HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?


165122-albums41816-picture99857.jpg

Trong vài năm gần đây, chuẩn kết nối HDMI đã trở nên rất phổ biến. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp được chuẩn kết nối này bất cứ đâu, từ TV, set-top box, đầu Blu-ray, A/V receiver, máy chơi game, máy quay, máy ảnh kỹ thuật số đến những chiếc smartphone. Không một thiết bị hiện đại nào có thể thiếu giao diện kết nối HDMI để có thể dễ dàng kết nối với nhau.

Tuy nhiên, sự nổi trội của HDMI có thể đã làm bạn quên một chuẩn kết nối A/V khác đó là: DisplayPort. Bạn có thể nhìn thấy nó trong nhiều sản phẩm mới đây, một trong những đầu ra của card màn hình cũng như trong các máy tính xách tay dành cho người dùng văn phòng.

Cả HDMI và DisplayPort đều có khả năng truyền tải tín hiệu video kỹ thuật số có độ nét cao cũng như tín hiệu âm thanh đến các thiết bị hiển thị và loa. Vậy thì sự khác biệt là gì? Giao diện hiển thị tuyệt vời hơn hay linh hoạt hơn? Trong bài viết này, bạn sẽ biết được cổng giao tiếp nào tối ưu hơn.

HDMI, DisplayPort là gì?

Các đặc tính kỹ thuật của chuẩn kết nối HDMI (High Definition Multimedia Interface) đã được định nghĩa và sử dụng các đây hơn 16 năm bởi các công ty điện tử khổng lồ như: Hitachi, Panasonic, Philips, Silicon Image, Sony và Toshiba. Hiện nay thì công ty HDMI Licensing, LLC, một công ty con của Silicon Image đã giành được quyền sở hữu bản quyền. Các nhà sản xuất phải trả tiền cho công ty này để cổng HDMI có thể xuất hiện trên sản phẩm của họ.

Cổng DisplayPort đã được phát triển và kiểm soát bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (VESA), hiệp hội các nhà sản xuất lớn từ AMD đến tập đoàn ZIPS. DisplayPort được ra mắt vào năm 2006 nhằm thay thế cho chuẩn VGA (Video Graphics Array, một giao diện tương tự được giới thiệu lần đầu vào năm 1987) và DVI (Digital Video Interface, được giới thiệu vào năm 1999). DisplayPort thì miễn phí cho các nhà sản xuất, họ không phải trả một xu bản quyền nào cả.

Một điều thú vị là trong các công ty sáng tạo ra cổng HDMI thì chỉ có Hitachi và Philips không phải là thành viên của VESA.

Đầu kết nối

hdmi_plugs-100028824-large.jpg


Đầu kết nối của chuẩn HDMI có 19 chân và thường được thấy ở ba kích thước: loại A (tiêu chuẩn), loại C (mini) và loại D (micro). Trong ba loại trên thì loại A là phổ biến nhất. Còn một loại nữa là loại E, thường được sử dụng trên ô tô. Hầu hết các đầu nối HDMI sử dụng lực ma sát để giữ chúng dính với nhau, nhưng một có một số nhà cung cấp đã phát triển khoá từ độc quyền để giữ 2 đầu dính với nhau.

DisplayPort thì có 20 chân và có 2 loại kích thước là: DisplayPort và Mini DisplayPort (bạn có thể tìm thấy ở tablet Surface Pro của Microsoft). Bạn có thể dễ dàng nhận thấy khoá cơ học ở DisplayPort để giữ chúng không bị ngắt giữa chừng.

Các loại cáp

Các chuẩn cáp được sử dụng trong chuẩn HDMI đều mới được hoàn thành trong năm 2010. Nhiều loại cáp trước đó được sử dụng nhưng không có ai chứng nhận rằng chúng đủ tin cậy để sử dụng. Dưới đây là thông tin chi tiết về cáp HDMI:


