Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

tuan_rau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Nói chung để e nói hộ bác chủ vài câu về mục đích của bác chủ:
- Bác chủ định giới thiệu thông tin ở đây trước và sau đó thì bán hàng ở bên rao vặt.
- Mạch cụ thể của cái KIT bác chủ không nêu cụ thể mà chỉ nói kiểu vong vo tam quốc về mặt kỹ thuật theo e đoán thì có thể do 2 nguyên nhân:
+ Sợ công bố ra người khác ăn trộm mất công thức bản quyền.
+ Sợ công bố ra thì người khác nhìn vào và bóc mẽ rằng hóa ra nó cũng chẳng có cái gì mới mẻ cao siêu, lúc đó thì không thể PR được gì nữa cho sản phẩm.
E thì e dự là do nguyên nhân thứ 2 nhiều hơn.
Diễn đàn này a e đa phần ko hiểu nhiều về kỹ thuật nên tốt nhất bác không cần trình bày nhiều về kỹ thuật ( chỉ cần công bố mạch cụ thể là đủ, còn nếu sợ bị ăn cắp thì tốt nhất đừng động vào kỹ thuật). Còn muốn kinh doanh ở diễn đàn này bác nên tự tổ chức test cụ thể trên 1 chiếc amp tương đối tốt ( tầm giá độ 2000USD) và để mọi người cảm nhận rõ hiệu quả do sản phẩm của bác mang lại. Bác ko công bố mạch mà chỉ tự ngồi vẽ lý thuyết rồi tung hô sản phẩm của mình thì ko ăn thua đâu ạ.
Buổi test sản phẩm của bác ở nhà bác QuangHao kết quả thực sự là lắp thêm KIT gần như ko có gì thay đổi nên mọi người mới ko cho ý kiến, do chất lượng linh kiện cũng kém nên có chút xé tiếng ở dải cao,cái cục được test đó sau khi trả tiền cũng đã được đập ra và e cũng đã nhìn tận mắt và do nhìn chán quá nên nó cũng chẳng được gửi đi đâu để nghiên cứu cả, e ko biết bác bịa ra chi tiết gửi đi Ý là có ý gì. Bác nói tiền nguyên vật liệu là 600K với các anh e theo e là sai sự thật, người hiểu biết thì sẽ cho rằng bác lừa đảo. Còn nếu từ đầu bác nói luôn là muốn mua thì "600K" thì ok, còn nói "nguyên vật liệu" hết 600K thì đương nhiên tư cách của bác bị đánh giá thấp.
E rất ủng hộ hàng audio của Việt Nam nhưng e chỉ ủng hộ những ai có tâm huyết và làm ra được những sản phẩm thực sự tốt và giá cả hợp lý cho mọi người, đặt chất lượng sản phẩm lên trên lợi nhuận nhưng e thấy bác ko thuộc nhóm này. Như những bài post của bác Tngoctu thì e thấy bác vẫn chưa có mạch cụ thể mà vẫn đang phải mò mẫm, bác từng post sẽ chia sẽ với 1 số người qua PM ko biết bác đã thực hiện chưa????
Chào bạn.
Nếu những gì mà bạn nói là đúng thì cho mình xin có những ý kiến như sau:

-Chuyện này như bạn tngoctu đã nói, mình không muốn khơi lại.

-Nếu bạn đã nói đúng, thì mình không muốn tin là bạn quanghao đã đập nát nó ra, vì bạn quanghao là một nhà sản xuất ampli, ai lại đi làm thế? Bạn quanghao đã PM và nói chuyện đt với mình về chuyện cái KIT đã được gửi qua Ý để đồng nghiệp bạn ấy nghiên cứu cơ mà!!! Bạn quanghao còn nói đã gửi đi Ý rồi nên không thể trả lại được và thậm chí còn nhờ mình làm thêm ...02 bộ cho bạn ấy. Bạn có thể hỏi bạn quanghao nếu thắc mắc.

-Giá thành chế tạo bộ KIT là 617.500 VND, đó là số tiền mình phải trả trên mỗi bộ KIT, bạn có thể thử suy nghĩ thật kỹ khi thử chế tạo bất kỳ một sản phẩm hay mẫu thử nghiệm nào.

