Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Nhìn lại 6.5 tập phim đã đi qua, và vai trò của các đạo diễn trong sự thành công của các tập phim mà họ làm, chủ quan Daniel tạm cho điểm như sau:

1. Chris Columbus: đạo diễn 2 tập đầu
- Có công tìm ra các diễn viên nhí rất thích hợp.
- Tạo hình hiệu trưởng Dumberdore rất đẹp lão, nhân hậu, quyền năng (Richard Harris)
- Giới thiệu các khái niệm nhập môn về trường phù thủy, trận đấu Quidditch rất thú vị.
- Màn đấu với trùm cuối hấp dẫn (ở tập 1) và có vẻ nhảm (ở tập 2)
- Nhìn chung xây dựng 2 tập đầu ở mức khá tốt.

Điểm: 8 / 10.

2. Alfonso Cuaron - tập 3
- Do Richard Harris qua đời, vai Hiệu trưởng thay bằng Michael Gambon cho đến cuối loạt phim. Tạo hình mới với chùm râu buộc lại rất phản cảm.
- Tập này với sự xuất hiện của các giám ngục rất ấn tượng.
- Tuy không có màn đấu trùm cuối trong tập này nhưng đạo diễn đã xây dựng rất tốt tập phim, đem lại nhiều cao trào, đặc biệt sử dụng hiệu ứng thời gian ở cuối phim kết hợp với câu thần chú gọi Thần hộ mệnh thể hiện rất xuất sắc tinh thần và nội dung của câu chuyện mà Daniel kỳ vọng.

Điểm: 9 / 10.

3. Mike Newell - tập 4

Đây là tập chứa đựng nhiều tình tiết kịch tính nhất trong toàn bộ các tập truyện, nhiều cuộc đấu, nhiều nhân vật đa dạng về ngoại hình và tính cách, đồng thời màn đấu với trùm cuối cũng có nhiều tư liệu hấp dẫn cho bộ phim, khi mà Voldermort lần đầu tiên chính thức hồi sinh. Tập này xứng đáng được chia hai phần để dàn dựng tốt hơn. Thế nhưng đây cũng là tập mà Daniel cho rằng dạo diễn đã bị chọn sai, và hệ quả là đã xây dựng nên một bộ phim rất thất bại theo đánh giá chủ quan của Daniel, nghĩa là bộ phim lẽ ra đã phải được dàn dựng tốt hơn rất nhiều. Trách nhiệm này cũng phải xét đến vai trò của nhà đầu tư. Sẽ còn lâu lắm mới có cơ hội dựng lại bộ sách này, thật tiếc. hai tác phẩm lớn nhất của Mike cho đến khi đó chỉ là Donnie Brasco và Bốn đám cưới và một đám ma, hai bộ phim rất khác với phong cách lẽ ra phải có của Harry Potter.

Điểm: 6 / 10.

4. David Yates - tập 5-6-7

- Cách dàn dựng của đạo diễn này tương đối ổn, tuy nhiên không có đột phá nhiều, đặc biệt khó chịu về cách chọn tông màu quá u tối, tối đến mức rất khó phân biệt các chi tiết trên phim. Tập 7 được chia 2 phần tạo thuận lợi cho đạo diễn đưa được nhiều chi tiết hơn vào phim.

Điểm 7 / 10.


Mã:
http://thethaovanhoa.vn/176N20110712053025569T133/harry-potter-chiu-on-cua-4-nguoi-cha-de.htm

(TT&VH) - Khi quyết định đưa truyện Harry Potter lên màn bạc, nhiều người lo ngại không biết đạo diễn có khai thác được hết những yếu tố hấp dẫn và kỳ bí trong truyện để chinh phục công chúng, để được họ háo hức đón nhận như với serie truyện của nữ văn sĩ Anh J.K.Rowling hay không.

Có thể nói các đạo diễn dàn dựng phim cũng là những thầy phù thủy, bởi họ đã mê hoặc được khán giả nhờ sức tưởng tượng phong phú và tài năng làm phim của họ. Nhờ vậy mà một lần nữa khán giả được đắm mình trong thế giới phép thuật của các thầy phù thủy, để cứ mỗi khi xem xong 1 tập phim họ lại mong ngóng tập phim tiếp theo mặc dù đã “thông tỏ” nội dung câu chuyện trong phim qua serie truyện.

