AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

uniz

New Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Nhưng mà chối nhất là cảnh tự dưng có đám ma của Mao chủ tịch đưa vào ? Không hiểu để làm gì ?

phim này là phim TQ, nó đưa cảnh đó vào thì có gì mà kô đc?

phim VN nói về cũng chêm vào ca tụng Đảng/Bộ đội, sao kô thấy ai thắc mắc?

hỏi vớ vẩn
 

poly

Banned
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

phim VN nói về cũng chêm vào ca tụng Đảng/Bộ đội, sao kô thấy ai thắc mắc?

hỏi vớ vẩn

vì mấy phim đó chăng ai thèm coi
đằng này .......
 

Robert Kael

New Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

đi Oscar thì cũng phải vênh tí chứ
mấy khi được lên tỉnh :-<
 

hdpioneer

Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Tối qua xem phim này, nói chung tạm được. Phim có quy mô lớn về người và bối cảnh nhưng vẫn toát lên vẻ dung dị về cuộc sống của người dân và thành phố. Đoạn động đất được dựng khá chân thực đấy chứ, cảm thấy còn thực hơn phim Hollywood. Kịch bản phim tạm được thôi vì motive phim không mới. Đoạn cuối 2 chị em gặp lại nhau và gặp mẹ cũng thấy tiếc vì lẽ ra nên đẩy thành cao trào, cũng có thể do ý đồ của đạo diễn vì cô con gái vẫn căm giận bà mẹ suốt 32 năm. Nếu chấm điểm tôi cho phim này được 6.5/10. Khả năng giành Oscar cho phim nước ngoài hay nhất sợ hơi khó, trừ điểm đoạn đám tang Mao CT.
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Thà vác cái Đại Nghiệp Kiến Quốc đi thi Oscar thì còn có hy vọng hơn
Xem cái Đại Nghiệp Kiến Quốc thấy tinh thần khen Cộng không nhiều lắm
Mà toàn thấy khen Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan =))
 

remi

New Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Những ai chưa xem phim này có thể vì mấy cái review của chủ topic mà bỏ qua một bộ phim rất hay, nói chung đọc được 1 nửa bài review là không đọc nữa.
 

haohanluongson

Active Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Vừa coi phim này xong thấy cái đoạn đám ma Ông chủ Tịch Mao Trạch Đông thì chán hẳn lun, chả hiểu sao phim thiên tai mà lại cho cái đám ma lãnh tụ vào làm chi, vô lý hết mức lun.
 

nvmy

Well-Known Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Bạn chủ thớt theo phong cách cũ: chém 1 bài bới lông tìm lỗ xong biến mất làm nao núng tinh thần anh em! :D
Chưa xem phim em cũng không biết hay dở ra sao nhưng xin có vài thông tin bối cảnh với các bác tham khảo trước khi xem:
thứ 1, phim này làm chủ yếu cho dân Tàu xem, dân nước bạn có hoàn cảnh lịch sử xã hội của họ chắc chắn có nhiều cảm xúc hơn dân Việt. Thứ 2, Đường Sơn đại địa chấn xảy ra 7.1976 là 1 năm có nhiều biến cố chính trị -xã hội to lớn tại TQ: mấy vị lãnh tụ chết, bè lũ 4 tên bị bắt, Đại cách mạng văn hóa kết thúc.

Chính phủ Trung Quốc từ chối nhận sự trợ giúp của Liên hiệp quốc vì muốn tự sử dụng lực lượng cứu trợ trong nước.[7] Riêng Thượng Hải đã cử 56 đội y tế tới Đường Sơn, lực lượng Giải Phóng quân Trung Quốc cũng tham gia tích cực trong công tác cứu trợ.[7] Đường Sơn sau đó đã được xây dựng lại hoàn toàn và ngày nay lại trở thành một thành phố công nghiệp mới với hơn 1 triệu dân.

