"Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

thich_xem_phim

Active Member
"Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục." (Will Roger)

Câu nói này trích từ bài “Sổ tay danh ngôn điện ảnh” của lengockhanhi và nó khiến tui phải suy nghĩ khi đọc.

Điện ảnh phản ảnh hiện thực của cuộc sống. Điện ảnh giúp con người giải trí và những thông điệp hàm chứa trong phim khiến con người phải nhìn lại mình để sống tốt hơn.

Còn giáo dục? Theo Rousseau, 1 nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng, con người chỉ có 1 “nghề” duy nhất được phép học: LÀM NGƯỜI. “Trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều bình đẳng, thì làm người là nghề nghiệp chung của họ. Sống, chính là nghề nghiệp mà tôi muốn dạy cho học trò mình. Ra khỏi vòng tay của tôi – và tôi tán thành – học trò tôi sẽ không phải là quan chức, không phải là người lính, không phải là tu sĩ; nó trước hết sẽ thành người". Có thể thấy sứ mệnh cao cả nhất giáo dục chính là biến 1 động vật bậc thấp thành 1 động vật bậc cao - biến “con” thành “người”.

Tui có đọc 1 bài của bacsinam "1 xứ sở ko được phép buồn" có đề cập rằng chính những bi kịch đã làm nên những kiệt tác nghệ thuật của thế giới. Những tượng đài Oscar được tắm bằng máu và nước mắt của loài người. Rất đúng.

Nhưng những bi kịch đó là do ai gây nên? Chính là loài người chúng ta.

Các thảm họa tự nhiên trong phim là do chúng ta sống quá tàn nhẫn với tự nhiên. Những tội ác giết người, diệt chủng, chiến tranh… trong phim là do lòng tham, thù hận của chúng ta. Tất cả cái ác, cái xấu đó đều là chất liệu quý giá cho điện ảnh (mỉa mai 1 chút có lẽ các đạo diễn, diễn viên giành được vinh quang trong điện ảnh có lẽ nên thầm cảm ơn góc tối của loài người). Thậm chí những phim hài ra đời là để giúp con người xả stress sau những giờ phút bon chen, ganh đua, suy tính.

Như vậy khi giáo dục chưa hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình thì điện ảnh sẽ vẫn còn đất sống. Liệu có nói quá không khi cho rằng giữa điện ảnh và giáo dục có quan hệ tỉ lệ nghịch? Càng có nhiều bộ phim hay thì chứng tỏ giáo dục đang chưa làm tốt vai trò của mình.

Hãy tưởng tượng nếu thế giới này không còn cái ác, cái xấu; không còn thù hận, đố kỵ, tham lam; con người sống chan hòa vui vẻ với nhau; thì lúc đó điện ảnh còn lí do gì để tồn tại? Xem phim hài để làm gì khi con người đã rất vui vẻ, thoải mái? Xem phim kinh dị, bạo lực, thiện - ác đối đầu để làm gì khi cuộc đời này chỉ toàn màu hồng? Người viết kịch bản chẳng còn tư liệu gì để viết, đạo diễn chẳng có thông điệp gì để gửi gắm trong những bộ phim.

Vâng, chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục. Nhưng có lẽ ngày đó vẫn còn xa…
 
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Theo em thì ngày đó sẽ không đến. Trên thế giới này không có gì là hoàn thiện cả, chỉ có phim ảnh mới làm cho nó hoàn thiện hơn mà thôi. Phim ảnh giúp con người hoàn thiện hơn. Như những bộ phim hoạt hình của Pixar đã để lại 1 câu hỏi trong lòng người xem: "Liệu chúng ta đã sống tốt hơn được những nhân vật trong film chưa?", những nhân vật trong film đa số là động vật, là đồ chơi (Toy story), là những cỗ máy phục vụ cho con người (WALL-E), ...
 

xicklo

Well-Known Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

những vấn đề phức tạp đều do con người nghĩ ra để rồi con người lại đau đầu vì những vấn đề phức tạp
 
