"Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

nguyen8

New Member
Bài này em copy bên Hihihehe và không hiểu câu khách hay sao mà được làm luôn 1 cái top banner, có 1 cậu đánh thẳng vào nền giáo dục VN hiện nay, em thấy cũng có phần đúng...


Học để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn cho nền giáo dục của nước ta hiện nay. Tôi là một người ở thế hệ 9x. Cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối với tương lai của đất nước.

Chúng tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12 mọi chuyện trở nên khác đi, khi trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy nghĩ. Tôi tự hỏi: “ Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống!”. Hàng ngày phải đối mặt với những môn học quá nhiều kiến thức, quá nhiều thứ cần phải học.

Ở trường, thầy cô bảo phải học…học… và phải học hết sức “để mà thi” rồi lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học… học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”. Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa những tính toán thật sự cao cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không? Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ.

Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không? Tôi lấy một ví dụ tôi thích học công nghệ thông tin thế thì môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng ngay từ những năm phổ thông để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học thật nặng nề đây? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến những điều cơ bản nhất.

Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ, lãnh đạo, công an,…. Hiện nay nếu bạn hỏi họ về những kiến thức mà họ từng học họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đồi với họ những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì họ mới nhớ mãi được. Tương tự tôi có một vài người bạn học ĐH nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ thông họ cũng chẳng nhớ được quá 50%(trừ trường hợp làm gia sư) mặc dù mới học đây.

Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi ở trường. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi

Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không mặc dù không phải là chuyên môn mình thích.

Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! thế tôi hỏi bạn bạn sẽ nhớ được bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.

Hãy thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa không, Kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia

Các chú các bác làm giáo dục của ta chỉ toàn ngồi trên cao, chỉ toàn biết có học cao siêu những mớ lý thuyết dày cui và họ tưởng rằng ai cũng như họ cũng có điều kiện và yêu thích "học" một cách say mê như thế. Xin thưa chúng tôi chẳng cần điều đó, chúng tôi đang sống trong thực tại chứ khong phải sống trong cái thế giới của sách vở. Có lẽ các cô các chú toàn có điều kiện học cao nên chẳng hề biết tới cái hiện thực cuộc sống là thế nào. Chỉ ngồi trên thì làm sao biết người khác cần gì? Chúng tôi chỉ cần học là để dùng trong cuộc sống.

Tôi nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng ngày xưa khi thầy gặp một người Hoa và nói là học ĐH. Người Hoa đó nói với thầy rằng: "Học ĐH à? Học Đh cũng chỉ để làm mướn mà thôi" Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phủ phàng là ta chẳng bằng ai.

Nhiều người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ khác. Anh "học" giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi "học" không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng. Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống. Còn anh chỉ học giỏi lý thuyết thôi.

Anh học giỏi được bằng tiến sĩ và thạc sĩ, tiến sĩ thạc sĩ cơ đấy, anh xem thường những người học không cao anh chửi họ ngu dốt, thế nhưng thế thì sao tôi tuy chỉ tốt nghiệp cấp 3 nhưng tôi có thể lãnh đạo hàng chục cái đầu thạc sĩ như các anh.Vậy tôi thử hỏi ai ngu dốt?

Hãy suy nghĩ thật kĩ những gì tôi nói và xin hãy chia sẽ một cách chân thành đừng bao giờ đọc cho qua rồi phán đại một câu nào đó là vì sao tôi lại hỏi như thế

Và chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì? Nên cái môn giáo dục công dân chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta đang dạy một thế hệ đạo đức của đất nước bằng cách đọc chép đây. Và thế rồi khi có những suy đồi đạo đức thì đổ lỗi cho yếu tố khách quan như gameonline chẳng hạn. Chúng ta bảo rằng gameonline gây hại! Thế à tôi thì thấy một khía cạnh khác nó tốt đấy chứ vì nó đang phản ánh đúng thực tế tình trạng đạo đức của xã hội.