Trận động đất Đường Sơn xảy ra trong một năm được coi là tai họa của xã hội và chính trị Trung Quốc, trước trận động đất vài tháng, Chu Ân Lai qua đời, cũng trong năm 1976 sau sự kiện Đường Sơn lần lượt tới Chu Đức và Mao Trạch Đông cũng qua đời. Các sự kiện này đã ảnh hưởng mạnh đến vị thế của Tứ nhân bang vốn trước năm 1976 vẫn được coi là có quyền lực cực lớn.[9] Tháng 10 năm 1976 chỉ 3 tháng sau vụ động đất, Tứ nhân bang bị lật đổ và cuộc Cách mạng Văn hóa cũng chấm dứt.
 

buonnguqua

Active Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Các đồng chí nào khen cái Đường Sơn này mời các đồng chí dẫn vợ ra rạp xem "Cánh đồng bất tận" của Việt Nam
Bảo đảm hơn cơ phim này :)
 

Robert Kael

New Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Bạn chủ thớt theo phong cách cũ: chém 1 bài bới lông tìm lỗ xong biến mất làm nao núng tinh thần anh em! :D
Chưa xem phim em cũng không biết hay dở ra sao nhưng xin có vài thông tin bối cảnh với các bác tham khảo trước khi xem:
thứ 1, phim này làm chủ yếu cho dân Tàu xem, dân nước bạn có hoàn cảnh lịch sử xã hội của họ chắc chắn có nhiều cảm xúc hơn dân Việt. Thứ 2, Đường Sơn đại địa chấn xảy ra 7.1976 là 1 năm có nhiều biến cố chính trị -xã hội to lớn tại TQ: mấy vị lãnh tụ chết, bè lũ 4 tên bị bắt, Đại cách mạng văn hóa kết thúc.

Nó giống như là phim The Birth of a Nation làm cổ động cho Ku Klux Klan thì mấy chú 3K coi máu sẽ sôi hơn tụi mình hở :">
 

Antishock

Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Mình thấy có chỗ này hơi vô lý: bà mẹ đã chọn cứu thằng con trai, lúc máy quay tới cảnh cô con gái thì thấy tối lại, rồi có tiếng bêtông đè, mà lúc sau thì thấy bà mẹ ôm đứa con gái còn lành lặn thế, thằng con sau này thì mất 1 tay, chả hiểu lúc đó cứu hộ kiểu gì. Rồi tới đoạn này thì mình phì cười: con bé tưởng đã chết, người ta đặt nằm chung với mấy cái xác, rồi bỗng dưng nó thức dậy, ngơ ngác đứng dậy như vừa mới ngủ dậy, đi lại lung tung, ko có vẻ gì đau đớn vì bị bêtông đè!
 

nhucsip

Well-Known Member
Đường Sơn Đại Địa Chấn – Aftershock

Đường Sơn Đại Địa Chấn
Đó là tên nguyên bản của bộ phim ấy. Nhưng mình thích tên tiếng Anh hơn – Aftershock. Từ góc độ người xem thì thấy thế này:
Quay phim đẹp!
Diễn viên đẹp!
Hóa trang đẹp!
Âm nhạc đẹp!
Kỹ xảo hình ảnh đẹp!
Câu chuyện cực đẹp!
Điện ảnh Trung Quốc thật đáng sợ!

