỹ.

Tất cả tựa như câu chuyện tự vươn lên kỳ diệu lên cho đến khi một vụ scandal phá hủy tất cả.

Năm 2002, Ủy ban Hối đoái và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã kiện Rigas, các con trai và 2 giám đốc điều hành khác tội che giấu khoản nợ 2,3 tỷ USD, thổi phồng lợi nhuận và bí mật tiêu hàng triệu đô của công ty vì mục đích cá nhân.

John Rigas bị kết án 15 năm tù giam vào năm 2003.

Ngày nay, công ty của Rigas không còn tồn tại như một công ty truyền hình cáp mà chỉ giữ một số nhân viên để giải quyết các vụ kiện tụng.

Bernard Ebbers và WorldCom

Bernard Ebbers gây dựng WorldCom trở thành công ty viễn thông lớn thứ hai tại Mỹ một phần nhờ hàng loạt các vụ thâu tóm, trong đó có cả gã khổng lồ một thời MCI. Vụ mua lại đó bỗng trở thành yểu mệnh và cổ phiếu của WorldCom phải gánh hậu quả.

Ebbers bị buộc tội che giấu lỗ bằng cách gian lận sổ sách và thổi giá cổ phiểu tăng giả tạo. Tệ hơn, Ebbers đã vay 400 triệu USD từ WorldCom để rót tiền cho các lĩnh vực kinh doanh khác của ông này.

Tuy nhiên, Ebbers khăng khăng cho rằng mình không hề biết về các vụ làm ăn bất hợp pháp của WorldCom. Và rằng, ông không bao giờ chủ ý phạm tội dù sự “ngu dốt” có thể biến ông thành một CEO tồi.

Bồi thẩm đoàn đã bác bỏ luận điệu bào chữa đó và năm 2005, Ebbers bị buộc tội gian lận, báo cáo sai…Vụ gian lận tổn hại tới 11 tỷ USD. Khi WorldCom đệ đơn phá sản năm 2002, đây được coi là vụ đệ đơn phá sản lớn nhất trong lịch sử. Vào 9/2005, Ebbers bị kết án 25 năm tù giam.

Ivan Boesky, Michael Milken và Giao dịch nội gián

Trong những năm 80, Michael Milken đã kiếm được hàng triệu đô cho bản thân và công ty Drexel Burnham Lambert Inc. bằng chiêu dụ khách hàng đầu tư vào những loại trái phiếu rủi ro cao nhưng lãi nhiều.

Những món lời đó giúp Michael Milken thực hiện hàng loạt vụ sáp nhập, mua lại công ty.

Nhưng năm 1986, thành công của Milken bị vấy bẩn khi SEC cáo buộc lãnh đạo ngân hàng đầu tư Drexel, ông Dennis Levine tội giao dịch nội gián.

Levine gây nghi ngờ khi đầu tư vào gã khổng lồ lương thực Nabisco ngay trước vụ sáp nhập và ngay lập tức bán cổ phần kiếm lời kếch xù.

Levine không muốn “chết” một mình nên kéo theo cả Ivan Boesky – kẻ chủ mưu vụ giao dịch nội gián.

Tuy nhiên, Boesky lại giao nộp băng ghi âm cuộc nói chuyện với hàng loạt đối tác tòng phạm, trong đó có Milken. Đối lại, Boesky đồng ý trả 100 triệu USD và chịu 3 năm tù giam.

Kenneth Lay, Jeffrey Skilling và vụ Enron

Trước năm 2002, gã khổng lồ năng lượng Enron là công ty lớn thứ 7 của Mỹ. Sự sụp đổ của công ty gắn liền với các phi vụ như từ chức, báo cáo nặc dan…

Tháng 3/2001, vài tuần sau khi Kenneth Lay từ chức TGĐ, và Jeffrey Skilling lên thay, dư luận đã nghi ngờ giá trị và những bí mật của công ty này. Tháng 8, Skilling từ chức và Lay lại trở lại cương vị cũ.

Ngay sau đó, Lay nhận được bản báo cáo nặc danh cảnh báo về những hành vi kinh doanh của Enron.

Tháng 10, công ty kiểm toán của Enron bị phát hiện tiêu hủy tài liệu liên quan đến khoản lỗ khổng lồ của Enron.

SEC tiến hành điều tra và phát hiện các giám đốc của Enron đã giấu hàng tỷ đô tiền nợ và báo cáo gian lận doanh thu.

Enron nộp đơn phá sản tháng 12/2001, hàng nghìn nhân công mất việc làm.

Năm 2006, Lay và Skilling bị buộc tội gian lận. 2 tháng sau Lay chết, Skilling bị phạt 45 triệu USD và lĩnh 24 năm tù giam.

Bernie Madoff và Kế hoạch Ponzi

Không một danh sách tội phạm cổ cồn trắng nào hoàn chỉnh mà thiếu nhân vật Bernie Madoff, kẻ đã lừa kiểu Ponzi – hoạt động đầu tư gian lận – lớn nhất trong lịch sử.