Nhà làm game thực tế có thể ngăn chặn cách chơi quá nhiều rất hiệu quả nhưng họ bỏ không làm vì tiền. Bộ quản lí không chặt vì họ than khó nhưng thực tế để chặn cái tình trạng này dễ như trở bàn tay. Chỉ vì Tiền cả thôi. Ôi đất nước tanhiều "nhân tài" quá.

Chỉ cần một khu vực phường xã chẳng hạn. lập ra một nhóm khoảng 2-3 người đi kiểm tra về việc chơi game ở từng quán net và chỉ lo chuyện này thôi. và trả lương( chuyện này quá đơn giản có thể vận động các bậc cha mẹ trong khu vực góp tiền để phụ quản lí con em họ thì chả có gì khó mỗi người góp 5000Đ/tháng là tui đủ trả lương xứng đáng cho nhóm này rồi). Thì không khó tí nào nhỉ. Nhưng vấn đề là có lập ra thì cũng bị đút lót nên mình mới nói là nhà quản lí có thể thắt được nhưng họ sẽ chẳng làm vì vần đề tiền bạc và đạo đức họ đã bị thoái hóa.


Có một sự thật là ai cũng đòi hỏi chúng tôi phải giỏi hơn người trong khi người lớn các vị lại cho chúng tôi thấy những sự thật phủ phàng về lồi sống đạo đức giả! Như về việc Hiệu trưởng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mua dâm học sinh gần đây. Cái đạo đức mà các vị đang dạy chúng tôi là cái quái gì
Tôi đã từng và đang gửi tiếp bài viết cảm nhận này lên báo tuổi trẻ và tôi đang mong chờ một cuộc nói chuyện thật thằng thắn về cái vần đề của cả thế hệ chúng tôi.

Còn nữa đây :

À mình đã từng nghĩ đến việc dùng những từ ngữ nhẹ nhàng hơn. Nhưng làm sao có thể nhẹ nhàng được đây bạn? Người ta nói tiếng Việt mình rất phong phú vì nó thể hiện được chính xác cảm xúc của con người. Nếu như mình dùng từ nhẹ hơn thì sẽ chẳng bao giờ thể hiện được cái vấn đề rất nóng này. Người Việt Nam ta rất hay dùng từ hoa mỹ, có thể để tránh để nhẹ bớt nhưng riêng tôi lại không đồng ý như thế. Chính bởi vì cứ tránh cứ né cái sự thật ngại nói về sự việc bằng việc dùng chính xác từ ngữ để gọi nó nên chẳng bao giờ giải quyết được vấn đề. Nói thẳng ra là chúng ta sống với một lớp ngoài giả tạo quá nhiều.


Vấn đề lớn nhất mà chúng ta gặp phải hiện nay chính là giáo dục đạo đức và lối sống. Tôi xin nói thẳng là ở trường học ngoài việc nhồi kiến thức ra, thì rất ít và thậm chí là không có một cái gì gọi là dạy đạo đức cả. Các chú các bác luôn bảo rằng những vấn đề tệ nạn trong xã hội là do yếu tố khách quan, không được giáo dục tốt. Hay thật giáo dục ở đâu khi mà môn giáo dục công dân chỉ có một tiết học như một học sinh cấp 1. Thầy đọc trò chép nào là sống phải liêm khiết, lương thiện. À sách viết thì hay lắm nhưng có bao giờ chúng tôi thấy thực tế là như thế. Chúng tôi luôn được dạy là cảnh sát thì phải liêm chính, bác sĩ thì phải có y đức. Thế à? Tôi gặp và hỏi 10 người rằng anh có bị cảnh sát giao thông phạt bao giờ chưa? Và họ trả lời có, nhưng khi tôi hỏi có đưa biên bản rồi đi đóng tiền không? À 9 người nói không và họ sẽ phải đưa theo tùy mức giá kinh tế thị trường mà CSGT đưa ra. Chà Công an thì phải liêm chính. Hàng tháng các số báo đều đăng tin tham nhũng, lách luật, chạy án, hối lộ đầy ra mà toàn là những vị lãnh đạo ấy chứ. Tôi tự hỏi học cao để làm gì khi mà cái đạo đức không bằng một thằng 19 tuổi như tôi? (Vì tôi phải nói là được gào dục tốt từ gia đình. Đó chính là nguồn gốc của đạo đức con người.)


