Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

terabyte

Banned
Vào thời điểm hiện tại, TV plasma dù là bình dân cũng có tần số quét lên tới 600 Hz trong khi ngay cả những chiếc TV LCD cao cấp nhất vẫn phải dừng lại ở con số (thực) 240 Hz. Tuy nhiên, nếu bạn dựa vào đó mà cho rằng TV Plasma hiển thị cảnh chuyển động mượt mà hơn thì đó là một sai lầm lớn.

538879-albums120751-picture81045.jpg

Các bạn lưu ý là do bản chất kỹ thuật của vấn đề này thực tế rất phức tạp nên bài viết chỉ đề cập đến những thông tin cơ bản cũng như đơn giản hóa cách lý giải nhằm giúp mọi người hiểu hơn về "vai trò thực sự" của tần số quét trong TV Plasma.

Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu:

Phương pháp hiển thị hình ảnh của TV Plasma

Cũng giống như bao thiết bị phát hình khác, hình ảnh của TV Plasma được tạo nên từ những điểm ảnh (pixel). Đối với một TV Full HD, con số này sẽ là hơn 2 triệu (1,920 x 1,080 = 2,073,600) và thấp hơn ở HD Ready (1,024 x 768 = 786,432).

Mỗi điểm ảnh như thế sẽ chứa bên trong nó 3 điểm ảnh phụ (sub pixel) với 3 màu cơ bản là đỏ, xanh dương và xanh lá. 3 điểm ảnh phụ này thông thường được sắp xếp theo kiến trúc RGB (như hình minh họa bên dưới), ngoại lệ có một số dòng TV Plasma của Samsung sử dụng kiến trúc Pentile nhưng về cơ bản phương pháp hoạt động cũng gần như tương tự.

538879-albums120751-picture81049.jpg

Khi phối hợp 3 màu cơ bản với nhau, chúng ta sẽ tạo ra rất nhiều màu sắc khác. Ví dụ như cả 3 điểm ảnh phụ cùng sáng, màu sắc phát ra của điểm ảnh sẽ là màu trắng. Nếu chỉ có xanh dương và đỏ thì đó sẽ là tím-đỏ (magenta) hay xanh lá và đỏ sẽ ra vàng. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng thực tế đây là một quá trình vô cùng phức tạp.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta tiếp tục đi sâu vào

Phương pháp tạo ra màu sắc của điểm ảnh

Mỗi điểm ảnh phụ của TV Plasma thực chất là một ô chứa khí (noble gas). Khi cho dòng điện chạy qua khí này, nó và linh kiện điện tử bên trong sẽ được kích thích làm phát ra tia UV. Tia UV này sau đó lại tiếp tục phản ứng với lớp phosphor màu (đỏ, xanh lá hoặc xanh dương tùy theo điểm ảnh phụ) bên trong để phát ra ánh sáng chứa một màu sắc nhất định. Nói một cách đơn giản, màu sắc của điểm ảnh phụ phát ra là nhờ hiện tượng phản ứng giữa phosphor (mang màu đỏ, xanh lá hoặc xanh dương) với tia UV (được tạo ra từ dòng điện đi qua khí gas).

538879-albums120751-picture81057.jpg
Cấu tạo của một TV Plasma

Ngặt nỗi, những điểm ảnh phụ này không chỉ phát ra một màu nhất định mà cường độ của nó cũng không đổi. Bạn có thể liên tưởng đến công tắc của bóng đèn, chỉ có thể sáng hoặc tối chứ không có vụ.... mờ mờ. Vấn đề đặt ra là nếu chỉ như vậy, với 3 màu cơn bản thì dù có kết hợp hay phối với nhau như thế nào cũng không thể nào đạt đến con số hơn 16 triệu màu mà HDTV có thể hiển thị như bây giờ được. Nói một cách dễ hiểu hơn, làm cách nào để một chiếc bóng đèn chỉ thể hiện được màu trắng (mở) và đen (tắt) lại làm ra màu... xám?