aftershock_poster.jpg


Xem lướt các bài giới thiệu trên báo mạng thì thấy những thứ họ đề cập chỉ là sự lạnh lùng vô cảm với 1 bộ phim như thế này. Có thể những “nhà báo” đó quá bận nên không có 2h để xem kỹ bộ phim hoặc cũng có thể nhà phát hành phim và các rạp chi quá ít cho những “nhà báo” vốn đo số chữ trong 1 bài viết bằng số lượng các số 0 phía sau đuôi ở ủy nhiệm chi.
Theo cái vốn hạn hẹp của mình (bỏ qua giai đoạn “Đèn lồng đỏ” vì hồi đó thế giới chưa “phẳng”), từ khi “Anh hùng” xuất hiện đã thấy tầm của điện ảnh Trung Quốc rồi. Đến “Thập diện mai phục”, rồi “Họa Bì”, “Xích Bích”, “Thập nguyệt vi thành”, “Sắc, Giới!” (tên của phim này mình cam đoan đa phần người xem đếch hiểu cho đến khi đọc tên tiếng Anh)…cứ lần lượt xuất hiện thuyết phục người xem ở bề dày văn hóa, sự nghiêm túc của những người làm phim. Nay là Đường Sơn Đại Địa Chấn.
Có thể nó hay vì gốc tác phẩm văn học nó hay nhưng để từ một tác phẩm văn học hay đến tác phẩm điện ảnh hay là một quãng đường xa. Với cách kể chuyện ấy, cách khắc họa nhân vật, cảm xúc ấy, mình cho rằng, người làm phim đã hết sức thành tâm với những nạn nhân của trận động đất.
23 giây và 32 năm.
Khoảnh khắc và đời người. Cái mâu thuẫn giằng xé ấy xuyên suốt bộ phim biến nó trở nên khác biệt hoàn toàn với những bộ phim thảm họa kiểu Mỹ.
Cũng như chiến tranh, sự thảm khốc không chỉ nằm trong chính các thảm họa mà nằm ở những tháng ngày sau đó, khi thảm họa đã kết thúc. Cơn động đất chỉ 23 giây mà hậu quả của nó đến 32 năm sau mới được giải quyết, mà đó chỉ là một trường hợp, còn những hậu quả không giải quyết được thì sao? Cái tựa đề “Aftershock” hay ở chỗ đó.
Vài phút hình ảnh trong trận động đất được đầu tư chi tiết chỉ là cái cớ cho những đau đớn, dằn vặt suốt cả chiều dài bộ phim. Vài phút hình ảnh ấy về hiệu quả đặc biệt thì khỏi bàn. Quá tốt! Các chi tiết rất tinh tế như việc cá cảnh nhảy khỏi bể chẳng hạn. Mà về hình ảnh thì cả bộ phim đều rất đẹp, các tông màu chuyển dần từ xám sang ấm theo thời gian. Những góc máy rộng, đại cảnh được sử dụng đúng lúc nhưng không quá lạm dụng mà chỉ vừa đủ cho người ta thấy sự lớn lao, mạnh mẽ. Bối cảnh và góc quay làm tốt đến nỗi mình thấy như đang sống trong nó. Những cảnh quay trong trường Đại học Y, những bông tuyết bay bên ngoài ô cửa sổ, dù ít nhưng mới đẹp làm sao. Những thứ ấy cộng với thủ pháp “bỏ qua” khiến người ta không tìm thấy bất kỳ một sự “kể lể” nào trong phim. Nói về cái sự “kể lể” – sợ người xem không hiểu này thì điện ảnh nước nhà là nhất.

MV5BMjEzMTg1MTYxMF5BMl5BanBnXkFtZTcwMzI5MDMwNA%40%40._V1._SX214_CR0%2C0%2C214%2C314_.jpg


Xuyên suốt bộ phim người ta không chỉ được thấy sự phát triển của câu chuyện, sự lớn lên và già đi của các nhân vật mà còn thấy được sự phát triển của cả một đất nước Trung Quốc, cả những dấu ấn lịch sử qua vài khuôn hình nhưng vẫn đậm nét như lễ tang Mao Trạch Đông chẳng hạn. Cứ mỗi mười năm là một mốc thời gian, chừng đó đủ để thể hiện sự phát triển, đổi thay trên mọi con người, mọi vùng đất. Các nhân vật cũng có con đường phát triển của mình. Con đường đó hết sức tự nhiên và hợp với bối cảnh chung của cả nước Trung Quốc mở cửa. Một Trung Quốc từ những khu tập thể chật hẹp đến Trung Quốc với căn hộ cao cấp, từ những gia đình công nhân đến tầng lớp tư bản mới cho con học tiếng Anh gia sư, cả đám thanh niên bỏ nhà ra phố kiếm sống. Một anh trai làng không đi học đại học, đến Hàng Châu làm xe đạp chở khách du lịch và sau 20 năm thì trở thành giám đốc công ty du lịch. Cái lý đó rất tự nhiên, rất hợp lẽ. Một cô gái xa nhà đi học, gặp một gã trai khóa trước và chuyện gì đến sẽ phải đến trong ký túc xá với rèm che và ri đô. Và một người mẹ mang trong lòng tình yêu, nỗi đau đớn với chồng và con bị mất trong cuộc động đất, quyết tâm ở giá. Cái thay đổi đối lập với cái kiên định là người xem thấy cả một xã hội sống động và đầy suy tư với số phận của các nhân vật và cả của mình.

Có một tình tiết quan trọng là nút thắt, là lý do cho mọi diễn tiến tâm lý các nhân vật chính trong phim – quyết định chọn một trong hai của bà mẹ. Nhân đọc ở chỗ nào đó nói về tình tiết này, mình mới có ý kiến. Thưa với các bạn, kể cả trẻ lẫn già là nếu các bạn chỉ nhìn thấy ở việc chọn cứu đứa con trai là “trọng nam, khinh nữ” thì hoặc là các bạn chẳng hiểu quái gì về đời hoặc là các bạn xem phim không kỹ. Mà mình chủ quan cho rằng khả năng số một nhiều hơn. Nói đến đây lại nhớ đến một tình tiết trong “Tỷ phú khu ổ chuột” mà một bạn đọc nhiệt tình nào đó đã phân tích trên tuanvietnam phiên bản cũ. Buồn cho bạn ấy là xem đếch kỹ cái phim đó và có khi xem kỹ cũng đếch hiểu Portot và Arxtot là gì.