Chính các vị những người luôn cho rằng hiểu biết nhiều đã khiến cho lớp trẻ chúng tôi có một cái suy nghĩ là phải sống lừa lộc, dối trá và Tiền là trên hết thì mới mong tồn tại. Cái mục đích học mà các vị đưa ra chung quy cũng chỉ có thế. Học vì danh vì lợi. Chúng ta luôn hô hào phải trở thành công dân có ích cho nước nhà. Nhưng có mấy người làm được như thế, họ chỉ biết làm kiếm nhiều tiền và mưu cầu danh lợi. Một lối sống sai lầm. Có thể bạn nói là dân không giàu thì làm sao nước mạnh. Suy nghĩ như thế là lệch lạc ý của câu nói. nếu dân cứ giữ cái riêng của dân thì nước chẳng bao giờ mạnh.

Như việc tôi đọc báo hàng ngày, ngày nào cũng có tin mới và một tháng ít nhất cũng 3-4 tin giật gân và nóng. Ồ nóng thì nóng thật nhưng tôi ngẫm kĩ thấy tức cười quá thể. Đúng là khi có những bài báo “nóng” như thế người ta đều tham gia hảo luận rất nhiệt tình, xoáy rất sâu nhưng tất cả rồi cũng chìm xuống. Người Việt mình tuy không muốn nói nhưng có tính là “ăn theo”. Có thể những gì họ thấy trong báo đã có từ trước nhưng phải đợi báo chí phanh ra người ta mới tham gia tán hươu tán vượn. Thế rồi được cái gì rồi cũng chìm mà thôi chẳng có gì giải quyết được dứt khoát.

Vì thế khi viết bài này tôi đã suy nghĩ rất lâu. Rằng tôi không những muốn nó được bàn luận nghiêm túc và đăng báo, mà còn phải giải quyết triệt để chứ không để cho chìm xuống. Tôi không muốn cái thế hệ đàn em của mình phải sống thiếu kinh nghiệm và vùi đầu vào lý thuyết. Tôi muốn yêu cầu một cuộc chất vấn trực tiếp giữa các người làm giáo dục ngồi trên cao với chúng tôi. Và đó phải là một buổi chất vấn được phát sóng trên tivi để tất cả các bậc người lớn phải nhìn nhận lại cái hướng đi của con em mình. Chúng ta sống trong một cái xã hội dân chủ thì tại sao những người phải đối mặt và hiểu biết những gì mình cần lại không được tham gia xây dựng nền giáo dục. Trong khi những người luôn cho mình hiểu biết nhiều thì nói trắng ra là chẳng hiểu gì cả.

Tôi biết nếu chỉ cá nhân tôi thì không thay đổi được gì cả. Nhưng tôi muốn các bạn khi đọc bài viết của tôi hãy suy nghĩ và mạnh dạn bày tỏ để đòi lấy sự công bằng cho mình. Tôi không muốn hàng năm Nền giáo dục việt nam của chúng ta lại gián tiếp khiến một số người phải chết. Tôi đang nói thẳng, nói thật suy nghĩ của mình.

Và tôi mong rằng nếu một ai đó đang học để thành một lãnh đạo của đất nước thì xin hãy nhớ những gì tôi nói ngày hôm nay mà cải thiện lại cái gốc của con người tức là giáo dục đạo đức và lối sống.

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói

________________

Và chủ topic này sẵn sàng "chấp vấn" mọi ý kiến phải. Xem thêm tại đây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hdbladies

Banned
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Thật sự ra thì cũng không sai lắm đâu, hầu hết mấy người làm cán bộ mấy người có bằng cấp ? Mấy người học giỏi, nhưng họ vẫn làm cao ...
Nhiều người có cả bằng Đại Học nhưng rồi cũng chẳng làm được gì !
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Thật sự ra thì cũng không sai lắm đâu, hầu hết mấy người làm cán bộ mấy người có bằng cấp ? Mấy người học giỏi, nhưng họ vẫn làm cao ...
Nhiều người có cả bằng Đại Học nhưng rồi cũng chẳng làm được gì !