Ngày 13/7 tới, tập phim cuối cùng trong serie phim này - Harry Potter và bảo bối tử thần 2 - sẽ được phát hành khắp thế giới. Người hâm mộ toàn cầu đang bùi ngùi chia tay với Harry Potter và những người bạn của cậu. Nhân dịp này, chúng ta cùng tìm hiểu về cách làm phim của 4 đạo diễn trong quá trình họ đưa thế giới của các thầy phù thủy vào phim ảnh.

Chris Columbus

Nhà sản xuất David Heyman - người đã phát hiện và mua được bản quyền cuốn truyện đầu tiên của nhà văn J.K. Rowling, Harry Potter và viên đá của thầy phù thủy, nhiều tháng trước khi cuốn sách được phát hành năm 1997 - cho biết: “Chris Columbus là người đã tìm kiếm và phân vai cho các diễn viên Daniel Radcliffe (Harry Potter), Rupert Grint (Ron Weasley) và Emma Watson (Hermione Granger) cũng như Maggie Smith (Minerva McGonagall), Alan Rickman (Severus Snape) và Robbie Coltrane (Rubeus Hagrid), trong khi chọn Stuart Craig, nhà thiết kế sản xuất tạo bối cảnh cho phim. Ông là đạo diễn hoàn hảo của 2 tập phim đầu. Chúng ta chịu ơn ông rất nhiều”.


Chris Columbus đã đạo diễn 2 tập Harry Potter và viên đá của thầy phù thủy (2001), Harry Potter và những căn phòng bí mật (2002). Tuy tạo được thành công bước đầu cho serie phim này, song đạo diễn Columbus thừa nhận ông đã gặp khó khăn khi chỉ đạo những đứa trẻ 10-11 tuổi rất ngây thơ và chưa hề có kinh nghiệm đóng phim. Khi làm tập phim đầu ông phải cắt rất nhiều. Trong 2 tuần đầu, Columbus luôn phải nhắc nhở các em tập trung diễn xuất và nhớ lời thoại. Tuy nhiên, các diễn viên trẻ học rất nhanh. “Sau khi hoàn thành 2 tập phim đầu, tôi thấy kỹ năng diễn xuất của bọn trẻ đã tiến bộ hơn rất nhiều và không còn liên tục phải hô cắt, cắt như dạo đầu” – đạo diễn Columbus cho hay.

Alfonso Cuaron

Là đạo diễn của Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban (2004), theo nhận định của nhà sản xuất Heyman thì Cuaron đã đưa tính hiện đại vào câu chuyện. Trước khi bấm máy quay, Cuaron đã chỉ đạo 3 diễn viên chính viết một bài tiểu luận về các nhân vật của họ. Sau đó, Radcliffe đã nộp cho ông 1 trang viết, Watson thì viết tới 10 trang, trong khi Grint thì không viết gì. Chưa kể đạo diễn còn thay đổi cách thức làm phim của nhà làm phim Columbus và kể câu chuyện theo quan điểm của Harry Potter. “2 tập phim đầu được dàn dựng theo kiểu đưa câu chuyện lên màn bạc, trong khi các câu chuyện đã trở nên phức tạp hơn nên đạo diễn Cuaron nhận thấy không thể làm phim theo cách cũ. Ông đã kể câu chuyện theo cách đen tối hơn và nhạy cảm hơn” - Heyman nói.


Mike Newell

Với tập phim Harry Potter và chiếc cốc lửa (2005), Mike Newell là đạo diễn Anh đầu tiên được giao làm phim. Ông đã gây tiếng vang với phim gay cấn Donnie Brasco và phim hài lãng mạn Bốn đám cưới và một đám ma. Nhưng nhà làm phim này đã khiến nhà sản xuất Heyman “dựng tóc gáy” khi nói ông sẽ dàn dựng phim thành một tác phẩm giải trí mang phong cách Bollywood.