Trở lại với tình tiết lựa chọn này, thứ nhất, theo logic bộ phim, bà mẹ phải chọn cứu thằng con trai vì lúc ấy không còn nghe thấy tiếng đứa con gái nữa (mặc dù thằng bé kêu là lúc nãy có nghe tiếng chị), như vậy khả năng đứa con gái chết rồi là cao. Thứ hai, cũng theo logic hoàn cảnh phim lúc đó, những người giúp còn phải đi cứu những người khác. Như vậy cứu một đứa còn hơn không đứa nào, mà rõ ràng khả năng sống của thằng con trai lúc đó được khẳng định cao hơn. Nếu như hai lý do trên chưa đủ các bạn nguôi ngoai bỏ cách nhìn “trọng nam khinh nữ” thì mời đọc thêm lý do thứ ba sau đây. Thứ ba, đã làm cha mẹ, không ai đang tâm giết con mình dù trực tiếp hay gián tiếp (những chuyện bát nháo xã hội vô đạo đức mà các báo công an và báo mạng đưa hàng ngày không bàn ở đây), vấn đề ở đây là con chị - thằng em sinh đôi. Ta vẫn nói câu “làm em, ăn thèm, vác nặng” là để phản ánh cái đứa sinh sau hay bị bắt nạt trong nhà bởi anh, chị nó. Nhưng đứa em bao giờ cũng được cưng chiều hơn, kể cả con trai hay con gái. Cái vẻ ngoài của tình tiết “không cho ăn cà chua” dễ làm người ta tưởng là “trọng nam khinh nữ” và kéo theo việc chọn cứu đứa em, nó đã đánh lừa các khán giả khờ khạo. Từ đó nó mới có cớ dẫn đến cái tình tiết đắt giá sau này là bà mẹ vẫn để cà chua trên bàn thờ cô chị. Có thể nói chính cái nút thắt ấy đẩy bộ phim tràn ngập uẩn ức và đẩy khán giả xông vào bộ phim. Thành công là ở chỗ đó chứ còn đâu? Thế nếu là bạn, bạn có giải pháp nào trong tình huống đó, lúc đó là năm 1976 ở Trung Quốc.

101008165932-350-234.jpg


Bên cạnh nhiều thứ muốn nói mà ngại nói, có một điều dứt khoát phải nói đó là xem cái Credit của bộ phim thì hỡi ôi, toàn người Trung Quốc làm, chỉ có ekip hóa trang là của Hàn Quốc, làm kỹ xảo ở Hàn Quốc. Đó là lý do phải nói là nền Điện ảnh Trung Quốc đáng sợ. Trong khi ở ta còn mải tranh cãi xem vị nghệ thuật hay vị nhân sinh, phim nghệ thuật hay phim thị trường, (được một tí đấm đá, khói lửa, mông-ngực, vài cảnh quay thiên nhiên đèm đẹp thì đã ầm ĩ loạn xạ cả lên) thì Trung Quốc nó đã đi đến đâu rồi.

Nói ra thì còn nhiều lắm. Nên nói đến vậy thôi. Xem là biết mà.

NGuồn
Mã:
http://my.opera.com/hoangquocviet/blog/
 

bacsinam

New Member
Ðề: Đường Sơn Đại Địa Chấn – Aftershock

Ừ, công nhận đáng sợ.

Xem phim thấy lính Trung quốc đông nghẹt, đáng sợ thật.

anh bạn nào viết bài này cũng thật là đáng sợ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

botmingoc

New Member
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Film này cũng vừa đi xem ở rạp tuần trước, cái đoạn đầu thật thì thật hay. Về sau đúng là kô có kịch tính, kô có nút thắt. Những đoạn như đám tang ông Mao, kô biết cho vào làm gì? Film kô có kịch tính, nút thắt gì lắm. Cứ tưởng lúc con bé lớn, sẽ phải có những diễn biến gì éo le lắm cơ. Có lẽ, film chỉ muốn khoe những cảnh hoành tráng, những cảnh đẹp, và mang tính tuyên truyền nhiều hơn. Công nhận đoạn 2 chị em nhận ra nhau quá là ngây ngô.
 