-Có lẽ bạn không chịu đi sâu về kỹ thuật nên không hiểu mình đã công bố tất cả những gì các bạn có thể tự làm cho mình trên diễn đàn này. Đó là cách làm thực tế nhất. Hàng ngàn chủng loại ampli của các bạn chỉ cần một thông số chung hay sao?

-Buổi test đầu tiên sẽ diễn ra tại HCM, dự kiến sẽ mời 5 người có khả năng tự chịu trách nhiệm về những phát ngôn của mình. Kính mời bạn tham gia.

-P/S: Bạn cũng nên cho mình đính chính câu bạn đã nói, kẻo mọi người lại hiểu lầm: "cái cục được test đó sau khi trả tiền" là không chính xác, vì cho đến tận hôm nay mình vẫn chưa thấy xu nào được chuyển vào tài khoản, thay vào đó, mình chỉ muốn các bạn gom tất cả mảnh vụn vào một túi nylon gửi lại cho mình làm kỷ niệm. Xin đa tạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tuan_rau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Cái này là mạch lọc nguồn hình pi thôi mà chả có gì mới mẻ cả. Mạch này hay có trong Amp và các thiết bị dùng tube, còn Amp và các thiết bị bán dẫn ít dùng vì dòng của Amp bán dẫn rất lớn. Mạch lọc chỉ để san phẳng nguồn, chứ chả có tác dụng bù áp này nọ. Mạch trên của bác này là chuẩn

Còn mạch này thì đúng là từ bé em chưa gặp vì chẳng bao giờ lại đi dùng mạch lọc phía MASS, cái này đi ngược lại với các kiến thức về điện tử. Còn về mặt hiệu quả thì phải test mới biết được. Em không tin là nó có hiệu quả tới mức như bác nói

attachment.php



P/S: Bác là dân điện tử sao lại vẽ mạch bằng...paint hay photoshop thế? Vẽ mạch nên dùng Protel (Altium), orcad, proteus...cho nó chuẩn. Hay thích "phong cách châu Âu" thì bác dùng sPlan - Abacom, vẽ đẹp lắm.

Chào bạn.
Trước hết xin được nói với bạn, mình thích vẽ bằng chương trình gì thì vẽ bằng chương trình đó, những phần mềm vẽ mạch chuyên dụng, có bản quyền được dùng trong thiết kế, chế tạo và sản xuất, không gần gũi lắm với những bạn không rành về kỹ thuật.
Trong 2 hình minh họa trên bạn chưa thấy được khả năng bù áp cho nguồn của cuộn dây, xin bạn chịu khó tìm hiểu kỹ để thấy được, sau đó hãy phát ngôn.
Các mạch choke như của Pass Lab các tác dụng không nhiều vì Pass chạy classA, dòng qua choke quá lớn, không thể làm choke có trị số cao bằng lõi FE, họ đã làm cuộn dây lõi không khí, điều này gần giống như chuyện "nhà vua không quần" vì hiệu quả mang lại không nhiều lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tuan_rau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

vậy là sơ đồ cách cải tiến của bác là thêm 1 cặp tụ và cuôn choke thế là xong rối ah?? mai e sẽ cuốn choke rồi test thử xem sao, hy vọng sẽ thay đổi như bác chủ bảo, e ở đảo nên về mặt DIY dc đồ ngon rẻ thì e mừng khôn siết. E sẽ post hình lên bác chủ ghé mắt cầm tay hộ e nhé.

Chào bạn.
Bạn cứ mạnh dạn làm thử và tận hưởng thành quả của những gì bạn DIY, mình luôn ủng hộ những bạn miệng nói, tay làm chứ không DIY bằng bàn phím.
 

tuan_rau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Hiiii, bác Amber/Tuanrau có thể dịch sang tiếng Anh và post bên audiogon, dám hãng mời bác qua làm lắm đấy ah.
Còn về test, nếu tổ chức ở SG thì cho phép em tham gia 1 chổ đứng 8->

Chào bạn.
Mình có nhiều bạn bè ở Norway, Denmark...nhưng chỉ thích làm chuyện này ở VN mà thôi :)...
Xin chào đón bạn tham gia buổi test.
 

