Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

thế giật hình thì không cách nào khắc phục hả các bác :(
Bác giở quyển hướng dẫn sử dụng ra. Phàn lớn các loại tv mới bây giờ đều có tiện ích làm mượt chuyển động, chỉ có tên gọi hơi khác nhau một chút!
(Mặc định từ nhà máy họ không kích hoạt cái tiện ích này đây vì nhiều người lại thích xem như thế "true cinema 24" tức là như film nhựa 24 hình/giây)
 
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Bạn Coolpix nói chuẩn,do độ trễ của tinh thể lỏng nên không bao giờ LCD sánh được với Plasma về tốc độ ảnh động.nó có quảng cáo đến 1000...0Hz cũng vậy thôi.
 

Xdarkest

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Bác giở quyển hướng dẫn sử dụng ra. Phàn lớn các loại tv mới bây giờ đều có tiện ích làm mượt chuyển động, chỉ có tên gọi hơi khác nhau một chút!
(Mặc định từ nhà máy họ không kích hoạt cái tiện ích này đây vì nhiều người lại thích xem như thế "true cinema 24" tức là như film nhựa 24 hình/giây)

Bật lên mượt hơn đó, nhưng mà hình ảnh tối lại và ko chi tiết
 

moc nhi

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Cách phát quang của tivi plasma cũng cùng nguyên tắc với cái đèn Neon chúng ta sử dụng hằng ngày: áp một điện thế cao lên 2 điện cực đặt trong ô chứa khí hiếm như Neon hay Xenon thì chất khí này sẽ bị kích thích rồi phát ra tia tử ngoại không nhìn thấy được, tia tử ngoại này khi chạm vào lớp Phosphor màu sẽ làm cho lớp Phosphore này phát ra ánh sáng có màu sắc đã định trước.

Bác terabyte hơi nhầm lẫn ở chổ này: "nếu chúng ta kết hợp giữa màu xanh lá và xanh dương sẽ ra màu vàng...", nếu bác kết hợp màu Xanh Lá với Xanh Dương thì bác không có được màu vàng mà nó lại ra một màu xanh...nhưng mà là Xanh Lam.
Còn màu vàng là do màu Xanh Lá kết hợp với màu Đỏ.

Muốn thay đổi độ sáng của điểm ảnh người ta sẽ dùng cách tắt mở các điểm ảnh để làm thay đổi độ sáng của nó, nhưng vấn đề ở đây không phải là làm cho các điểm ảnh tắt mở càng nhanh thì độ sáng sẽ càng giảm vì nếu trong một chu kỳ tắt mở mà thời gian sáng bằng với thời gian tắt thì dù cho chúng ta tắt mở điểm ảnh có nhanh tới đâu thì độ sáng cũng chỉ giảm được 50% mà thôi.

Muốn thay đổi độ sáng của điểm ảnh được nhiều mức độ thì người ta dùng phương pháp Pulse-Width modulation nghĩa là phương pháp "điều chế độ rộng xung", tức là các điểm ảnh cũng được tắt mở thật nhanh nhưng mà người ta sẽ thay đổi tỷ lệ thời gian sáng / thời gian tắt trong một chu kỳ.

Thí dụ như trong một giây mà điểm ảnh sáng 90% thời gian và sau đó tắt trong 10% thời gian còn lại thì độ sáng của điểm ảnh sẽ là 90%, nếu điểm ảnh đó sáng 25% thời gian rồi tắt trong 75% thởi gian còn lại thì điểm ảnh đó có độ sáng là 25% (với điều kiện là chu kỳ tắt mở phải nhanh hơn sự nhận biết của mắt người nhiều lần, chẳng hạn 500Hz hoặc 600Hz).
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Cách phát quang của tivi plasma cũng cùng nguyên tắc với cái đèn Neon chúng ta sử dụng hằng ngày: áp một điện thế cao lên 2 điện cực đặt trong ô chứa khí hiếm như Neon hay Xenon thì chất khí này sẽ bị kích thích rồi phát ra tia tử ngoại không nhìn thấy được, tia tử ngoại này khi chạm vào lớp Phosphor màu sẽ làm cho lớp Phosphore này phát ra ánh sáng có màu sắc đã định trước.

Bác terabyte hơi nhầm lẫn ở chổ này: "nếu chúng ta kết hợp giữa màu xanh lá và xanh dương sẽ ra màu vàng...", nếu bác kết hợp màu Xanh Lá với Xanh Dương thì bác không có được màu vàng mà nó lại ra một màu xanh...nhưng mà là Xanh Lam.
Còn màu vàng là do màu Xanh Lá kết hợp với màu Đỏ.