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Ko có những cái đó thì vẫn còn phim scific để hướng tới những điều con người chưa biết tới :)
 

Lioncoeur

New Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Hãy tưởng tượng nếu thế giới này không còn cái ác, cái xấu; không còn thù hận, đố kỵ, tham lam; con người sống chan hòa vui vẻ với nhau; thì lúc đó điện ảnh còn lí do gì để tồn tại? Xem phim hài để làm gì khi con người đã rất vui vẻ, thoải mái? Xem phim kinh dị, bạo lực, thiện - ác đối đầu để làm gì khi cuộc đời này chỉ toàn màu hồng? Người viết kịch bản chẳng còn tư liệu gì để viết, đạo diễn chẳng có thông điệp gì để gửi gắm trong những bộ phim.

Bạn nói cũng như không nói.

Nếu có thế giới như vậy, thì chẳng những điện ảnh không tồn tại, mà văn học, sân khấu, hội họa, âm nhạc cũng chả có lý do để tồn tại cả
 
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Và thế giới đó cũng ko tồn tại. Xem phim Equilibrium để biết thêm chi tiết :D
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Mình không đồng ý với quan điểm của bài viết. Ngược lại, mình cho rằng Giáo dục không những giết chết Điện ảnh mà nó còn là động lực góp phần phát triển Điện ảnh.

Giáo dục giúp con người có thêm tri thức, trí tuệ và chắc chắn là giúp khả năng tư duy. Khi khả năng tư duy của con người tốt hơn, những bộ phim ra đời sẽ có chiều sâu hơn, trở nên hàn lâm hơn, như thế, điện ảnh đã phát triển về chiều sâu.

Giáo dục giúp con người hiểu biết hơn và có trí tưởng tượng bay bổng hơn. Không có gì khiến điện ảnh thăng hoa bằng một kịch bản tốt - sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhờ có giáo dục, những bộ phim hay sẽ chiếm tỉ trọng nhiều hơn, các thể loại phim ảnh cũng phong phú hơn. Như vậy, Giáo dục góp phần phát triển điện ảnh theo chiều rộng.

Giáo dục khiến con văn minh hơn, giúp nền kinh tế phát triển hơn, và nhờ đó, khiến nhiều người đến với điện ảnh hơn (khi có bánh mỳ, người ta sẽ nghĩ đến hoa hồng). Bên cảnh đó, phim ảnh không còn tập trung phát triển ở một số bộ phận, quốc gia nhất định trên Trái Đất mà tỏa rộng khắp nơi, đến với mọi nền văn hóa. Thế là, giáo dục gián tiếp giúp điện ảnh đa dạng hóa và ngày càng phổ biến.

Giáo dục khiến khoa học kỹ thuật phát triển, giúp máy móc phương tiện trở nên hiện đại, giúp công nghệ ngày một tối tân, nhờ vậy, giúp phim ảnh có chất lượng kỹ thuật cao hơn, sáng tạo ra những cách trải nghiệp điện ảnh ấn tượng hơn (3D chẳng hạn).

Tóm lại, Giáo dục giúp xã hội văn minh hơn và nhờ đó, điện ảnh được đưa lên 1 tầm cao mới, trái với quan điểm giáo dục giết chết điện ảnh như bạn đã đề cập.

Tuy nhiên, không hẳn là không có những mảng, những thể loại điện ảnh nào cũng phát triển cùng giáo dục. Khi xã hội văn minh hơn, những phim ảnh hạng B sẽ mai một dần. Điển hình cho chúng là những bộ phim chiến tranh dễ dãi, những hình ảnh bạo lực chém giết đơn thuần thỏa mãn thú tính, những kích động dục tính tầm thường... Tất nhiên là trong thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn cảm thấy thích thú với những bộ phim như vậy, nhưng đến khi chúng ta đủ "văn minh" để thẩm phim theo kiểu của hội đồng duyệt phim Hollywood, biết đâu chúng ta phải nhăn mặt và bỏ ra khỏi rạp khi xem những bộ phim như vậy ^^. Cái gì có thể khiến chúng ta "biến chất" như thế? Đó chính là Giáo dục.
 

vicgame

Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Tối hôm qua em có xem phim Adaptation của Cage. Trong phim là 1 biên kịch muốn viết 1 bộ phim, trong đó chỉ truyền tải vẻ đẹp của loài hoa phong lan, anh ta không biết phải làm thế nào do đó đi học lớp viết kịch bản.