  • [*=1]Cáp HDMI tiêu chuẩn: cung cấp đủ băng thông cho video có độ phân giải 720p và 1080i.
    [*=1]Cáp HDMI tiêu chuẩn với Ethernet: có cùng băng thông với loại trên nhưng còn hỗ trợ ethernet tốc độ 100 mbps.
    [*=1]Cáp HDMI tốc độ cao: cung cấp băng thông lớn hơn và có thể truyền tải video có độ phân giải 1080p hoặc cao hơn (lên đến 4096*2160, tốc độ refresh chỉ có 24Hz). Loại cáp này cũng có khả năng truyền tải các video 3D.
    [*=1]Cáp HDMI tốc độ cao với Ethernet: cũng có khả năng như loại trên cùng với việc hỗ trợ thêm ethernet 100 mbps.
hdmi_cable_label-100028363-large.jpg

Cả 4 loại cáp HDMI đều có một tính năng được gọi là Audio Return Chanel (ARC) có thể truyền tải âm thanh từ TV tuner của HDTV đến AV receiver của bạn.

Chiều dài tối đa của cáp HDMI cũng như vật liệu tạo nên cáp HDMI cũng không được xác định rõ. Dây đồng là vật liệu phổ biến nhất, nhưng tín hiệu HDMI cũng có thể chạy trên cáp CAT 5 hay CAT 6 (chiều dài lên đến 164 feet), hoặc trên cáp coaxial (lên đến 300 feet), hoặc sợi quang (328 feet), theo HDMI Licensing LLC.

Cáp HDMI "chủ động" (Active) có tích hợp mạch điện tử để khuếch đại tín hiệu. Cáp chủ động có thể dài hơn và mỏng hơn cáp thụ động (passive).

Còn cáp DisplayPort đơn giản hơn nhiều, nó chỉ có một loại duy nhất. Phiên bản hiện tại, DisplayPort 1.2 cung cấp đủ băng thông để truyền tải video có độ phân giải lên đến 3840*2160 pixel với tốc độ refresh lên đến 60 Hz và nó hỗ trợ tất cả các định dạng video 3D phổ biến hiện nay. DisplayPort cũng có thể truyền tải tín hiệu âm thanh đa kênh. Tuy nhiên, nó lại không có khả năng hỗ trợ Ethernet và tính năng ARC.

Với một bộ chuyển đổi đơn giản, bạn có thể kết nối cổng DisplayPort với màn hình hiển thị VGA (rất hữu ích khi bạn kết nối máy tính xách tay với một chiếc máy chiếu "cổ"). Ngoài ra, cũng có adapter chuyển đổi tín hiệu từ DisplayPort sang DVI hoặc HDMI. Tuy nhiên, cáp DisplayPort thì không được dài lắm (nếu bạn muốn truyền dữ liệu với tốc độ cao thì bạn chỉ có 6,5 feet thôi, còn nếu muốn dài thì bạn phải hạ thấp chất lượng của video cũng như audio).

displayport_cables_1160-100028851-large.jpg


Một sợi cáp DisplayPort bằng động chủ động được tích hợp mạch khuếch đại thì có thể truyền tải video có độ phân giải 2560*1600 và có độ dài lên đến 65 feet. Và cáp quang có thể có độ dài lên đến hàng trăm feet.

Video và âm thanh

HDMI chỉ có thể xử lý một dòng video và audio duy nhất, vì vậy nó chỉ có khả năng truyền tải tín hiệu lên một màn hình tại một thời điểm. Điều này không có gì là to tát nếu bạn chỉ sử dụng một màn hình hiển thị, nhưng hiện nay, việc sử dụng nhiều màn hình cùng lúc khá phổ biến thì đây là điểm yếu chết người của HDMI.

Còn cổng DisplayPort có thể truyền tải tín hiệu lên 4 màn hình có độ phân giải 1920*1200 cho mỗi cổng hoặc 2 màn hình 2560*1600, mỗi màn hình sẽ nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh riêng biệt.

Vậy cái nào "ngon" hơn?

HDMI được thiết kế chủ yếu dành cho các thiết bị gia đình như: đầu Blu-ray, TV, máy chiếu... Trong khi đó VESA thiết kế DisplayPort nhằm hỗ trợ việc hiển thị đa màn hình, do đó nó chỉ bổ sung chứ không phải thay thế cho HDMI.

Thật không may là nhiều nhà sản xuất máy tính, đặc biệt là các nhà sản xuất laptop và máy tính AIO, dường như nghĩ rằng chỉ cần cổng HDMI là đủ. Vì vậy những người tiêu dùng (doanh nghiệp) khá thất vọng.