Thật tế nhìu người ko chỉ 1 bằng ĐH mà có người có nhìu bằng cấp nhưng vẫn thất nghiệp or làm việc chơi xơi nước
Nói như zậy thì cũng ko phải là bằng cấp ko quan trọng mà quan trọng là Bằng + cái gì gì nữa + may mắn nhưng trong đó cái gì gì là quan trọng nhất
Đơn cử như ông chủ tịch vinashin mới rớt chức có thể ông có năng lực lãnh đạo nhưng ông ko có tài kinh doanh nên vinashin mới lỗ le lưỡi
 

danvt

Well-Known Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Đoàn Nguyên Đức có học ĐH nào đâu!
 

huynhlang

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao đấy chú, em mới có 19 tuổi mà diển văn đọc của em nghe cũng mạch lạc lắm,thực chất mà nói trong bài này của em là em bức xúc cách thức giảng dạy cũng như đạo đức của các đàn anh ,thế hệ truớc của chúng ta, nhưng anh chỉ khuyên em 1 điều là em hãy suy nghĩ rằng, trong xã hội hiện nay có bao nhiêu nguời suy nghĩ như em và viết 1 đọan văn phản ánh dài giống như em, vì vậy giống như câu đầu tiên anh viết""" 1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao""" đấy, 1 mình em không thay đổi gì đuợc cách suy nghĩ cũng như cách sống của các bậc phụ huynh mình đâu, ít ra vài chục năm nữa,khi em lớn lên rồi, khi làm cha làm mẹ, hoặc nắm giũ 1 chức vụ quan trọng nào đó để làm thay đổi cái xã hôi mình thì lúc đó em sẽ hiểu, trong cơ quan của em sẽ có bao nhiêu nguời cùng quan điểm và thẳng thắng để đưa cái xã hội chúng ta ngày càng lớn mạnh, anh huy vọng khi đó 10 nguời thì có 9 nguời cùng quan điểm giống em,thì họa mai em mới phát huy đuợc các tố chức em đang có,chứ không thôi em cũng chẵng làm đuợc gì đâu em ạh..... ông bà ta có câu trong ngũ hành đấy..kim,mộc thủy,hỏa,thổ.... khi em làm bất cứ gì điều phải tuân thủ theo qui luật tự nhiên cả nhé em. em muốn cãi cách nền giáo dục của nuớc nhà,anh rất hoan nghinh ,nhưng khổ nổi chung ta không đủ điều kiện và tư cách để thay đổi đuợc gì đâu,chỉ huy vọng thế hệ tụi em sao này sẽ có những cách suy nghĩ tốt hơn,thẳng thắng và tài giỏi hơn các bật phụ huynh đi truớc,cộng thêm số đông nữa nhé thì họa mai sẽ đuợc theo như em muốn,còn bi giờ thì anh em ta chỉ có thể chia sẽ cách nhìn nhận trên diển đàn này thôi,và anh dám chắc rằng sẽ có nguời góp ý cùng em để giải thích các yếu tố hiện đang nóng bỏng này

chúc em có cách suy nghĩ và chính chắn hơn
 

dualshock

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

siêu thám tử Sherlock Holmes đã từng nói: "bộ óc con người cũng giống như một căn phòng vậy. Người thợ tồi sẽ cố gắng nhồi nhét tất cả những gì có thể vào căn phòng đó. Ngược lại, người thợ lành nghề sẽ lựa chọn cẩn thận những món đồ mà anh ta cần và xếp ngăn nắp vào đó. Căn phòng không thể đàn hồi vô tận, và nếu ko biết chọn lọc thì lúc nào đó món đồ cần thiết của anh sẽ bị đè bẹp bởi một lô những thứ vô giá trị"
Kiến thức Sherlock Holmes :
Văn học: 0
Thiên Văn học: 0
"Nếu chúng ta có quay quanh mặt trăng thì công việc của tôi cũng chẳng có gì thay đổi" ^^
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Đoàn Nguyên Đức có học ĐH nào đâu!
Cái để làm cho HAGL và QCGL giàu thì bí hiểm ko ngại nói ra ở đây
Nói chung người nắm HAGL + QCGL đều vô học
Cũng rất nhìu người ko bằng cấp nhưng họ đều giàu có thành đạt và nhân viên họ đều có bằng cấp
 