Câu trả lời đó chính là "pulse-width modulation", hay nói một cách bình dân là tắt mở nó thật nhiều và thật nhanh. Và sau một hồi đi vòng vo, nhân vật chính của bài viết này cuối cùng đã xuất hiện:

"Pulse-width modulation" và vai trò của tần số quét trong TV Plasma

Giả sử trong căn phòng có một bóng đèn và trong tay của bạn chính là công tắc của nó. Dĩ nhiên nếu tắt thì phòng sẽ tối thui còn bật thì lại sáng chói, ngặt nỗi bạn lại chỉ thích nó... mờ mờ mà thôi. Nghe sơ thì có vẻ đây là nhiệm vụ bất khả thi nhưng với phương pháp "pulse-width modulation" thì điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Lấy ví dụ trong 1 phút, bạn bạn chia đều thời gian ra và tắt mở công tắt 10 lần, có nghĩa là cứ mỗi 6 giây sáng sẽ tiếp tục bằng 6 giây tối và ngược lại như hình bên dưới:

538879-albums120751-picture81047.jpg

Như vậy trong một phút, căn phòng sẽ chỉ nhận được 50% độ sáng. Và nếu bạn siêu nhân đến độ tắt mở nhanh tới mức mắt thường không kịp nhận ra bóng đèn đang chớp nữa thì kỳ diệu thay, chúng ta sẽ có một căn phòng theo đúng nghĩa "đèn mờ".

Và đây chính là cách mà các điểm ảnh phụ tạo ra nhiều mức độ màu sắc khác nhau dù chỉ có thể phát ra một cường độ màu sắc nhất định. Lấy ví dụ như nếu chúng ta kết hợp giữa màu xanh lá và đỏ sẽ ra màu vàng nhưng nếu một (hoặc cả 2) điểm ảnh phụ chớp tắt liên tục trong quá trình đó thì đồng nghĩa với cường độ nó (trong một khoảng thời gian xác định) cũng giảm và màu chúng ta thấy sau đó sẽ khác với ban đầu. Nói một cách đơn giản, TV Plasma tạo ra màu sắc bằng cách chớp tắt liên tục các điểm ảnh phụ theo một chu kỳ nhất định.

538879-albums120751-picture81051.jpg
Một hình mà bạn nhìn thấy trên TV Plasma thực tế là 10 hình "màu sắc thiếu trung thực" hợp lại

Tiêu chuẩn của hệ thống HDTV hiện nay là 60 Hz (ở một số nơi là 50 Hz), đồng nghĩa với việc tốc độ sẽ là 60 khung hình/giây. Mỗi khung hình sẽ là một hình ảnh hoàn chỉnh và một TV Plasma hiện đại sẽ phải tạo ra nó trong vòng 10 [STRIKE]nốt nhạc[/STRIKE] chu kỳ chớp tắt (8 đối với các TV Plasma đời cũ). Nói cách khác, TV Plasma phải sử dụng 10 khung hình có màu sắc "thiếu trung thực" để tạo ra một khung hình với "màu sắc trung thực". 10 (khung hình) x 60 (khung hình/giây) = 600 Hz (tần số quét).

Tần số quét Plasma vs tần số quét LCD

Câu hỏi được đặt ra là như vậy điểm khác biệt giữa tần số quét của Plasma và LCD là gì?

Đối với LCD, tần số quét (thực) thể hiện hiện số khung hình hoàn chỉnh mà nó tạo ra trong vòng một giây. Do bản chất của công nghệ này là bị bóng mờ khi trình diễn các cảnh chuyển động nhanh, việc tạo nhiều khung hình trong 1 giây giúp hạn chế hiện tượng này xảy ra. Nói một cách đơn giản, tần số quét có thể được xem là thước đo khả năng thể hiện chuyển động một cách mượt mà của Tv LCD (LED).

Còn đối với Plasma, tần số quét thể hiện số khung hình "không hoàn chỉnh về màu sắc" mà nó tạo ra trong vòng một giây và trên thực tế thông số này... chẳng có ý nghĩa gì cả bởi vì đó là nguyên tắt hoạt động, dù cao cấp hay phổ thông gì cũng như nhau. Nhưng ngặt nỗi hầu hết các nhà sản xuất TV Plasma cũng kiêm luôn LCD, nếu một bên có còn bên kia không thì rõ ràng là... kỳ quá. Và có lẽ vì thế mà con số 600 Hz được sinh ra để cân bằng cho cả 2 bên cũng như kiêm luôn nhiệm vụ PR cho khả năng hiển thị cảnh hành động mượt mà của TV Plasma, dù thực tế là nó chẳng liên quan gì cả.