Như vậy, nếu bạn là người tiêu dùng cá nhân thì không việc gì phải đắn đo. Nhưng nếu bạn là doanh nhân thì có lẽ nên lo lắng về sự hùng mạnh của HDMI cùng với việc quên lãng DisplayPort của các nhà sản xuất máy tính.

Theo PCWorld
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hai Scm

Active Member
Bổ sung một ít thông tin về HDMI 2.0
trích từ nguồn HDMI - Wikipedia, the free encyclopedia

Vào ngày 8/1/2013, HDMI Licensing, LLC thông báo phiên bản tiêp theo của HDMI đang được 83 thành viên của Diễn đàn HDMI (HDMI Forum) xây dựng và họ kỳ vọng phiên bản này sẽ được công bố trong nửa đầu năm 2013

Theo các cuộc họp của HDMI Forum, họ kỳ vọng HDMI 2.0 sẽ tăng băng thông tối đa TMDS cho mỗi kênh từ 3.4 Gbit/s lên 6 Gbit/s tức tổng băng thông TMDS tối đa đạt 18 Gbit/s. Băng thông mới cho phép HDMI 2.0 đáp ứng được độ phân giải 4K resolution ở tốc độ 60 khung hình/giây


Other features that are expected for HDMI 2.0 include support for 4:2:0 chroma subsampling, support for 25 fps 3D formats, improved 3D capability, support for more than 8 channels of audio, support for the HE-AAC and DRA audio standards, dynamic auto lip-sync, and additional CEC functions. The Sony PlayStation 4 will utilize this standard.
 

soildsnake

Active Member
Ðề: HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?

Thời đại nào cứ đú theo cái phát triển nhất của thời đó là yên tâm :D
 
Ðề: HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?

đúng rồi cứ nố lực phát triển mạnh đi......... nát hết cả đầu cũng ko sao....... để mọi người có nhiều lựa chọn khi cần dùng.
 
Ðề: HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?

Display port đã được pioneer đưa vào các dòng plasma cao cấp từ năm 2002 và là dòng TV duy nhất tích hợp DP.
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Khi màn hình TV 4K trở nên phổ biến, nhất thiết HDMI phải nâng cấp lên 1 version mới, bằng không Display Port sẽ là kẻ thế chân.
 

Phablet

Active Member
Tui có câu hỏi nhỏ ở đây.
Cáp HDMI với Ethernet nghĩa là sao? Tức là níu xài cọng HDMI này thì kết nối internet khỏi cần cáp mạng CAT5e, CAT6,...?
 

caothudeche

Moderator
Ðề: HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?


Như vậy, nếu bạn là người tiêu dùng cá nhân thì không việc gì phải đắn đo. Nhưng nếu bạn là doanh nhân thì có lẽ nên lo lắng về sự hùng mạnh của HDMI cùng với việc quên lãng DisplayPort của các nhà sản xuất máy tính.​

Em đắn đo lắm chứ bác chủ. Nhưng đắn đo không thì làm được gì. Chuẩn HDMI hiện tại đâu có chơi được The hobbit. Trong khi em đâu đủ đô để chạy theo sự phát triển của công nghê. Cả TV, A/V receiver hiện tại đều toàn HDMI 1.4. Em phải xem phim 24h/s dài dài rồi.​
 

titmit090729

New Member
đắn đo cũng chẳng đc. cái nào thông dụng và đáp ứng đủ nhu cầu cá nhân mình thì dùng
 

ducvuong25

Active Member
Ðề: HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?

HDMI với display port chất lượng tương đương, display port ko truyên tải audio, HDMI phổ biến hơn ở các thiết bị đầu cuối!
 

Hai Scm

Active Member
Re: Ðề: HDMI vs. DisplayPort: Cái nào "ngon" hơn?

HDMI với display port chất lượng tương đương, display port ko truyên tải audio, HDMI phổ biến hơn ở các thiết bị đầu cuối!


Có truye62u tín hiện audio chứ bác đây nè: không trang bị tiêu chuẩn nhưng có thể truyền tải 1-8 kênh âm thanh, 16 hoặc 24-bit linear PCM, tỷ lệ lấy mẫu 32 to 192 KHz sampling rate; maximum bitrate 49,152 kbit/s (6MB/s)

http://en.wikipedia.org/wiki/DisplayPort
 
Bên trên