Nhưng đạo diễn Newell đã đưa cả yếu tố giật gân và hài lãng mạn vào tập phim này. Song đối với ông thách thức lớn nhất là phải làm sao “cấy” được lòng tin của các nhân vật cho khán giả. “Tôi nghĩ điều khó nhất là làm thế nào để các nhân vật, đặc biệt là các nhân vật thiếu nhi, gần gũi với khán giả, để khi xem khán giả thấy đồng cảm với nhân vật. Nếu làm được như vậy thì bạn sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của người xem” - đạo diễn Newell khẳng định.

David Yates

Đạo diễn Yates là người đã chứng kiến sự trưởng thành của 3 ngôi sao trong phim khi ông đạo diễn các tập Harry Potter và mệnh lệnh phượng hoàng (2007), Harry Potter và hoàng tử lai (2009), Harry Potter và bảo bối tử thần 1 (2010), Harry Potter và bảo bối tử thần 2 (2011).


Khi nói về tập phim cuối cùng, Yates cho hay ông luôn muốn “đào sâu” vào thế giới nội tâm của nhân vật hơn là mô tả sự sắc sảo bên ngoài. Tôi muốn phim mãnh liệt về cảm xúc và giảm bớt tính đen tối. Đạo diễn Columbus là người đã phát hiện ra các diễn viên “nhí” và đã thành công khi tạo nên một thế giới vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, tôi muốn làm phim kịch tính hơn và khai thác sâu tâm lý của nhân vật hơn để đến tập phim cuối thì nó không còn là phim dành cho thiếu nhi nữa mà dành cho mọi lứa tuổi. Điều khó khăn nhất là giữ được tinh thần của câu chuyện để khi xem mọi người không thấy thất vọng và chán nản” – đạo diễn Yates nói.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Bác nào có thông tin lý do ko chiếu phim này ở VN hông?
 

nguyenma

Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

hê hê, mình vừa xem xong này các bạn, nói thiệt mình theo dõi cả 7 phần trước rồi, nhưng mình chỉ thấy chúng đều là những phim bình thường, ko có gì đặc sắc
nhưng quả thật đến phần cuối này thì mình côgn nhận nó là 1 phim tốt, dù những ai ko đọc truyện hoặc xem hết cả 7 phần trước sẽ chẳng hiểu cái quái gì đang diễn ra =))
cả phim phần lớn là oánh nhau, kĩ xảo ba láp :D đã mắt lắm các bác ạ :D ngoài ra, có những đoạn khi mà các nhân vật hi sinh, hoặc khi kí ức của snape đc hôi tưởng, mình thấy cũng rất xúc động :D
cơ mà nói là tốt thôi chứ phim này cũng khó mà xếp là hàng đỉnh cao được hê hê :)) em cho nó 8/10 điểm :D ít ra ko có nhạt như trước hê hê :))
 

webrom

New Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

"Mike Newell dựng phim thành một tác phẩm giải trí mang phong cách Bollywood ", Thằng đầu đất này ko sợ chết, lo khoe bản thân với thiên hạ mà ko biết cách làm có phù hợp => ĐD cùi
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Transformers 3 và HP 7.2, hai bộ phim đình đám ra mắt chỉ cách nhau 2 tuần, nên thật khó tránh khỏi sự so sánh. Tuy nhiên điều này quả thật là thiếu công bằng cho cả hai. Lý do rất đơn giản, bạn không thể yêu cầu một cô gái điếm đàng như Paris Hilton lại có thể phát tiết được phong cách lịch lãm và có giáo dục như công nương Kate Middleton, dù chỉ là trong một giây! Ngược lại cũng không thể yêu cầu Kate Middleton biết hút chích đập phá thổi kèn giỏi như Paris Hilton.

Thế nhưng Daniel bất giác vẫn có sự so sánh giữa hai bộ phim, mà tiêu chí khả dĩ nhất có thể lựa chọn, cũng chính là ưu điểm lớn nhất và duy nhất của Transformers, cách vận dụng kỹ xảo trong phim. Vậy nên Daniel sẽ review HP 7.2 dựa trên tiêu chí xuyên suốt này, trong tương quan với Transformers 3.

Trải qua 10 năm với 8 tập phim, có thể nhận định tập cuối cùng này chính là tập phim thành công nhất, xuất sắc nhất, hoành tráng nhất, và (bởi vì) bám sát tác phẩm văn học nhất. Khán giả mãn nhãn với một Hogwarts cổ kính huyền bí chìm trong cháy nổ rực lửa và hoang tàn đổ nát sau các trận chiến sinh tử.