Vtau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Vẽ gì thì vẽ miễn anh em xem được thôi chứ đâu cầ sính "hàng hiệu" làm gì? Em rất quan tâm những cải tiến mới, thấy trong này nhiều người có vẻ thiếu thiện chí quá xá! Cái mạch này đúng là quá quen thuộc ngoại trừ cuộn L1 là chi tiết cần quan tâm. Hãy để cho bác chủ cơ hội trước khi ném đá như GALIEI đã từng bị khi xưa... Nói thiệt em không có thời gian vì phải đi "làm mướn" chứ không thì cũng DIY cái Power Amp để ghép thử xem nó thế nào...? NẾu bác nào có thiện chí TEST qua thì cho anh em biết kết quả với ạ! Chúc các bác cuối tuần vui vẻ - thành công - hòa bình và thiện chí!
 

tuan_rau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

attachment.php

Cái hình này là dạng sóng của mạch chỉnh lưu (còn gọi là nắn dòng hay nắn điện) nhằm biến dòng AC thành DC. Đây là mạch chỉnh lưu 1/2 chu kỳ - Các bác nhìn phần mầu đen là hình sin bị cắt nửa dưới. Khi có tụ lọc thì dạng sóng như hình mầu xám, nó có bằng phẳng hơn - nhưng vẫn nhấp nhô lắm.
Mạch chỉnh lưu 1/2 chu kỳ nào cũng có dạng như vậy, chứ chả phải lắp thêm mấy cái gì gì khác. Mạch này chỉ dùng để...nạp ắc quy
Thứ nữa, trong mạch Amp chả ai đi lắp mạch chỉnh lưu 1/2 chu kỳ cả mà phải lắp mạch chỉnh lưu cả chu kỳ (chỉnh lưu cầu):
diode230.gif


Hoặc chỉnh lưu 2 nửa chu kỳ (chỉnh lưu hình tia):
diode180.gif


Mạch nguồn Amp mà chỉnh lưu 1/2 chu kỳ thì ù không nghe được đâu các bác ơi !
Túm lại cái hình biểu đồ trên chả nói lên gì nếu không muốn nói là sai so với cái mạch kia.
Đây là kiến thức điện tử mà bất cứ beginner nào cũng đều biết, chả có gì cao siêu cả.
Về mặt kỹ thuật thì thế nhé các bác, về mặt "thần thánh" em không dám bàn :D

P/S: Cách hành văn của bác tuan_rau nghe quen quen, giống bác FU...và bác GI...hay GY...ghê cơ.

Chào bạn.
Chỉ là hình minh họa trực quan để các bạn có thể hình dung, để hiểu một các nhanh chóng cách bù áp khi bộ nguồn bị sụt áp trong một thời gian ngắn. Bạn không cần thiết phải bắt bẻ hình minh họa.
Xin cảm ơn.
 

Vtau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Có vẻ như có nhiều bác là "cố nhân" nhiều "duyên nợ" với bác tuan_rau thì phải? Tự nhiên em lan man nghĩ đến bài hát "yêu nhau - ghét nhau"... mong các bác bỏ qua nếu em lỡ nói bậy, không vào TRỌNG TÂM!
Có thể cải tiến này không "vỹ đại" như mong đợi nhưng dù sao cũng cám ơn bác chủ vì nỗ lực cải tiến chất lượng bộ nguồn - chất lượng âm thanh dù cải tiến này chỉ "nhỏ" như cái "Zipper" đang dược sử dụng...Chúc bác thành công!
 

dichtv

Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Chào bạn.
Trước hết xin được nói với bạn, mình thích vẽ bằng chương trình gì thì vẽ bằng chương trình đó, những phần mềm vẽ mạch chuyên dụng, có bản quyền được dùng trong thiết kế, chế tạo và sản xuất, không gần gũi lắm với nhưng bạn không rành về kỹ thuật.
Trong 2 hình minh họa trên bạn chưa thấy được khả năng bù áp cho nguồn của cuộn dây, xin bạn chịu khó tìm hiểu kỹ để thấy được, sau đó hãy phát ngôn.
Các mạch choke như của Pass Lab các tác dụng không nhiều vì Pass chạy classA, dòng qua choke quá lớn, không thể làm choke có trị số cao bằng lõi FE, họ đã làm cuộn dây lõi không khí, điều này gần giống như chuyện "nhà vua không quần" vì hiệu quả mang lại không nhiều lắm.