hdbladies

Banned
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Cũng rất nhìu người ko bằng cấp nhưng họ đều giàu có thành đạt và nhân viên họ đều có bằng cấp

Có 2 điển hình là Bill Gates và Steve Jobs nhỉ ? Nhưng thực ra tỷ lệ những người như vậy rất ít, còn những người có bằng cấp, trình độ, nhưng vì "thế này hay thế khác" lại chẳng bao giờ được làm đến một cấp bậc/giàu mà nhiều khi người học chưa hết tiểu học có được !
 

tuanzs

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Nếu bằng cấp cao mà giàu thì Anh NBC giờ phải là người giàu nhất VN ấy nhỉ?
 

cinefan48

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Cái để làm cho HAGL và QCGL giàu thì bí hiểm ko ngại nói ra ở đây
Nói chung người nắm HAGL + QCGL đều vô học
Cũng rất nhìu người ko bằng cấp nhưng họ đều giàu có thành đạt và nhân viên họ đều có bằng cấp

ối, sao bác lại chưởi chú Đức vô học thía? Chú ý chưa có bằng ĐH nhưng đâu phải là không học, trái lại còn học ác liệt mới được như giờ. Học mánh lới, học lươn lẹo, học cách ăn cắp, học cách đầu tư sao cho tiền đẻ ra nhiều tiền, học cách gây scandal để đánh bóng thương hiệu,... rồi lại còn hành nữa chứ.
Chú ý học ở trường ĐẠI HỌC ĐỜI đấy, ai bảo vô học nhỉ?
Thằng Cường đồ đá nó học cách ăn chơi, học cách đốt tiền, học cách phang gái đẹp... học cách để tiếp quản duy trì cái cơ ngơi mà mẹ nó gây dựng được. Vô học mà được thế thì chả ai muốn học. Dưng mà muốn vô học kiểu như thế cũng rất khó, phải có điều kiện thì mới vô học được.
 

laoai76

New Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Theo cảm nghĩ của tôi thì các cấp 1,2,3 vẫn phải biết thế nào là vật lý, hoá học... . Nhưng từ Dạy Nghề, Cao Đẳng, Đại Học thì cũng nên như bạn trong bài viết nên tập trung hẳn vào nghề chuyên môm mà mình yêu thích. Như tôi học máy tính từ thời cái máy AT màn hình đen trắng, chạy đĩa 5''1/2 ấy vậy mà vẫn phải học Hoá học và Vật Lý roài .. Thực sự kô giúp được gì cho mai sau ấy vậy vẫn phài học, vẫn phải thi thực sự thấy không hợp lý.
 

HEEL

New Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Phải học chứ. Học để phát biểu đám cưới.
[YT]http://www.youtube.com/watch?v=OCblwaj9m5g[/YT]
 

traitimsat1982

Active Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

ở vn thì rất đơn giản: học để thăng quan tiến chức, học để có nhiều tiền hơn thiên hạ, học để con đc đề đầu cưỡi cổ kẻ khác
 