Muốn thay đổi độ sáng của điểm ảnh người ta sẽ dùng cách tắt mở các điểm ảnh để làm thay đổi độ sáng của nó, nhưng vấn đề ở đây không phải là làm cho các điểm ảnh tắt mở càng nhanh thì độ sáng sẽ càng giảm vì nếu trong một chu kỳ tắt mở mà thời gian sáng bằng với thời gian tắt thì dù cho chúng ta tắt mở điểm ảnh có nhanh tới đâu thì độ sáng cũng chỉ giảm được 50% mà thôi.

Muốn thay đổi độ sáng của điểm ảnh được nhiều mức độ thì người ta dùng phương pháp Pulse-Width modulation nghĩa là phương pháp "điều chế độ rộng xung", tức là các điểm ảnh cũng được tắt mở thật nhanh nhưng mà người ta sẽ thay đổi tỷ lệ thời gian sáng / thời gian tắt trong một chu kỳ.

Thí dụ như trong một giây mà điểm ảnh sáng 90% thời gian và sau đó tắt trong 10% thời gian còn lại thì độ sáng của điểm ảnh sẽ là 90%, nếu điểm ảnh đó sáng 25% thời gian rồi tắt trong 75% thởi gian còn lại thì điểm ảnh đó có độ sáng là 25% (với điều kiện là chu kỳ tắt mở phải nhanh hơn sự nhận biết của mắt người nhiều lần, chẳng hạn 500Hz hoặc 600Hz).

Bác hiểu nhầm ý mình rồi, độ sáng 50% chỉ là ví dụ cho mọi người dễ hiểu về cách áp dụng phương pháp "Pulse-Width modulation" vào việc bật tắt đèn trong phòng mà thôi.

Về riêng về TV Plasma, mỗi hình ảnh sẽ có 1/60 giây (theo chuẩn 60 Hz) để được tạo ra màu sắc. Trong thời gian đó, một điểm ảnh phụ có khả năng chớp tắt tối đa 10 lần, mỗi lần như vậy thì cường độ màu sắc của nó trong hình ảnh cuối cùng sẽ giảm đi 10%, tức là cường độ sáng chỉ có thể là % bội số của 10. Đây cũng chính là lý do mà hầu hết các HDTV hiện nay bị giới hạn ở 16,7 triệu màu.
 
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Còn cái máy chiếu Optoma 3D full HD của em nó ghi là 1.07 tỷ màu thì nó làm thế nào để được số màu đó, hay là nó chém gió
 

daitritue

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Hiện tượng giựt khi xem cảnh chuyển động ngang màn hình của bác nhiều khả năng là do TV xử lý tín hiệu không tốt (do nguồn phát có tốc độ khung hình/giây dưới 60). Trong khi đó game Fifa có tốc độ đúng chuẩn 60 khung hình/giây nên không bị ảnh hưởng.

Ko phải đâu bác ạ, đá bóng thì ko thấy giật nhưng chơi game khác thì vẫn giật giật. Xem film fullHD cũng thấy bị. EM ra siêu thì thấy mấy con led nó quay cảnh camera trên máy bay quay xuống đi rất nhanh nhưng hình ảnh rất mượt trong khi mấy con lcd đời thấp giật thấy rõ luôn.Chắc plasma phải chơi mấy con đời cao cao tầm ~30tr thì mới ngon được. Noi chung giật giật tí cũng hầu như ko ảnh hưởng gì lắm vì cũng ít thấy mấy cảnh nó quay như vậy, cánh đánh nhau đấm đá rất nhanh thì vẫn ko thấy hiên tượng gì xảy ra
 

vansontl

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

600 Hz của VT50 của Pana vẫn rẻ hơn 240 HZ của Sony HX925 là lý do gì hả bác chủ?
 

palinhd

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Về hiện tượng giật hình và bóng ma thì tôi trải nghiệm qua Sonyex720, Plasma Pana 42x30/vt30/vt50 thấy thực tế thế này:
- Giật hình thì chủ yếu do nguồn phát(phim, đầu phát, đầu thu truyền hình HD..), các cảnh lia máy chậm dễ nhận biết hơn, chú ý cảnh lia máy chậm hay bị giật ở 2 góc bên dưới.
Con Sony ex720 nhìn bị giật rõ nhất vì tần số quét có 50HZ.
-Các phim ảnh gốc :DVD, DVD-iso, Blueray-Iso hầu như ko bị giật.
-Các phim rip thì hầu như tất cả đều bị giật, ít nhiều mà thôi.
-LCD Sony vẫn bị hiện tượng bóng ma ở chuyển động nhanh ( tôi dùng 46EX720).
-Có nhiều phim Rip vẫn bị hiện tượng quầng sáng bao quanh vật chuyển động, có bạn gọi là lớp khí công. Phim rip nào mà bị tôi đem thử với tất cả LCD, Plasma trong nhà đều thấy bị, Như vậy là hiện tượng khí công là do thỉnh thoảng có phim bị, ko phải do TV.
=========================
Như vậy tôi kết luận (trải nghiệm cá nhân) :
Giật hình, khí công bao quanh vật thể chuyển động là do nguồn phát, do chất lượng rip.
Còn với tiến bộ kỹ thuật như hiện nay, Plasma hay LED đều đáp ứng tốt trình chiếu phim ảnh, hầu như ko bị giật hình hay bóng ma nữa.
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Còn cái máy chiếu Optoma 3D full HD của em nó ghi là 1.07 tỷ màu thì nó làm thế nào để được số màu đó, hay là nó chém gió
Mình không tìm hiểu về máy chiếu nhưng bảo đảm cái 1,07 tỉ màu chém gió là cái chắc.