Anh rụt rè giơ tay hỏi thầy: "Thầy ơi, tôi muốn làm một phim mà không có giết người, không có tình dục, không có ma tuý, không có rượt đuổi gì hết!!!".

Cả lớp ngớ người.

Ông thầy trố mắt, hỏi "Có khùng không “cha nội”. Bộ trên thế giới không có chuyện gì xảy ra hả? Người ta giết người mỗi ngày. Chiến tranh, thảm sát, ở mọi nơi trên thế giới, mỗi ngày. Người ta yêu nhau, rồi thất tình. Con đánh mẹ. Đủ thứ chuyện. Nếu “ông nội” không tìm ra cái gì hay ho trên đời thì đừng có làm cái “c*t” gì hết. Tôi không có bỏ ra hai giờ đồng hồ quý báu của cuộc đời mình để xem cái phim không có gì xảy ra của “cha nội” đâu".

Adaptation. (2002) - IMDb
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Tối hôm qua em có xem phim Adaptation của Cage. Trong phim là 1 biên kịch muốn viết 1 bộ phim, trong đó chỉ truyền tải vẻ đẹp của loài hoa phong lan, anh ta không biết phải làm thế nào do đó đi học lớp viết kịch bản.

Anh rụt rè giơ tay hỏi thầy: "Thầy ơi, tôi muốn làm một phim mà không có giết người, không có tình dục, không có ma tuý, không có rượt đuổi gì hết!!!".

Cả lớp ngớ người.

Ông thầy trố mắt, hỏi "Có khùng không “cha nội”. Bộ trên thế giới không có chuyện gì xảy ra hả? Người ta giết người mỗi ngày. Chiến tranh, thảm sát, ở mọi nơi trên thế giới, mỗi ngày. Người ta yêu nhau, rồi thất tình. Con đánh mẹ. Đủ thứ chuyện. Nếu “ông nội” không tìm ra cái gì hay ho trên đời thì đừng có làm cái “c*t” gì hết. Tôi không có bỏ ra hai giờ đồng hồ quý báu của cuộc đời mình để xem cái phim không có gì xảy ra của “cha nội” đâu".

Adaptation. (2002) - IMDb

Thì làm phim khoa học về hoa phong lan, đảm bảo yêu cầu như anh sinh viên kia trình bày
 

nguyenma

Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

@bác chip : bác nói rất đúng, nhưng những điều bác nói đề cập đến việc giáo dục giúp xã hội phát triển, thì những đóng góp của nó cho điện ảnh cũng là trong giai đoạn phát triển của xã hội, nhưng nếu xã hội đạt đến mức đỉnh cao, con người là thánh nhân hết cả, thì điện ảnh sẽ chết, và giáo dục cũng chính là 1 nguyên nhân quan trọng bậc nhất dẫn đến điều đó!
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

@bác chip : bác nói rất đúng, nhưng những điều bác nói đề cập đến việc giáo dục giúp xã hội phát triển, thì những đóng góp của nó cho điện ảnh cũng là trong giai đoạn phát triển của xã hội, nhưng nếu xã hội đạt đến mức đỉnh cao, con người là thánh nhân hết cả, thì điện ảnh sẽ chết, và giáo dục cũng chính là 1 nguyên nhân quan trọng bậc nhất dẫn đến điều đó!