Về mặt nội dung của truyện có lẽ chúng ta sẽ chẳng còn gì để bất ngờ, Trong khuôn khổ của box này cũng không ngăn cản việc tiết lộ nội dung. Nhưng Daniel sẽ viết có kiểm soát để không quá đi sâu vào những chi tiết sáng tạo của đạo diễn trong cách thể hiện trên phim. Vỉ vậy đoạn sau sẽ chỉ mang tính chất gợi, nhưng không mở.

Khác với TF3, vốn mang phong cách lạm dụng kỹ xảo tối đa vào các màn cháy nổ tưng bừng, đánh đấm đập phá hủy hoại mọi thứ nhà cửa xe cộ tràn lan vô tội vạ trong tầm bán kính hành động của mỗi nhân vật, bất kể kỹ xảo đó có cần thiết không, bất kể hành động đó có tham gia vào diễn biến chiến thuật và chiến lược của các bên hay không;

Ngược lại HP 7.2 vận dụng kỹ xảo rất tinh tế và biết cách tiết chế. Có những phân cảnh nhìn thoáng qua tưởng như là một cảnh phim bình thường, thế nhưng chỉ tích tắc sau đó kỹ xảo được phát huy khiến người xem phải à lên thú vị khi phát hiện ra.

Giống như một bản giao hưởng, kỹ xảo trong HP 7.2 muốn hoành tráng có hoành tráng chấn động cả thiên địa, muốn sáng tạo có sáng tạo đến bất ngờ kinh ngạc, muốn dịu dàng có dịu dàng như mật ngọt sóng sánh, muốn huy hoàng có huy hoàng đến bay bổng lâng lâng…

Hoành tráng, đó chính là những cuộc đối đầu tập thể giữa hai phe Potter – Voldermort, cũng như đỉnh điểm là hai cuộc đấu súng trước sau giữa hai nhân vật chính tà không đội trời chung này. Thêm vào đó, một cuộc đấu ngắn giữa bà GS McGonagall và hiệu trưởng Severus Snape cũng được thể hiện rất sướng mắt sướng lòng.

Sáng tạo, đó chính là cách thể hiện việc bà GS McGonagall cùng đồng sự tiến hành yếm bùa bảo vệ toàn bộ trường Hogwarts, cũng như cách thể hiện miền tâm tưởng sáng lòa của Harry Potter trong lần gặp lại hiệu trưởng Dumberdore.

Dịu dàng là khi quá khứ của cụ Dumberdore được mở ra, với niềm day dứt khôn nguôi của ông về người em gái mà hình ảnh động còn lưu lại trong bức tranh lớn trên tường nhà của Aberforth Dumbledore; là khi Harry lấy ra chậu tưởng ký nhè nhẹ xoay lững lờ giữa phòng để truy cập vào bí mật cuộc đời của người mà cậu (đã từng) căm ghét và khinh bỉ nhất, cũng chính từ đó cậu sẽ biết được kết cục bi thảm sẽ phải đến cho chính mình không lâu sau đó; là khi Harry mở quả cầu vàng tí hon Golden Snitch “I open at the close” để nhìn thấy những gì mà cậu khao khát được thấy nhất trong cuộc đời, để tiếp thêm sức mạnh và lòng quyết tâm cho cuộc đấu tranh không cân sức với vị Chúa tể của Bóng tối.

Huy hoàng là khi các nhân vật của chúng ta lần lượt từng bước một, từng người một, tham gia vào việc tiêu diệt các Trường sinh linh giá, để rồi trong trận quyết đấu sau cùng, khi mà Voldermort chỉ còn lại duy nhất một mảnh linh hồn của chính hắn, Harry đã có cuộc đối đầu sòng phẳng nhất, như một chiến binh thực thụ, một chọi một đường hoàng kết liễu một huyền thoại.