Trên lý thuyết nếu một màn hình sử dụng tấm nền 10 bit thì nó sẽ có khả năng hiển thị lên tới 1,07 tỉ màu. Nhưng thực tế ngay cả các loại chuyên nghiệp trị giá cả ngàn USD cũng chỉ dám nhận là thể hiện được một phần trong phổ màu RGB thì khó mà tin được máy chiếu lại hiển thị hết được.

Một điều quan trọng là mắt người cũng chỉ nhận biết được 10 triệu màu thì 16,7 triêu hay 1,07 tỉ gì cũng... như nhau cả.

600 Hz của VT50 của Pana vẫn rẻ hơn 240 HZ của Sony HX925 là lý do gì hả bác chủ?
Đơn giản vì VT50 là TV Plasma còn HX925 là TV LED.
 

fallengt

New Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Giật hình không phải do tần số quét thấp không đâu, mà là do xử lý tín hiệu 23,967 fps gốc không tốt. Như đã biết TV tần số quét gốc là 50/60hz ( hoặc bội số), phim bluray gốc là 23,967 khung hình giây -> chia không chẵn cho nên để hiển thị tính hiệu thị TV dùng thuật toán tự chèn khung hình ảo vào, dẫn đến có những khung hình sai xuất hiện trong chuyển động nhanh dẫn đến giật hình.
 

Cafe_pede

Banned
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Giật hình không phải do tần số quét thấp không đâu, mà là do xử lý tín hiệu 23,967 fps gốc không tốt. Như đã biết TV tần số quét gốc là 50/60hz ( hoặc bội số), phim bluray gốc là 23,967 khung hình giây -> chia không chẵn cho nên để hiển thị tính hiệu thị TV dùng thuật toán tự chèn khung hình ảo vào, dẫn đến có những khung hình sai xuất hiện trong chuyển động nhanh dẫn đến giật hình.

Sai bét

Nói cho các bạn dễ hiểu thì như vầy : ( nói đơn giản nhé , chứ dùng thuật ngữ kỹ thuật thì lại khó giải thích )

công nghệ màn hình " Tinh Thể Lỏng " và Công nghệ màn hình " Plasma " cách tái tạo hình ảnh của 2 công nghệ tivi này khác nhau hoàn toàn

Về cơ bản , nói đúng hơn là bản chất :

Plasma : Màn hình phẳng + bóng đèn huỳnh quang => công nghệ đốt màu Phốt-pho => Tái tạo hình ảnh + màu sắc ( Công nghệ Plasma cũng chính là công nghệ màn hình phẳng thường còn được gọi là CRT )

Tinh Thể lỏng 2 loại : Sự chuyển động của các hạt tinh thể lỏng => tái tạo hình ảnh + màu sắc

LCD : Đèn huỳnh quang

LED 2 loại : LED nền và LED viền .


Gốc tần số quét của Plasma luôn chỉ là 100 hz , tuy nhiên do là màn hình phẳng ( gương )+ với việc tái tạo hình ảnh = Pho Mát nên hiện tượng bóng ma hay nhòe hình <=> 0 . Nói tóm lại chả quan tâm tới tần số quét hình trên Plasma làm đếch gì cho nó mệt.( Chừ 3D vì 3D xem bằng kính nên phải sét )


Còn màn hình tinh thể lỏng : Chỉ có Chúa và Ông Chủ ( Chuyên gia tin tức này ) mới tinh được Lừa Gạt ra cái HDTV tần số quét thực tế 240 hz :D .

Cho dù nó có là 800 hz hoặc quét hình 1200 hz thì với tấm nền là Tinh Thể Lỏng thì kiểu gì cũng phải có bóng ma và vệt mờ khi ảnh chuyển động .