He he! Bác lại "lóng" rùi?
Góp ý với bác về cách vẽ mạch thôi mà, đã là KT thì phải chuẩn, nhìn mấy cái mạch vẽ bằng paint trông buồn cười lắm! Bác bảo phần mềm chuyên dụng "không gần gũi lắm với nhưng bạn không rành về kỹ thuật", xin thưa với bác người đọc chỉ quan tâm tới đầu ra (tức là sơ đồ), còn chuyện gần gũi hay không là do người vẽ chứ ? (nó trong suốt với người đọc bác ạ). Chắc chắn rằng vẽ bằng soft chuyên dụng người đọc dễ hiểu hơn và sơ đồ có độ tin cậy cao hơn.

Trong mạch cấp nguồn, do điện áp sau chỉnh lưu nó nhấp nhô nên người ta phải dùng các thành phần tích trữ năng lượng để san phẳng nó, đó là tụ điện hoặc cuộn cảm, tụ điện thì mắc //, cuộn cảm thì mắc nối tiếp. Các bác coi nó như bánh đà trong động cơ đốt trong ấy, vì trong 4 kỳ (hoặc 2 kỳ) của động cơ chỉ có kỳ cháy giãn nở là sinh công nên tốc độ của động cơ cà dựt, người ta lắp cái bánh đà để tích trữ và phân phối năng lượng cho động cơ nó quay đều. Về lý thuyết bánh đà càng nặng thì tốc độ càng ổn định, nhưng cái xe máy mà lắp cái bánh đà nặng 1 tấn thì có mà "rồ". Việc lắp cái bánh đà nặng bao nhiêu thì có bọn kỹ sư thiết kế tính toán rồi, mình về cứ thế mà đi thôi. Bác nào thử về lắp cái bánh đà nặng 1 tấn vào xe máy xem đi có sướng hơn không nhé.
Quay lại vấn đề, trong Amp về lý thuyết thì cái tụ (cuộn cảm) lọc nguồn càng to càng tốt tức là nguồn càng phẳng và cái nữa là trở kháng của nguồn cung cấp đối với tín hiệu ~ 0 ôm. Người ta đánh giá chất lượng bộ nguồn qua các thông số: nội trở (tính bằng ôm), độ ổn định theo thời gian, độ bằng phẳng (hay hệ số gợn sóng tính bằng % - tỷ lệ điện áp mấp mô/điện áp nguồn)... Với Amp thì thông số nội trở (càng nhỏ càng tốt) và độ bằng phẳng ( hệ số gợn sóng càng nhỏ càng tốt) là 2 thông số quan trọng. Mắc cuộn cảm thì nội trở tăng nên - không tốt nên các Amp dòng lớn không dùng được.
....
....
Còn nhiều thứ lắm em không viết được hết.

Nhưng có một điều, trong bộ nguồn người ta ít dùng khái niệm "bù áp" lắm lắm. Vì bù áp là hiện tượng vật lý của cuộn cảm, trong kỹ thuật gọi là suất điện động tự cảm (thằng google translate nhiều lúc dịch ngu lắm). Nếu thế thì tụ mắc song song để lọc cũng phải gọi là "bù dòng" he he.
Em dân thợ thuyền em cứ gọi nó là cái tụ lọc, cái cuộn chặn cho dễ hiểu chứ bù nọ bù kia khó hiểu lắm.


Vài lời giải đáp, mong bác hiểu.
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Còn nhiều thứ lắm em không viết được hết.

Nhưng có một điều, trong bộ nguồn người ta ít dùng khái niệm "bù áp" lắm lắm. Vì bù áp là hiện tượng vật lý của cuộn cảm, trong kỹ thuật gọi là suất điện động tự cảm (thằng google translate nhiều lúc dịch ngu lắm). Nếu thế thì tụ mắc song song để lọc cũng phải gọi là "bù dòng" he he.
Em dân thợ thuyền em cứ gọi nó là cái tụ lọc, cái cuộn chặn cho dễ hiểu chứ bù nọ bù kia khó hiểu lắm.[/COLOR]
Vài lời giải đáp, mong bác hiểu.