Theo cnet
 
Chỉnh sửa lần cuối:

datalink

New Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

ra là thế thảo nào đi xem con plasma 600Hz mà vẫn bị giật.....
 

hdd-hdp

New Member
Túm lại là nếu đã dùng Plasma thì chẳng cần quan tâm đến cái tần số quét làm gì cả vì các quá trình sáng tối, chớp tắt nó diễn ra trong 1 khoảng thời gian quá ngắn, ko thể phân biệt được :D
Mắt người, cái gì dao động quá 120 phát/giây thì đã ko nhận ra được rồi cơ mà?! hehe
 

Connor

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Tìm hiểu tần số quét trên TV - Số Hóa VnExpress

nghe nói cái 600Hz của Plasma có cách vận hành khác hẳn LCD và LED, tuy nhiên nói một cách lí thuyết thì Plasma không bị mờ hình như của LED nhưng đây không phải là kết quả của tần số quét mà là một lí do khác....



Èo, mình bắt đầu nói huyên thuyên rồi :)) tóm lại là muốn tìm hiểu cái vấn đề này lắm nhưng mà không có đủ kiên nhẫn để nghiên cứu cho tường tận. Chắc tại lười :)) thôi kệ, tạm thời cứ hài lòng với LED đã, tính sau :D
 

nkduy

New Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Tui nghi ngờ con số 8 và 10 chu kỳ cho 1 hình ảnh của plasma, chủ thớt có thể dẫn nguồn ko?
 

hoasimtim

Well-Known Member
538879-albums120751-picture81051.jpg

Đố các bác sao lại lấy hình von voi làm ví dụ mà không phải là con khác? ;))
 

phamhongson

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Em dùng 3 năm 3 đời Plasma nhưng đời 2010 và 2011 thì nó quảng cáo 600Hz, còn đời 2012 thì nó lại quảng cáo cái tần số chết tiệt gì đó 2500Hz chứ không phải là 600Hz như trước. Bác chủ thớt kiến thức uyên thâm giải thích giúp được không?
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Các bác chỉ hiểu đơn giản là tần số phát hình khác hoàn toàn với tần số nhấp nháy của các điểm ảnh.
Ở TV plasm lợi dụng khả năng tắt mở rất nhanh của các tế bào điện quang (điểm ảnh) cứ mỗi khung hình họ cho các điểm ảnh nhấp nháy vài chục đến vài trăm lần và nhân lên với tần số quét "thật" họ quảng cáo là tần số subfield. Nhưng như quảng cáo, nếu mà số khung hình lặp lại như tần số subfield thì loại tv plasma hoàn toàn có thể đạt đến những ngưỡng ấy của tần số quét!
Tấm màn hình LCD (và led) do dùng điện trường làm quay góc chắn sáng các tinh thể "lỏng", chúng có quán tính cho nên không thể nào nhanh như plasma được, mà tần số "quét" quảng cáo là họ cho những cái bóng led đèn nền chiếu từ phía sau nhấp nháy (chứ không phải các điểm ảnh như wor plasma hay oled...). Giới hạn cao của LCD đang là các tần số quét "thật" của những cái tv LED cao cấp nhất, và giới hạn này cũng đang được phá dần dần (nhưng cực chậm)!
Còn dù có đạt đến 480Hz như nhiều cái tv cao cấp bây giờ vẫn có thể xem film thấy giật (nhất là film từ film nhựa chuyển sang chứ không phải film quay từ camera TV) là điều rất bình thường, vì gốc film nhựa chỉ là 24 hình/giây, muốn xem ảnh mượt phải kích hoạt chế độ làm mượt hình của TV lên!
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Em dùng 3 năm 3 đời Plasma nhưng đời 2010 và 2011 thì nó quảng cáo 600Hz, còn đời 2012 thì nó lại quảng cáo cái tần số chết tiệt gì đó 2500Hz chứ không phải là 600Hz như trước. Bác chủ thớt kiến thức uyên thâm giải thích giúp được không?
Có lẽ bác đang nói về Plasma Panasonic đúng không? Nếu đúng thì con số đó chủ yếu chỉ mang tính chất PR là chính (tương tự như Motionflow™ XR 800 Hz của Sony nhưng tần số quét thực tế chỉ 240 Hz) và bản thân hãng cũng mập mờ trong việc lý giải phương pháp hoạt động của công nghệ "Focused Field Drive" này. Theo đánh giá TV Panasonic ST50 của trang avforums, tần số quét thực (Sub-Field Drive) vẫn chỉ là 600 Hz nhưng có vẻ Panasonic bổ sung thêm phương pháp xử lý mới (được cho là sẽ giúp thể hiện các cảnh chuyển động mượt mà hơn). Thực tế thế nào cũng khó kiểm chứng vì bản thân công nghệ Plasma trên lý thuyết không gặp vấn đề với việc thể hiện ảnh chuyển động, PR cao thấp thế nào thì cơ bản là nó đã mượt sẵn rồi.
 