Mình chẳng thấy có mối liên hệ logic nào giữa "nhưng nếu xã hội đạt đến mức đỉnh cao, con người là thánh nhân hết cả" và "điện ảnh sẽ chết" cả. Bạn có thể giải thích ý này không?
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Xã hội đạt đến mức đỉnh cao, con người là thánh nhân nghĩa là khi ấy xã hội chỉ còn mặt phải không có mặt trái. Mà chúng ta thấy những phim hay, có chiều sâu tư tưởng, kịch bản xuất chúng đều phải xây dựng dựa trên cả 2 mặt. Trong 1 xã hội đã quá tốt đẹp rồi thì những bộ phim muốn truyền tải thông điệp kêu gọi mọi người hãy sống tốt đẹp hơn đâu có ý nghĩa gì nữa.
 
Dọc bài này tớ thấy không đc thuyết phục lắm. Dù điện ảnh có hướng con người tới những chân lí sống tốt đẹp, nhưng đối với đại đa số người xem phim thường chỉ là để giải trí thôi.
Có rất nhiều bộ phim hài, nó phê phán mấy cái tật bự bự của mấy ông tai to mặt lớn. ấy thế mà chính mấy cái ông đó, đã có tật, bị phim chửi khéo mà vẫn hí hửng cười hề hà sảng khoái khi xem phim đấy :D

=> Thứ giết chết điện ảnh không phải là giáo dục mà là nhận thức của con người ^^!

Người làm phim cần phải tự hỏi mình làm phim để làm gì, người xem phim cần phải hỏi mình xem phim để làm gì :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

nguyenma

Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Dọc bài này tớ thấy không đc thuyết phục lắm. Dù điện ảnh có hướng con người tới những chân lí sống tốt đẹp, nhưng đối với đại đa số người xem phim thường chỉ là để giải trí thôi.
Có rất nhiều bộ phim hài, nó phê phán mấy cái tật bự bự của mấy ông tai to mặt lớn. ấy thế mà chính mấy cái ông đó, đã có tật, bị phim chửi khéo mà vẫn hí hửng cười hề hà sảng khoái khi xem phim đấy :D
=> Thứ giết chết điện ảnh không phải là giáo dục mà là nhận thức của con người ^^!
Người làm phim cần phải tự hỏi mình làm phim để làm gì, người xem phim cần phải hỏi mình xem phim để làm gì :D

nếu như giáo dục đạt đc mục đích của nó thì sẽ ko tồn tại mấy tật bự của mấy tai to mặt lớn đâu bạn !
 

conheomap

Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Cái thread của bác chủ thớt làm mính nhớ đến bộ phim Equilibrium. Phim về xã hội loài người kô có cảm xúc yêu thương,thù hận,đố ki....con người như những cỗ máy,những cái xác biết đi.
Mình không đồng ý với bác chủ thớt.Giáo dục cỡ nào cũng có đề tài cho điện ảnh VD như phim về:x xxx
 

vicgame

Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Mình có cảm giác cái xã hội mà không có súng ống, ko chiến tranh, ko tật xấu ấy sao giống kiểu chủ nghĩa Cộng Sản mà được viết trong sách Triết Học.. có lẽ đó là xã hội không tưởng vì con người ai cũng có lòng tham, ai cũng có tính xấu

Mình không đồng ý với bác chủ thớt.Giáo dục cỡ nào cũng có đề tài cho điện ảnh VD như phim về:x xxx

Có vẻ thể loại phim này sẽ trường tồn ấy bác nhể
 
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Mình chẳng thấy quan hệ gì giữa cái "xã hội đạt đến mức đỉnh cao ..." và "điện ảnh sẽ chết" cả. Điện ảnh, sân khấu, thể thao ... trước hết phục vụ nhu cầu giải trí của con người và qua đó truyền tải thông điệp sống, ý trí, nghị lực, tính nhân văn ... Nhu cầu giải trí, mong muốn đạt đến đỉnh cao của cảm nhận, giá trị tinh thần là không giới hạn. Mình không nghĩ đến lúc nào đó mình không cần vui khi đội bóng thân yêu của mình ghi bàn, không xúc động khi xem một bộ phim buồn...
 