cinefan48

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Em nghĩ là tuy kiến thức bậc phổ thông của GD nước mình có hơi ôm đồm nhưng cũng cần thiết. Nếu giảm bớt, lược bớt một chút cho phù hợp thì tốt hơn. Nhiều kiến thức tưởng như thừa nhưng rất quan trọng và cần thiết. Có nhiều người không thích, không học, hay học theo kiểu chống đối cho xong một số kiến thức, sau này lại thấy hối hận vì không học cho tử tế.
Chẳng đâu xa, ngay những thằng bạn em, có thằng còn chả biết phải sửa cái quạt, chả biết lắp mạch đèn huỳnh quang như thế nào. Con có hỏng nhẹ cái xe đạp cũng chả biết sửa,... Đành rằng nếu ai cũng biết và tự làm được hết thì cần gì đến những người thợ chuyên môn, thì những anh thợ sửa xe, thợ điện thất nghiệp hết cả. Tuy nhiên em vẫn hơi cổ hủ ở chỗ cho rằng mình biết càng nhiều càng tốt, càng tự làm được nhiều thứ thì càng tốt, dù rằng xã hội càng phát triển thì mức độ chuyên môn hóa càng cao. Những anh lười, nếu xe đạp của con hỏng (dù nhẹ) bảo: mang ra cho thợ làm. Thế thì con trai anh sẽ nhìn anh khác với những ông bố khác. Mà ngay cả nữ công gia chánh theo em biết, các cháu hs cũng được dạy ở trường. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Một chuyện mà giờ em vẫn nhớ: hồi xưa, điểm kĩ thuật và vật lí của em chót vót. Em học rất thích thú và không thấy chán. Bài tập thực hành ông thầy giao: ghép 2 bề mặt kim loại bằng mối nối dùng đinh tán. Em tự làm tất, mua vật liệu, khoan lỗ, đặt lên đe để lấy búa đập đập gõ gõ. Kết quả là đẹp như dập bằng máy. Bọn bạn thì có đứa tự làm, có đứa nhờ bố, có đứa thuê ông thợ cơ khí làm hộ nhưng bài của em đẹp nhất. Khi chấm điểm, ông thầy cứ không tin em tự làm, phải có thằng bạn nó lên tiếng (nó sang nhà em chơi, nhìn thấy em đang đập đập gõ gõ) thì ông thầy mới tin. Nhưng em cũng chỉ được có 10 điểm, mấy đứa khác kém hơn cũng cứ 10 điểm, bất công quá. (Em tán đinh thì giỏi nhưng tán gái thì dở, đau thế :D)
Rồi những bài thực hành về kĩ thuật điện... con trai thì hầu hết tự làm và đều từ 5 điểm trở lên, con gái thì toàn nhờ bố, nhờ anh hay đi thuê. Thực hành đan, thêu, may vá, nấu ăn thì ngược lại, con gái nó tự làm, con trai lại toàn đi nhờ làm hộ hoặc kém hơn bọn con gái.
Nói chung là chương trình phổ thông của VN khá toàn diện và tốt. Chẳng qua là những người thực hiện nó tiến hành ra sao. Nếu thực hiện đúng và tốt theo chương trình GD phổ thông, dù là chương trình cũ (thời em đi học) thì những sản phẩm của nó, em cam đoan là không tệ chút nào. Nhưng thực hiện không nghiêm túc sẽ dẫn đến việc cho ra lò những sản phẩm lệch lạc, què quặt và méo mó (xin lỗi các bác, em dùng từ hơi nặng) kiểu như: những ông bố không thể tự sửa nổi cái bóng đèn, không thể tự tra dầu mỡ bảo dưỡng cái quạt máy... những bà mẹ không thể khâu lại cho con cái áo bựt chỉ, không thể nấu một bữa cơm ra hồn... Rồi ở tầm vĩ mô là những nhà quản lí, nhà lãnh đạo mà bị dân chửi là abc, xyz...
Ngoài việc đổ lỗi cho hệ thống giáo dục, có ai nghĩ rằng một phần cũng do chính những người đi học không? Chả phải đâu xa, ngay như em, hồi mới lớp 8, lớp 9 em đều có thể nhờ bố hay thuê người làm hộ các bài thực hành, nhưng em thấy mình cần phải tự làm lấy, xấu đẹp gì cũng là của mình. Mình đang đi học, là học cho mình chứ không phải học vì danh hiệu HS nọ HS kia. Nếu như những bài tập toán lí hóa, những bài tập làm văn, những bài thực hành thủ công kĩ thuật... của học sinh đều là các em tự làm chứ không phải do bố, mẹ, anh chị hay gia sư làm hộ, và gia đình cũng giáo dục được cho các em tinh thần ham học, tự học, trung thực thì ta sẽ có không chỉ 1 gs Ngô Bảo Châu, và cũng sẽ không phải đợi đến bây giờ mới có hiện tượng gs NBC.
Cứ than vắn thở dài rằng bây giờ trẻ em hư hỏng, 9x thế nọ, 9x thế kia... rồi đặt câu hỏi lớn, rồi băn khoăn, rồi lên tiếng báo động (những việc mà ai cũng biết rồi)... Toàn lũ nhà báo với nhà nghiên cứu trì độn. Thử hỏi xem trẻ bây giờ học cái hư từ đâu? Từ người lớn. Trẻ bắt chước ai? Bắt chước người lớn. Người lớn có ngoan đâu mà bắt trẻ ngoan được. Bố lô đề, bia ôm, ca ve, nhậu nhẹt, văng tục, nói xấu các nhà giáo dục trước mặt con, có khi còn dạy con nói dối... Rồi mẹ thì mải mĩ viện, son phấn, lễ bái, bói toán, đồng cốt,... thì có trách được con không?
Chả biết đến bao giờ thì học sinh VN mới thật sự nghĩ "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"? Ông bộ trưởng nọ, rồi ông bộ trưởng kia lên thay cũng chả tạo được sự tiến bộ đáng kể nào. Ông Nhân chỉ nói là giỏi, làm thì như ném đá ao bèo. Khua khoắng làm rộn cả lên rồi lại đâu đóng đấy.
 