Em thấy ở CAR AUDIO họ dùng tụ cỡ Fara, không thấy viết chữ "bù dòng" nhưng công dụng của chúng chắc cũng là "bù dòng". Dây nguồn từ ắc quy đến Amp thường là dây tiết diện lớn để đảm bảo cung cấp được dòng lớn cho amp, nhưng khi cái loa bass hoạt động ở công suất đỉnh họ vẫn sợ cái dòng do điện 12v cung cấp ấy chưa đủ cho nên ngay sát cái amp họ mắc 1 cái tụ dung lượng rất lớn (bây giờ có loại đến 2.0F) cùng với mạch điện tử lắp ngay trên cái tụ để có thể cung cấp dòng tức thời rất lớn cho amp (vẫn là dòng một chiều trước khi vào car-amp để bộ rung chuyển lên thành điện 1 chiều có hiệu điện thế +/- hoạt động của amp)...
"Bù áp" chắc chẳng phải cách mạng gì vì ngày xưa em vẫn thấy các cụ nhà mình dùng cái ổn áp của Liên Xô. Đó là loại ổn áp sắt - từ, chỉ có mỗi cuộn biến thế khe hở và hình như dùng từ lưu để ổn định điện áp lưới. Nó không có khả năng ổn định điện lưới như những cái LIOA hay Standar sau này nhưng cũng có vẻ không làm tv nhấp nháy. Nhưng nhược điểm là kêu rất to do cái khe hở từ của lõi sắt...
Không phải dân học hành gì về điện-điện tử nhưng em cũng nghĩ là chắc cách "bù áp", hay "bù dòng" sẽ có tác dụng nghe thấy ở những cái amp công suất lớn, nguồn sơ sài (tụ nắn dung lượng thấp...). Nhưng như nhiều bác đề nghị với những cái amp "tương đối" thì khó phân biệt được lắm vì phần nguồn họ cũng đã làm và tính toán tương đối cho các tình huống nghe bình thường rồi mà nếu không phải ở vũ trường hay quán Karaoke thì mấy khi công suất của amp được phát huy cao, trong khi đó sự can thiệp vào chúng lại là 1 vấn đề lớn!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Vtau

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Trạm điện công ty em có cái tủ gọi là "bù..."gì đó toàn là tụ cỡ bắp đùi thấy bảo là tránh trường hợp điện áp tụt gây dòng tải tăng => tốn điện. Theo em đoán mò là khi điện áp(volt) đột ngột giảm sẽ làm dòng(ampere) tiêu thụ của thiết bị tăng (hao điện) nên cái "bù..."này sẽ phóng điện đã được nạp sẵn ra duy trì điện áp ổn định để hạn chế tình trạng này. Theo các bác thì là "bù" gì nhỉ?
Ấy chết, em lại lạc đề rồi, mấy cái tụ trong Power Amplifier là tụ DC làm "phẳng" điện mà!
 

dichtv

Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Em thấy ở CAR AUDIO họ dùng tụ cỡ Fara, không thấy viết chữ "bù dòng" nhưng công dụng của chúng chắc cũng là "bù dòng". Dây nguồn từ ắc quy đến Amp thường là dây tiết diện lớn để đảm bảo cung cấp được dòng lớn cho amp, nhưng khi cái loa bass hoạt động ở công suất đỉnh họ vẫn sợ cái dòng do điện 12v cung cấp ấy chưa đủ cho nên ngay sát cái amp họ mắc 1 cái tụ dung lượng rất lớn (bây giờ có loại đến 2.0F) cùng với mạch điện tử lắp ngay trên cái tụ để có thể cung cấp dòng tức thời rất lớn cho amp...
"Bù áp" chắc chẳng phải cách mạng gì vì ngày xưa em vẫn thấy các cụ nhà mình dùng cái ổn áp của Liên Xô. Đó là loại ổn áp sắt - từ, chỉ có mỗi cuộn biến thế khe hở và hình như dùng từ lưu để ổn định điện áp lưới. Nó không có khả năng ổ định điện lưới như những cái LIOA hau Standar sau này nhưng cũng có vẻ không làm tv nhấp nháy, Nhưng nhược điểm là kêu rất to do cái khe hở từ của lõi sắt...
Không phải dân học hành gì về điện-điện tử nhưng em cũng nghĩ là chắc cách "bù áp", hay "bù dòng" sẽ có tác dụng nghe thấy ở những cái amp công suất lớn, nguồn sơ sài (tụ nắn dung lượng thấp...). Nhưng như nhiều bác đề nghị với những cái amp "tương đối" thì khó phân biệt được lắm vì phần nguồn họ cũng đã làm và tính toán tương đối cho các tình huống nghe bình thường rồi mà nếu không phải ở vũ trường hay quán Karaoke thì mấy khi công suất của amp được phát huy cao, trong khi đó sự can thiệp vào chúng lại là 1 vấn đề lớn!
Bây giờ người ta dùng tụ để lọc nguồn chứ ít dùng cuôn cảm lắm. Trong car audio thì tụ phải lớn là đương nhiên vì điện áp ắc quy ô tô có 12V nên muốn có công suất lớn thì dòng phải lớn, dòng lớn thì sụt áp lớn theo hay nói cách khác là điện áp bị biến thiên lớn nên cần cái "bánh đà" lớn. Các Amp chạy điện lưới thì đa phần điện áp nguồn lớn ( +42V, - 42V) nên cùng công suất dòng chỉ bằng phần mười car audio Amp nên chả cần tụ cỡ fara. Tụ to dành cho Amp chạy dòng lớn chứ không nhất thiết là Amp công suất lớn.
Cái ổn áp của Nga xưa có cái tụ to để làm mạch cộng hưởng vì thế nó có tên là ổn áp sắt từ cộng hưởng, nó là tụ xoay chiều chứ không phải tụ một chiều bác nhá. Nguyên tắc của nó khác với mạch nguồn DC. Cái ổn áp đấy được cái phản ứng tức thời chứ không như ổn áp servo nhưng có nhược điểm là khoảng điện áp điều chỉnh hẹp và độ ổn định không bằng loại servo. Bọn LiOA là ổn áp servo.
 