Huy hoàng cũng là khi Ron Wesley chứng kiến Hermione nắm chặt hai tay cắm sâu chiếc nanh tử xà vào chiếc cúp Hufflepuff, trường sinh linh giá thứ tư bị hủy diệt, cơn tam bành của Voldermort nổi dậy như triều dâng nhấn chìm hai bạn trẻ. Sau nỗi kinh hoàng là niềm vui sống sót bên nhau, chuyện gì đến sẽ đến, đó là một hình ảnh đẹp lãng mạn bay bổng lâng lâng nghẹn ngào, thật tương phản với căn hầm lạnh giá ẩm ướt đầy chết chóc. Emma Watson luôn luôn đáng yêu, dù là một bé gái xinh xắn ở tập 1 hay là một thiếu nữ thẹn thùng đầu tập 4. Đến tập này thì vẻ đẹp thanh xuân dường như đã phát lộ hoàn hảo, hứa hẹn một con đường sự nghiệp thênh thang phía trước.

Sau đó Harry cũng có được cảm xúc tương tự như vậy cùng Ginny Wesley. Trước đây Daniel từng cho rằng không thích hợp chút nào khi bà Rowling lại tác hợp cho hai cặp đôi này, thay vì là đôi trai đẹp gái tài Harry – Hermione. Thế nhưng đến tập này, Daniel phải thừa nhận rằng bà Rowling có lý, hoặc cũng có thể đạo diễn David Yates đã xây dựng rất tốt bối cảnh thích hợp cho các nhân vật này phát huy tính cách. Trong tập cuối này nhiều lần Harry – Hermione đã tương trợ cho nhau, và ôm nhau, ngay trước mặt của Ron Wesley. Thế nhưng không hề gì, vì đó là đề cử cho hình ảnh của một tình bạn khác giới đẹp lung linh hàng đầu trên màn bạc trước nay. Tình bạn và tình yêu, đã được J.K.Rowling / David Yates thu xếp vẹn cả đôi đường một cách đầy thuyết phục cho các nhân vật của chúng ta.

Một hình ảnh xúc động khác trong phim là khi Harry được gặp lại cha mẹ ruột James / Lily Potter cũng như người cha đỡ đầu mà cậu hằng yêu mến Sirius Black. Cậu hỏi (đại ý): “Làm thế nào bố mẹ lại đến được nơi này?” Và mẹ cậu trả lời “We never left”. Chúng ta chưa bao giờ rời bỏ con. Sirius chỉ ngón tay vào ngực Harry, chúng ta vẫn ở đây, bên cạnh con, cho đến cùng trong cuộc chiến đấu này.

Nhân vật Neville Longbottom trong tập này cũng được xây dựng với phong thái đĩnh đạc đường hoàng, rất phù hợp với vai trò của cậu ở nút thắt cuối phim khi vung cao thanh gươm Gryfindor chém đứt đầu Nagini; cũng như thuyết phục khán giả đối với vị trí mà bà Rowling đã dành tặng cho cậu trong tương lai, hiệu trưởng trường pháp thuật Hogwarts.

Tất cả các nhân vật lớn nhỏ hầu như đều được luân phiên trở lại trên màn ảnh, không chỉ một lần mà nhiều lần qua các bối cảnh khác nhau, với phục trang đặc trưng và nét tính cách riêng có của họ, như là lời chia tay sau cùng đến khán giả bốn phương.

Chưa bao giờ trong cả 7 tập phim trước đó, các trận chiến được miêu tả đẹp mắt và chấn động đến thế. Nếu như trong phần đánh giá các đạo diễn ở đây http://www.hdvietnam.com/diendan/10...-boi-tu-than-phan-2-2011-a-3.html#post1812648 Daniel chỉ chấm David Yates 7/10, thì sau khi chỉ vừa mới xem nửa đầu của tập cuối này, ông đã lấy đủ 9 điểm cho riêng tập cuối. Ánh sáng trong phần này cũng được cải thiện hơn rất nhiền so với khung cảnh u tối toàn diện ở HP 7.1.

Mỗi tác phẩm lớn luôn có những câu nói để lại dư ba. Các bạn liệu có còn nhớ, trong Gone with the Wind, trong Love Story, trong Godfather? Tác phẩm HP này cũng có một câu tương tự như vậy. Tuy nhiên đạo diễn đã chọn kết phim bằng câu nói vinh danh một trong các nhân vật thiệt thòi nhất của HP, người giáo sư hắc ám, vị hiệu trưởng đoản thọ, Severus Snape. Trước đó khi mô tả cảnh ông bị con rắn Nagini hành quyết, đạo diễn cũng chọn một cách thể hiện rất tế nhị, vừa đủ cho khán giả hình dung được sự khốc liệt mà ông phải chịu đựng, nhưng cũng lại thể hiện được sự trân trọng đối với cái chết của người anh hùng thầm lặng.