hdbladies

Banned
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Bác HEEL khi nào đi ăn cưới nhớ làm một "cuộc cách mạng" như thế nhé ! Dân Tộc được Độc Lập, Dân Quyền được Tự Do, Dân Sinh được Hạnh Phúc ... vãi lúa thật !
 

cinefan48

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

cam đoan bác này ngày xưa là chính trị viên cấp... tiểu đoàn trở lên.Trên YouTube có mấy thằng nó chửi bác ý quá đáng thật.
Nhiều đồng chí chủ tịch xã còn ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, ngọng níu ngọng nô cơ. =))
 

dualshock

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Em nghĩ là tuy kiến thức bậc phổ thông của GD nước mình có hơi ôm đồm nhưng cũng cần thiết. Nếu giảm bớt, lược bớt một chút cho phù hợp thì tốt hơn. Nhiều kiến thức tưởng như thừa nhưng rất quan trọng và cần thiết. Có nhiều người không thích, không học, hay học theo kiểu chống đối cho xong một số kiến thức, sau này lại thấy hối hận vì không học cho tử tế...........

Em vẫn nghĩ rằng giáo dục VN quá nặng. Bất cứ môn nào nếu muốn thi được thì đều phải nghiên cứu như thể giáo sư. Nhưng cũng có cái may là lúc đi thi thì đều được "tạo điều kiện rất tốt" để làm được bài thi :D
 

nguyen8

New Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Em vẫn nghĩ rằng giáo dục VN quá nặng. Bất cứ môn nào nếu muốn thi được thì đều phải nghiên cứu như thể giáo sư. Nhưng cũng có cái may là lúc đi thi thì đều được "tạo điều kiện rất tốt" để làm được bài thi :D

Em đồng ý với bác cả 5 chi.
 

lx2009

Member
Ðề: "Học để làm gì ?" - Chỉ trích nền giáo dục Việt Nam chăng ?

Có 2 điển hình là Bill Gates và Steve Jobs nhỉ ? Nhưng thực ra tỷ lệ những người như vậy rất ít, còn những người có bằng cấp, trình độ, nhưng vì "thế này hay thế khác" lại chẳng bao giờ được làm đến một cấp bậc/giàu mà nhiều khi người học chưa hết tiểu học có được !

Bác hơi khập khiễng trong so sánh rồi ĐNĐ thì làm sao nói chuyện với Bác Bill hay Bác Steve!!hihhihhi, đúng không nhỉ?
 
Bên trên