Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

cong_chua_tuyet

New Member
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

Chỉ có thể nói 1 câu với phim này " nhảm "
thời tam quốc đạo phật đã du nhập vào Trung Quốc đâu.(Đời nhà Đường mới có Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở tây trúc,lúc đó đạo phật mới phổ biến),vậy mà trong phim vẫn có tượng phật,ông sư.Phim không dựa theo lịch sử,nói chung không hay ho gì hết.

^ Có nhiều cách để chê, nhưng cách chê của bạn thật là dốt nát. Thứ nhất, trong TQDN, có nói đến việc nhà sư là người cùng làng với Quan Vũ (xuất hiện 2 lần: 1 lần ở việc quá ngũ quan, 1 lần khi Quan Vũ chết). Thứ hai, Phật Giáp đã du nhập vào TQ từ thế kỷ thứ 2 sau CN, tức là trước thời Tam Quốc (việc quá ngũ quan nằm ở khoảng năm 200 hoặc 201 - cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, và thật sự cũng ko phải là sự kiện có thật). Đường Tam Tạng Huyền Trang ko phải là người phổ biến đạo Phật ở TQ, mà chỉ là 1 trong những dịch giả nổi tiếng nhất khi đã cất công sang Ấn Độ để tìm hiểu về kinh Phật.

Ở đời có câu biết thì thưa thốt ko biết thì dựa cột mà nghe.
2 sư huynh kết luận đạo Phật như đúng rồi thì vui lòng trích dẫn chứng chứ nói miệng kg thì ai tin nè
 

minhtranquang55

New Member
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

Vào google gõ "phật giáo trung quốc' và "Huyền Trang" hoặc "đường Tam Tạng" thi ra ngay thôi mà, cái này có cần trích dẫn gì đâu.
Phim Quan Vân Trường đúng là chán thật, theo xú hướng hiện nay, Trung Quốc đang xem xét lại vai trò của Tào Tháo, nên Phim nói vế TT hơi nhiều.
VN ta cũng vậy , cũng có luồng ý tưởng xem xét lại công lao Nhà Nguyễn. Nhưng chưa phải lúc để đưa ra công chúng.
Y vậy, vụ án vua Lê Long Đỉnh, đồi bại hay là nạn nhân lịch sử ? nêu phổ biến ,lên phim chỉ bị chỉ trích thôi vì sẽ không đúng với gì đại chúng hiểu.
Xem phim là giải trí, nên phim...chỉ để giải trí thì khỏe óc , khỏi suy nghĩ , mệt xác.
 

xoehoa

Member
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

^ Có nhiều cách để chê, nhưng cách chê của bạn thật là dốt nát. Thứ nhất, trong TQDN, có nói đến việc nhà sư là người cùng làng với Quan Vũ (xuất hiện 2 lần: 1 lần ở việc quá ngũ quan, 1 lần khi Quan Vũ chết). Thứ hai, Phật Giáp đã du nhập vào TQ từ thế kỷ thứ 2 sau CN, tức là trước thời Tam Quốc (việc quá ngũ quan nằm ở khoảng năm 200 hoặc 201 - cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, và thật sự cũng ko phải là sự kiện có thật). Đường Tam Tạng Huyền Trang ko phải là người phổ biến đạo Phật ở TQ, mà chỉ là 1 trong những dịch giả nổi tiếng nhất khi đã cất công sang Ấn Độ để tìm hiểu về kinh Phật.

Ở đời có câu biết thì thưa thốt ko biết thì dựa cột mà nghe.
Từ thời nhà Đường (từ khi Đường Tam Tạng đi Tây Trúc về) đạo phật mới phổ biến rộng rãi ,phát triển rực rỡ khắp trung quốc,chứ em ko nói Tam Tạng là người phổ biến đạo phật.Thực sự là khi xem phim Tam Quốc,e không thấy có tí hình bóng phật giáo nào cả,không thấy chùa chiền,tượng phật,nó không đóng vai trò là đạo chính của người Trung Quốc lúc đó.Đem ông tượng Phật vào phim Quan Vân Trường thấy nó thế nào ấy.Đúng là e có chút nhầm lẫn về thời gian.
 

yingyu

Member
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

Chỉ có thể nói 1 câu với phim này " nhảm "
thời tam quốc đạo phật đã du nhập vào Trung Quốc đâu.(Đời nhà Đường mới có Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh ở tây trúc,lúc đó đạo phật mới phổ biến),vậy mà trong phim vẫn có tượng phật,ông sư.Phim không dựa theo lịch sử,nói chung không hay ho gì hết.