Vando

Well-Known Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Mình đang dùng Plasma nên thấy thế này:
+ khi chuyển sang xem LCD cấp thấp thì dễ dàng thấy vết mờ sau hình ảnh chuyển động, điều mà người xem LCD thường xuyên khó nhận thấy.
+ khi xem plasma vẫn có hiện tượng giật hình nhưng nguyên nhân không phải do TV mà do nguồn phát. VD nguồn gốc là 30p nhưng VTCHD phát 50i thì sẽ thấy giật khi chuyển động; hoặc phát 24p mà TV không bật chế độ phim lên.
 

daitritue

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

oài 600hz nhưng em đã dùng cả con của pana và con của LG thì 2 con đều bị giựt giựt khi có cảnh chuyển động ngang qua màn hình. Ví dụ khi đang chiếu cảnh 1 chiếc ô tô đi trên đường có 1 lá cờ ở bên đường thì lá cờ đó như kiểu bị rung trước gió ấy. Nhưng chơi đá FIFA thì lại thấy bình thường thế mới lạ.
 

thuyhdvn

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt!
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Bài viết tuyệt vời. Cảm ơn tera đã lên 1 bài khúc triết và dễ hiểu như vậy.
 

terabyte

Banned
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

oài 600hz nhưng em đã dùng cả con của pana và con của LG thì 2 con đều bị giựt giựt khi có cảnh chuyển động ngang qua màn hình. Ví dụ khi đang chiếu cảnh 1 chiếc ô tô đi trên đường có 1 lá cờ ở bên đường thì lá cờ đó như kiểu bị rung trước gió ấy. Nhưng chơi đá FIFA thì lại thấy bình thường thế mới lạ.
Hiện tượng giựt khi xem cảnh chuyển động ngang màn hình của bác nhiều khả năng là do TV xử lý tín hiệu không tốt (do nguồn phát có tốc độ khung hình/giây dưới 60). Trong khi đó game Fifa có tốc độ đúng chuẩn 60 khung hình/giây nên không bị ảnh hưởng.
 

superwagon

New Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

nói chung với tín hiệu truyền hình của VN hiên nay bao gồm cả cáp, chảo... thì TV nào chả thi thoảng lại giật hình, không chống được đâu vì nguyên nhân chủ yếu là do nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải do TV của mình, em vào siêu thì thấy họ phát cùng 1 chương trình quảng cáo đúng chuẩn HD trên 1 loại TV thì em chịu chả phân biệt được cái nào là LCD, LED, Plasma.. nếu chỉ đơn thuần nhìn vào hình ảnh của nó thôi
 
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

giật thì con nào chả bị giật hình, nhưng giật hình với kéo đuôi là khác nhau .
 

Hai Scm

Active Member
Re: Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

nói chung với tín hiệu truyền hình của VN hiên nay bao gồm cả cáp, chảo... thì TV nào chả thi thoảng lại giật hình, không chống được đâu vì nguyên nhân chủ yếu là do nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải do TV của mình, em vào siêu thì thấy họ phát cùng 1 chương trình quảng cáo đúng chuẩn HD trên 1 loại TV thì em chịu chả phân biệt được cái nào là LCD, LED, Plasma.. nếu chỉ đơn thuần nhìn vào hình ảnh của nó thôi


Em chep vào ổ cứng HDD các trận bóng đá của VTC-HD về coi thấy hình bị nhòe.... chán thật...
 
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

Cám ơn bác chủ nhiều. Học được nhiều thứ hay.
 

canhcolor

Member
Ðề: Bí ẩn đằng sau tần số quét 600 Hz của TV Plasma

thế giật hình thì không cách nào khắc phục hả các bác :(
 
Bên trên