Nói tóm lại:

Màn hình tinh thể lỏng : kiểu gì thì cũng phải có bóng ma và vệt mờ ,cứ vác ES8000 " Siêu hở Sáng " về check , cứ tới gần khoảng 1 mét mở đá banh nên xem thì lòi ra tất

http://vi.wikipedia.org/wiki/Màn_hình_tinh_thể_lỏng

http://vi.wikipedia.org/wiki/Mô_hình_màu_RGB
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phucluong

Active Member
Ở Việt Nam thì các cái truyền hình vệ tinh, cáp chán lắm, HD thì đắt nên ko khai thác tối đa đc lợi ích của tivi . Thế xem cáp đẹp thì xem loại nào là OK nhất vậy ?
 

Cafe_pede

Banned
Ðề: Re: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Ở Việt Nam thì các cái truyền hình vệ tinh, cáp chán lắm, HD thì đắt nên ko khai thác tối đa đc lợi ích của tivi . Thế xem cáp đẹp thì xem loại nào là OK nhất vậy ?

hên xui , đẹp ở nhà người khác chưa chắc đã đẹp ở nhà bạn . Nói chung nhu cầu chủ yếu xem cáp thì cứ nhắm $ nhắm model kiểu dáng yêu thích , yêu cầu nhân viên cắm cáp xem thử OK thì súc bạn à
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Sai bét

Nói cho các bạn dễ hiểu thì như vầy : ( nói đơn giản nhé , chứ dùng thuật ngữ kỹ thuật thì lại khó giải thích )

công nghệ màn hình " Tinh Thể Lỏng " và Công nghệ màn hình " Plasma " cách tái tạo hình ảnh của 2 công nghệ tivi này khác nhau hoàn toàn

Về cơ bản , nói đúng hơn là bản chất :

Plasma : Màn hình phẳng + bóng đèn huỳnh quang => công nghệ đốt màu Phốt-pho => Tái tạo hình ảnh + màu sắc ( Công nghệ Plasma cũng chính là công nghệ màn hình phẳng thường còn được gọi là CRT )

Tinh Thể lỏng 2 loại : Sự chuyển động của các hạt tinh thể lỏng => tái tạo hình ảnh + màu sắc

LCD : Đèn huỳnh quang

LED 2 loại : LED nền và LED viền .


Gốc tần số quét của Plasma luôn chỉ là 100 hz , tuy nhiên do là màn hình phẳng ( gương )+ với việc tái tạo hình ảnh = Pho Mát nên hiện tượng bóng ma hay nhòe hình <=> 0 . Nói tóm lại chả quan tâm tới tần số quét hình trên Plasma làm đếch gì cho nó mệt.( Chừ 3D vì 3D xem bằng kính nên phải sét )


Còn màn hình tinh thể lỏng : Chỉ có Chúa và Ông Chủ ( Chuyên gia tin tức này ) mới tinh được Lừa Gạt ra cái HDTV tần số quét thực tế 240 hz :D .

Cho dù nó có là 800 hz hoặc quét hình 1200 hz thì với tấm nền là Tinh Thể Lỏng thì kiểu gì cũng phải có bóng ma và vệt mờ khi ảnh chuyển động .


Nói tóm lại:

Màn hình tinh thể lỏng : kiểu gì thì cũng phải có bóng ma và vệt mờ ,cứ vác ES8000 " Siêu hở Sáng " về check , cứ tới gần khoảng 1 mét mở đá banh nên xem thì lòi ra tất

Màn hình tinh thể lỏng – Wikipedia tiếng Việt

Mô hình màu RGB – Wikipedia tiếng Việt
Xin lỗi mình nói thẳng, nếu bác đã đọc thì hãy đọc cho kỹ. Đọc lướt, hiểu sai, bình luận lệch lạc cũng chẳng chứng tỏ được gì đâu!
 

Minhsur

Banned
Mình mới biết Pls nửa năm thôi.
Dù các bác nói sao đi nữa thì từ nay mình vẫn chọn PlsPana.
 

nguyenvanphat84

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

nói nôm na là ko nên xài plasma mà phải chơi luôn led hay cùng lắm là lcd phải vậy ko bác chủ thớt??? hihihi
 

lahabentin

Well-Known Member
Re: Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Xin lỗi mình nói thẳng, nếu bác đã đọc thì hãy đọc cho kỹ. Đọc lướt, hiểu sai, bình luận lệch lạc cũng chẳng chứng tỏ được gì đâu!

nói nôm na là ko nên xài plasma mà phải chơi luôn led hay cùng lắm là lcd phải vậy ko bác chủ thớt??? hihihi
Câu của bác chủ thớt vừa viết xong ở trên thì lại phải quote luôn cho dưới này!...
 

thenguyenquan

New Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Em chẳng hiểu mô tê gì cả.Có điều nếu cùng giá tiền em thấy mấy cái Plasma hiển thị hình ảnh đẹp hơn LCD và cả LED nữa các bác à.
 
Bên trên