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

Không có giáo dục thì điện ảnh ko thể tồn tại, nếu có tồn tại thì cũng chỉ như là 1 thứ để mua vui.
Ko có giáo dục thì điện ảnh sẽ trở nên sáo rỗng và ko thể hướng con người đi đến chỗ hoàn thiện đạo đức được.
Điện ảnh luôn phải song hành với giáo dục. Chỉ có như vậy thì điện ảnh mới có giá trị.
 

deepblue2

Active Member
Ðề: "Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục."

"Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục." (Will Roger)

Câu nói này trích từ bài “Sổ tay danh ngôn điện ảnh” của lengockhanhi và nó khiến tui phải suy nghĩ khi đọc.

Điện ảnh phản ảnh hiện thực của cuộc sống. Điện ảnh giúp con người giải trí và những thông điệp hàm chứa trong phim khiến con người phải nhìn lại mình để sống tốt hơn.

Còn giáo dục? Theo Rousseau, 1 nhà triết học thuộc trào lưu Khai sáng, con người chỉ có 1 “nghề” duy nhất được phép học: LÀM NGƯỜI. “Trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều bình đẳng, thì làm người là nghề nghiệp chung của họ. Sống, chính là nghề nghiệp mà tôi muốn dạy cho học trò mình. Ra khỏi vòng tay của tôi – và tôi tán thành – học trò tôi sẽ không phải là quan chức, không phải là người lính, không phải là tu sĩ; nó trước hết sẽ thành người". Có thể thấy sứ mệnh cao cả nhất giáo dục chính là biến 1 động vật bậc thấp thành 1 động vật bậc cao - biến “con” thành “người”.

Tui có đọc 1 bài của bacsinam "1 xứ sở ko được phép buồn" có đề cập rằng chính những bi kịch đã làm nên những kiệt tác nghệ thuật của thế giới. Những tượng đài Oscar được tắm bằng máu và nước mắt của loài người. Rất đúng.

Nhưng những bi kịch đó là do ai gây nên? Chính là loài người chúng ta.

Các thảm họa tự nhiên trong phim là do chúng ta sống quá tàn nhẫn với tự nhiên. Những tội ác giết người, diệt chủng, chiến tranh… trong phim là do lòng tham, thù hận của chúng ta. Tất cả cái ác, cái xấu đó đều là chất liệu quý giá cho điện ảnh (mỉa mai 1 chút có lẽ các đạo diễn, diễn viên giành được vinh quang trong điện ảnh có lẽ nên thầm cảm ơn góc tối của loài người). Thậm chí những phim hài ra đời là để giúp con người xả stress sau những giờ phút bon chen, ganh đua, suy tính.

Như vậy khi giáo dục chưa hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình thì điện ảnh sẽ vẫn còn đất sống. Liệu có nói quá không khi cho rằng giữa điện ảnh và giáo dục có quan hệ tỉ lệ nghịch? Càng có nhiều bộ phim hay thì chứng tỏ giáo dục đang chưa làm tốt vai trò của mình.

Hãy tưởng tượng nếu thế giới này không còn cái ác, cái xấu; không còn thù hận, đố kỵ, tham lam; con người sống chan hòa vui vẻ với nhau; thì lúc đó điện ảnh còn lí do gì để tồn tại? Xem phim hài để làm gì khi con người đã rất vui vẻ, thoải mái? Xem phim kinh dị, bạo lực, thiện - ác đối đầu để làm gì khi cuộc đời này chỉ toàn màu hồng? Người viết kịch bản chẳng còn tư liệu gì để viết, đạo diễn chẳng có thông điệp gì để gửi gắm trong những bộ phim.

Vâng, chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục. Nhưng có lẽ ngày đó vẫn còn xa…

Mình không đồng ý với quan điểm của bài viết. Ngược lại, mình cho rằng Giáo dục không những giết chết Điện ảnh mà nó còn là động lực góp phần phát triển Điện ảnh.

Giáo dục giúp con người có thêm tri thức, trí tuệ và chắc chắn là giúp khả năng tư duy. Khi khả năng tư duy của con người tốt hơn, những bộ phim ra đời sẽ có chiều sâu hơn, trở nên hàn lâm hơn, như thế, điện ảnh đã phát triển về chiều sâu.

Giáo dục giúp con người hiểu biết hơn và có trí tưởng tượng bay bổng hơn. Không có gì khiến điện ảnh thăng hoa bằng một kịch bản tốt - sản phẩm của trí tưởng tượng. Nhờ có giáo dục, những bộ phim hay sẽ chiếm tỉ trọng nhiều hơn, các thể loại phim ảnh cũng phong phú hơn. Như vậy, Giáo dục góp phần phát triển điện ảnh theo chiều rộng.

Giáo dục khiến con văn minh hơn, giúp nền kinh tế phát triển hơn, và nhờ đó, khiến nhiều người đến với điện ảnh hơn (khi có bánh mỳ, người ta sẽ nghĩ đến hoa hồng). Bên cảnh đó, phim ảnh không còn tập trung phát triển ở một số bộ phận, quốc gia nhất định trên Trái Đất mà tỏa rộng khắp nơi, đến với mọi nền văn hóa. Thế là, giáo dục gián tiếp giúp điện ảnh đa dạng hóa và ngày càng phổ biến.

Giáo dục khiến khoa học kỹ thuật phát triển, giúp máy móc phương tiện trở nên hiện đại, giúp công nghệ ngày một tối tân, nhờ vậy, giúp phim ảnh có chất lượng kỹ thuật cao hơn, sáng tạo ra những cách trải nghiệp điện ảnh ấn tượng hơn (3D chẳng hạn).

Tóm lại, Giáo dục giúp xã hội văn minh hơn và nhờ đó, điện ảnh được đưa lên 1 tầm cao mới, trái với quan điểm giáo dục giết chết điện ảnh như bạn đã đề cập.

Tuy nhiên, không hẳn là không có những mảng, những thể loại điện ảnh nào cũng phát triển cùng giáo dục. Khi xã hội văn minh hơn, những phim ảnh hạng B sẽ mai một dần. Điển hình cho chúng là những bộ phim chiến tranh dễ dãi, những hình ảnh bạo lực chém giết đơn thuần thỏa mãn thú tính, những kích động dục tính tầm thường... Tất nhiên là trong thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn cảm thấy thích thú với những bộ phim như vậy, nhưng đến khi chúng ta đủ "văn minh" để thẩm phim theo kiểu của hội đồng duyệt phim Hollywood, biết đâu chúng ta phải nhăn mặt và bỏ ra khỏi rạp khi xem những bộ phim như vậy ^^. Cái gì có thể khiến chúng ta "biến chất" như thế? Đó chính là Giáo dục.

Các bác viết hay lắm....
Nhưng tôi lại có ý khác một chút....

"Chỉ có 1 thứ có thể giết chết điện ảnh, đó là giáo dục." (Will Roger)

Câu này làm tôi liên tưởng đến những câu như:

"Chỉ có một người có thể thực sự chiến thắng được anh, đó chính là bản thân anh"... (lời 1 bài báo ca ngợi Mike Tyson)


Có lẽ Will Roger muốn dùng điện ảnh đề cao giáo dục, và ngược lại....
chứ "Giáo dục" và "Điện ảnh" không cần, (và không nên) "giết" lẫn nhau...

... cũng như tổ Bồ Đề Đạt Ma có nói: "Gặp Phật giết Phật, gặp Ma giết Ma" thì chữ "giết" này phải hiểu theo ý khác....

à,mà này.... tôi lại liên tưởng đến một câu khác của một người mà "ai cũng biết là ai đó":

"Giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản"

(chả biết các cụ ấy đào đến giờ đã xong chưa?!...)

Thôi, không nói luyên thuyên nữa.... chúc cả nhà vui!
 
Bên trên