Bây giờ thì đã thực sự chia tay với Harry Potter! Chỉ tiếc phần credits thường quá, không đầu tư đẹp mắt như các phần trước. Biết bao lâu nữa mới có một sự kiện xuất bản như Harry Potter được lặp lại. Hôm qua Daniel vừa được xem Source Code, bộ phim với một kịch bản siêu cấp sáng tạo đầy nhân bản. Cuộc đời mỗi chúng ta giống như một đoàn tàu, thực sự đã đi qua hết các ga tuổi thơ, sân ga 9¾, và tám sân ga HP 1-2-3-4-5-6-7. Ga nào tiếp theo sẽ đến? Với Daniel sẽ là ga The Hobbit. Ha ha!
 

oldfriend

Moderator
nếu trên HDVietNam có phần cuối Harry sẽ là siêu phẩm để anh em thay nhau kéo về ^^... vẫn tiếc vì nó ko chiếu ở VIệt Nam
 

lightstar1326

New Member
Ðề: Re: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011

chán vật, ko được xem 3D T_T
 
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Phim khá là được. Nhưng mình hơi thất vọng ở 2 đoạn: Lupin cùng vợ và Fred Weasley chết và cảnh bà Weasly giết Bellatrix. Ko thể hiện hết được.
 

phuocgia

Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

đọc review của mấy bác thấy mà ham, giá mà mấy cụm rạp làm ăn đàng hoàng thì bà con đã có phim để xem rồi
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

đọc review của mấy bác thấy mà ham, giá mà mấy cụm rạp làm ăn đàng hoàng thì bà con đã có phim để xem rồi

Cụ thể là sao hả bác? Dẫn chứng đi bác ơi!
 

my_name_is_nak

New Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Hitler: Tao đọc HP từ khi chưa biết chữ :))
[video=youtube;Bpnol8nqSFw]http://www.youtube.com/watch?v=Bpnol8nqSFw&feature=player_embedded[/video]
 

hoabantrang

Well-Known Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

đọc review của mấy bác thấy mà ham, giá mà mấy cụm rạp làm ăn đàng hoàng thì bà con đã có phim để xem rồi

Cái này em nghe nói còn liên quan đến cả mấy nước ở Đông Nam Á nữa cơ, không chỉ riêng VN mình đâu.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

VN + Trung Quốc thui à. Mấy nước ASEAN ok!
 
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

^ Indo cũng bị dính kìa ;)) .
 

yeu855

New Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Phần 1 nhạt như nước ốc, xem xong rồi thất vọng quá. Hy vọng phần 2 khá hơn.

Bác chém vừa chứ, cứ như bác là đạo diễn thiên tài ý !??. Chém gió.
 

davy_hdw

Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Phim khá là được. Nhưng mình hơi thất vọng ở 2 đoạn: Lupin cùng vợ và Fred Weasley chết và cảnh bà Weasly giết Bellatrix. Ko thể hiện hết được.
Em giống bác này, cảnh Fred chết là một cảnh vô cùng đáng nhớ trong truyện mà đem vô có mỗi cái cảnh nhà Weasley ôm nhau khóc :(
Điểm em thích nhất trong tập này là đoạn những kí ức của thầy Snape để lại cho Harry, coi thật xúc động
 

huanpham

Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Hitler: Tao đọc HP từ khi chưa biết chữ :))
[video=youtube;Bpnol8nqSFw]http://www.youtube.com/watch?v=Bpnol8nqSFw&feature=player_embedded[/video]

Bác nào làm phụ đề cái clip này quả là có tài, hài thật!
 

huanpham

Member
Ðề: Harry Potter and the Deathly Hallows: Part 2 (Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần: Phần 2) (2011)

Hitler: Tao đọc HP từ khi chưa biết chữ :))
[video=youtube;Bpnol8nqSFw]http://www.youtube.com/watch?v=Bpnol8nqSFw&feature=player_embedded[/video]

Bác nào làm phụ đề cái clip này quả là có tài, hài thật!
 
Bên trên