Một cái kết có hậu cho Đường Sơn đại địa chấn​

Bộ phim gây xúc động của đạo diễn Phùng Tiểu Cương đại diện cho điện ảnh Trung Quốc đi Oscar năm nay đã không lọt vào danh sách rút gọn của giải 'Phim nước ngoài hay nhất'.

Viện Hàn lâm khoa học và nghệ thuật điện ảnh Mỹ vừa công bố tên của 9 bộ phim truyện nước ngoài lọt vào danh sách rút gọn tranh giải Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar năm nay. Đường Sơn đại địa chấn - bộ phim từng gây cơn sốt phòng vé tại nhiều nước châu Á năm ngoái và được kỳ vọng sẽ đem về vinh quang cho điện ảnh Trung Quốc tại Oscar - không có tên trong danh sách này.

1101664804.jpg

Một cảnh trong phim 'Kokuhaku (Confessions)' của điện ảnh Nhật Bản.​

Bộ phim Nhật Bản Kokuhaku (Confessions) là đại diện duy nhất của điện ảnh châu Á lọt vào danh sách rút gọn. Nhà sản xuất Genki Kawamura phát biểu: "Chúng tôi rất hạnh phúc khi được là một trong 9 phim được lựa chọn. Tuy nhiên, chúng tôi đều hy vọng và đang cầu nguyện phim sẽ đi xa hơn nữa là lọt vào danh sách cuối cùng 5 tác phẩm tranh giải Phim truyện nước ngoài hay nhất".

In A Better World - tác phẩm của điện ảnh Đan Mạch vừa giành giải Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất tại Quả cầu vàng hôm 16/1 - cũng là một trong số 9 cái tên được lựa chọn. Biutiful - bộ phim được đánh giá cao của Mexico và Tây Ban Nha có sự tham gia của tài tử Javier Bardem - hiện là ứng viên đáng gờm nhất cho danh hiệu này.

biutiful-movie.jpg

"Biutiful" (Mexico / Tây Ban Nha) đang là ứng cử viên nặng ký nhất cho giải "Phim nước ngoài hay nhất" tại Oscar năm nay.​

Trong số các hạng mục của Oscar hàng năm, Phim nước ngoài hay nhất luôn là giải gây ra nhiều tranh cãi nhất vì các quy tắc phức tạp về thời gian phát hành, trình chiếu trong nước cũng như thể lệ tham dự và lựa chọn. Việt Nam từng gửi Áo lụa Hà Đông, Mùa len trâu, Chuyện của Pao và Đừng đốt đi Oscar tranh giải này nhưng đều không lọt vào vòng 5 đề cử cuối cùng.

Hai cái tên đình đám của điện ảnh châu Á trong năm qua và cũng được khán giả đặt nhiều hy vọng nhiều nhất là Đường Sơn đại địa chấn (Trung Quốc) và Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives (Thái Lan) - phim giành giải Cành cọ vàng của LHP Quốc tế Cannes mùa hè năm ngoái - đều không có mặt trong danh sách rút gọn.

1234.jpg

"Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives" (Thái Lan) và "Đường Sơn đại địa chấn" (Trung Quốc) không có mặt trong danh sách rút gọn.

Tên của 5 đề cử cuối cùng cho giải Phim nước ngoài hay nhất sẽ được công bố vào tuần tới. Năm ngoái, bộ phim El Secreto de sus Ojos (The Secret in Their Eyes) của điện ảnh Argentina đã giành chiến thắng ở hạng mục này.

Danh sách rút gọn của giải Phim nước ngoài hay nhất tại Oscar năm nay:

- Outside The Law (Algeria)
- Incendies (Canada)
- In A Better World (Đan Mạch)
- Biutiful (Mexico / Tây Ban Nha)
- Dogtooth (Hy Lạp)
- Confessions (Nhật Bản)
- Life Above All (Nam Phi)
- Even The Rain (Tây Ban Nha)
- Simple Simon (Thụy Điển)


Nguồn: VnExpress.net
 
Ðề: AFTERSHOCK : Nghệ thuật hay sự tự sướng của gã khổng lồ.

Mình cũng không thích phim này lắm, nghe báo chí ca dữ quá cũng down về xem thử phim nó hay và cảm động đến thế nào. Quả thật, phim mở đầu hay và cuốn hút nhưng đáng tiếc càng về sau câu chuyện càng nhạt và vô lý. Mình nghĩ phim này không lọt và danh sách đề cử giải Oscar là hoàn toàn đúng vì thật sự nó chưa xứng đáng.
 
Bên trên