davidhand

Moderator
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Xem ra topic rất chi là nóng hổi, điều đó chứng tỏ a e ta rất quan tâm đến vấn đề này. E hoàn toàn ủng hộ cho 1 sp mới ra đời, có thể ban đâu chưa được hoàn Thiện nhưng cái gì cũng phải đi từ thất bại mới tới thành công được chứ ạ. E chỉ lấy VD như cái DacEnd của Bác QH, thuở ban đầu nhiều Bác phải công nhận là ko hay, test tới test lui và có nhận xét khách quan là như thế. Sau này thì nhiều bác mày mò DIY thêm và theo các Bác ấy là hay, nhưng cũng có nhiều người ko đồng ý như vậy. Vậy nên, e cho rằng cứ test một cách công bằng và khách quan, như thế có thể hiểu được là sp có được Thị trường chấp nhận hay ko. Chứ nói tới nói lui cũng chỉ là quan điểm cá nhân mà thôi, và đã đem quan điểm cá nhân vào thì... E hy vọng buổi test thành công để e còn khuân e ý về. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

dichtv

Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Trạm điện công ty em có cái tủ gọi là "bù..."gì đó toàn là tụ cỡ bắp đùi thấy bảo là tránh trường hợp điện áp tụt gây dòng tải tăng => tốn điện. Theo em đoán mò là khi điện áp(volt) đột ngột giảm sẽ làm dòng(ampere) tiêu thụ của thiết bị tăng (hao điện) nên cái "bù..."này sẽ phóng điện đã được nạp sẵn ra duy trì điện áp ổn định để hạn chế tình trạng này. Theo các bác thì là "bù" gì nhỉ?
Ấy chết, em lại lạc đề rồi, mấy cái tụ trong Power Amplifier là tụ DC làm "phẳng" điện mà!

Cái đấy để bù cốt phi bác ạ, vì các tải nhà ta có thành phần cảm kháng nhiều nên cần có cái tụ để triệt tiêu cái này đi cho nó đỡ ăn dòng vô ích đấy mà.
 

dungdt2

New Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Cái đấy để bù cốt phi bác ạ, vì các tải nhà ta có thành phần cảm kháng nhiều nên cần có cái tụ để triệt tiêu cái này đi cho nó đỡ ăn dòng vô ích đấy mà.