Sau 2 thập kỷ lừa lọc, Madoff thừa nhận đã lừa được 65 tỷ USD từ nhà đầu tư.

Madoff quan hệ với cộng đồng Do Thái giàu có ở New York, và để tránh nghi ngờ ông ta đã đưa ra mức lãi cao, nhưng thực tế cho các khoản đầu tư. Madoff cũng được tin tưởng nhờ vị trí cựu chủ tịch Nasdaq.

Khi cuộc suy thoái năm 2008 xảy ra, các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn khỏi công ty của Madoff. Đó là hồi kết cho hành trình lừa của Madoff.

Thay vì chờ SEC, ông ta thừa nhận với gia đình và luật sư rằng, công ty của ông là “Gã khổng lồ nói dối”, ngay ngày hôm sau SEC bắt Madoff. Năm 2009, ông này nhận tội và bị tuyên án 150 năm tù.
 

0203

New Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Hỏi ngu tí, cổ cồn là cái gì ta??
Collar - cổ cồn - tức là cổ áo, ... dịch ra là hiểu ý ẩn dụ thôi. Ngày trước, phim cảnh sát hs của VN cũng có tên này, chả hiểu là j, hỏi người lớn mới hỉu, :D
 

rubyle

New Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

White collar and Blue collar worker. Để phân biệt giới công chức văn phòng lúc nào cũng sơ vin lịch sự ngồi máy lạnh với công nhân lao động chân tay ấy mà.
 

dhpaul

Well-Known Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Hình như phim này ở Mỹ cũng còn đang phát sóng? Nếu thế thì VN cứ chờ thêm khoảng vài năm nữa mới có, kể cả kênh AXN vốn phát các series phim Mỹ tại châu Á tương đối sớm.
 

htb4k45

Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Xem mấy loại phim này mới thích này, vừa hành động kiểu đầu óc, đảm bảo nghiện lòi mắt ~.~
 

MyRom

Active Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

:D:D Dự án lồng tiếng VTV3 vào bản 720p của Prison Break tới đâu rồi ace ơi? :D:D
 

shuuichiakai

New Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Mình cũng chờ Vờ Tờ Vờ mãi mà chả có gì cả. Bác nào biết dùng "lậu" cái đó ở đâu ko???
 

tuanc9

Active Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Hỏi ngu tí, cổ cồn là cái gì ta??

Tội phạm có nhiều loại, từ xuất thân từ tầng lớp lam lũ đến những môi trường học thức, giàu có. Loại tội phạm ăn mặc lịch sự nhưng có khả năng can thiệp sâu, lũng đoạn xã hội, thậm chí tham gia điều khiển cả chính sách quốc gia được gọi là "cổ cồn trắng". Ý nghĩa của cổ cồn thì ai cũng biết. Việc dùng nó với nghĩa này mới xuất hiện. Dùng cho phim truyền hình thì chắc nhà văn Như Phong là người tiên phong. Trước đó, ông đã viết 2 cuốn tiểu thuyết Cổ cồn trắng. Túm lại, nó thuộc một loại mafia.

White collar and Blue collar worker. Để phân biệt giới công chức văn phòng lúc nào cũng sơ vin lịch sự ngồi máy lạnh với công nhân lao động chân tay ấy mà.

Từ cổ cồn có từ thời Pháp thuộc "col empese", mấy anh công chức làm việc cho Pháp thích mặc áo sơ mi trắng cổ áo dựng đứng lên. Khi đó người ta phải hồ lớp vải cho cứng để cổ áo dựng lên, khi đó một số nhà văn gọi cổ áo loại này là cổ cồn xuất phát từ tiếng Pháp Col empese tức là cổ áo có hồ bột.
Ở Việt Nam thập niên 90, mode thời đó cũng thích mặc áo sơ mi cổ dựng đứng như vậy nên mới dùng loại côn có keo ủi dính vào lớp vải bên trong cổ áo rồi may lại. Điều bất tiện là khi giặt phải cẩn thận không được vò cổ áo kẻo lớp côn bên trong bị nhăn nheo không thẳng được.
Bên Mỹ người ta gọi dân công chức bàn giấy, dân trí thức là white collar. Để phân biệt với giới công chức trí thức người Mỹ lại dùng blue collar để chỉ giới công nhân làm việc chân tay.
Cái này thì không liên quan gì đến tội phạm gì cả.
Kính
 

htb4k45

Member
Ðề: White Collar (Cổ cồn trắng) _ Hot hơn cả Prison Break

Mình cũng chờ Vờ Tờ Vờ mãi mà chả có gì cả. Bác nào biết dùng "lậu" cái đó ở đâu ko???

Bạn chờ VTV thì có mà tới mùa quýt. Tốt nhất là tự tìm mấy web nước ngoài mà xem, không nghe được ngoại ngữ thì đành phải chịu chờ một đài nào đó thôi. :(
 
Bên trên