Chi tiết Quan nhị ca hiển thánh về gặp "ông sư" và vì sao có cái tượng Quan nhị ca không đầu mà bạn nói đều có trong Tam Quốc chính truyện mà.
Chi tiết mốc nhà Đường mới phát dương Phật pháp thì càng sai nữa. Nhớ rằng trước đó Lý Thế Dân Đường Cao Tổ phải lánh nạn và nhờ đến tăng binh chùa Thiếu Lâm mới gây dựng được đại nghiệp. Thế nên Đường triều mới trọng Phật giáo.
 
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

Từ thời nhà Đường (từ khi Đường Tam Tạng đi Tây Trúc về) đạo phật mới phổ biến rộng rãi ,phát triển rực rỡ khắp trung quốc,chứ em ko nói Tam Tạng là người phổ biến đạo phật.Thực sự là khi xem phim Tam Quốc,e không thấy có tí hình bóng phật giáo nào cả,không thấy chùa chiền,tượng phật,nó không đóng vai trò là đạo chính của người Trung Quốc lúc đó.Đem ông tượng Phật vào phim Quan Vân Trường thấy nó thế nào ấy.Đúng là e có chút nhầm lẫn về thời gian.
Huyền Trang là người thế kỷ thứ 7 sau CN, trong khi Phật Giáo đã đến TQ từ thế kỷ thứ 2 sau CN, và đến thế kỷ thứ 5-6 sau CN đã phát triển mạnh mẽ với sự ủng hộ của triều đình. Ngay trong Tây Du Ký, trước khi Huyền Trang lên đường sang Tây Trúc, đã có thể thấy vua Đường rất coi trọng Phật Giáo và lúc đó gần như là quốc giáo rồi.

Về việc thời Tam Quốc gần như ko có hình bóng Phật Giáo cũng ko có gì là lạ. Phật Giáo lúc đó mới du nhập từ thế kỷ thứ 2, lại cần bị tưởng lầm là 1 nhánh của Lão Giáo, thì có ít sự ảnh hưởng là đương nhiên. Chưa kể thời loan lạc, người Phật tử lui về chốn thâm u ở ẩn, tránh xa việc binh đao. Nhưng như vậy ko có nghĩa là Phật Giáo ko tổn tại trong thời gian đó. Việc xuất hiện Phật tử và tượng Phật ko có gì trái với lịch sử cả (lại còn hợp với truyện là đằng khác).
 

xoehoa

Member
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

Huyền Trang là người thế kỷ thứ 7 sau CN, trong khi Phật Giáo đã đến TQ từ thế kỷ thứ 2 sau CN, và đến thế kỷ thứ 5-6 sau CN đã phát triển mạnh mẽ với sự ủng hộ của triều đình. Ngay trong Tây Du Ký, trước khi Huyền Trang lên đường sang Tây Trúc, đã có thể thấy vua Đường rất coi trọng Phật Giáo và lúc đó gần như là quốc giáo rồi.

Về việc thời Tam Quốc gần như ko có hình bóng Phật Giáo cũng ko có gì là lạ. Phật Giáo lúc đó mới du nhập từ thế kỷ thứ 2, lại cần bị tưởng lầm là 1 nhánh của Lão Giáo, thì có ít sự ảnh hưởng là đương nhiên. Chưa kể thời loan lạc, người Phật tử lui về chốn thâm u ở ẩn, tránh xa việc binh đao. Nhưng như vậy ko có nghĩa là Phật Giáo ko tổn tại trong thời gian đó. Việc xuất hiện Phật tử và tượng Phật ko có gì trái với lịch sử cả (lại còn hợp với truyện là đằng khác).
he he he ! Những lời bác nói giống trên Wikipedia.Không ngờ các bác trên HD rành sử tàu nhiều vậy. :D.Cảm ơn bác nhiều nhiều :D
 

deepblue2

Active Member
Ðề: Quan Vân Trường - 關雲長 - The Lost Bladesman (2011): khởi chiếu 27/5

Rất thích anh Chung, rất cảm phục Quan Công, nhưng khi xem xong phim này thấy hình tượng Tào Tháo đẹp hơn hình tượng Quan Công...
Tào Tháo không dùng được Quan Công lúc sống, thì vẫn có thể dùng được Quan Công khi đã chết...
Nụ cười Tào Tháo cuối phim nhiều ý nghĩa... có câu:"Kẻ cười sau mới là kẻ biết cười"...
 
Bên trên