Vậy nó làm bằng cái gì bác ? :D
Em lại tò mò nữa rầu, mới lạ quá! :)
 

m1984

Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Em co vài thắc mắc mong bác chủ giải đáp:
1. Amply của em chỉ có một cặp tụ thôi thì cuộn choke sẽ mắc vào đâu?
2. Theo em hiểu thì mạch của bác có tác dụng giảm độ gợn sóng áp đầu ra, như vậy thay vì dùng cuộn cảm có thể lắp thêm tụ song song hoặc tăng trị số tụ, em từng thay cặp tụ amply từ 7800uF lên 12000uF, quả thật tiếng bass lúc này chắc hơn nhưng về độ động và chi tiết thì ko thấy thay đổi và có 1 vấn đề phát sinh là có tiếng bụp ở loa khi tắt amply, việc dùng cuộn cảm có khắc phục được vđề này? Và có ưu điểm gì so với cách dùng tụ?
 

coolpix8700

Well-Known Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Bây giờ người ta dùng tụ để lọc nguồn chứ ít dùng cuôn cảm lắm. Trong car audio thì tụ phải lớn là đương nhiên vì điện áp ắc quy ô tô có 12V nên muốn có công suất lớn thì dòng phải lớn, dòng lớn thì sụt áp lớn theo hay nói cách khác là điện áp bị biến thiên lớn nên cần cái "bánh đà" lớn. Các Amp chạy điện lưới thì đa phần điện áp nguồn lớn ( +42V, - 42V) nên cùng công suất dòng chỉ bằng phần mười car audio Amp nên chả cần tụ cỡ fara. Tụ to dành cho Amp chạy dòng lớn chứ không nhất thiết là Amp công suất lớn.

Âm ly bán dẫn dân dụng thường thì điện áp cao nhất cũng chỉ +/-80v do vậy khi công suất cao dòng sẽ lớn thôi bác!
Còn cái tụ (không riêng tụ mà cả mạch điện tử trên nó) trong car audio cũng chỉ hỗ trợ dòng cho phần cấp điện 12v phía ngoài âm ly, sau khi vào trong, âm ly cho ô tô thường có thêm phần inverter chuyển điện 12v thành điện +/- 50v hay hơn (tuỳ công suất âm ly). Nhưng dù chỉ ở ngoài hay ở trong phần nguồn của âm ly thì ngoài nhiệm vụ làm phẳng điện 1 chiều sau khi nắn, mấy cái tụ nguồn cũng có nhiệm vụ bù dòng nhũng khi tín hiệu âm thanh ở các đỉnh (chúng có khả năng cho dòng tức thời rất lớn, hơn cả những cái ắc quy)... Nhưng chắc các nhà sx cũng không cho 1 đôi tụ dung lượng rất lớn vì giá thành, kích thước... mà cái choke hoạt động hiệu quả hơn khi cần quan tâm đến độ không phẳng tạo ra do điện áp đỉnh sin của điện lưới xoay chiều và âm ly hoạt động ở công suất lớn!

Cái ổn áp của Nga xưa có cái tụ to để làm mạch cộng hưởng vì thế nó có tên là ổn áp sắt từ cộng hưởng, nó là tụ xoay chiều chứ không phải tụ một chiều bác nhá. Nguyên tắc của nó khác với mạch nguồn DC. Cái ổn áp đấy được cái phản ứng tức thời chứ không như ổn áp servo nhưng có nhược điểm là khoảng điện áp điều chỉnh hẹp và độ ổn định không bằng loại servo. Bọn LiOA là ổn áp servo.

Chắc cái ổn áp này cũng lợi dụng độ trễ từ của cục lõi Fe (họ làm khe để cái lõi chậm bị bão hoà) bù những lúc áp bị sụt và tất nhiên là nó chạy thẳng điện xoay chiều và em cũng nói khả năng ổn áp của nó chỉ dựa vào dự trữ từ trên lõi Fe cho nên không rộng như LIOA... Nhưng cũng như mạch nguồn DC lợi dụng khả năng tích điện và phóng điện nhanh của cái tụ nó dựa vào dự trữ từ trên lõi Fe... và chúng đều hoạt động tốt hơn với sự không ổn định của điện nguồn (nhấp nháy) chứ không như những cái biến thế tự động thay đổi vòng dây có khả năng ổn định sụt hay tăng áp lâu dài!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vthcid

Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Âm ly bán dẫn dân dụng thường thì điện áp cao nhất cũng chỉ +/-80v do vậy khi công suất cao dòng sẽ lớn thôi bác!
Còn cái tụ (không riêng tụ mà cả mạch điện tử trên nó) trong car audio cũng chỉ hỗ trợ dòng cho phần cấp điện 12v phía ngoài âm ly, sau khi vào trong, âm ly cho ô tô thường có thêm phần inverter chuyển điện 12v thành điện +/- 50v hay hơn (tuỳ công suất âm ly). Nhưng dù chỉ ở ngoài hay ở trong phần nguồn của âm ly thì ngoài nhiệm vụ làm phẳng điện 1 chiều sau khi nắn, mấy cái tụ nguồn cũng có nhiệm vụ bù dòng nhũng khi tín hiệu âm thanh ở các đỉnh (chúng có khả năng cho dòng tức thời rất lớn, hơn cả những cái ắc quy)... Nhưng chắc các nhà sx cũng không cho 1 đôi tụ dung lượng rất lớn vì giá thành, kích thước... mà cái choke hoạt động hiệu quả hơn khi cần quan tâm đến độ không phẳng tạo ra do điện áp đỉnh sin của điện lưới xoay chiều và âm ly hoạt động ở công suất lớn!



Chắc cái ổn áp này cũng lợi dụng độ trễ từ của cục lõi Fe (họ làm khe để cái lõi chậm bị bão hoà) bù những lúc áp bị sụt và tất nhiên là nó chạy thẳng điện xoay chiều và em cũng nói khả năng ổn áp của nó chỉ dựa vào dự trữ từ trên lõi Fe cho nên không rộng như LIOA... Nhưng cũng như mạch nguồn DC lợi dụng khả năng tích điện và phóng điện nhanh của cái tụ nó dựa vào dự trữ từ trên lõi Fe... và chúng đều hoạt động tốt hơn với sự không ổn định của điện nguồn (nhấp nháy) chứ không như những cái biến thế tự động thay đổi vòng dây có khả năng ổn định sụt hay tăng áp lâu dài!

Túm lại bác vẫn khẳng định vai trò của cuộn cảm :D.
Cái car audio dùng nguồn đơn thì cần gì 2 tụ, tụ điện ở đây ngoài tác dụng làm phẳng nguồn còn có tác dụng làm cho trở kháng của nguồn đối với tín hiệu gần bằng 0 ôm. Trở kháng của tụ tỉ nghịch với tần số và giá trị điện dung của tụ, do vậy ở tần số cao thì không cần tụ to, nhưng đối với tần số thấp (tiếng BASS) thì trở kháng của tụ là lớn nên cần tụ rất to.
Trong mạch nguồn tất cả các Amp, cuộn cảm có thể không cần nhưng tụ điện bắt buộc phải có. Như thế biết vai trò thằng nào quan trọng hơn rồi.

Còn cái vụ ổn áp sắt từ thì thứ nhất nó có tác dụng ổn áp thực sự nhưng trong dải hẹp thôi (< 20%) chứ không phải chỉ có tác dụng lọc nguồn nhấp nháy. Thứ 2, nguyên tắc của nó không phải dựa vào năng lượng tích trữ của Fe để bù như cái nguồn 1 chiều đâu. Mà nó có 2 cuộn mắc nối tiếp nhau, một cuộn tuyến tính (có khe hở không khí ở mạch từ) và 1 cuộn bão hòa từ (có mắc tụ song song). Khi điện áp thay đổi thì...abc, xyz, nói chung là phương trình lằng nhằng lắm. Túm lại làm như thế điện áp ra ổn định được.

Khi thiết kế bọn kỹ sư nó dựa vào tính chất vật lý của linh kiện, vật liệu rồi tính toán bằng toán học, sau đó thì mô phỏng (ngày xưa thì chưa có mô phỏng) sau đó là thử nghiệm, điều chỉnh rồi mới ra sản phẩm thương mại được. Tất nhiên, trong nhiều thiết kế vẫn có khiếm khuyết nhưng thực sự trong thời buổi công nghệ như hiện nay những khiếm khuyết gần như không đáng kể và được khắc phục rất nhanh nên khả năng cải tiến cũng không nhiều.
Chúng ta thì toàn làm bài toán ngược: lắp thêm rồi đoán xem nó có tác dụng như thế nào, thấy không tác dụng thì lại đi google "khoa học" để giải thích là nó có tác dụng.
 

vthcid

Member
Ðề: Cải tiến chưa từng có cho bộ nguồn amplifiers

Đang Amp bán dẫn lại lấy Amp đèn ra minh họa. Chán :)) !
Còn nhiều diễn đàn điện tử nữa bác ợ: dientuvienthong.net, diendandientu.com, hoiquandientu.com ...
Bác post sang đấy sẽ được nhiều ý kiến đóng góp cho dự án của bác đấy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên