Dự án Dâu Tây - Transport nền tảng Raspberry Pi chất lượng cao

dauyqn

New Member
Hiện tại em có DAC rồi, đang phát bằng PC nhưng chưa hài lòng lắm, em đang để ý con này
http://www.nhatduongaudio.com/2017/08/nguon-phat-digital-prenimum.html
Vậy con này xuất ra DAC bằng đường nào là tốt nhất, DAC em đầy đủ cổng kết nối. Và con này có cần màn hình riêng để quản lý file nhạc, có điều khiển bằng Iphone được không? Nhờ các bác tư vấn cho em, em newbie nên còn mù mờ. Thanks các bác
 

do_long_khach

Well-Known Member
Hiện tại em có DAC rồi, đang phát bằng PC nhưng chưa hài lòng lắm, em đang để ý con này
http://www.nhatduongaudio.com/2017/08/nguon-phat-digital-prenimum.html
Vậy con này xuất ra DAC bằng đường nào là tốt nhất, DAC em đầy đủ cổng kết nối. Và con này có cần màn hình riêng để quản lý file nhạc, có điều khiển bằng Iphone được không? Nhờ các bác tư vấn cho em, em newbie nên còn mù mờ. Thanks các bác
Con đấy hình như lắp DigiOne - cho ra 2 cổng BNC và Coaxial. Nếu bác thích cổng usb thì khi mua bảo họ là ko cần DigiOne thì chắc bớt đôi triệu. Điều khiển Pi phát nhạc bằng màn hình của mọi thiết bị cùng kết nối chung 1 mạng với Pi (smartphone, tablet, PC...) bác ạ.
 

trung224

Well-Known Member
@dauyqn : Chào bác, bộ nguồn phát bác đưa link làm theo dự án của em, nên sẽ xuất ra BNC là tốt nhất, sau đó đến coax (kém hơn một chút).

Việc điều khiển và quản lý, có nhiều giải pháp cho bác:

Giải pháp 1: Nhà bác có NAS, hoặc có dư một cái PC/laptop thì bác sẽ cắm ổ cứng chứa nhạc vào đó, cài phần mềm Minimserver vào và nối nó với internet.
Sau đó bác sẽ ko cần động đến máy tính/NAS đó nữa, việc chọn nhạc, điều khiển sẽ được thực hiện trên Iphone với phần mềm Linn Kazoo (free).

Giải pháp 2: Nhà bác không có 2 thứ trên thì có thể cắm thẳng ổ cứng vào bộ transport Pi. Khi đó việc quản lý sẽ do transport Pi đảm nhiệm.
Việc điều khiển vẫn có thể thực hiện với iPhone, nhưng sẽ điều khiển qua địa chỉ Ip của transport Pi
 

tellme0823

Well-Known Member
@tellme0823 : Về chuyện nâng cấp của bác, em hôm nay đã làm một phép thử nhỏ:

Cấu hình 1 là RPi 3 + iFi iPower + 502DAC, với 502DAC về phần xuất analog thì tương đối giống Hifiberry DAC+, dù có tốt hơn một chút

Cấu hình 2 là Transport Pi (nguồn 3x, DigiOne) + Gungnir Multibit.

Cả hai cấu hình đều nối đến con studio monitor của em, cùng phát nhạc với Roon.

Kết luận của em là khoảng cách quá xa. Dù cấu hình 1 có chất âm không gây khó chịu, về chất âm khá ok ở mid, không chói gắt ở dải cao. Còn lại thì thua toàn diện, độ chi tiết, tách bạch đều kém xa, âm trường hơi nông, âm bass bị dính. Tiếng mid thiếu chi tiết và độ động nên nghe một lúc là thấy hơi nhàm.

Đấy là nhận xét khách quan của em về cấu hình hiện tại của bác so với một cấu hình theo em là đạt mức tạm ổn. Dĩ nhiên, đấy là khi so trên loa của em, dù chưa ra gì lắm nhưng riêng khoản đáp tần thì khá ok. Với loa của bác là loa toàn dải nên hai dải trên dưới kiểu gì thì kiểu vẫn bị thiếu, nên có lẽ không cần nâng cấp DAC lên quá khủng để đáp ứng tốt hai dải đó.

Em nghĩ bác có thể làm một cái transport Pi (nguồn 3x, DigiOne) kết hợp với con Modi Multibit (6,6 triệu) là hợp lý. Bới ngoài yếu tố bộ dàn hiện nay của bác thì đầu tư con Bifrost Multibit hiện nay không kinh tế vì bọn Schiit vừa ra bản nâng cấp của con DAC đầu bảng Yggdrasil nên tầm trên dưới 1 năm nữa thì con Bifrost cũng sẽ được nâng cấp, mua mới con Bifrost Multibit lúc này sẽ thiệt.

Về câu chuyện acquy thì vấn đề là acquy làm bới chất liệu gì bác ạ. Pin sạc và acquy có cầu tạo hoàn toàn như nhau, nên nếu bác có thể kiếm được Acquy loại LiFePO4 thì hoàn toàn ok, nhưng nếu là acquy loại khác thì em ko đảm bảo đâu vì các loại pin/acquy cổ có nội trở khá cao chứ không thấp như LiFeO4 (là loại pin tương đối mới). Còn hệ thống panel quang điện thì nó chỉ sinh ra điên, còn sau đó vẫn phải chứa vào nơi lưu trữ là pin (battery) rồi mới phát ra tảu mà bác nên câu chuyện cuối cùng cũng vẫn quay lại chất lượng pin (battery) thôi
Cám ơn bác trung244 đã nhiệt tình tư vấn mình rất nể phục kiến thức của bác, không những về lý thuyết mà cả những trải nghiệm của bác. Từ đó có những tư vấn rất hữu ích cho mọi người. Chúc bác ăn tết vui vẻ. Nếu có dịp sao này có lẽ sẽ được gặp bác ở Đức không chừng( ◠‿◠ )
 

tellme0823

Well-Known Member
Chào các bác.

Em bị vấn đề với TuneBlade. Trước đây em đã dùng TuneBlade OK, không nhớ là với rune hay với moode... Hiện tại lại bị vấn đề. Hiện tại em bị vấn đề với cả Volumio và Moode khi airplay từ PC dùng tuneblade qua. Khi airplay từ iPhone thì OK, không vấn đề gì cả.

Xem form monitor của TuneBlade thì thấy nó vẫn đang streaming qua Moode bình thường (xem tệp đính kèm) nhưng Moode lại không hề phát nhạc. Khi airplay từ iPhone thì OK, không vấn đề gì cả.

Nhờ các bác giúp. Tks.

View attachment 283438
Mình vẫn đang xài chạy bt không vấn đề gì cả stream tử pc qua mood
 

do_long_khach

Well-Known Member
@dauyqn : Chào bác, bộ nguồn phát bác đưa link làm theo dự án của em, nên sẽ xuất ra BNC là tốt nhất, sau đó đến coax (kém hơn một chút).

Việc điều khiển và quản lý, có nhiều giải pháp cho bác:

Giải pháp 1: Nhà bác có NAS, hoặc có dư một cái PC/laptop thì bác sẽ cắm ổ cứng chứa nhạc vào đó, cài phần mềm Minimserver vào và nối nó với internet.
Sau đó bác sẽ ko cần động đến máy tính/NAS đó nữa, việc chọn nhạc, điều khiển sẽ được thực hiện trên Iphone với phần mềm Linn Kazoo (free).

Giải pháp 2: Nhà bác không có 2 thứ trên thì có thể cắm thẳng ổ cứng vào bộ transport Pi. Khi đó việc quản lý sẽ do transport Pi đảm nhiệm.
Việc điều khiển vẫn có thể thực hiện với iPhone, nhưng sẽ điều khiển qua địa chỉ Ip của transport Pi
Cài minimserver làm server thì khi chọn nhạc trên control point (điện thoại...) nó có hiện folder ko bác? Vừa rồi tôi cài thử foobar, music bee, kodi, jriver làm upnp server thì có mỗi foobar hiện folder trên control point. Kết quả là bây h chơi upnp giữa 2 thằng foobar.
 

trung224

Well-Known Member
@do_long_khach : Có phải bác dùng kiểu nối trực tiếp 2 máy tính qua đường LAN; không thông qua router/switch đúng không ạ? Nếu đúng là như thế thì kể cả Minimserver cũng không hiện đâu, vì lúc đấy control point của bác và renderer ở hai subnet khác nhau rồi.

Còn nếu bác dùng qua Router thì với control point là Linn Kazoo hay Bubble UPnP thì nó có option "folder view" để hiện folder.

Còn muốn dùng nối trực tiếp 2 máy mà vẫn muốn dùng Minimserver và UPnP thì có giải pháp Jplay. Em có key cái này
 
Chỉnh sửa lần cuối:

do_long_khach

Well-Known Member
@do_long_khach : Có phải bác dùng kiểu nối trực tiếp 2 máy tính qua đường LAN; không thông qua router/switch đúng không ạ? Nếu đúng là như thế thì kể cả Minimserver cũng không hiện đâu, vì lúc đấy control point của bác và renderer ở hai subnet khác nhau rồi.

Còn nếu bác dùng qua Router thì với control point là Linn Kazoo hay Bubble UPnP thì nó có option "folder view" để hiện folder.

Còn muốn dùng nối trực tiếp 2 máy mà vẫn muốn dùng Minimserver và UPnP thì có giải pháp Jplay. Em có key cái này
Mình kết nối như này: pc server có 2 cổng Lan, Lan 1 nối với modem/router, Lan 2 nối thẳng với pc renderer, Lan 1 và Lan 2 bridge với nhau. Lúc này pc renderer kết nối với mạng thông qua bridge. Check IP thì thấy server thường là 192.168.1.3, renderer là 192.168.1.22 (cái này là fix nó thành IP tĩnh), control point (điện thoại) thường là 192.168.1.7. Như vậy 3 thằng vẫn chung lớp mạng 192.168.1.x ? Ngoài ra như nêu ở post trc, cài thử 4 phần mềm làm upnp server thì riêng thằng foobar vẫn hiện folder trên control point?

Nếu bác ko dùng key jplay thì tôi xài đỡ cho.... Hic hic xin xỏ ngại quá....
 

trung224

Well-Known Member
Mấy hôm nay được rảnh làm vài thử nghiệm vui vui,

Đầu tiên là thử nối trực tiếp Roon Core (PC Core i7) và Roon bridge (Transport Pi)
Cách làm rất đơn giản với 2 cổng LAN, một cổng nằm trên mainboard và một cổng nằm trên card LAN PCie

Các bước thực hiện như sau
1. Tải DHCP server về theo đường link sau,
http://www.dhcpserver.de/cms/
Sau khi tải xong thì giải nén ra. Nối PC với Transport Pi bằng dây LAN và khởi động renderer.

2. Vào Control Panel>Network and Sharing Center, vào cái network adapter nào đang ko nối với mạng. Vào Properties của cái network adapter đó, kích đúp vào Internet Protocol Version 4. Chọn Use the following IP Address,
IP Address : 192.168.2.1 (nếu IP address của cái network adapter đang nối trực tiếp với Internet là 192.168.1.x)
Subnet Mask: 255.255.255.0
Preferred DNS Server: 192.168.2.1


3. Giờ vào folder DHCP server đã giải nén
Vào file dhcpwiz.exe (DHCP Server Wizard ), nhấn Next, chọn cái adapter đang ko nối với Internet (có IP address sẽ là 192.168.2.1), nhấn Next, Chọn HTTP (Web Server) rồi nhấn Next.

Ở phần IP-Pool, để chắc ăn có thể chọn là 192.168.2. 100-254. Lease Time thì tùy tâm. Sau đó nhấn Next tiếp. Nhấn vào Write INI file rồi nhân Next. Sang trang mới nhấn vào Admin, vào đây nhấn StartConfigure, thấy Status của Service Running Status của Firewall exceptions Configuredlà được, nhấn Exit. Tích vào Run DHCP server immediatly rồi nhấn Finish. Lúc đó thì DHCP sẽ cấp một địa chỉ IP address cho renderer trong khoảng từ 192.168.2.100 đến 192.168.2.254.

Ngay sau khi làm xong thì Roon Core tự nhận Roon Bridge.

Đến phần nghe: So với cắm thẳng dây LAN vào router thì có được có mất. Được là âm thanh có phần nào đấy dày tiếng hơn, và nghe "effortless", độ động cao hơn. Mất là nghe hơi sạn, đặc biệt là ở cuối câu, và rất rõ ở tiếng cymbal, dải cao hơi gắt hơn nữa. Độ sạn thay đổi theo dây, nặng nhất là dây Supra CAT8 (50$), với dây Amazonbasics CAT6a (5$) thì nhẹ hơn.

Giải thích: Em đoán là do PC nhiễu cao tần nhiều hơn router (cả 2 con này của em đều dùng SMPS), nên khi nối trực tiếp với PC nhiễu này qua đường LAN truyền đến Transport Pi nhiều hơn so với Router. Nhiễu cao tần này được intermodulate lại và ảnh hưởng đến toàn bộ ground trong hệ thống analog làm âm thanh dầy lên song lại bị sạn. Dây Supra CAt8 là dây có shield nên ko có galvanic isolation thành thử nhiễu truyền đủ 100%, còn dây CAT6a là dây không có shield nên sẽ được cách ly bớt nhiễu low impedance.
Còn chuyện tiếng có độ động cao hơn có lẽ là do PC khỏe nên khả năng xử lý buffer tốt hơn, đồng thời card mạng nối trực tiếp với Transport Pi nên băng thông được cách ly với hệ thống Internet tổng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trung224

Well-Known Member
Bước thử nghiệm thứ hai là tối ưu hóa việc nối trực tiếp Roon Core (PC) và Roon Bridge (Transport Pi) làm sao để khai thác được điểm mạnh về độ động nhưng giải quyết được vấn đề nhiễu từ PC sang Transport Pi. Dùng dây CAT6a là một giải pháp tình thế nhưng không hoản hảo.

Ý tưởng: dùng cáp quang (fiber optics) để cách ly nhiễu một cách toàn diện

Em thử nghiệm với những cách sau:
Cách 1: PC > dây LAN CAT6a > Fiber Media Converter 1 (FMC) được nuôi bằng nguồn LPS LT1084 > dây cáp quang SC-SC OM4 > FMC 2 nuôi chỉ bằng pin LiFePO4 > dây LAN Supra CAT8 > Transport Pi

So cách 1 với việc nối thẳng PC và Transport Pi bằng dây CAT6 thì không bị sạn nữa, nhưng có vẻ độ động không bằng, thực tế nếu theo hệ thống dùng 2 FMC thì nối từ PC và từ Router tới Transport Pi chẳng khiên âm thanh thay đổi.

Cách 2: Rất may mắn, trước đó mấy hôm em có đấu giá được một cái card LAN fiber cổng PCIe với giá rất rẻ

https://www.ebay.de/itm/Netzwerkkarte-AT-2711-FX-SC-LWL-Fibre-PCIe/362201325366

Sau khi lắp card LAN này vào thì cấu hình trở nên đơn giản hơn

PC (đã gắn card LAN fiber) > dây cáp quang SC-SC OM4 > FMC nuôi bằng pin LiFePO4 > dây LAN Supra CAT8 > Transport Pi.

Cuối cùng thì combo này đã làm em thật sự hài lòng. Độ động cao nhưng âm thanh không hề bị sạn hay bị gắt ở dải cao.

Thử nghiệm sau Tết:
Sẽ độ cho con FMC một chút. Phía trong con FMC có 3 con tụ hóa hàng Tàu trông rất cùi bắp cho mạch SMPS, nên em sẽ thử mua 3 con tụ Panasonic FR để thay. Tốt nhất vẫn là tụ polymer (OSCON) nhưng có vẻ không đủ chỗ.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Vụ kết nối 2 pc thì chỉ cần bridge 2 cổng Lan trên server là được mà.... Real vừa nâng tỉ số lên 2-1....
 

trung224

Well-Known Member
Vì Moode Audio là headless, nên dùng dhcpserver lợi thế hơn, chứ chỉnh về static IP thì khi muốn chuyển lại chỉ có đường cài lại thẻ nhớ :D
 

do_long_khach

Well-Known Member
Vì Moode Audio là headless, nên dùng dhcpserver lợi thế hơn, chứ chỉnh về static IP thì khi muốn chuyển lại chỉ có đường cài lại thẻ nhớ :D
Ko cần chuyển về static đâu. Với pc renderer mình để static, thi thoảng đổi món cắm Pi vào, đủ cả Moode, Dietpi, Ropiee, flash thẻ xong cắm dây vào là kết nối mạng luôn mà ko cần động đến phần Network.
 

ko853

Well-Known Member
Bước thử nghiệm thứ hai là tối ưu hóa việc nối trực tiếp Roon Core (PC) và Roon Bridge (Transport Pi) làm sao để khai thác được điểm mạnh về độ động nhưng giải quyết được vấn đề nhiễu từ PC sang Transport Pi. Dùng dây CAT6a là một giải pháp tình thế nhưng không hoản hảo.

Ý tưởng: dùng cáp quang (fiber optics) để cách ly nhiễu một cách toàn diện

Em thử nghiệm với những cách sau:
Cách 1: PC > dây LAN CAT6a > Fiber Media Converter 1 (FMC) được nuôi bằng nguồn LPS LT1084 > dây cáp quang SC-SC OM4 > FMC 2 nuôi chỉ bằng pin LiFePO4 > dây LAN Supra CAT8 > Transport Pi

So cách 1 với việc nối thẳng PC và Transport Pi bằng dây CAT6 thì không bị sạn nữa, nhưng có vẻ độ động không bằng, thực tế nếu theo hệ thống dùng 2 FMC thì nối từ PC và từ Router tới Transport Pi chẳng khiên âm thanh thay đổi.

Cách 2: Rất may mắn, trước đó mấy hôm em có đấu giá được một cái card LAN fiber cổng PCIe với giá rất rẻ

https://www.ebay.de/itm/Netzwerkkarte-AT-2711-FX-SC-LWL-Fibre-PCIe/362201325366

Sau khi lắp card LAN này vào thì cấu hình trở nên đơn giản hơn

PC (đã gắn card LAN fiber) > dây cáp quang SC-SC OM4 > FMC nuôi bằng pin LiFePO4 > dây LAN Supra CAT8 > Transport Pi.

Cuối cùng thì combo này đã làm em thật sự hài lòng. Độ động cao nhưng âm thanh không hề bị sạn hay bị gắt ở dải cao.

Thử nghiệm sau Tết:
Sẽ độ cho con FMC một chút. Phía trong con FMC có 3 con tụ hóa hàng Tàu trông rất cùi bắp cho mạch SMPS, nên em sẽ thử mua 3 con tụ Panasonic FR để thay. Tốt nhất vẫn là tụ polymer (OSCON) nhưng có vẻ không đủ chỗ.
card LAN fiber cổng PCIe, gắn 2 con vào 2 PC thì nối trực tiếp 2 PC dc ko bác?

Nhưng gắn thêm card vào PC thì nhiễu tăng thêm pk bác vì thấy card có nhiều linh kiện.
 

do_long_khach

Well-Known Member
Bước thử nghiệm thứ hai là tối ưu hóa việc nối trực tiếp Roon Core (PC) và Roon Bridge (Transport Pi) làm sao để khai thác được điểm mạnh về độ động nhưng giải quyết được vấn đề nhiễu từ PC sang Transport Pi. Dùng dây CAT6a là một giải pháp tình thế nhưng không hoản hảo.

Ý tưởng: dùng cáp quang (fiber optics) để cách ly nhiễu một cách toàn diện

Em thử nghiệm với những cách sau:
Cách 1: PC > dây LAN CAT6a > Fiber Media Converter 1 (FMC) được nuôi bằng nguồn LPS LT1084 > dây cáp quang SC-SC OM4 > FMC 2 nuôi chỉ bằng pin LiFePO4 > dây LAN Supra CAT8 > Transport Pi

So cách 1 với việc nối thẳng PC và Transport Pi bằng dây CAT6 thì không bị sạn nữa, nhưng có vẻ độ động không bằng, thực tế nếu theo hệ thống dùng 2 FMC thì nối từ PC và từ Router tới Transport Pi chẳng khiên âm thanh thay đổi.

Cách 2: Rất may mắn, trước đó mấy hôm em có đấu giá được một cái card LAN fiber cổng PCIe với giá rất rẻ

https://www.ebay.de/itm/Netzwerkkarte-AT-2711-FX-SC-LWL-Fibre-PCIe/362201325366

Sau khi lắp card LAN này vào thì cấu hình trở nên đơn giản hơn

PC (đã gắn card LAN fiber) > dây cáp quang SC-SC OM4 > FMC nuôi bằng pin LiFePO4 > dây LAN Supra CAT8 > Transport Pi.

Cuối cùng thì combo này đã làm em thật sự hài lòng. Độ động cao nhưng âm thanh không hề bị sạn hay bị gắt ở dải cao.

Thử nghiệm sau Tết:
Sẽ độ cho con FMC một chút. Phía trong con FMC có 3 con tụ hóa hàng Tàu trông rất cùi bắp cho mạch SMPS, nên em sẽ thử mua 3 con tụ Panasonic FR để thay. Tốt nhất vẫn là tụ polymer (OSCON) nhưng có vẻ không đủ chỗ.
Mấy hôm nay được rảnh làm vài thử nghiệm vui vui,

Đầu tiên là thử nối trực tiếp Roon Core (PC Core i7) và Roon bridge (Transport Pi)
Cách làm rất đơn giản với 2 cổng LAN, một cổng nằm trên mainboard và một cổng nằm trên card LAN PCie

Các bước thực hiện như sau
1. Tải DHCP server về theo đường link sau,
http://www.dhcpserver.de/cms/
Sau khi tải xong thì giải nén ra. Nối PC với Transport Pi bằng dây LAN và khởi động renderer.

2. Vào Control Panel>Network and Sharing Center, vào cái network adapter nào đang ko nối với mạng. Vào Properties của cái network adapter đó, kích đúp vào Internet Protocol Version 4. Chọn Use the following IP Address,
IP Address : 192.168.2.1 (nếu IP address của cái network adapter đang nối trực tiếp với Internet là 192.168.1.x)
Subnet Mask: 255.255.255.0
Preferred DNS Server: 192.168.2.1


3. Giờ vào folder DHCP server đã giải nén
Vào file dhcpwiz.exe (DHCP Server Wizard ), nhấn Next, chọn cái adapter đang ko nối với Internet (có IP address sẽ là 192.168.2.1), nhấn Next, Chọn HTTP (Web Server) rồi nhấn Next.

Ở phần IP-Pool, để chắc ăn có thể chọn là 192.168.2. 100-254. Lease Time thì tùy tâm. Sau đó nhấn Next tiếp. Nhấn vào Write INI file rồi nhân Next. Sang trang mới nhấn vào Admin, vào đây nhấn StartConfigure, thấy Status của Service Running Status của Firewall exceptions Configuredlà được, nhấn Exit. Tích vào Run DHCP server immediatly rồi nhấn Finish. Lúc đó thì DHCP sẽ cấp một địa chỉ IP address cho renderer trong khoảng từ 192.168.2.100 đến 192.168.2.254.

Ngay sau khi làm xong thì Roon Core tự nhận Roon Bridge.

Đến phần nghe: So với cắm thẳng dây LAN vào router thì có được có mất. Được là âm thanh có phần nào đấy dày tiếng hơn, và nghe "effortless", độ động cao hơn. Mất là nghe hơi sạn, đặc biệt là ở cuối câu, và rất rõ ở tiếng cymbal, dải cao hơi gắt hơn nữa. Độ sạn thay đổi theo dây, nặng nhất là dây Supra CAT8 (50$), với dây Amazonbasics CAT6a (5$) thì nhẹ hơn.

Giải thích: Em đoán là do PC nhiễu cao tần nhiều hơn router (cả 2 con này của em đều dùng SMPS), nên khi nối trực tiếp với PC nhiễu này qua đường LAN truyền đến Transport Pi nhiều hơn so với Router. Nhiễu cao tần này được intermodulate lại và ảnh hưởng đến toàn bộ ground trong hệ thống analog làm âm thanh dầy lên song lại bị sạn. Dây Supra CAt8 là dây có shield nên ko có galvanic isolation thành thử nhiễu truyền đủ 100%, còn dây CAT6a là dây không có shield nên sẽ được cách ly bớt nhiễu low impedance.
Còn chuyện tiếng có độ động cao hơn có lẽ là do PC khỏe nên khả năng xử lý buffer tốt hơn, đồng thời card mạng nối trực tiếp với Transport Pi nên băng thông được cách ly với hệ thống Internet tổng.
Trc khi nối trực tiếp mình dùng 1 sợi Supra Cat8, 1 sợi Buffalo Cat7. Sau khi kết nối trực tiếp 2 pc, có đọc trên headfi hay là CA và topic bán hàng của bác Dũng Trương Định về chuyện cả bộ dàn chỉ nên có 1 thiết bị (amply) nối ground vì các thiết bị còn lại đã nối ground với amply qua dây interconnect, mình làm theo và thấy tiếng êm hơn khá rõ. Sau đấy ngẫm lại thấy kết nối giữa 2 pc bằng dây Lan (Supra Cat8) có shield thì rõ là đường ground của 2pc vẫn nối nhau qua shield, trong khi pc server là loại thường, nguồn xung, cắm vào điện tường bên ngoài bộ dàn. Ra tiệm mua 2 m dây đúc sẵn đầu loại UTP (tức là ko shield), CaT5e còi giá 40k, bồi dưỡng thêm cục ferrite đủ to để quấn 2 lần dây. Kết quả là nghe khác khá rõ, dải cao nổi hẳn lên, và 2 em dây "audiophile" phải vào ngăn kéo...
 

trung224

Well-Known Member
@ko853 : Card này có thêm linh kiện nhưng chỉ là muối bỏ bể so với cái mainboard cũng như chip CPU thôi bác ạ. Với lại sau đó mình cách ly nhiễu bằng dây quang rồi.
 

Hagemi

Active Member
Năm hết Tết đến, chúc các bác ăn Têt vui vẻ. Năm mới nhiều niềm vui, hạnh phúc và thành đat. Xin được gửi lời chào thân ái và quyết thằng từ nước Đức :D
Cảm ơn bác. Cũng chúc bác và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.
Chúc bác sức khoẻ để năm mới lại giúp đỡ, làm chỗ dựa cho anh em trên con đường audio đầy gian khổ :D
 
Bên trên